MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
1. Chương 1. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG 3
1.1. Bộ phận xây dựng chiến lược 3
1.2. Chiến lược tổng thể 3
1.3. Mục tiêu của Chiến lược tổng thể 4
2. Chương 2. KẾ HOẠCH BÁN HÀNG 4
2.1. Dự báo bán hàng 4
2.2. Sự cạnh tranh: 5
2.3. Định hướng cạnh tranh: Cạnh tranh với các đối thủ bằng: 6
2.4. Phân tích thói quen tiêu dùng và hệ thống cửa hàng bán lẻ 7
2.5. Quản trị bán hàng 7
2.6. Mô hình tổ chức bán hàng của Công ty 9
2.7. Chiến lược và phương thức Bán hàng 10
3. Chương 3. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG 11
3.1. Đại lý theo hợp đồng 11
3.2. Nhân viên bán hàng của Công ty 12
3.3. Lựa chọn nhân viên bán hàng 13
3.4. Đào tạo nhân viên bán hàng 14
3.5. Đào tạo Khách hàng - những nhân viên bán hàng siêu việt! 16
4. Chương 4 QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI 17
4.1. Các hình thức quảng cáo 17
4.2. Khuyến mại 18
5. Chương 5 DOANH NGHIỆP VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 18
5.1. Giới thiệu về doanh nghiệp 18
5.2. Sơ đồ tổ chức: 18
5.3. Bộ phận và Chức năng 20
6. Chương 6 GIỚI THIỆU VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TĂM TRE CAO CẤP 21
6.1. Yếu tố hình thành 21
6.2. Đặc trưng của sản phẩm tăm tre cao cấp 22
6.3. Quy trình sản xuất 22
6.4. Yêu cầu về lao động cho dây chuyền 23
6.5. Định giá cho sản phẩm 24
6.6. Phương thức tiêu thụ sản phẩm 24
6.7. So sánh lợi thế cạnh tranh 24
6.8. Chi phí và lợi nhuận 25
7. Chương 6 CÁC VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH 26
7.1. Vốn cho kế hoạch sản xuất tăm tre cao cấp 26
7.2. Phát triển sản xuất 26
7.3. Phân bổ hoa hồng phân phối sản phẩm 26
7.4. Phân bổ lợi nhuận 27
7.5. Rút vốn đầu tư 27
8. Chương 8: PHỤ LỤC 28
1.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 5 kế hoạch kinh doanh tăm tre cao cấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hói quen tiêu dùng tăm tre cao cấp là khâu then chốt của việc bán hàng, nó là chìa khóa mở toang cánh cửa thị trường 86 triệu dân Việt Nam trong số đó có 60 triệu người sử dụng tăm tre hàng ngày tương đương với 180 triệu chiếc mỗi ngày và mỗi tháng có hơn 5 tỷ chiếc tăm được sử dụng.
Các Hội, Đoàn thể, Trường học cũng là kênh phân phối hiệu quả với sản phẩm tăm tre cao cấp. Thông qua các tổ chức này để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, cũng là một cách tạo thói quen tiêu dùng đồng thời xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Các phương thức bán hàng
Bán hàng thông qua các kênh phân phối sẵn có trong thời kỳ đầu
Hiện tại năng lực sản xuất của các cơ sở khác còn hạn chế, sản phẩm tăm tre cao cấp xuất hiện chưa nhiều trên thị trường nên việc bán sản phẩm chưa đóng gói cho các cơ sở sản xuất khác và các đại lý đầu mối tiêu thụ lớn (Chấp nhận bán cho họ với giá xuất xưởng) cũng là một cách tạo thói quen tiêu dùng cho mọi người, mọi nhà.
Cách bán hàng này có các lợi ích như tránh sự cạnh tranh của các cơ sở sản xuất khác, duy trì giá bán lẻ như hiện tại. Mặt khác, doanh số bán hàng cao trong thời gian tiếp cận thị trường nhằm mục tiêu nhanh thu hồi vốn.
