23 câu hỏi ôn tập triết học

Câu 11: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất? Luận chứng cho thấy, ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Khái niệm

- Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất.

- Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra.

- Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX:

+ Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: Trong quá trình hoạt động sản xuất, LLSX không ngừng được hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát triển công cụ sản xuất. Đến một trình độ nhất định, tính chất của LLSX thay đổi về cơ bản khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của LLSX. Đến một mức độ nhất định QHSX ấy bị phá vỡ để xác lập một kiểu QHSX mới cao hơn từ đó một phương thức sản xuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện.

+ Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:

> Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp phần thúc đẩy LLSX phát triển.

> Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trước trình độ phát triển của LLSX, QHSX xác lập một cách duy ý chí đi quá xa so với LLSX.

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 41561 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 23 câu hỏi ôn tập triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện khác lại là mâu thuẫn chủ yếu.     Căn cứ vào tính chất các lợi ích đối lập trong xã hội, người ta phân chia thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng; mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau (ví dụ); mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích những mang tính cục bộ, tạm thời (ví dụ: mâu thuẫn trong các bộ phận công nhân, giữa thành thị-nông thôn). Phân biệt được các loại mâu thuẫn trên sẽ góp phần xác định chính xác phương pháp giải quyết phù hợp: bằng bạo lực cách mạng hay bằng giáo dục thuyết phục.     4. Ý nghĩa phương pháp luận     Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn, yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của mâu thuẫn, nắm được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.     Hoạt động thực tiển nhằm biến đổi sự vật là quá trình giải quyết mâu thuẫn của nó, muốn vậy phải xác định đúng trạng thái chín muồi của mâu thuẫn, tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng có khả năng giải quyết mâu thuẫn; không nên giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa đủ điều kiện.     Mâu thuẫn phải được giải  quyết bằng con đường đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ loại mâu thuẫn mà có phương pháp giải quyết cụ thể.  Câu 7: Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay? 1. Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất: - Vị trí quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng. - Khái niệm cơ bản: + Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, đặc trưng làm cho nó là nó và khác với những cái khác. > Chất của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về chất của nó, cả chất và thuộc tính về chất đều là khách quan vốn có của sự vật nhưng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ qua lại. > Chất của hệ thống có liên quan nội tại với chất của các bộ phận cấu thành và phương thức liên kết giữa chúng. + Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính qui đinh vốn có của các sự vật về lượng, nó biểu thị quy mô tồn tại của sự vật, quảng tính của sự vật, số lượng các bộ phận, thuộc tính của sự vật. > Lượng là mặt khách quan vốn có của sự vật. > Lượng của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về lượng, thuộc tính về lượng cũng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ. - Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất: + Lượng đổi dẫn đến chất đổi > Mọi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng của nó, khi sự vật vận động và phát triển, cả hai mặt chất và lượng đều biến đổi theo. Sự thay đổi lượng có thể diễn ra trong một khoảng nhất định mà chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. > Độ: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, đó là khoảng thưòi gian giới hạn mà trong giới hạn đó lượng thay đổi nhưng chất chưa thay đổi về cơ bản. > Điểm nút: là điểm giới hạn trong sự thay đổi về lượng mà sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật. > Nhảy vọt: là khái niệm dùng để chỉ 1 giai đoạn trong qúa trình vận động và phát triển ở đó sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật. + Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng: làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó. 2. Ý nghĩa phương pháp luận: - Nhận thức: để có tri thức đầy đủ về sự vật, phải có nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa lượng và chất ta sẽ có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó. - Thực tiễn: cần chống hai chủ quan sai lầm là tuyệt đối hoá qúa trình thay đổi về chất hay tuyệt đối hoá quá trình thay đổi về lượng. Câu 