Về quyền của bên có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu (ông A): trong tình huống trên, ông A có quyền được thanh toán (nhận) một khoản tiền từ ông B khi thực hiện nghĩa vụ trước ông B theo thỏa thuận. Trong trường hợp, theo thỏa thuận việc thanh toán đó của ông B phải sau một khoảng thời gian nhất định (sau khi ông A xây xong tường rào lùi vào một khoảng mà không xây vào sát vị trí ông A đã chọn trước đó), nhưng khi hết thời gian này mà ông B vẫn không thanh toán tiền thì ông A có quyền yêu cầu ông B thanh toán tiền cho mình vì đã không thực hiện theo đúng thỏa thuận mà hai bên giao kèo trước đó hoặc có thể thỏa thuận gia hạn thanh toán cho ông B hoặc yêu cầu ông B bồi thường thiệt hại; hoặc ông A cũng có quyền phá bỏ tường rào đã xây để xây lại vào đúng vị trí trước đó mà ông đã chọn (sát vị trí tiếp giáp với BĐS của ông B mà không cần để lại lối đi nào cho ông B – ông B còn lối đi khác nhưng không tiện bằng lối đi này). (theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLDS và Điều 286 BLDS).
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13005 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 bài tập lớn môn Luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tình huống
Gia đình ông Trương Ngọc A và gia đình ông Nguyễn Văn B nằm trên hai mảnh đất liền kề nhau, tuy nhiên trên đoạn tiếp giáp với bất động sản liền kề cả hai gia đình đều chưa xây tường rào bao quanh hay bất cứ một công trình nào để ngăn cách giữa hai bất động sản đó. Năm 2010, ông Trương Ngọc A có ý định xây tường rào bao quanh toàn bộ phần diện tích đất của nhà mình để tránh tình trạng phát sinh tranh chấp sau này. Ngày 10/6/2010, ông A đã thuê một tổ thợ xây để chuẩn bị tiến hành đào móng và xây dựng tường rào bao quanh, theo sự chỉ đạo của ông A là đào móng phải làm sao cho vị trí móng sát nhất với phần đất của gia đình ông B để tận dụng tối đa phần diện tích đất của nhà mình. Tuy nhiên, hoạt động này đã được ông A tạm hoãn bởi lời đề nghị được thỏa thuận lại của ông Nguyễn Văn B. Theo lời đề nghị của ông B, thì gia đình ông A phải đồng ý với ông B là không được xây tường rào quá sát với phần đất của nhà mình mà có thể xây cách chỗ tiếp giáp theo dự định ban đầu của ông A khoảng 1 mét để dành lối đi cho gia súc của nhà ông B, đổi lại ông B sẽ trả cho gia đình ông A một khoản tiền trị giá 15.000.000đ để bảo đảm là gia đình ông A sẽ không xây quá sát với phần đất của nhà mình. Lời đề nghị đó của ông Nguyễn Văn B đã được ông A và gia đình chấp nhận, để bảo đảm việc thực hiện theo đúng cam kết hai bên đã lập thành một văn bản thỏa thuận và đem đi công chứng. Thực hiện điều mà hai bên đã cam kết, ngày 25/6/2010, ông Trương Ngọc A đã chỉ đạo nhóm thợ đào móng là không được đào móng và xây tường rào vào vị trí mà ông dự định ban đầu mà phải đào cách vị trí đó một khoảng là 1 mét để bảo đảm lối đi cho gia súc của nhà ông B, khi tiến hành đào móng ông B cũng có mặt ở đó để chứng kiến và rất đồng tình khi ông A thực hiện theo những gì mà hai bên đã thỏa thuận.
2. Làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trong tình huống.
Ở tình huống trên, ta thấy rằng có hai bên chủ thể tham gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự có đối tượng là công việc không được thực hiện (không được đào móng và xây tường rào ở vị trí quá sát với BĐS liền kề - phần diện tích đất của gia đình ông B), bao gồm:
Chủ thể: Bên yêu cầu: ông Nguyễn Văn B;
Bên có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu: ông Trương Ngọc A.
Khách thể: “đó là những xử xự của các bên chủ thể, thông qua đó quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện” (trích Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, Nxb. CAND 2006). Trong tình huống trên: ông Trương Ngọc A đã không thực hiện việc đào móng và xây tường rào ở vị trí quá sát phần đất của gia đình ông B như dự định ban đầu để thực hiện nghĩa vụ trước ông B mà hai bên đã có thỏa thuận trước đó.