Bán hàng cho các tổ chức ( các Hội, Đoàn thể, Nhà trường)
Mặc dù các tổ chức này không phải là các đơn vị kinh doanh nhưng có lợi thế là có lượng khách hàng “tự nguyện” lớn.
Bất kỳ tổ chức nào cũng cần có tài chính để duy trì hoạt động, do đó để họ tham gia vào khâu bán lẻ và được hưởng hoa hồng bán lẻ là cách hợp tác hai bên cùng có lợi. Vì họ không phải là người kinh doanh nên phải xây dựng chương trình bán hàng dành riêng cho đối tượng này để duy trì doanh số ổn định. Đây cũng là cách tạo thói quen tiêu dùng hiệu quả, cách quảng bá sản phẩm đến nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội và có chi phí thấp nhất.
Xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp
Hệ thống phân phối chuyên nghiệp là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh doanh tăm tre cao cấp. Nó quyết định sự tăng trưởng kinh doanh, thậm chí quyết định sự tồn tại của sản phẩm đồng thời việc định vị sản phẩm trên thị trường cũng dựa vào hệ thống này.
Giá bán lẻ được ấn định bởi lãnh đạo Công ty tùy theo tình hình thị trường nhưng tối thiểu phải bằng 150% giá xuất xưởng.
Hệ thống phân phối có 2 cấp:
Đại lý cấp I có trách nhiệm xây dựng, đào tạo hệ thống đại lý cấp II tại các thành phố thị xã trên cả nước. Liên hệ, xây dựng và đào tạo cho các đối tượng khách hàng là tổ chức đoàn thể kể cả các tổ chức đoàn thể do đại lý cấp II xây dựng.
Đại lý cấp II có trách nhiệm xây dựng Hệ thống khách hàng của mình với đối tượng mua hàng số lượng lớn như: Siêu thị, hộ kinh doanh, khách sạn, nhà hàng, người kinh doanh tiệc, cỗ bàn và các tổ chức đoàn thể.
Chương 3. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ BÁN HÀNG
Lực lượng bán hàng là cầu nối cơ bản nhất giữa Công ty và thị trường. Lực lượng bán hàng bao gồm hai nhóm sau: 1) Đại lý theo hợp đồng; 2) Nhân viên bán hàng của Công ty.
Đại lý theo hợp đồng
Các dạng Đại lý phổ biến
Loại đại lý theo hợp đồng phổ biến nhất là Đại diện nhà sản xuất. Họ là những cá nhân, hiệp hội, hội buôn hoạt động độc lập, đại diện cho hai hay nhiều nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, trong một vùng lãnh thổ quy định, hưởng hoa hồng đại lý (commission). Những đại lý độc lập này thường còn được gọi là đại lý hoa hồng, đại lý tiêu thụ hay đại lý bán hàng hay môi giới.
Đặc điểm của Đại lý: Một đại lý của nhà sản xuất có thể là một bộ phận trong kênh phân phối của công ty một cách lâu dài hay tạm thời và chúng thường mang đặc điểm chung sau:
Những đại lý này có số lượng nhân viên bán hàng nhất định, họ có sự phân chia khu vực địa lý ổn định, đảm bảo phục vụ số khách hàng trong vùng một cách nhanh chóng.
Thông thường họ kinh doanh rất nhiều sản phẩm tương đối giống nhau, nhưng không mang tính cạnh tranh.
Ngoài ra, những hoạt động không mang tính bán hàng sẽ ít được ưu tiên hơn, do những hoạt động ấy không đem lại mức gia tăng doanh số khoản hoa hồng đại lý của họ như hoạt động bán hàng. Đại diện nhà sản xuất được sử dụng nhiều nhất để tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp.
Nhân viên bán hàng của Công ty
Vai trò của Nhân viên bán hàng.
Nhân viên bán hàng là những người trực tiếp thực hiện chiến lược marketing và phân phối sản phẩm của Công ty. Do đó, việc xây dựng mô hình tổ chức bán hàng đòi hỏi phải có sự thấu hiểu từng loại lực lượng bán hàng, chỉ tiêu của chiến lược phân phối và phù hợp với từng thị trường, đồng thời tạo điều kiện để lực lượng bán hàng thực hiện thành công chiến lược công ty.
