Hướng Đông: Sự hiểu biết trí tuệ - hiểu biết thế giới
Đầu tiên là sự hiểu biết trí tuệ. Con người luôn tìm kiếm, đòi hỏi và nắm
giữ kiến thức. Ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo nằm trong chuyên môn
của họ và sự nắm bắt tri thức về nghề nghiệp và công việc. Kỹ năng kỹ
thuật của họ, suy nghĩ có lí trí và mục tiêu, bộ óc hướng đến số liệu có
thể khuyến khích họ thấy được thực tế rõ ràng và khách quan. Họ lãnh
đạo bằng việc chú ý tới chi tiết, hỏi những câu hỏi quan trọng, chia sẻ
hiểu biết và dạy lại những người khác. Họ cũng nắm giữ và chia sẻ sự
tinh thông về viễn cảnh của tất cả. Đây là nhà lãnh đạo như một chuyên
gia, và nhà lãnh đạo như người huấn luyện và hướng dẫn.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 hiểu biết của việc lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 hiểu biết của việc
lãnh đạo (phần 1)
James McGregor Burns - chuyên gia nghiên cứu về lãnh đạo từng
nói: “Lãnh đạo là một trong những hiện tượng được nghiên cứu
nhiều nhất nhưng lại được hiểu biết ít nhất trên trái đất”. Tác giả
Clint Sidle đã đưa ra 5 hiểu biết của việc lãnh đạo trong bài viết của
mình.
Lãnh đạo là một cách tiếp cận cuộc sống đặc biệt, một trong những điều
được cam kết với quy trình phát triển hướng tới sự hoàn thiện. Việc lãnh
đạo trở thành một phương tiện cho sự biến đổi cá nhân, cũng là một tác
nhân cho những thay đổi tích cực.
Có lẽ, hơn bất kỳ kỷ nguyên nào khác trong lịch sử, những thách thức có
tính lịch sử, môi trường, đạo đức của thời đại chúng ta đòi hỏi một tầm
nhìn về việc lãnh đạo. Chúng ta cần nhiều nhà lãnh đạo - những người
truyền cảm hứng không chỉ bằng việc làm những điều tốt cho chính họ
mà làm tốt cho cả thế giới. Nhưng chúng ta phát triển các nhà lãnh đạo
như vậy như thế nào? Dù những năm gần đây, chúng ta đã chú ý nhiều
vào việc phát triển lãnh đạo, chúng ta vẫn thiếu mô hình chung để hiểu
biết lãnh đạo là gì và phát triển nó như thế nào.
Nhiều năm trước, tôi bắt gặp một mô hình có tính trực giác và bắt buộc,
cả cho sự đơn giản lịch lãm của nó và cho các tiềm năng vốn có cho việc
hoàn thiện con người. Mô hình này nổi bật từ việc nghiên cứu các nền
văn hoá đa dạng trên thế giới.
Các nhà nhân loại học và tâm lý học đã phát hiện ra rằng, những nền văn
hoá này chia sẻ sự tương đồng không thể nhầm lẫn trong quan điểm về
việc cần những gì để trở thành một con người hiệu quả: 4 hoặc 5 sự hiểu
biết được khắc hoạ thông qua sự định hướng chủ yếu của la bàn. Cơ cấu
cổ này mang lại sự hướng dẫn cho việc phát triển và hiệu quả cá nhân
mà trụ lại qua sự đánh giá của thời gian hàng ngàn năm. Mỗi hướng đại
diện cho sự hiểu biết đặc biệt với việc học tập, liên hệ và sống trong sự
hoà hợp với thế giới. Toàn bộ, sự định hướng là biểu tượng cho sự hoàn
hảo và cân bằng, chúng mang lại sự hiểu biết bản thân và nhận ra tiềm
năng đầy đủ của một người.
Mục đích của cuộc sống là tìm kiếm sự tự hiểu biết và phát triển tới độ
hoàn thiện bằng việc tiếp cận với sự hiểu biết của những hướng khác, và
trong đó tiến tới một nơi cân bằng và những điều tốt đẹp, điều để lãnh
đạo và ảnh hưởng tới những người khác.
Theo như mô hình cổ, mỗi sự hiểu biết có cả khoảng sáng và khoảng tối.
