20 điều cần tránh khi làm lãnh đạo

6. Làm quá nhiều và lãnh đạo quá ít: Thường thì tự mình làm bao giờ

cũng cảm thấy dễ dàng hơn. Nhưng đó không phải là việc của lãnh đạo.

Một nhà lãnh đạo phải có khả năng thể hiện cho nhân viên của mình

thấy rằng ông ta/bà ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp đỡ họ khi cần,

và vẫn phải nhớ trong đầu trách nhiệm thực sự của mình là gì. Hãy nhớ

rằng, nhà lãnh đạo thành công không phải là người có khả năng làm gấp

mười lần nhân viên, mà là người có thể làm cho mười nhân viên làm

việc được với nhau.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2015 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 20 điều cần tránh khi làm lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 điều cần tránh khi làm lãnh đạo (VnEcon.vn) Chẳng ai nói lãnh đạo người khác là dễ dàng cả, bởi nếu dễ thì ai cũng có thể làm lãnh đạo. Tránh được những điều không nên lam dưới đây sẽ giúp bạn lãnh đạo hiệu quả hơn tổ chức của mình: 1. Thiếu kỷ luật: Nhân viên rất chú ý đến lời ăn tiếng nói cũng như hành vi của lãnh đạo. Từ sự quan sát cá nhân, nhân viên có thể xác định được những hành vi nào là thực sự quan trọng và có thể chấp nhận được trong tổ chức. Liệu bàn làm việc của lãnh đạo có gọn gàng ngăn nắp không? Lãnh đạo có đi làm đúng giờ không? Tất cả đều không "lọt" qua mắt quan sát của nhân viên. 2. Phán đoán kém: Một số nhà lãnh đạo mất khả năng dẫn dắt vì họ thường xuyên phán đoán nhầm. Họ hành động hoặc nói trước khi họ nghĩ. Họ quyết định trước khi quan tâm đến tình hình thực tế. Họ để tình cảm kiểm soát hành động. Một trong những kỹ thuật quan trọng để ra quyết định là xem xét 3 câu hỏi sau: một là, điều này có tốt cho tổ chức không; hai là điều này có tốt cho nhân viên không và ba là điều này có tốt cho tương lai khi mình là lãnh đạo hay không? Nếu bất kỳ câu trả lời nào là "không", sẽ là khôn ngoan nếu nghiên cứu thêm trước khi tiến hành việc gì đó. 3. Thiếu nhạy cảm trước nhu cầu của người khác: Bạn đã cảm thấy thế nào khi lần gần đây nhất một nhân viên xin nghỉ phép vì có việc riêng? Bạn có cảm thấy, mặc dù không nói ra, rằng hình như anh ta đang cố gắng lợi dụng sự dễ dãi của bạn? Bạn có thầm nghi ngờ cách làm việc của anh ta? Bạn có tự hỏi, dù chỉ thoáng qua, về động cơ cá nhân của anh ta? Và quan trọng hơn, bạn đã phản ứng thế nào? Bạn có trả lời là: "Tôi không thể hiểu vì sao anh lại xin nghỉ vào lúc này. Lẽ ra anh đang phải lập kế hoạch mới đúng chứ?" hoặc "Anh biết đấy, bây giờ đang là lúc bận rộn, và anh là người nắm rõ hơn ai hết về chương trình của chúng ta ở triển lãm sắp tới. Nhưng nếu anh cần phải nghỉ thì anh cứ nghỉ đi, rồi cho tôi biết khi nào thì anh định nghỉ việc hẳn đây". Nếu bạn nói như vậy thì chắc chắn bạn sẽ nhận được đơn xin thôi việc sau ngày anh ta nghỉ phép, hoặc có thể ngay lúc đó. Thực ra, nếu sự quan tâm của bạn với nhân viên này khác đi, chẳng hạn, hỏi lý do và đề nghị giúp đỡ anh ta nếu có thể, hoặc đề nghị anh ta làm hết đợt bận rộn đó rồi hãy nghỉ, thì mọi chuyện đã khác đi. 4. Quá nghiêm khắc hoặc quá hiền lành: Cái gì quá cũng không tốt. Quá nghiêm khắc hoặc quá hiền lành cũng vậy. Sự khôn ngoan nằm ở việc biết được thời điểm thích hợp để "nới lỏng" và "thít chặt". Quá nghiêm khắc sẽ dễ khiến nhân viên thấy bạn là kẻ áp bức và