8: Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong việc xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay? 1. Nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định: - Phủ định: là khái niệm dùng để chỉ sự mất đi của sự vật này và ra đời sự vật khác. - Phủ định biện chứng: Là quá trình khách quan, tự thân, là quá trình kế thừa cái tích cực đã đạt được từ cái cũ, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời của sự vật hiện tượng mới cao hơn tiến bộ hơn. (là loại phủ định tạo ra điều kiện và tiền đề cho sự phát triển). - Đặc điểm của phủ định biện chứng: + Phủ định biện chứng là loại phủ định mang tính khách quan: > Sự phủ định ấy do mâu thuẫn nội tại của sự vật ấy tự quy định. > Nhân tố phủ định là sản phẩm phát triển của chính sự vật, do đó quá trình phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển. > Phương thức phủ định sự vật do bản thân sự vật tự quy định. + Phủ định biện chứng là loại phủ định mang tính kế thừa. - Phủ định của phủ định – hình thức xoáy chôn ốc của quá trình phát triển: Sự phát triển biện chứng là sự thống nhất giữa tiến lên và lặp lại do đó nó không quy trở lại đúng điểm xuất phát mà quay trở lại trên một cơ sở mới cao hơn. 2. Ý nghĩa trong quá trình đổi mới ở nước ta * Đặc điểm của phủ định trong đời sống xã hội: - Phủ định trong xã hội là hình thức và kết quả hoạt động của con người do vậy ngoài những đặ trưng mà mọi phủ định biện chứng đều có thì phủ định biện chứng trong xã hội có 2 đặc điểm riêng: + Quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phủ định: > Quan điểm siêu hình về phủ định trong xã hội xuất hiện khi xác định không đúng đối tượng, thời điểm, phương thức phủ định. > Tuyệt đối hoá mặt loại bỏ hoặc mặt giữ lại. +Phủ định xã hội diễn ra bằng cơ chế khác căn bản với phủ định trong tự nhiên. * Vì vậy, phương pháp luận rút ra từ quy luật phủ định của phủ định có ý nghĩa: - Cho ta cơ sở lý luận để hiểu sự ra đời của các mới, cái mới ra đời từ cái cũ, kế thừa những mặt tích cực của cái cũ do vậy cần chống thái độ phủ định sách trơn. - Phải phát hiện và quý trọng cái mới, phải biết sàng lọc giữ lấy những cái tích cực có giá trị của cái cũ. - Chống lại thái độ bảo thủ, khư khư giữ những cái cản trở bước tiến của lịch sử Câu 9: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về thực tiễn, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? Ý nghĩa phương pháp luận của quan niệm này trong việc đổi mới tư duy lý luận và nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta? Câu 10. Quan niệm của triết học Mác – Lênin về lý luận và thực tiễn, quan hệ giữa lý luận và thực tiễn? Đảng ta vận dụng quan hệ này vào việc đổi mới tư duy lý luận như thế nào? 1. Thực tiễn là gì? Là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động của vật chất - cảm tính có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích biến đổi tự nhiên và xã hội. * Thực tiễn có những đặc trưng sau: - Là hoạt động vật chất chứ không phải là hoạt động tinh thần. Hoạt động vật chất là hoạt động mà con người dùng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. - Thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội - Thực tiễn có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và XH * Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: Sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo (biến đổi) chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học - kỹ thuật. Trong đó, sản xuất vật chất là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định hình thức kia. Hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất. 2. Lý luận là gì? - Là một hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật… - Cơ sở của lý luận là thực tiễn - Lý luận có tính khái quát cao, thể hiện phản ánh vản chất sự vật, hiện tượng - Lý luận có tính hệ thống 3. Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn: - Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận: > Thực tiễn là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức, lý luận. > Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của lý luận: tuyệt đối, tương đối. - Sự tác động trở lại của lý luận đến thực tiễn: > Góp phần nâng cao hoặc giảm hiệu quả của hoạt động thực tiễn. > Các yếu tố qui định hiệu quả tác động của lý luận đến thực tiễn: Mức độ đúng đắn hay sai lầm của lý luận, khả năng thâm nhập của lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn trên cơ sở lý luận đó. 4. Đường lối phát triển nước ta: - Phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn. - - Không được rơi vào tuyệt đối hoá thực tiễn coi thường lý luận để rơi vào bệnh kinh nghiệm đồng thời không được tuyệt đối hóa lý luận coi thường lý luận mà rơi vào giáo điều Câu 11: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất? Luận chứng cho thấy, ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? 