Cạm bẫy 2: Phản ứng tiêu cực trước sự chỉ trích
Dựa vào thành công ở vị trí cũ, một nhà quản lý có thể nghĩ rằng mình
có quyền và khi không phải tất cả mọi người đều đón chào những thay
đổi mà họ đề xuất, họ xem những lời chỉ trích là hành động gây chiến và
thậm chí còn tìm cách trả đũa.
Với những lãnh đạo mới có xu hướng này, tham vọng về một chiến
thắng nhanh chóng sẽ càng làm cho xu hướng này rõ ràng hơn. Hãy
cũng xem xét trường hợp của Denise.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 cạm bẫy đối với nhà lãnh đạo nôn nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 cạm bẫy đối với nhà
lãnh đạo nôn nóng
(VnEcon.vn)
(TuanVietNam) - Các nhà lãnh đạo mới cần phải nhanh chóng
chứng tỏ bản thân, nhưng việc tìm kiếm kết quả nhanh chóng vốn dĩ
luôn nguy hiểm. Đâu là những cạm bẫy, và làm thế nào các nhà
quản lý có thể tránh được những cạm bẫy đó?
Việc mải miết theo đuổi một chiến thắng nhanh chóng lại chính là trở
ngại lớn nhất khiến các lãnh đạo mới không giành được chiến thắng đó.
Nhận thức được rằng mình phải có được những chiến thắng nhanh
chóng để chứng tỏ bản thân, những lãnh đạo mới thường vấp ngã khi
truy lùng những kết quả sớm.
Trong một số trường hợp, họ xoay sở để có chiến thắng đó, nhưng cách
làm thì không đẹp, tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, và khả năng lãnh
đạo của họ cần phải xem xét lại. Những lãnh đạo mới được bổ nhiệm
không đáp ứng được yêu cầu không chỉ ảnh hưởng đến chính họ mà còn
kéo theo hoạt động đi xuống của mọi người xung quanh, trong đó có
những cấp dưới trực tiếp.
Hơn 60% những lãnh đạo làm việc không tốt đã vấp phải ít nhất một
trong 5 cạm bẫy dưới đây. Những cạm bẫy này phổ biến ở cả những nhà
lãnh đạo cấp thấp, cấp trung và cấp cao. Rõ ràng, kinh nghiệm không
phải là yếu tố quyết định để tránh được nghịch lý này.
Cạm bẫy 1: Quá tập trung vào chi tiết
Để tìm kiếm những chiến thắng nhanh chóng, lãnh đạo vừa được bổ
nhiệm cố gắng trở nên xuất sắc nhất ở một khía cạnh nào đó trong công
việc mới. Quá tập trung chú ý vào mục tiêu này, họ sẽ không dành đủ sự
chú ý cho những trách nhiệm lớn hơn.
Ví dụ Loretta, quản lý cho một chuỗi cửa hàng ăn nhanh. Loretta mất ba
năm rưỡi để vươn lên vị trí quản lý của chuỗi 20 cửa hàng ở một quận
mới thành lập. Lo sợ rằng các đồng nghiệp có thể chưa tin tưởng mình,
cô đã rất háo hức chứng tỏ bản thân mình.
Khi còn là một quản lý một cửa hàng, Loretta đã tăng doanh số với
những ý tưởng trưng bày sản phẩm và quảng cáo. Do vậy cô quyết định
nhân rộng thành công này ở phạm vi cả quận. Khi nhận thấy các cửa
hàng khác được bố trí không giống cửa hàng trước đây mình phụ trách,
cô đã lao vào tìm hiểu phối màu của từng cửa hàng, không gian quầy,
diện tích quảng cáo qua cửa sổ.
Dễ nhận thấy cô đã bị sa lầy vào những chi tiết đó như thế nào, nhưng
kết quả là vô cùng tai hại. Bởi cá nhân cô quá chú ý đến các chi tiết, các
thành viên còn lại trong đội không thấy vai trò của họ trong việc này. Cô
đã không tạo ra được sự hiểu biết chung để khiến các thành viên trong
đội quản lý cửa hàng áp dụng những ý tưởng trưng bày và quảng cáo của
cô cho các địa điểm của họ. Đa số các ý tưởng đều rất mù mờ với họ, cô
đã bỏ qua rất nhiều vấn đề về hoạt động mà họ coi là những ưu tiên hàng
đầu.