Yêu cầu cơ bản đối với một nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp sẽ giải đáp trôi chảy mọi thắc mắc của khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ từ đó kết quả bán hàng đương nhiên sẽ khả quan hơn. Nhân viên bán hàng phải có kiến thức cụ thể về sản phẩm và về thị trường mà sản phẩm đang hiện diện. Đối với một nhân viên bán hàng giỏi còn phải biết rõ đối thủ cạnh tranh đang bán món hàng gì và bán ra sao. Họ còn phải luôn cập nhật thông tin, kiến thức thông qua các khóa đào tạo về bán hàng, các buổi hội nghị, hội thảo liên quan đến hoạt động bán hàng.
Chế độ đãi ngộ với nhân viên bán hàng
Động viên bằng một hệ thống đãi ngộ hợp lý: Hãy thiết kế một chế độ lương thưởng hợp lý trước khi tuyển dụng nhân viên bán hàng. Phương pháp trả hoa hồng dựa trên doanh số bán ra thường được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu được đảm bảo bằng một mức lương cơ bản tối thiểu sẽ làm cho họ yên tâm hơn trong những thời điểm khó khăn.
Sử dụng các công cụ động viên phi tài chính: Mọi người thích được công nhận và đánh giá cao vì đã hoàn thành tốt công việc, họ cũng mong muốn các nhà quản lý đang lắng nghe ý kiến đóng góp của họ và nhanh chóng hành động để giải quyết các vấn đề khúc mắc giúp họ. Điều này cũng rất quan trọng vì họ cảm nhận được sự tôn trọng và thấy mình luôn là thành viên của tổ chức. Các yếu tố khác như cho phép nghỉ hè, chính sách chăm sóc sức khoẻ hợp lý, giúp đỡ tài chính khi nhân viên đi khám bệnh... sẽ giúp Công ty giữ chân những nhân viên bán hàng xuất sắc.
Lựa chọn nhân viên bán hàng
Tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên bán hàng
Các ứng viên phải có tính cách sau: Tự tin; Sẵn sàng đón nhận thách thức; Kiên trì; Ham muốn học hỏi; Có giải pháp thích hợp với những lời từ chối; Biết lắng nghe; Sẵn sàng cạnh tranh; Có động cơ làm việc vì tiền cao.
Quá trình lựa chọn được tiến hành qua 5 bước sau:
Qua bản đánh giá tóm tắt và hình thức xin việc: Bản tóm tắt chứa thông tin căn bản, quan trọng về người xin việc như: mục tiêu làm việc, trình độ học vấn, và quá trình làm việc. Chúng là một công cụ quan trọng cho quyết định sàng lọc đầu tiên. Nếu bản tóm tắt thỏa mãn, ứng viên được kế hoạch để phỏng vấn cá nhân.
Phỏng vấn cá nhân: Là phương pháp đánh giá người dự tuyển cho vị trí bán hàng được sử dụng rộng rãi nhất. Thành công của một nhân viên phụ thuộc cơ bản vào khả năng giao tiếp rành mạch và tích cực. Như vậy phỏng vấn cá nhân tự nó đã trở thành diễn đàn tuyệt vời để kiểm tra các kỹ năng giao tiếp của người dự tuyển. Một số câu hỏi thường dùng:
Cái gì làm bạn tin rằng bạn có thể bán hàng? Câu hỏi này được đưa ra để thách thức người được phỏng vấn cam kết bán hàng.
Tại sao bạn muốn làm việc cho Công ty này? Câu hỏi về lý do đặc biệt mong muốn làm việc trong Công ty
Bạn thích làm gì trong năm tới?. Trọng tâm của câu hỏi này để xác định người xin việc đã hình thành những mục đích nào.
Bạn đã có kế hoạch nào để đạt được mục đích này? Nó được đưa ra để xác định, người xin việc có thể phát triển các kế hoạch đạt mục đích hay không. Người phỏng vấn cũng hỏi những kinh nghiệm nào đóng góp vào việc đạt được mục đích này, Công ty sẽ đóng góp như thế nào.v…v.