1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Khái niệm - Lực lượng sản xuất: là toàn bộ các lực lượng được con người sử dụng trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Nó bao gồm người lao động với một thể lực, tri thức, kỹ năng lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động nhất định và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Trong quá trình sản xuất, sức lao động của con người kết hợp với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động, tạo thành lực lượng sản xuất. - Quan hệ sản xuất: là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra. - Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX: + Vai trò quyết định của LLSX đối với QHSX: Trong quá trình hoạt động sản xuất, LLSX không ngừng được hoàn thiện và phát triển mà trước hết là phát triển công cụ sản xuất. Đến một trình độ nhất định, tính chất của LLSX thay đổi về cơ bản khi đó QHSX cũ lỗi thời trở thành vật cản đối với sự phát triển của LLSX. Đến một mức độ nhất định QHSX ấy bị phá vỡ để xác lập một kiểu QHSX mới cao hơn từ đó một phương thức sản xuất mới ra đời, một hình thái kinh tế xã hội mới xuất hiện. + Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX: > Khi QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó góp phần thúc đẩy LLSX phát triển. > Khi không phù hợp nó sẽ kìm hãm LLSX: QHSX đã lỗi thời trước trình độ phát triển của LLSX, QHSX xác lập một cách duy ý chí đi quá xa so với LLSX. 2. Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất? - Khi một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là trạng thái mà trong đó, quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất. - Song, sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định lại làm cho quan hệ từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi đó quan hệ sản xuất trở thành trở thành “xiềng xích” của lực lượng sản xuất, kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Yêu cầu khách quan của sự phát triển của lực lượng sản xuất tất yếu sẽ dẫn đến thay thế quan hệ sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời thay thế. + LLSX quyết định QHSX, vì: - LLSX là yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất, là nội dung của quá trình sản xuất, còn QHSX là yếu tố phụ thuộc vào LLSX, nó là hình thức xã hội của sản xuất nên có tính chất tương đối ổn định, có xu hướng lạc hậu hơn so với sự phát triển của LLSX. - LLSX phát triển làm cho QHSX hình thành, biến đổi, phát triển cho phù hợp với nó. Sự phù hợp của LLSX với QHSX là động lực làm cho LLSX phát triển. - Mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX cũ được giải quyết bằng cách thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với LLSX. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua đấu tranh giai cấp, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. 3. Luận chứng cho thấy, ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp? - Theo quy luật thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển cửa lực lượng sản xuất. Trong lịch sử, sự phát triển của lực lượng sản xuất là quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện công cụ lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, là quá trình hình thành, phát triển phân công lao động xã hội, chuyển từ lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân lên lực lượng sản xuất có tính chất xã hội. Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, khi khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò to lớn, lực lượng sản xuất đã mang tính quốc tế, quá trình chuyển biến đó ngày một rõ ràng hơn. Câu 13 :Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng quy luật này luận chứng tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay ? *Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: 1. Lực lượng sản xuất: a. Định nghĩa: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, biểu hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người - Lực lượng sản xuất là thước đo quan trọng nhất của sự tiến bộ xã hội b. Kết cấu của LLSX - LLSX là sự thống nhất của hai yếu tố là người lao động và tư liệu sản xuất. + Người lao động (sức lao động): toàn bộ năng lực và trí tuệ của con người thông qua tư liệu lao động được kết tinh vào sản phẩm phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen, kết hợp với các yếu tố đạo đức, tâm lý, khoa học … biết sử dụng TLSX để tạo ra của cải vật chất. Lênin nói “LLSX hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” + Tư liệu sản xuất: là toàn bộ điều kiện vật chất cần thiết để tiến hành sản xuất. Nó bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động Đối tượng lao động: không phải là toàn bộ giới tự nhiên mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên được con người sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất. Đối tượng lao động gồm 2 dạng: dạng tự nhiên sẵn có và dạng nhân tạo Tư liệu lao động: là vật thể hay phức hợp vật thể mà con người đặt dưới mình với đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm 2 bộ phận: công cụ lao động và phương tiện lao động Công cụ lao động