22 Đề tham khảo học kỳ 1 môn Ngữ Văn 7

Câu 1

a/ chép nguyên văn bài thơ SGK (sai 1 lỗi – 0,25 điểm)

b/ Nêu đúng nội dung bài thơ phần ghi nhớ SGK

 

Câu 2

 

- Đúng bố cục

- chữ viết đẹp, rõ ràng

- Nội dung :

+ Nêu được công lao to lớn như trời ,như biển của người bố

+ Vận dụng và đưa vào bàiviết những dẫn chứng (Ca dao, tục ngữ , thơ )

+ Cảm nghĩ về người bố ( tùy theo cảm xúc ngay thơ , trong sáng của mỗi em mà giáo viên cho điểm)

 

doc41 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 19818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 22 Đề tham khảo học kỳ 1 môn Ngữ Văn 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 A D D A B B C A II/ Tự luận(6 điểm) Câu 1 Học sinh chép đúng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương ,không sai chính tả (1 điểm) .Nếu mắc lỗi thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm. Câu 2 Bài viết cần đảm bảo một số nội dung sau: * Về hình thức: - Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ - Bài viết không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt , có phong cách riêng. *Về nội dung : a/ Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. b/Thân bài : Nêu những suy nghĩ ,cảm xúc của em về bài thơ, trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.Bài viết phải nêu được một số ý sau: Tình huống bạn đến chơi nhà rất đặc biệt. Lẽ ra bạn đến, phải tiếp bạn đầy đủ để thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Nhưng dường như cái gì cũng thiếu, cũng không có. Các câu tiếp theo vẫn nói chuyện không có gì tiếp bạn. Thậm chí cả “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có. Câu cuối bài : cân bằng lại .Trong hàng loạt cái không, xuất hiện cái có: tình bạn chân thật, cảm động, sâu sắc. Ngôn ngữ thơ điêu luyện ,tác giả đã khéo léo tạo thế chông chênh để cân bằng lại cái hữu ở câu cuối. Ngôn ngữ thơ giản dị ,diễn tả sự thân tình giữa ta với ta. c/ Kết luận : Những suy nghĩ của em về bài thơ và về tác giả của bài thơ. Biểu điểm: Điểm 5 : Bài viết đảm bảo về nội dung và hình thức Điểm 3-4: Bài viết tương đối đảm bảo về nội dung , hình thức ; mắc không quá 5 lỗi . Điểm 1-2: Nội dung bài viết còn sơ sài, mắc lỗi nhiều Điểm 0 : Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề (Trên đây chỉ là ý kiến mang tính chủ quan , vì vậy trong quá trình chấm quý thầy cô có thể căn cứ vào tình hình học sinh của mình để cho điểm cho phù hợp) ĐỀ 8 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1 : Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”của tác giả nào? A Nguyễn Khuyến B Hồ Xuân Hương C Hồ Chí Minh D Nguyễn Trãi Câu 2 : Thông điệp nào được gởi gắm qua câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em. B Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình. C Hãy hành động vì trẻ em. D Hãy tạo điều kiện để cho trẻ phát triển, Câu 3 : Hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? A Trước Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ mới về nước B Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp C những năm tháng hoà bình ở Miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp D Những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược. Câu 4 : Qua hình ảnh “Chiếc bánh trôi nước”,Hồ xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ? A Vẻ đẹp và số phận long đong B Vẻ đẹp tâm hồn C Số phận bất hạnh D Vẻ đẹp hình thể Câu 5 : Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt ? A Vô địch B Nhân dân C Bộ óc D Chân lý Câu 6 : Câu đặc biệt là câu : A Có cấu tạo theo mô hình CN-VN B Không cấu tạo theo mô hình CN-VN C Là câu chỉ có CN D Là câu chỉ có VN Câu 7 : Câu tục ngữ nào trong các câu sau đồng nghĩa với câu: “Thâm đông .hồng tay, dựng mây. Ai ơi ở lại ba ngày hãy đi.” A Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa B Trăng quầng trời hạn, trăng tán thì mưa. C Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt D Mống đông , võng tay,chẳng mưa dây cũng bão giật. Câu 8 : Văn bản “ Mùa xuân của tôi”của Vũ Bằng được viết theo thể loại nào? A Truyện ngắn B Thơ trữ tình C Tuỳ bút D Văn nghị luận Phần 2 : TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Bài 1 : 2điểm a) Câu 1(1 điểm ) Em hãy viết nguyên văn một câu tục ngữ về con người và xã hội đã học chương trình 7 . Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ đó? b) Câu 2: (1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-10 câu) có sử dụng Thành ngữ? Bài 2 : 4 điểm Câu 2: Mái trường mến yêu. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ph.án đúng A B B A C B D C Phần 2 : ( 6 điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Câu 1: (1 điểm) viết đúng, nguyên văn câu tục ngữ. Hình thức: nêu nhịp, vần. Biện pháp nghệ thuật Nội dung: Nêu được ý nghĩa, nội dung câu tục ngữ. Câu 2: Viết đúng đoạn văn , số câu theo yêu, có sử dụng đúng thành ngữ. Diễn đạt mạch lạc, dấu câu, lời văn lưu loát. 0,5 0,5 Bài 2: * Bài làm thể hiện rõ: -Mở bài: Nêu đối tượng biểu cảm: Ngôi trường em yêu. -Thân bài: Miêu tả ngôi trường (Sơ lược) Tình cảm với ngôi trường. Ngôi trường gắn liền với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò. Ngôi trường với những thầy cô giáo hết lòng tận tâm và dạy dỗ con người. Ngôi trường nơi chắp cánh bao ước mơ cho ta…. -Kết bài: Nêu những tình cảm của em đối với ngôi trường. * Điểm 3 – 4 - Bố cục cân đối, văn lưu loát, dẫn chứng phong phú, sức thuyết phục cao. - Chữ viết đẹp. - Không sai bất kỳ một lỗi diễn đạt nào (điểm 4). Sai từ 1 đến 4 lỗi diễn đạt ( điểm 3). * Điểm 1 – 2: + Bố cục rõ, diễn đạt khá mạch lạc, có sử dụng vài dẫn chứng phù hợp với đề. - Chữ viết rõ. - Sai từ 5 – 7 lỗi diễn đạt.( điểm 2) + Bố cục không rõ ràng, diễn đạt lủng củng, dẫn chứng chung chung. - Sai nhiều lỗi diễn đạt(điểm 1) * Điểm 0 - Lạc đề, hoặc diễn đạt quá lủng củng. - Bỏ giấy trắng hoặc chỉ ghi vài dòng chiếu lệ. . ĐỀ 9 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,3điểm ) Câu 1 : Tâm sự trong văn bản “Cổng trường mở ra”là lời tâm sựcủa ai? A Lí Lan B Người mẹ C Người con D Tất cả Câu 2 : Văn bản”Cổng trường mở ra “thuộc phương thức biểu đạt nào? A Miêu tả B tự sự C Nghị luận D Biểu cảm Câu 3 : Cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang”và “ Bạn đến chơi nhà”có Nghĩa giống nhau ;đúng hay sai? A Đúng B Sai C D Câu 4 : Bài thơ nào trong các bài thơ sau đây thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp,phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa,vừa cảmthương sâu sắccho thân phận chìm nổi của họ. A Qua Đèo Ngang B Bánh trôi nước C Sau phút chia ly D Mẹ tôi Câu 5 : Bài thơ “ cảnh khuya”của Hồ Chí Minh được sáng tác theo thể thơ nào? A Thất ngôn bác cú Đường luật B Ngũ ngôn tứ tuyệt C Thất ngôn tứ tuyệt D Thể thơ lục bát Câu 6 : Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”trong thời than nào? A Năm 1947 B Năm 1948 C Năm 1954 D Năm 1975 Câu 7 : Văn bản “Một thứ quà của lúa non:Cốm ;nói đến đặc sản của thành phố nấou đây? A Thành phố Hồ Chí Minh B Thành phố Hà Nội C Thành phố Hải phòng D Thành phố Đà Nẵng Câu 8 : Trong các từ sau đây từ nào là từ láy? A đi đứng B giam giữ C bột bèo D lạnh lùng Câu9 Từ nào sau đây không phải là từ ghếp đẳng lập? A bó buộc B Đưa đón C nhường nhịn