Vấn đề trăn trở nhất của bạn trong công việc cũ và bạn đã vượt qua nó như thế nào? Câu hỏi này dùng để kiểm tra sự thừa nhận vấn đề của người xin việc và các qui trình giải quyết. Câu hỏi tiếp theo có thể hỏi anh (chị) ta sẽ giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau bây giờ không và tại sao.
Có thể dùng tình huống bán hàng thực để phỏng vấn. Ví dụ, người xin việc có thể được yêu cầu “bán” cho người phỏng vấn một vật dụng thường như một gạt tàn thuốc hoặc bộ viết mực và viết chì.
Phỏng vấn tiếp theo: Giai đoạn tiếp theo mức độ của phỏng vấn có cường độ mạnh hơn với những người dự tuyển dựa vào các mặt như: năng lực hoạt động xã hội, mục đích cam kết, tính cách cá nhân, các kỹ năng giao tiếp và phù hợp với Công ty.
Những đánh giá chính thức: Đánh giá chính thức bằng các bài Kiểm tra trắc nghiệm; Kiểm tra năng lực; Kiểm tra khuynh hướng; Kiểm tra sự thích thú; Kiểm tra trí thông minh;
Quyết định lựa chọn: Có thể có những ứng viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, nhưng trong một số trường hợp ứng viên không đáp ứng được hết các yêu cầu. Tùy theo nhu cầu, Công ty có thể lựa chọn những ứng viên tốt nhất và đào tạo bổ sung.
Đào tạo nhân viên bán hàng
Chương trình đào tạo của Công ty chia làm hai loại: Đào tạo nâng cao cho nhân viên cũ; Đào tạo nhân viên mới :
Đào tạo nâng cao cho nhân viên cũ: Lý do đào tạo
Các bạn hàng có những phương pháp kinh doanh mới mà chúng đòi hỏi phương pháp bán hàng mới.
Các nhân viên bán hàng đã học những thói quen xấu, làm tắt kỹ thuật bán hàng nên cần đào tạo lại.
Các hoạt động cạnh tranh mới trong sản xuất sản phẩm, kỹ thuật bán hàng hoặc các phương tiện bán hàng.
Các kỹ thuật mới giúp cho nhân viên bán hàng làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn.
Công ty có sản phẩm mới, quá trình công nghệ mới rằng đòi hỏi khách hàng mới, thị trường mới và các phương pháp mới để thực hiện.
Đào tạo nhân viên mới :
Nếu nhân viên mới ngay từ đầu được đào tạo cụ thể và đầy đủ, họ có nhiều cơ hội hoàn thành công việc và họ cần được đào tạo để đáp ứng hai yêu cầu căn bản: Tăng cường kiến thức và kinh nghiệm và chuẩn bị tính xã hội hóa.
Tăng cường kiến thức và kinh nghiệm: Mục tiêu bao gồm: dạy cho các nhân viên mới nhận thức được các tình huống bán hàng thông thường và sử dụng các phương pháp thích hợp để giải quyết chúng.
Chuẩn bị tính xã hội hóa: Mục tiêu của xã hội hóa gồm: bước đầu làm quen của các nhân viên mới với công việc, với môi trường làm việc.
Chương trình đào tạo.
Tuyên bố: Tôi nghe và tôi nhớ. Tôi thấy và tôi biết. Tôi làm và tôi hiểu
Nội dung chương trình:
Kiến thức: Người học có thể được cung cấp các tình huống, kiến thức cơ bản ở năm lĩnh vực: Công ty, sản phẩm, quá trình bán hàng, khách hàng và thị trường.
Kiến thức Công ty: Gồm lịch sử Công ty, các chính sách hiện hành, các thủ tục hành chính, thu nhập, các chương trình hành động, các tiêu chuẩn pháp lý, tiêu thụ, chính sách khen thưởng, các chỉ tiêu báo cáo thường xuyên.
