- Bước 1: Tìm hiểu kỹ vị trí bạn đảm nhận
Khi bước chân vào thị trường việc àm hoặc tìm kiếm hợp đồng công
việc cho bản thân, bạn nên nghiên cứu kỹ giá trị của vị trí công việc mà
có thể bạn sẽ đảm nhận. Xem xét nó trong tương quan với các vị trí khác
và cùng vị trí ấy nhưng ở một số ngành nghề khác nhau để hiểu rõ tầm
quan trọng của công việc.
Để làm được điều này, bạn hãy chịu khó tìm hiểu trên các trang báo
hoặc các trang web của công ty, gồm những thông tin miễn phí và cả các
thông tin phải mua, bạn cũng đừng ngần ngại bỏ một khoản tiền vừa
phải để có những thông tin quan trọng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 bước ngắn gọn để đàm phán lương thành công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 bước ngắn gọn để đàm phán lương thành
công
Nhiều người khi đến công sở chỉ biết đắm chìm vào công việc nhưng thu
nhập hầu như vẫn "dẫm chân tại chỗ". Họ không được trả một mức
lương xứng đáng chưa kể đến tiền thưởng hay những khoản tiền làm
ngoài giờ.
Thông thường, bạn sẽ cảm thấy thất vọng thậm chí có chút chán nản khi
thu nhập không tương xứng với công sức bỏ ra nhưng bạn vẫn chấp
nhận làm thêm một thời gian nữa với hy vọng công ty sẽ trả lương xứng
đáng. Tuy nhiên, nếu cứ cắm đầu cắm cổ vào làm việc mà chờ đợi thì rất
hiếm khi được nâng lương.
Trong trường hợp đó, thương lượng mức lương mới là cách tốt nhất giúp
bạn có thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy ái ngại,
xấu hổ mà không dám mở lời đề xuất.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo Gail Geary, tác giả của cuốn sách 'Nghề mới", bạn
không nên ngại khi đề xuất tăng lương mà hãy xem đó là cơ hội tuyệt
vời để nâng cao thu nhập, xứng đáng với những gì bạn đã làm cho công
ty. Và ông cũng đưa ra 5 bước giúp bạn thành công sớm nhất trong công
cuộc đàm phán lương:
- Bước 1: Tìm hiểu kỹ vị trí bạn đảm nhận
Khi bước chân vào thị trường việc àm hoặc tìm kiếm hợp đồng công
việc cho bản thân, bạn nên nghiên cứu kỹ giá trị của vị trí công việc mà
có thể bạn sẽ đảm nhận. Xem xét nó trong tương quan với các vị trí khác
và cùng vị trí ấy nhưng ở một số ngành nghề khác nhau để hiểu rõ tầm
quan trọng của công việc.
Để làm được điều này, bạn hãy chịu khó tìm hiểu trên các trang báo
hoặc các trang web của công ty, gồm những thông tin miễn phí và cả các
thông tin phải mua, bạn cũng đừng ngần ngại bỏ một khoản tiền vừa
phải để có những thông tin quan trọng. Geary cho rằng, các bạn nên tìm
kiếm ít nhất là từ 3 nguồn khác nhau và quyết định xem cái nào phù hợp
với kinh nghiệm và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Từ những thông tin
đó, bạn hãy nghiên cứu kỹ để chắc chắn rằng mình hiểu rõ vị trí công
việc đó để có thể ngồi đàm phán mức lương phù hợp.
- Bước 2: Đừng vội tiết lộ mức lương mong muốn
Thúc đẩy ứng viên tiết lộ mức lương họ mong muốn là điều mà các nhà
tuyển dụng chiến lược và người quản lý sử dụng để có sự cân nhắc hợp
lý với các ứng viên. Khi được hỏi về mức lương mong đợi và liệu bạn có
sẵn sàng chấp nhận một mức lương thấp hơn hay không, có lẽ bạn sẽ
cảm thấy khó khăn để đưa ra câu trả lời chính xác. Theo Geary, tốt nhất
là bạn đừng nên trả lời vội mà hãy trì hoãn cuộc thảo luận này cho đến
khi bạn nhận được một vị trí công việc chính xác.