D Hoa hồng Câu 10 Chọn một từ trong số các từ sau để điền vào dấu chấm lửng trong hai câu ca dao sau: “ Dòng sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên... thì trong.” A lấp B ăn C bồi D lở Câu 11 Các từ sau sau đây đều chỉ chung nghĩa là chết, nhưng từ nào có sắc thái coi thường ,không tôn trọng? A từ trần B băng hà C hi sinh D bỏ mạng Câu12 Đây là nội dung khái niệm của từ gì? “... là những từ gióng nhau về âm thanhnhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.” A Từ trái nghĩa B Từ nhiều nghĩa C Từ đồng âm D Từ đồng nghĩa Phần 2 : TỰ LUẬN Bài 1 : 2_điểm a) Chép nguyên văn bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.” b) Phân tích cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối của khổ thơ trên để thấy tâm trạng của tác giả? Bài 2 4,0 Điểm_ Cảm nghĩ của em về người bố kính yêu. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4,0 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ph.án đúng B B B B C A B D D C D C Phần 2 : ( 6,0điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Câu 1 a/ chép nguyên văn bài thơ SGK (sai 1 lỗi – 0,25 điểm) 1 b/ Nêu đúng nội dung bài thơ phần ghi nhớ SGK 1 Câu 2 4,0 - Đúng bố cục 0,5 - chữ viết đẹp, rõ ràng 0,5 - Nội dung : + Nêu được công lao to lớn như trời ,như biển của người bố 1,0 + Vận dụng và đưa vào bàiviết những dẫn chứng (Ca dao, tục ngữ , thơ ) 0,5 + Cảm nghĩ về người bố ( tùy theo cảm xúc ngay thơ , trong sáng của mỗi em mà giáo viên cho điểm) 1,5 ĐỀ 10 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0.5 điểm ) Câu 1 : Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? A Hồi kèn xung trận B Khúc ca khải hoàn C Áng thiên cổ hùng văn D Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên Câu 2 : Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào? A Thất ngôn bát cú B Ngũ ngôn C Thất ngôn tứ tuyệt D Song thất lục bát Câu 3 : Bài thơ đó nổi bật nội dung gì? A Nước Nam là nước có chủ quyền và không có một kẻ thù nào xâm phạm được. B Nước Nam là một đất nước văn hiến C Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh D Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm Câu 4 : Chữ “Thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là trời? A Thiên lý B Thiên thư C Thiên địa D Thiên thanh Câu 5 : Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ “nhi đồng”? A Trẻ con B Trẻ tuổi C Trẻ em D Con trẻ Câu 6 : Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa? A Trẻ - già B Sáng - tối C Chạy - nhảy D Sang – hèn Câu 7 : Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” A Vị ngữ B Chủ ngữ C Bổ ngữ D Trạng ngữ Câu 8 : Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập? A Sách vở B Bàn ghế C Hoa hồng D Ăn uống Phần 2 : TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Bài 1 : 1điểm Chép nguyên văn bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” của Nguyễn Khuyến Bài 2 : 5điểm Loài cây em yêu ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Ph.án đúng D C A A B C A C Phần 2 : ( 6 điểm ) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : - Chép đúng nguyên văn - Sai 1 từ 1 - 0,5 Bài 2: - Xác định các yếu tố miêu tả: tả cái gì để tỏ thái độ tình cảm đối với loài cây - Các yếu tố tự sự: kể cái gì để bộc lộ cảm xúc với loài cây đó - Yếu tố miêu tả, tự sự chỉ là phương tiện để biểu cảm đối với loài cây em yêu * Bài viết xuất sắc cả nội dung và hình thức 5 Bài 2 : * Đảm bảo cơ bản các yêu cầu, ít lỗi chính tả, dùng từ 3-4 * Có thực hiện theo yêu cầu, diễn đạt lủng củng 2 * Quá sơ sài 1 * Bỏ giấy trắng 0 ĐỀ 11 Phần 1: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào phương án đung nhất trong các câu sau: Câu 1: Ét – môn đô đơ Amixi là nhà văn nước nào? A: Nga B: Ý C: Anh D:Pháp Câu 2: Cha của En ri cô là người như thế nào? A: Rất yêu thương và nuông chiều con. B: Luôn nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con. C: Yêu thương nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con. D: Luôn thay mẹ En ri cô giải quyêt mọi vấn đề trong gia đình. Câu 3: Nhân vật chính trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai? A: Người mẹ B: Cô giáo C: Hai anh em D: Người kể chuyện văng mặt Câu4: Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” được kể theo ngôi kể nào? A: Người em B: Người anh C: Người mẹ D: Người kể chuyện văng mặt Câu 5: Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời …” là lời của ai? Nói vói ai? A: Lời của người con nói với cha mẹ B: Lời của ông nói vói cháu C: Lời của người mẹ nói với con D: Lời của người cha nói với con Câu 6: Tại sao người cha của En ri cô lại viết thư cho con khi con minh phạm lỗi? A: Vì ở xa con nên phải viết thư. B: Vì giận con quá, không muốn nhìn mặt con nên không nói trực tiếp. C: Vì sợ nói trực tiếp sẽ xúc phạm đến con. D: Vì qua bức thư, người cha sẽ nói được đầy đủ, sâu sắc hơn và người con sẽ hiểu thấm thía hơn. Câu 7: Tại sao nhân vật tôi lại “kinh ngạc khi thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng tươm trùm lên cảnh vật”? A: Vì dông bão đang dâng trào trong tâm hồn em trong khi cuộc sống vẫn diễn ra như thường nhật. B: Vì lần đầu tiên em nhình thấy mọi người và cảnh vật trên đưòng phố. C: Vì em cảm nhận thấy sắp có bão dông trên đường phố. D: Vì em thấy xa lạ với mọi người xung quanh. Câu 8: Từ ghép chính phụ là từ như thế nào? A: Từ có hai tiếng có nghĩa. B: Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa. C: Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp. D: Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Câu 9: Nghĩa của những tiếng láy có vần ênh (trong những từ lênh khênh, bấp bênh, chênh vênh, lênh đênh) có đặc điểm chung gì? A: Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng. B: Chí những gì không vững vàng, không chắc chắn. C: Chỉ vật to nhỏ không đều nhau. D: Chỉ những vật bé nhỏ, yếu ớt. Câu 10: Trong câu “Tôi đi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thú mấy? A: Ngôi thứ hai B: ngôi thứ ba C: Ngôi thứ nhất số nhiều D: Ngôi thứ nhất số ít Phần 2: Tự luận: Hãy viết về một loài cây mà em yêu thích. ĐÁP ÁN Phần 1: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C B C D A D B D Phần 2: Tự luận: * Yêu cầu: Đúng thể loại văn biểu cảm Dựng đoạn hợp lí Hạn chế tối đa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt Cảm xúc trong sáng, chân thành Giới thiêu loài cây mà em yêu thích Đặc điểm loài cây đó Vì sao em yêu thích? Yêu thích vì lí do gì? Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh (so với yêu cầu trên) mà giáo viên ghi điểm theo thang điểm 5. ------------------------------------------------------------------------------ ĐỀ 12 I.Trắc nghiệm :(4đ) Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu1 :Thông điệp nào được gởi gắm qua truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê(Khánh Hoài) A.Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B.Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C.Hãy hành động vì trẻ em D.Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có Câu 2: Tâm trạng người con gái được thể hiện trong bài ca dao Chiều chiều ra đứng ...là tâm trạng gì? A .Thương người mẹ đã mất B.Nhớ về thời con gái đã qua C.Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ D.Nỗi buồn khổ cho tình cảnh hiện tại Câu 3: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước , Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ? A.Vẻ đẹp hình thể B.Vẻ đẹp tâm hồn C.Số phận bất hạnh D.Vẻ đẹp và số phận long đong Câu4: Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả nào ? A.Nguyễn Trãi B.Nguyễn Du C.Nguyễn Khuyến D.Nguyễn Đình Chiểu Câu 5: Hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú , đúng hay sai ? A. Đúng B.Sai Câu 6: Nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã mơ ước điều gì ? Ước trời yên bể lặng Ước được sống ở quê nhà Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người Câu 7: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng miêu tả cảnh vật ở đâu ? A.Thủ đô Hà Nội B.Tây Bắc C.Việt Bắc D.Nghệ An Câu 8: Hình ảnh nổi bật nhất lại xuyên suốt bài thơ là? A.Quả trứng hồng B.Người bà C.Tiếng gà trưa D.Người chiến sĩ Câu 9 : Chủ đề của một văn bản là gì ? A.Là sự việc ,sự vật được nói tới trong văn bản B.Là các phần trong van bản C.Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản D.Là cách bố cục trong văn bản Câu10: Trong các từ sau , từ nào không phải là từ láy ? A.Xinh xắn B.Gần gũi C.Giữ gìn D.Dễ dàng II.Tự luận :(6đ) Câu1:(2đ) Viết một đoạn văn ngắn có nội dung về tình yêu quê hương đất nước ,trong đó có sử dụng một thành ngữ.Gạch chân thành ngữ đó. Câu 2:(4đ) Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA NGỮ VĂN 7 HỌC KY I I..Trắc nghiệm :(4đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0.4 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C D C A D C C C C II.Tự luận :(6đ) Câu 1:( 2đ) - HSviết đoạn văn đúng nội dung ,hình thức (1đ) -Sử dụng đúng 1 thành ngữ ,có gạch chân thành ngữ(1đ) Câu 2:(4đ) a.Nội dung : -Xác định đúng một đối tượng để biểu cảm là người thân nhất (ông ,bà,cha,mẹ ,...) -Cảm xúc ,tình cảm,suy nghĩ ,...về người thân thực sự chân thành ,sâu sắc -Biết thông qua các kỷ niệm ,các hình ảnh về đối tượng để bộc lộ cảm xúc b.Hình thức: -Viết đúng kiểu văn bản biểu cảm -Bố cục rõ ràng , mạch văn trôi chảy -Biết vận dụng các yếu tố tự sự ,miêu tả và các phương pháp lập ý(quan sát, suy ngẫm,liên hệ tương lai,...) vào văn bản biểu cảm BIỂU ĐIỂM : -Điểm 4 : Bài viết có cảm xúc sâu sắc ,có nhiều sáng tạo ,hành văn lưu loát ,bố cục rõ ràng -Điểm3 : Bài viết có cảm xúc chân thành , có bố cục rõ ràng , văn trôi chảy ,còn mắc vài lỗi diễn đạt -Điểm 2 :Bài viết cơ bản đáp ứng được yêu cầu chung song còn mắc lỗi diễn đạt , chưa có sáng tạo nhiều, có bố cục hơp lý -Điểm 1: có hiểu đề , chưa đáp ứng được yêu cầu chung -Điểm 0: lạc đề, không làm được gì ĐỀ 13 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,4 điểm ) Câu 1 : Văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô A-mi-xi là bức thư thể hiện mong muốn của người cha về việc gì? A Con phải chăm làm. B Con phải biết quan tâm tới cha mẹ. C Con phải chăm học. D Con phải có thái độ lễ độ và tình cảm kính yêu, biết ơn đối với mẹ Câu 2 : Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hòai) thuộc kiểu văn bản nào? A Tự sự. B Miêu tả. C Biểu cảm. D Nghị luận. Câu 3 : Bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) được viết theo thể thơ nào? A Thất ngôn tứ tuyệt. B Lục bát. C Thất ngôn bát cú. D Song thất lục bát.. Câu 4 : Từ lom khom thuộc loại từ láy nào? A Từ láy toàn bộ. B Từ láy bộ phận C Từ láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu. D Từ láy toàn bộ thay đổi thanh điệu Câu 5 : : Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A Trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (thế kỉ 