chuyên quyền. Còn quá hiền lành sẽ dễ trở thành nhu nhược. Vì thế, hãy xem nhân viên nhận xét như thế nào bất cứ khi nào có thể và sau đó điều chỉnh mình cho phù hợp. 5. Quá lạnh lùng, cách biệt hoặc ngạo mạn: Điều này chỉ làm lãnh đạo xa nhân viên mà thôi. Chúng ta có thể mong đợi nhân viên, hoặc những người đi theo chúng ta phản ứng với việc lãnh đạo của chúng ta như thế nào nếu chúng ta không nỗ lực để họ biết rằng, chúng ta có mặt ở đó là vì họ? 6. Làm quá nhiều và lãnh đạo quá ít: Thường thì tự mình làm bao giờ cũng cảm thấy dễ dàng hơn. Nhưng đó không phải là việc của lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo phải có khả năng thể hiện cho nhân viên của mình thấy rằng ông ta/bà ta sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giúp đỡ họ khi cần, và vẫn phải nhớ trong đầu trách nhiệm thực sự của mình là gì. Hãy nhớ rằng, nhà lãnh đạo thành công không phải là người có khả năng làm gấp mười lần nhân viên, mà là người có thể làm cho mười nhân viên làm việc được với nhau. 7. Tạo ra ấn tượng về sự thiên vị. Một sự thật là, ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận có lúc mình tỏ ra thiên vị. Nhân viên mà chúng ta mến hơn một chút so với những người khác có thể là người thường xuyên làm cho công việc của chúng ta trở nên dễ dàng. Có một sự khác biệt lớn giữa việc quý mến một ai đó hơn và thể hiện sự thiên vị đó ra. Nhân viên mong chờ được đối xử công bằng và không thiên vị. Lãnh đạo phải rất cẩn thận để đáp ứng mong đợi này. 8. Phản bội niềm tin. Rất khó để có được sự tin cậy của một ai đó. Còn khó hơn nếu muốn tạo được lòng tin một lần nữa một khi đã bị mất đi. Hãy là những người chính trực. Đừng hứa nếu bạn không thể giữ lời. Duy trì sự tin cẩn. Và nếu bạn nói với ai đó bạn sẽ làm việc gì đó thì hãy làm. Đó là những nhiệm vụ cốt lõi để duy trì sự tin cẩn giữa lãnh đạo và nhân viên. 9. Giữ mối ác cảm, hận thù: Một cuộc tranh luận gay gắt có thể tạo nên ác cảm cho lãnh đạo. Kéo dài mối ác cảm thường huỷ hoại việc lãnh đạo. Vì sao vậy? Vì nhân viên sẽ luôn bị ám ảnh rằng những sai lầm và thiếu sót của mình sẽ không bao giờ được tha thứ thực sự và chắc chắn lãnh đạo sẽ chẳng bao giờ quên, thế nên họ sẽ làm việc thiếu hiệu quả. 10. Quản lý vi mô: Những nhà lãnh đạo phải luôn nhớ rằng có hơn một cách để hoàn thành công việc. Quá trình thăm dò, dò hỏi, phân tích, chỉ trích không ngớt rồi đoán mò các quyết định và hành động của nhân viên có thể dẫn tới suy nghĩ của nhân viên là "Sao lãnh đạo không tự mình làm đi cho nhanh?". Có những người giữ chức vị quan trọng nhưng dường họ như không mang lại những điều tốt đẹp cho mọi người. Thay vì thế, họ dựa vào quyền lực của vị trí để bắt người khác phải làm những điều họ muốn. Với những người này, "lãnh đạo hiệu quả" là một từ xa vời. 11. Không có khả năng suy nghĩ một cách chiến lược: Nhân viên muốn biết về kế hoạch chiến lược, trong đó họ đóng góp một phần. Nếu lãnh đạo không thể truyền đạt được kế hoạch đó đến nhân viên, hoặc nếu nhân viên không thể nhận ra tầm quan trọng của những đóng góp của mình, thì sẽ mất đi động cơ thúc đẩy. 12. Thất bại trong việc bố trí nhân lực hiệu quả: Những nhà lãnh đạo giỏi biết được tầm quan trọng của những người xung quanh cũng như những nhân viên có khả năng. Nhận biết được nhân viên giỏi là một thử thách. Các