Đối tượng của nghĩa vụ: là công việc không được thực hiện (không được thực hiện việc đào móng quá sát phần BĐS của gia đình ông B).
Nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự trong tình huống trên:
Theo quy định tại Điều 280 BLDS: “nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể(sau đây gọi là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể(gọi là bên có quyền)”. cũng dựa trên nguyên tắc tự do, thỏa thuận giữa các bên được BLDS quy định thì có thể xác định quyền và nghĩa vụ của các bên (ông Trương Ngọc A và ông Nguyễn Văn B) trong tình huống trên như sau:
Về quyền của bên yêu cầu (ông B): theo như tình huống đã xây dựng, ông B đã yêu cầu gia đình ông A không được thực hiện việc đào móng và xây tường rào quá sát với phần đất của nhà mình để bảo đảm lối đi cho gia súc thông qua lời đề nghị đã được lập thành văn bản và có công chứng. Theo quy định của pháp luật thì ông B hoàn toàn được phép (có quyền) đề nghị ông A thực hiện yêu cầu của mình để bảo đảm quyền lợi cho mình. Hai bên đã lập thành văn bản và có công chứng do vậy đã phát sinh hiệu lực pháp lý buộc ông A không được thực hiện việc xây tường quá sát với BĐS của ông B theo quy định tại khoản 2 Điều 291 BLDS: “nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó”. Nếu ông A không theo đúng những cam kết mà hai bên đã xác lập thì căn cứ vào văn bản thỏa thuận đã phát sinh hiệu lực trước đó, ông B có quyền yêu cầu ông A phải bồi thường thiệt hại hoặc phải chấm dứt việc thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu. (theo quy định tại khoản 2 Điều 304 BLDS).
Về nghĩa vụ của bên yêu cầu (ông B): theo văn bản thỏa thuận, để có thể được ông A đồng ý không thực hiện việc đào móng và xây tường rào sát với phần đất của mình mà xây lùi vào một khoảng là 1 mét để ông B có thể sử dụng phần không xây dựng đó làm lối đi cho gia súc nhà mình, thì ông B phải bồi thường cho ông A một khoản tiền là 15.000.000đ, việc thanh toán khoản chi phí này là nhằm bảo đảm cho lợi ích của ông A và đã được ông A chấp thuận, hai bên đã tuân thủ các quy định của pháp luật về việc lập văn bản thỏa thuận do vậy sự kiện này hoàn toàn phù hợp với những quy đinh của pháp luật.
Về quyền của bên có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu (ông A): trong tình huống trên, ông A có quyền được thanh toán (nhận) một khoản tiền từ ông B khi thực hiện nghĩa vụ trước ông B theo thỏa thuận. Trong trường hợp, theo thỏa thuận việc thanh toán đó của ông B phải sau một khoảng thời gian nhất định (sau khi ông A xây xong tường rào lùi vào một khoảng mà không xây vào sát vị trí ông A đã chọn trước đó), nhưng khi hết thời gian này mà ông B vẫn không thanh toán tiền thì ông A có quyền yêu cầu ông B thanh toán tiền cho mình vì đã không thực hiện theo đúng thỏa thuận mà hai bên giao kèo trước đó hoặc có thể thỏa thuận gia hạn thanh toán cho ông B hoặc yêu cầu ông B bồi thường thiệt hại; hoặc ông A cũng có quyền phá bỏ tường rào đã xây để xây lại vào đúng vị trí trước đó mà ông đã chọn (sát vị trí tiếp giáp với BĐS của ông B mà không cần để lại lối đi nào cho ông B – ông B còn lối đi khác nhưng không tiện bằng lối đi này). (theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLDS và Điều 286 BLDS).
Về nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu (của ông A): theo tình huống đã xác định, ông A có nghĩa vụ là không được thực hiện việc đào móng và xây tường rào ở vị trí quá sát với phần đất của gia đình ông B vì lợi ích của bên yêu cầu (ông B). Nếu vi phạm nghĩa vụ đó mà ông B không có lối đi thuận tiện nhất(còn lối đi khác nữa) dành cho gia súc thì có thể yêu cầu ông A phải thực hiện hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình vì nghĩa vụ dân sự đã bị vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của ông B./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 2, Nxb. CAND 2006.
3. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo dục 2009.
4. trang web. www.Google.com.vn
5. trang web. www.kilobooks.com