10). B Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (thế kỉ 11). C Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỉ 13). D Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (thế kỉ 15). Câu 6 : Câu nào sau đây trong bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) có vận dụng thành ngữ? A Thân em vừa trắng lại vừa tròn. B Bảy nổi ba chìm với nước non. C Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn D Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 7 : Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) là: A 2-2-2-2 B 2-4-2 C 2-5-1 D 1-6-1 Câu 8 : Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến được thể hiện trong câu thơ: A Đã bấy lâu nay bác tới nhà. B Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa C Đầu trò tiếp khách, trầu không có D Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu 9 Trong bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch đã sử dụng bút pháp lãng mạn trong câu thơ: A Sàng tiền minh nguyệt quang B Cử đầu vọng minh nguyệt. C Nghi thị địa thượng sương. D Đê đầu tư cố hương. Câu 10 Trong văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã miêu tả và so sánh cốm trong sự tương hợp với sự vật nào? A Hoa cỏ. B Lá sen. C Ánh nắng. D Hồng. Phần 2: TỰ LUẬN (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài ca dao: Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Bài 2: (4 điểm) Cảm xúc về khu vườn nhà em. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1: (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 P.án đúng D A C B B B D D B D Phần 2: (6 điểm) Bài 1: (2 điểm) Bài ca dao biểu hiện tâm trạng người con gái lấy chồng xa quê gắn với thời gian: buổi chiều, không gian: ngõ sau; gợi cảnh ngộ cô đơn trong nỗi buồn riêng. Bài 2: (4 điểm) Hình thức Đúng kiểu bài biểu cảm Trình bày rõ bố cục 3 phần Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy Nội dung Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em Thân bài: Vẻ đẹp của khu vườn + Khu vườn rau xanh tốt + Vườn hoa khoe sắc, tỏa hương + Vườn cây ăn trái sum suê Cảm xúc của em mỗi khi thăm vườn Kết bài: Tình yêu đối với khu vườn, với quê hương. BIỂU ĐIỂM Điểm 4: Đảm bảo tốt theo các yêu cầu. Lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc. Rất ít lỗi chính tả, dùng từ. Điểm 3: Đảm bảo cơ bản các yêu cầu. Ít lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Điểm 2: Thực hiện đủ các yêu cầu. Lời văn có thể còn lủng củng một số chỗ. Điểm 1: Bài viết chưa đảm bảo yêu cầu, sơ sài. Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ĐỀ 14 Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 4 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0.4 điểm ) Câu 1 : Câu1 :Thông điệp nào được gởi gắm qua truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê(Khánh Hoài) A Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C Hãy hành động vì trẻ em D Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có Câu 2 : Tâm trạng người con gái được thể hiện trong bài ca dao Chiều chiều ra đứng ...là tâm trạng gì? A .Thương người mẹ đã mất B Nhớ về thời con gái đã qua C Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ D Nỗi buồn khổ cho tình cảnh hiện tại Câu 3 : Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước , Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ A . Vẻ đẹp hình thể B Vẻ đẹp tâm hồn C Số phận bất hạnh D Vẻ đẹp và số phận long đong Câu 4 : Bài thơ Bạn đến chơi nhà là của tác giả nào ? A Nguyễn Trãi B Nguyễn Du C Nguyễn Khuyến D Nguyễn Đình Chiểu Câu 5 : Hai bài thơ Qua Đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú , đúng hay sai ? A Đúng B Sai Câu 6 : Nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá đã mơ ước điều gì ? A Ước trời yên bể lặng B Ước được sống ở quê nhà C Ước một ngôi nhà vững chãi cho mình D Ước ngàn vạn gian nhà vững chãi cho mọi người Câu 7 : Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng miêu tả cảnh vật ở đâu ? A Thủ đô Hà Nội B Tây Bắc C Việt Bắc D Nghệ An Câu 8 : Hình ảnh nổi bật nhất lại xuyên suốt bài thơ l A Q uả trứng hồng B Người bà C Tiếng gà trưa D Người chiến sĩ Câu :9 Chủ đề của một văn bản là gì ? A Là sự việc ,sự vật được nói tới trong văn bản B Là các phần trong văn bản C Là vấn đề chủ yếu được thể hiện trong văn bản D Là cách bố cục trong văn bản Câu10: Trong các từ sau , từ nào không phải là từ láy ? A Xinh xắn B Gần gũi C Giữ gìn D Dễ dàng Phần 2 : TỰ LUẬN ( 6điểm ) C â u 1 : _ _ 2_điểm Viết một đoạn văn ngắn có nội dung về tình yêu quê hương đất nước ,trong đó có sử dụng một thành ngữ.Gạch chân thành ngữ đó. C âu 2 : _ _ 4_điểm Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của em . ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 4 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ph. Án đúng B C D C A D C C C C Phần 2 : ( 6 điểm ) Câu 1 Đáp án Điểm - HSviết đoạn văn đúng nội dung ,hình thức (1đ) -Sử dụng đúng 1 thành ngữ ,có gạch chân thành ngữ (1đ) 2 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau (mỗi câu 0,4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Ph.án đúng B A D C C C C C B D Phần 2 : (6 điểm) Bài/câu Đáp án Điểm Bài 1 : Viết đúng một đoạn thơ lục bát 4 câu không sai chính tả, diễn đạt - Thiếu hoặc sai 1 lỗi chính tả, diễn đạt 1 Bài 2 : Câu 2 : Học sinh viết được bài văn biểu cảm thể hiện tình cảm chân thật đối với người thầy cô 1. Về nội dung : Bộc lộ được tình cảm ở những mặt : - Từ sự dạy dỗ ân cần , nhiệt tình ở quan hệ gần gũi giữa thầy và trò - Ở phong cách sống và làm việc - Trong quan hệ với mọi người - Tình cảm đối với bản thân em Bài viết có sự kết hợp với tự sự và miêu tả hợp lí 2. Về hình thức : - Bố cục rõ ràng hợp lí - Dùng từ đặt câu đúng, lời văn trôi chảy mạch lạc không có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt * Thang điểm : Điểm 4 – 5 : Thực hiện tốt các yêu cầu trên Điểm 2,5 – 3,5 : Thực hiện tương đối các yêu cầu trên, có thể có vài hạn chế ở yêu cầu về nội dung Điểm 1,5 – 2 : Còn nhiều hạn chế ở các yêu cầu trên Điểm 1 : Bài làm sơ sài, khả năng viết văn còn yếu Điểm 0 : Lạc đề hoặc không làm được bài 5 ĐỀ 15 Đề kiểm tra học kì I Môn : Ngữ Văn Lớp : 7 A/ Phần trắc nghiệm : 10 câu, mỗi câu 0,4 điểm Câu 1 : Thông điệp nào được gởi gắm qua chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”? A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình C. Hãy hành động vì trẻ em D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có Câu 2 : Cách tả cảnh ở những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì ? A. Gợi nhiều hơn tả B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả Câu 3 : Từ ghép chính phụ là từ như thế nào ? A. Từ có hai tiếng có nghĩa B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính Câu 4 : Trong những từ sau từ nào không phải là từ láy ? A. xinh xắn B. gần gũi C. đông đủ D. dễ dàng Câu 5 : Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn bát cú B. Ngũ ngôn C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Song thất lục bát Câu 6 : Từ nào sau đây có yếu tố “gia” cùng nghĩa với gia trong gia đình ? A. gia vị B. gia tăng C. gia sản D.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22 đề tham khảo NV7.doc
Tài liệu liên quan