tổ chức muốn lớn mạnh phải biết rằng để thành công, lãnh đạo phải tuyển dụng nhân lực vì thái độ làm việc và đào tạo các kỹ năng cần thiết. Sau đó phải sử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý. 13. Không sẵn sàng thích nghi với những người có thái độ khác nhau: Hãy chấp nhận thực tế: không phải ai cũng suy nghĩ, hành động và phản ứng hoặc làm việc cùng một cách như nhau. Mỗi người mỗi khác và chúng ta phải làm việc với những người khác biệt đó. Những nhà lãnh đạo nỗ lực hiểu sự khác biệt trong nhân viên sẽ là người mà nhân viên muốn ở bên. 14. Coi thường các chính sách và thủ tục của tổ chức: Dù muốn hay không, thái độ và hành vi của nhân viên cũng phản chiếu thái độ và hành vi của lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo không nên thể hiện sự phản đối hoặc coi thường với các quyết định nội bộ, các chính sách và thủ tục trước mặt nhân viên. Tìm đúng người trong tổ chức có đủ quyền hạn để giải quyết vấn đề. Phàn nàn với nhân viên chẳng có lợi gì. 15. Thiết lập những giới hạn mập mờ, không rõ ràng: Một số lời khuyên tốt nhất cho việc lãnh đạo là hãy đơn giản và thẳng thắn. Một nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng đủ khả năng để phán đoán được nhân viên sẽ làm gì, nói gì hoặc nghĩ gì. Tuy nhiên, nhân viên phải luôn luôn có khả năng đoán được những gì lãnh đạo làm, lãnh đạo nói hoặc suy nghĩ. Kết quả là nhân viên có khả năng thích nghi và điều chỉnh hành vi của mình với lãnh đạo. Rất đơn giản, nhưng lại hiệu quả. 16. Trì hoãn khi cần hành động tức thì: Điều này có thể là một trong những cản trở với việc lãnh đạo hiệu quả. Hầu hết chúng ta phải trải qua các xung đột. Đừng tránh né rồi hy vọng lúc nào đó tự khắc vấn đề sẽ được giải quyết. Càng trì hoãn thì vấn đề càng nghiêm trọng mà thôi. Nhà lãnh đạo hiệu quả phải hành động khi họ thấy nên hành động. 17. Thích đưa ra lời khuyên: Lời khuyên tốt nhất là đừng đưa ra lời khuyên cho cá nhân nào cả. Nếu nhân viên làm theo lời bạn, và kết quả không đúng như mong đợi, bạn nghĩ họ sẽ đổ lỗi cho ai? Có đủ các vấn đề mà một nhà lãnh đạo phải đối mặt rồi, không cần phải tạo ra những vấn đề không cần thiết nữa. Hãy khuyến khích nhân viên, ca ngợi họ, sửa chữa sai lầm cho họ nhưng đừng đưa ra lời khuyên nào cả. 18. Quá tham vọng: Quá tham vọng có thể khiến nhân viên nhìn nhận một cách tiêu cực. Hãy nhớ rằng có hai cách để lên đến đỉnh núi. Đầu tiên, rất tiếc phải nói rằng nhiều người chọn cách là "trèo" lên người khác. Nhưng nhà lãnh đạo giỏi biết rằng có một con đường khác. Họ biết bạn có thể lên đến đó nếu được những người khác nâng lên. 19. Bằng lòng với những gì đạt được: Chúng ta không thể và không nên thoả mãn với những biểu hiện làm việc bình thường. Nhà lãnh đạo phải yêu cầu ở nhân viên và mong đợi ở họ nhiều hơn. Hãy dành thời gian để xác định những việc làm nào vẫn có khả năng cải thiện và sau đó hãy phát triển chúng. 20. Lạm dụng vị trí: Quyền lực và vị trí có thể là một sự kết hợp đáng sợ. Khi một người được đặt vào vị trí và trách nhiệm lãnh đạo, họ có thể phát triển hoặc họ có thể căng phồng ra. Phát triển là bình thường thì tốt còn căng phồng ra chỉ dễ nổ tung mà thôi. Quyền lực và vị trí bị lạm dụng cũng sẽ dễ nổ tung như thế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_dieu_can_tranh_khi_lam_lanh_dao_7413.pdf