là vật nối trung gian giữa người và tư liệu lao động. Theo Ănghen “Công cụ lao động là khí quan của bộ óc người, là tri thức được vật thể hóa có tác dụng nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ cho con người” Phương tiện lao động (xe, nhà kho) Tóm lại: Trong các yếu tố này không thể thiếu người lao động, người lao động là nhân tố chủ quan hàng đầu của LLSX. Hơn thế nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Khi con người tiến hành lao động SX thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất, động nhất và cách mạng nhất. Tóm lại, trình độ của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người * Khoa học công nghệ (chỉ ngày nay mới có) Vai trò của Khoa học công nghệ theo quan điểm của triết học Mác: + Khoa học có vai trò nâng cao trình độ người lao động + Khoa học có vai trò nâng cao công cụ lao động + Khoa học có vai trò kết hợp người lao động với công cụ lao động, tao nên năng suất lao động cao và đây là cái đích cuối cùng của Khoa học. 2. Quan hệ sản xuất: Khái niệm: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất về lĩnh vực đời sống vật chất xã hội do đó nó mang tính khách quan Mỗi loại QHSX đặc trưng cho một hình thái kinh tế - xã hội Kết cấu quan hệ sản xuất: Quan hệ giữa người với người đối với việc sở hữu về tư liệu sản xuất. Quan hệ giữa người với người đối với việc tổ chức quản lý. Quan hệ giữa người với người đối với việc phân phối sản phẩm lao động. => 3 mặt của QHSX có mối quan hệ biện chứng thống nhất với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là quan trọng nhất. Nó quyết định và chi phối tới tất cả các quan hệ khác. Mác nói “Trong mối quan hệ này thì quan hệ sản xuất là quan trọng nhất nhưng QH sở hữu này không phải đơn giản mà có được” 3. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Tính chất của LLSX: là tính chất của TLSX và của người lao động. Nền SX đó bằng thủ công cá thể hoặc bằng máy móc tập thể, thể hiện là sự đòi hỏi phân công lao động trong nên sản xuất. Trình độ của LLSX: được biểu hiện ở trình độ công cụ lao động cộng với trình độ tổ chức lao động xã hội + trình độ ứng dụng khoa học và sản xuất + kinh nghiệm, kỹ năng lao động của con người + trình độ phân công lao động. a. QHSX được hình thành và biến đổi dưới ảnh hưởng quyết định của LLSX: LLSX và QHSX là hai mặt của phương thức sản xuất nhưng trong đó LLSX là mặt động thường xuyên biến đổi, còn QHSX mang tính bảo thủ, trì trệ hơn, thể hiện con người luôn cải tiến công cụ để giảm nhẹ lao động, thời gian lao động, tạo nên năng suất lao động hiệu quả cao. Vì vậy công cụ lao động là yếu tốt động nhất trong LLSX cho nên cộng cụ lao động thay đổi dẫn đến QHSX thay đổi theo và thể hiện SX ngày càng mang tính chất xã hội hóa cao. Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX giống như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Nội dung là cái quy định hình thức. Nội dung thay đổi thì hình thức cũng thay đổi theo. Tính chất và trình độ của LLSX là quyết định nhất đối với sự phát triển của QHSX. Trong lực lượng SX còn nhiều yếu tố khác nhưng quyết định nhất đối với việc hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất là do tính chất và trình độ của LLSX quyết định quan hệ chặt chẽ như thế nào giữa người lao động với người lao động chứ không phải do phương pháp của đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động. Điều này được Mác chứng minh, Mác nói “Trong PTSX kiếm sống của mình mà con người làm thay đổi các quan hệ xã hội của mình, các cối xay quay bằng tay đem lại xã hội có lãnh chúa phong kiếm, cái cối xay chạy bằng hơi nước đẹm lại xã hội có nhà TBCN”. Trong các hình thức kinh tế không phải lúc nào LLSX cũng quyết định được QHSX. Cho nên dẫn đến mâu thuẫn được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp. b. Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX LLSX phát triển được là nhờ nhiều yếu tố quyết định như dân số, hoàn cảnh địa lý, trình độ phát triển của khoa học, còn QHSX chỉ giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của LLSX. QHSX là sự phản ánh LLSX nhưng chính nó lại quy định mục đích của SX, khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và tinh thần, quyết định hệ thống quản lý sản xuất và quản lý xã hội. Bởi vậy nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho LLSX phát triển. Còn nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì nó sẽ cản trở LLSX. Sự tác động của QHSX đối với LLSX: chỉ khi xem xét QHSX trong một tình huống đầy đủ với ba mặt của nó, đồng thời chịu sự chi phối của yếu tố chung: + Các quy luật kinh tế cơ bản + phụ thuộc vào trình độ của người lao động + tùy thuộc vào sự phát triển của khoa học, công nghệ Trong xã hội có đối kháng giai cấp thì khi LLSX phát triển tới mức QHSX cản trở sự phát triển của nó thì CMXH là bước cuối cùng để thay đổi QHSX hiện có. Như vậy, ta có thể khẳng định: Quy luật về sự phù hợp của QHSX và tính chất, trình độ của LLSX là quy luật chung cho