Cách xử lý khôn ngoan nhất đối với câu hỏi về mức lương là chia sẻ
thẳng thắn: "Vấn đề lương có thể linh động và tôi đang mong đợi sẽ
mang về mức lợi nhuận cao cho công ty ở vị trí mà tôi đảm nhận". Sau
đó, nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn yêu cầu mức lương cho vị trí đó là bao
nhiêu?, hãy tự tin trả lời: "Tôi đã nghiên cứu vị trí này qua hai trang web
uy tín về mức lương và cho vị trí của tôi là 10 triệu, 15 triệu hay bất kỳ
mức lương nào mà bạn cảm thấy tương xứng. Sau đó, hãy đặt câu hỏi
ngược lại với nhà tuyển dùng "Không biết mức lương này có cùng với
mức mà công ty đưa ra không".
- Bước 3: Xử lý thông tin “ngoài rìa”
Khi nói chuyện về mức lương, bao giờ nhà tuyển dụng cũng tham khảo
cũng tham khảo mức lương bạn đã từng được nhận trước đây. Nghĩa là
họ muốn biết về lịch sử tiền lương của bạn. Một số công ty sẽ phát phiếu
hỏi và bạn sẽ trả lời vào đó, nhưng tốt nhất, khi hỏi về mức lương, thay
vì ghi con số cụ thể, bạn hãy điền vào đó cụm từ "thỏa thuận riêng". Với
những công ty không đưa ra dạng hỏi này mà hỏi trực tiếp, bạn hãy trả
lời dựa vào sự tổng hợp về tiền lương, thưởng hoặc là mức lương bạn
mong đợi trong tương lai.
- Bước 4: Gợi ý một cuộc gặp trực tiếp
Khi bạn đang đợi mức lương công ty đưa ra, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng
nhiều phương án. Hoặc là đồng ý hoặc là từ chối và tiếp tục thương
lượng để được mức cao hơn. Lúc này, bạn viết một bức thư đề xuất cho
nhà tuyển dụng kiểu “offer letter” và dòng đầu tiên là lời cảm ơn nhà
tuyển dụng vì đã quan tâm đến bạn. Sau đó, hãy đặt thêm một số câu hỏi
về quyền lợi cho nhân viên như chế độ đãi ngộ, bảo hiểm…. và xin thêm
2 ngày để có thời gian suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định. Tiếp theo,
bạn nên phác thảo một biểu đồ thật đơn giản để thấy được sự khác nhau
giữa mức lương mà công ty đưa ra so với mức mong muốn của bạn. Đề
xuất một cuộc gặp gỡ để trựa tiếp trao đổi, thỏa thuận những vấn đề còn
vướng mắc là cách làm khôn ngoan nhất vào lúc này.
- Bước 5: Thỏa thuận
Bạn vẫn rất quan tâm, yêu thích công việc đó nhưng điều khiến bạn đang
do dự là muốn tăng mức thu nhập lên một chút so với nhà tuyển dụng
đưa ra. Lúc này, bạn nên thương lượng về tiền lương đầu tiên. Hãy thể
hiện thái độ cảm ơn nhà tuyển dụng bởi điều đó khiến người ta có cảm
tình với bạn hơn trong quá trình trao đổi. Sau đó, bạn hãy chỉ ra những
chức năng công việc mà bạn sẽ đảm nhận, phân tích cho nhà tuyển dụng
thấy mức lương mong muốn của bạn là hợp lý so với thị trường công
việc trong nước hiện tại.
Khi đã thỏa thuận xong tiền lương, bạn tiếp tục đề cập đến những quyền
lợi khác như tiền thưởng, thời gian nghỉ, quyền được mua cổ phiếu ở
công ty... Nên nhớ rằng, một cuộc thương lượng về quyền lợi nhiều khi
còn kéo dài hơn một cuộc họp quan trọng. Vì thế, bạn hãy thể hiện thái
độ kiên nhẫn, biết lắng nghe chứ không phải cứ lắc đầu nguầy nguậy với
những gì nhà tuyển dụng đưa ra. Trước khi kết thúc buổi đàm phán, hãy
nói rõ cho nhà tuyển dụng những yêu cầu của bạn về trang thiết bị văn
phòng, vị trí làm việc của bạn vì điều đó ít nhiều thể hiện khả năng tài
chính cũng như thói quen của bạn nơi công sở.
Hải Như
Theo Bưu điện Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_buoc_ngan_gon_de_dam_phan_luong_thanh_cong_176.pdf