ĐỀ SỐ 3
Bài 1: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
1) Fe + H2SO4 →
2) KMnO4 →
3) Fe2O3 + H2 →
4) K2O + H2O →
Bài 2: (3,5 điểm)
1) Hãy phân loại và đọc tên các hợp chất sau: NaH2PO4, FeO, H2SO4, Al(OH)3.
2) Đốt photpho trong bình cầu, hòa tan sản phẩm thu được vào nước có chứa quỳ tím. Hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
3) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan 2,5 (g) CuSO4 vào 45 (g) nước.
Bài 3: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển hóa sau:
HCl → H2 → H2O → Ca(OH)2 → CaCO3
Bài 4: (0,5 điểm) Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống. Người ta thường sử dụng bình khí thở oxi trong những trường hợp nào? Cho ví dụ cụ thể.
Bài 5: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn m (g) natri vào nước. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch natri hiđroxit và 3,36 (l) khí H2 (đktc).
1) Tính số mol khí thoát ra (đktc).
2) Tính m.
3) Tính khối lượng natri hiđroxit tạo thành.
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 3 đề ôn thi học kỳ 2 Hóa 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 1
Bài 1: (2 điểm) Cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
Na2O + H2O → NaOH
O2 + H2 → H2O
Al + CuCl2 → AlCl3 + Cu
KClO3 KCl + O2
Bài 2: (2 điểm) Từ các công thức hóa học của các oxit sau: CO2, SO2, Na2O, Fe3O4. Em hãy phân loại và gọi tên chúng theo bảng mẫu dưới đây:
Phân loại
Công thức hóa học
Tên gọi
Oxit axit
Oxit bazơ
Bài 3: (2 điểm)
Em hãy viết hai phương trình phản ứng điều chế Hiđro trong phòng thí nghiệm.
Tại sao trước khi đốt khí Hiđro ta phải thử độ tinh khiết của nó? Giải thích.
Bài 4: (1 điểm) Tính độ tan của NaCl biết rằng ở nhiệt độ 250C thì 150 (g) nước có thể hòa tan 54 (g) NaCl để tạo thành dung dịch NaCl bão hòa.
Bài 5: (3 điểm) Cho 4,6 (g) kim loại Na tác dụng với nước.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng bazơ tạo thành.
Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc).
ĐỀ SỐ 2
I. LÝ THUYẾT (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
Fe + H2SO4 → ? + ?
? + ? → H3PO4
? K2MnO4 + MnO2 + ?
? + ? → Al2O3
Bài 2: (2 điểm) Phân loại và gọi tên các chất sau: CO2, H2SO4, CaO, CaCO3, NaOH, HCl, Mg(OH)2, FeCl3.
Bài 3: (2 điểm) Hãy trình bày cách nhận biết các khí: khí Nitơ (N2), khí Oxi (O2), khí Hiđro (H2).
II. BÀI TOÁN (3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 12,4 (g) photpho trong không khí.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước. Cho quỳ tím vào sản phẩm thu được. Hãy nhận xét sự đổi màu của quỳ tím.
ĐỀ SỐ 3
Bài 1: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
Fe + H2SO4 →
KMnO4 →
Fe2O3 + H2 →
K2O + H2O →
Bài 2: (3,5 điểm)
Hãy phân loại và đọc tên các hợp chất sau: NaH2PO4, FeO, H2SO4, Al(OH)3.
Đốt photpho trong bình cầu, hòa tan sản phẩm thu được vào nước có chứa quỳ tím. Hiện tượng gì xảy ra? Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi hòa tan 2,5 (g) CuSO4 vào 45 (g) nước.
Bài 3: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuỗi chuyển hóa sau:
HCl → H2 → H2O → Ca(OH)2 → CaCO3
Bài 4: (0,5 điểm) Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống. Người ta thường sử dụng bình khí thở oxi trong những trường hợp nào? Cho ví dụ cụ thể.
Bài 5: (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn m (g) natri vào nước. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch natri hiđroxit và 3,36 (l) khí H2 (đktc).
Tính số mol khí thoát ra (đktc).
Tính m.
Tính khối lượng natri hiđroxit tạo thành.
ĐỀ SỐ 4 I. LÝ THUYẾT (7 điểm)
Bài 1: (3 điểm) Bổ túc và cân bằng phương trình hóa học sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
? + H2 Fe + ?
? + H2O → H3PO4
KMnO4 ? + ? + ?
? + H2O → ? + H2
Bài 2: (2 điểm) Phân loại và gọi tên các chất sau: Fe3O4, Cu(OH)2, HBr, Mg(NO3)2.
Bài 3: (1 điểm) Hãy trình bày cách nhận biết các lọ dung dịch mất nhãn sau: NaOH, HCl, K2SO4.
Bài 4: (1 điểm) Có dung dịch BaCl2 20%. Hãy cho biết:
Dung dịch BaCl2 20% cho ta biết điều gì?
Cần phải lấy bao nhiêu (g) BaCl2 hòa tan vào bao nhiêu (g) nước để thu được 250 (g) dung dịch BaCl 20%?
II. BÀI TOÁN (3 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 26 (g) bột kẽm trong không khí.
Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Tính thể tích khí oxi và thể tích không khí (đktc) cần dùng, biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.
Khi cho 26 (g) bột kẽm phản ứng với dung dịch chứa 21,9 (g) axit clohiđric HCl. Hãy cho biết chất nào còn dư và sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu (g) muối kẽm clorua ZnCl2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2_12319821.docx