toàn xã hội loài người, chính sự tác động của quy luật này làm cho xã hội loài người phát triển từ hình thái kinh tế XH này sang hình thái kinh tế XH khác cao hơn. Quy luật này là cơ sở lý để chống lại các quan điểm duy tâm tôn giáo về sự phát triển của lịch sử. Quy luật này là cơ sở lý luận cho việc hoạch định các đường lối của Đảng, phê phán các chủ trương sai lầm trong việc xây dựng phương thức sản xuất mới. Đây là quy luật khách quan, tất yếu đối với 5 hình thái kinh tế, xã hội và lịch sử của nhân loại. * Vận dụng quy luật: Ở Việt Nam, sau hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954) và thống nhất đất nước (1975) chúng ta đã tiến lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Vào buổi đầu, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta đã xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung. Trong điều kiện chiến tranh, mô hình đó đã đóng vai trò tích cực nhưng trong điều kiện hoà bình, mô hình đó dần dần bộc lộ những hạn chế và dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. Đứng trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của ĐCSVN đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là nhận thức cho đúng mục tiêu, và con đường tiến lên CNXH ở nước ta. ĐCSVN đã định ra đường lối chuyển từ mô hình kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với đặc điểm phát triển của LLSX của nước ta trong điều kiện hiện nay. Nó cho phép khai thác tốt nhất các năng lực sản xuất trong nước, thúc đẩy quá trình phân công lao động trong nước, và gắn phân công lao động trong nước với quốc tế và khu vực, thúc đẩy LLSX phát triển nhanh chóng. Những thành tựu đạt được về mặt kinh tế trong 20 năm đổi mới đã chính minh tính đúng đắn của đường lối đó. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng chủ trương giải phóng mạnh mẽ hơn nữa LLSX, phát huy nguồn lực toàn XH, mọi công dân, mọi vùng, mọi ngành kinh tế, phát triển, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển con người, nâng cao chất lượng nguồn lực, phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XH CN, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, phát triển và ứng dụng kinh tế trí thức, định hướng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Với sự phát triển của LLSX, loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội. Xu hướng tất yếu là không dừng ở CNTB mà tiến lên CNCS. Việt Nam đang trong quá trình quá độ lên CNXH, vì thế chúng ta cần hoàn thiện, hoàn chỉnh hệ thống chính trị và cơ cấu chính trị. Câu 15: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng XH? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay? Khái niệm CSHT và KTTT * Cơ sở hạ tầng (CSHT): là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Khái niệm CSHT phản ánh chức năng xã hội của các QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội. CSHT của một xã hội cụ thể bao gồm những QHSX thống trị, những QHSX là tàn dư của xã hội trước và những QHSX là mầm mống của xã hội sau. Trong một CSHT có nhiều thành phần kinh tế, nhiều QHSX thì kiểu QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX khác; nó quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng chugn của toàn bộ đời sống kinh tế xã hội. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, tính chất giai cấp của cơ sở hạ tầng là do kiểu QHSX thống trị quy định. Tính chất đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong CSHT. * Kiến trúc thượng tầng (KTTT): là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. KTTT của xã hội có đối kháng giai cấp bao gồm: hệ tư tưởng và thể chế giai cấp thống trị, tàn dư của các quan điểm của xã hội trước để lại; quan điểm và tổ chức của các giai cấp mới ra đời; quan điểm và tổ chức của các giai cấp trung gian. Tính chất hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của KTTT trong một hình thái xã hội nhất định. Trong đó bộ phận mạnh nhất của KTTT là nhà nước – công cụ của giai cấp thống trị tiêu biểu cho chế độ xã hội về mặt chính trị, pháp lý. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới thống trị được toàn bộ đời sống xã hội. 1. Quan điểm Macxit về mối quan hệ biện chứng lý luận giữa CSHT và KTTT: - CSHT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những QHSX đang tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội tạo thành cơ cấu nền tảng kinh tế của xã hội đó. + 3 khả năng tồn tại của CSHT trong xã hội: > CSHT đồng nhất với 1 kiểu QHSX. > CSHT đồng nhất với 2 kiểu QHSX. > CSHT có số lượng QHSX lớn hơn 2. + Số lượng QHSX lớn hơn 1 đặc trưng cho CSHT của xã hội đó là kiểu QHSX thuộc về phương thức SX chiếm sự thống trị trong xã hội đó. - KTTT: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội và các thiết chế tương ứng phản ánh CSHT của xã hội đó. + 2 bộ phận: > Tư tưởng, tinh thần > Thiết chế tổ chức - Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT: +

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdecuongontaptriethoc1911_5871.doc