Khoảng sáng trở thành khoảng tối khi nó được sử dụng để chứng thực
bản ngã và phục vụ cho sở thích cá nhân - thường bởi vì một nỗi ám ảnh
hoặc sự không an toàn. Kết quả là, người ta có xu hướng nhấn mạnh
quan điểm của họ thành quan điểm của việc biến một điểm mạnh thành
điểm yếu, tạo ra các chướng ngại để phát triển ảnh hưởng cá nhân, học
hỏi, và các mối quan hệ hiệu quả. Do đó, mô hình này mang lại sự hiểu
biết không chỉ về hiệu quả cá nhân mà cũng về cả sự chệch hướng cá
nhân.
5 hiểu biết của việc lãnh đạo
Hướng Đông: Sự hiểu biết trí tuệ - hiểu biết thế giới
Đầu tiên là sự hiểu biết trí tuệ. Con người luôn tìm kiếm, đòi hỏi và nắm
giữ kiến thức. Ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo nằm trong chuyên môn
của họ và sự nắm bắt tri thức về nghề nghiệp và công việc. Kỹ năng kỹ
thuật của họ, suy nghĩ có lí trí và mục tiêu, bộ óc hướng đến số liệu có
thể khuyến khích họ thấy được thực tế rõ ràng và khách quan. Họ lãnh
đạo bằng việc chú ý tới chi tiết, hỏi những câu hỏi quan trọng, chia sẻ
hiểu biết và dạy lại những người khác. Họ cũng nắm giữ và chia sẻ sự
tinh thông về viễn cảnh của tất cả. Đây là nhà lãnh đạo như một chuyên
gia, và nhà lãnh đạo như người huấn luyện và hướng dẫn.
* Khoảng sáng:
- Sự tò mò tri
thức
- Khách quan
- Tập trung
vào thực tế,
hiện tại
- Có hệ thống và trật
tự
- Có logic và
dựa trên lí trí
- Kiến thức công việc
và kỹ thuật và sự
nhạy bén
Orit Gadiesh, Chủ tịch của Bain & Company, là
một minh chứng cho sức mạnh của sự hiểu biết tri
thức. Gadiesh là một chuyên gia được thừa nhận
rộng rãi trong việc phát triển chiến lược tổ chức, nhưng bà mang lại kết
quả cho khách hàng bằng việc đầu tiên thiết lập các thực tế như điểm
xuất phát. Với bà, “thông tin là nền tảng cho giải pháp đúng, một điều
phải thực tế và phải giành được”.
Để một chiến lược thành công, nó phải được dựa trên thực tế chứ không
phải suy nghĩ mong muốn. Bà quan tâm tới việc tìm kiếm sự thật và phát
triển các giải pháp có nền tảng là sự thật. Do đó, bà dành hầu hết thời
gian để lắng nghe khách hàng, đặt các câu hỏi và phân tích các số liệu để
phát triển khả năng nắm bắt tình huống. Bà gắn kết mọi cấp độ của tổ
Orit Gadiesh
chức vào quy trình mà sự hiểu biết luôn được chia sẻ. Điều đó nghĩa là
làm việc với mọi người ở mọi cấp độ, xây dựng mối quan hệ mà mang
lại quyền sở hữu cho khách hàng, và đôi khi nói với họ những điều họ
không muốn nghe.
Khoảng tối của sự hiểu biết tri thức đến từ một nỗi ám ảnh của việc sai
lầm hoặc không biết. Khi điều gì đó phát sinh bên ngoài mức độ hiểu
biết hiện tại, những người thuộc kiểu này cảm thấy sợ hãi, thậm chí bị đe
doạ. Vì thế, họ nắm chắc quan điểm và trở nên cứng nhắc, không thiên
vị và quá nghiêm trọng với những người khác. Họ trở nên xét nét các chi
tiết, để mất hiểu biết về bức tranh lớn, và dễ trở nên bực bội, thậm chí
giận giữ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự cứng nhắc, thiếu nhạy cảm và
mất khả năng thấy được bức tranh lớn là các lí do cơ bản cho việc chệch
hướng lãnh đạo.