Trong vòng 9 tháng, kỳ vọng về một chiến thắng nhanh chóng đã bị thay
bằng một thất bại nhanh chóng. Dù lượng khách tăng lên ở một vài cửa
hàng, nhưng doanh số chung của chuỗi cửa hàng so với cùng kỳ năm
trước lại giảm đi. Cuối cùng cô bị chuyển sang vị trí nhân viên trong bộ
phận marketing.
Cạm bẫy 2: Phản ứng tiêu cực trước sự chỉ trích
Dựa vào thành công ở vị trí cũ, một nhà quản lý có thể nghĩ rằng mình
có quyền và khi không phải tất cả mọi người đều đón chào những thay
đổi mà họ đề xuất, họ xem những lời chỉ trích là hành động gây chiến và
thậm chí còn tìm cách trả đũa.
Với những lãnh đạo mới có xu hướng này, tham vọng về một chiến
thắng nhanh chóng sẽ càng làm cho xu hướng này rõ ràng hơn. Hãy
cũng xem xét trường hợp của Denise.
Cô bắt đầu sự nghiệp tại Thung lũng Silicon với tư cách thành viên, sau
đó trở thành đội trưởng bán hàng, rồi được thăng chức lên giám đốc bộ
phận bán hàng trực tiếp cho thị trường trung gian, rồi tiếp tục lên vị trí
giám đốc bán hàng vàmarketing toàn cầu. Với nhiệm vụ khiến cho tất
cả các bộ phận tăng trưởng với tỉ lệ 30% trong vòng 6 tháng, cô đã bắt
tay vào việc ngay tức thì.
Sau 3 tháng, lần đầu tiên cô nhận được những nhận xét về hoạt động của
mình, không phải đều tốt cả. Các thành viên trong đội mới cho rằng cô
đã đẩy mạnh xúc tiến những sản phẩm không phù hợp với sở thích của
khách hàng và không lắng nghe những ý kiến phản đối.
Thay vì xem xét các ý kiến đó để học hỏi, Denise lại thấy sự chỉ trích đó
là bằng chứng về một nhóm chống-đối-sự-thay-đổi đang không chịu lùi
bước. Cô khiển trách họ không tiêu chuẩn hóa chiến lược bán hàng và
tiếp tục kế hoạch của mình. Đến hết thời hạn 6 tháng, doanh số giảm rõ
rệt. Nhận thấy không thể đạt được mục tiêu, Denise quyết định rời bỏ tổ
chức.
Cạm bẫy 3: Đe dọa người khác
Như một tất yếu khi các lãnh đạo mới được thăng chức, những người
xung quanh trở nên sợ hãi họ. Quá tự tin vào các kế hoạch của mình, họ
nhầm lẫn giữa sự tuân lệnh và sự tán thành của cấp dưới.
Yun Lin là một ví dụ. Anh là một ngôi sao sáng trong tổ chức. Sau 8
năm ở vị trí phó chủ tịch tại bộ phận kinh doanh tín dụng thương mại
của hãng dịch vụ tài chính Asia-Pacific, anh được thăng chức làm CEO.
Yun Lin cảm thấy anh đã chứng tỏ được bản thân và anh chỉ còn một
bước nữa để trở thành giám đốc của cả công ty. Yun Lin tự tin rằng
mình đủ kiến thức để chỉ ra và đương đầu với mọi trở ngại để đạt được
một chiến thắng nhanh chóng.
Nhưng không may, anh khiến cả đội làm việc sợ hãi vì cách nói chuyện
khinh khỉnh và ra lệnh. Kết quả, Yun Lin không được cấp dưới ủng hộ
và doanh số đạt được thấp hơn mục tiêu tới 20%. Yun Lin đưa ra chiến
lược để xoay chuyển tình thế, nhưng đội của anh đã không còn đủ nhiệt
tình. Sau 9 tháng không có sự tiến triển, không còn cơ hội thăng tiến
trong tương lai gần, anh đã rời khỏi công ty.
Cạm bẫy 4: Vội vã kết luận
Một số lãnh đạo hy vọng giành được chiến thắng nhanh chóng đã quá
vội vàng thực hiện điều đó. Những người xung quanh sẽ có cảm giác
người lãnh đạo này đã có sẵn mọi giải pháp mà không cần sự tham gia
của bất cứ ai.
Đó là vấn đề của Dan, lãnh đạo trong một hãng thầu cung cấp lương
thực cho quân đội. Trước khi được thăng chức, anh là kỹ sư trong đội dự
án phụ trách các khách hàng có chức vụ cao. Sau đó anh chyển sang
giám sát một đội khác, với nhiệm vụ phát triển dịch vụ cá biệt cho ba
khách hàng khác.