* Khoảng tối:
- Cố định và chặt
chẽ
- Tập trung vào
chi tiết
- Không thể thấy
bức tranh lớn
- Không thoải mái
với sự mơ hồ
- Cứng nhắc và
không linh hoạt
- Không nhạy cảm
Hướng Nam: Sự hiểu biết cảm xúc - đánh thức trái tim
Tiếp theo là sự hiểu biết cảm xúc. Nó là nơi sự kích thích tri thức của
hướng đầu tiên được làm giàu và sâu sắc thông qua cảm giác và phản
ứng cảm xúc. Những sự lấn át trong sự hiểu biết này được tập trung vào
con người và thúc đẩy các mối quan hệ vững mạnh và hỗ trợ. Với họ,
cách mọi thứ được thực hiện cũng quan trọng như việc gì được thực
hiện. Họ có thể nhận ra và quản lý cảm giác và cảm xúc của họ và của
những người khác. Họ quan tâm đến con người và các kỹ năng xã hội:
người lắng nghe tốt, người truyền thông tốt, mạng lưới, thành viên. Họ
cũng quan tâm đến việc giúp những người khác và trao quyền của họ để
họ làm việc tốt nhất có thể. Đây là một nhà lãnh đạo phục vụ và nhà lãnh
đạo như một con người.
* Khoảng sáng:
- Nhận thức cảm
xúc và cảm thông
- Hướng vào việc
phục vụ
- Các giá trị được
định hướng
- Hợp tác
- Giỏi xây dựng
quan hệ
- Lắng nghe và
truyền thông tốt
Huấn luyện
Mike Krzyzewski, huấn luyện viên của đội bóng rổ của
trường đại học Duke, là một minh chứng tốt về việc hiểu
biết cảm xúc. Krzyzewski - thường được gọi là huấn luyện
viên K, nói rằng ông không huấn luyện việc chiến thắng trong trận đấu,
mà hơn thế, ông huấn luyện một nền văn hoá chiến thắng. Với ông, huấn
luyện không chỉ là dạy bóng rổ - nó là văn hoá, sự trung thực, làm việc
nhóm và vượt qua sở thích bản thân để hỗ trợ những người khác trong
việc phục vụ một mục đích lớn hơn. Như một ví dụ của việc định hướng
nhóm, ông ta kể các câu chuyện về việc hai người bạn đến muộn chuyến
xe của nhóm. Không ai biết họ ở đâu, cũng không ai gọi. Thậm chí, sau
đó khi họ đến và nghe chuyện họ đã ngủ quên, huấn luyện viên
Krzyzewski tự hỏi tại sao những người khác không kiểm tra lại quân số.
Vì thế, thay vì quở trách họ, ông nói với nhóm về việc một nhóm có
nghĩa là gì. “Nếu một trong số chúng ta bị muộn”, ông nói “tất cả chúng
ta sẽ muộn”.
Với Krzyzewski, làm việc nhóm là tôn trọng lẫn nhau và quan tâm đến
người khác, nhưng không đơn giản là chiến thắng trò chơi. Khoảng tối
của sự hiểu biết cảm xúc phát sinh từ sự ám ảnh của việc không đầy đủ
và biểu thị như cảm xúc hướng vào bên trọng - cảm xúc khác trở thành
cảm xúc tự bản thân. Vì thế, dù bóng tối đang che phủ các ý tưởng về
mọi việc của họ, khoảng tối sự hiểu biết cảm xúc bao trùm cảm giác của
chính họ. Họ xem họ quá nghiêm khắc, dựa vào những người khác để có
viên
Krzyzewski
được sự tán thành và nhạy cảm với sự phê bình. Và vì sự hoà hợp là quá
quan trọng với họ, họ cũng né tránh xung đột. Sự không dứt khoát, quá
nhạy cảm và phụ thuộc là các nhân tố chính khiến họ chệch hướng.
* Khoảng tối:
- Quá nhạy cảm
- Có xu hướng cảm
thấy tội lỗi về sự
khác biệt
- Thiếu dứt khoát - Tránh xung đột
- Thiên về làm
mọi việc một
cách cá nhân
- Tự hào quá mức
Clint Sidle
Leader to Leader
Nguyệt Ánh (dịch)
(Còn nữa)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_hieu_biet_cua_viec_lanh_dao_phan_1__922.pdf
- 5_hieu_biet_cua_viec_lanh_dao_phan_2__5149.pdf