Thời hạn cho nhiệm vụ ngắn và Dan lo lắng đội làm việc mới sẽ mất
thời gian để tăng tốc. Thế là anh tự tiến hành một phân tích nhanh về
nhu cầu của khách hàng, ngoại suy từ dự án trước thay vì thu thập những
dữ liệu mới. Phân tích đó đã thuyết phục anh rằng thiết kế của sản phẩm
gốc chỉ cần thay đổi một chút và có thể phát triển dịch vụ cho các khách
hàng mới với nửa thời gian dự kiến.
Anh đã tự mình thúc đẩy những thiết kế mới, yêu cầu mọi người trong
đội tập trung vào các tài liệu kỹ thuật, giao kết hợp đồng với nhà cung
cấp, và quản lý khách hàng. Dan làm mọi việc rất nhanh, nhưng không
hiệu quả. Vì anh đã lựa chọn giải pháp trước khi hiểu rõ nhu cầu của
khách hàng. Hai trong ba khách hàng đã từ chối kết quả làm việc của
đội. Dan được phân công vào vị trí khác.
Cạm bẫy 5: Quản lý tiểu tiết
Các lãnh đạo mới thường mắc lỗi là can thiệp vào công việc mà họ cần
tin tưởng giao cho người khác. Không sẵn lòng dành thời gian để giúp
cấp dưới hiểu và tham gia vào kế hoạch hoặc mục tiêu tổng thể, nhưng
lại sợ những quyết định và hành động của họ không thống nhất với mục
tiêu đó, những lãnh đạo này chỉ đánh giá khi đã có kết quả công việc và
quản lí vụn vặt, tiểu tiết.
Jane là một ví dụ. Sau 18 tháng làm đại diện dịch vụ khách hàng, cô
được thăng chức làm trưởng giám sát trung tâm tư vấn. Để chứng tỏ bản
thân ở vị trí mới, cô chọn mục tiêu là tăng tỉ lệ số vấn đề được giải quyết
trong lần gọi đầu tiên của nhóm lên ít nhất 10%. Quyết tâm đạt được
mục tiêu, cô bắt đầu xem xét kỹ lưỡng năng suất hàng ngày của các cấp
dưới, yêu cầu họ giải quyết mọi tình huống liên quan đến một vấn đề
dịch vụ hoặc các trường hợp bất thường khi có cô bên cạnh.
Cấp dưới của cô nhanh chóng phàn nàn rằng họ không có tự do để quyết
định các vấn đề về dịch vụ. Họ cảm thấy không được thừa nhận và tệ
hơn, là họ bị coi thường trước những mục tiêu mà Jane đặt ra. Trong
vòng 5 tháng, tỉ lệ giải quyết vấn đề ngay từ cuộc gọi đầu tiên đã giảm
tới 15% và các nhân viên ngày càng thiếu nhiệt tình. Cuối cùng, thay vì
được nhìn nhận là một người lãnh đạo được thăng chức, Jane lại bị kẹt
vào kế hoạch chỉnh sửa hoạt động của trung tâm tư vấn.
Trong mỗi ví dụ trên, chúng tôi đã cố tình làm nổi bật một dạng của thất
bại, nhưng hẳn độc giả sẽ không bất ngờ khi biết rằng, những lãnh đạo
như vậy thường vấp phải nhiều cạm bẫy cùng một lúc. Ví dụ, những
lãnh đạo quá chú ý đến tiểu tiết thường dễ đi đến những kết luận vội
vàng và quản lý vụn vặt. Chúng tôi coi họ là những lãnh đạo "cần phải
phát triển nhiều". Những lãnh đạo hay phản ứng tiêu cực trước sự chỉ
trích thường có xu hướng đe dọa người khác. Chúng tôi gọi họ là những
lãnh đạo "không có gì để học hỏi".
Nhưng loại bỏ mục tiêu theo đuổi những kết quả sớm lại không phải
cách nên làm để tránh những cạm bẫy này. Những lãnh đạo mới thành
công nhất lại là những người không mệt mỏi theo đuổi những chiến
thắng nhanh chóng. Nhưng họ làm theo một kiểu khác. Thay vì chà đạp
lên người khác để chứng tỏ bản thân, họ theo đuổi thứ mà chúng tôi gọi
là "những chiến thắng nhanh chóng dựa vào tập thể", những thành tựu
khiến cả đội cùng tiến bộ.
- Bài viết của Mark E. Van Buren và Todd Safferstone trên Harvard
Business Review -
Minh Phương dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_cam_bay_doi_voi_nha_lanh_dao_non_nong_3784.pdf