Kiến thức sản phẩm: Các nhân viên mới cần được học cẩn thận về các sản phẩm và các dịch vụ mà họ sẽ bán và cạnh tranh. Điều này gồm các đặc trưng kỹ thuật, các tiêu chuẩn tiến hành, các yêu cầu của khách hàng đặc biệt, các yếu điểm và bất kỳ những sai sót. Nhân viên cần biết các ưu điểm và yếu điểm sản phẩm của Công ty và sản phẩm của đối thủKiến thức khách hàng: Để thành công các nhân viên cần hiểu tường tận các khách hàng và các viễn cảnh ở khu vực của họ. Các nhu cầu, nguồn ảnh hưởng của cạnh tranh và các ưu điểm của khách hàng là một lĩnh vực quan trọng mà một nhân viên mới cần biết và cần có khả năng để phối hợp đưa chúng vào quá trình bán hàng.
Kiến thức thị trường: Một nhân viên cần biết và hiểu cái gì đang xảy ra ở thị trường, nơi mà anh (chị) ta hoạt động. Điều này gồm các thông tin như về các đối thủ và các hoạt động cạnh tranh của họ, các phát triển về công nghệ và các xu hướng và các điều kiện kinh tế.
Các kỹ thuật bán hàng:
Các nhân viên phải học cách bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty một cách hợp lý.
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng đọc, viết, nói, nghe, ứng xử với khách hàng vv.
Thực hiện:
Bài giảng: Đây là phương pháp có hiệu lực nhất cho việc trình bày kiến thức các yếu tố căn bản, sử dụng giao tiếp sơ đẳng một chiều. Phương pháp này gồm thông tin về lịch sử Công ty, cơ cấu thị trường, các chính sách của Công ty.v…v. Phương pháp này cũng được sử dụng để đưa ra các thông tin về kiến thức và mẫu để thảo luận tình huống, đóng kịch và làm bài tập kỹ năng. Bài giảng của học viên có thể được tăng cường và củng cố nhờ sử dụng các phụ trợ nghe nhìn như phim, băng video, phim slides và bảng biểu.
Thảo luận tình huống: Nhằm thúc đẩy sự tham gia của học viên và xuất hiện giao tiếp hai chiều, thảo luận tình huống có thể được áp dụng. Các tình huống có thể được sử dụng để minh họa các chủ đề quan trọng như: tình huống bán, các vấn đề thời gian và khu vực, các yêu cầu sản phẩm và các vấn đề bán hàng khác.
Đóng kịch: Học viên bán hàng sau khi được giới thiệu các kỹ năng bán hàng thực sự, được yêu cầu đóng vai nhân viên bán hàng hoặc khách hàng trong một trường hợp bán hàng. Người học viên đóng vai nhân viên bán hàng có cơ hội thực hiện những gì mình đã học. Nhân viên đóng vai khách hàng, bắt đầu hiểu được nhận thức và các phản ứng của người mua. “Người mua” có thể là nhà quản trị bán hàng, người đào tạo hoặc một số người đặc biệt được đào tạo cho vai này.
Đánh giá kết quả khóa học: Đánh giá chất lượng khóa học không đơn thuần là cảm nhận của những người tham gia. Một khóa học tốt chỉ được công nhận khi có kết quả bán hàng của nhân viên tham gia.
Đào tạo Khách hàng - những nhân viên bán hàng siêu việt!
Đội ngũ bán hàng hiệu quả nhất đó chính là những khách hàng nhiệt thành. Lý do rất đơn giản: dù không được trả tiền nhưng một khách hàng thỏa mãn với sản phẩm/dịch vụ nào đó họ sẽ tự nguyện đóng vai “nhà truyền giáo”. Họ chính là những người sẽ quảng bá rộng rãi về sản phẩm/ dịch vụ đó và biến bạn bè, gia đình, đồng nghiệp của họ thành khách hàng mới.
Phương pháp đào tạo khách hàng – Kỹ năng quan trọng của nhân viên bán hàng
Xây dựng một chương trình giới thiệu: Điểm khởi đầu dễ dàng nhất là trực tiếp đề nghị khách hàng giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ của Công ty. Đầu tiên, nhân viên bán hàng gửi đi những bức thư hay bưu thiếp, trong đó đề cao sự quan tâm của họ và rất mong mọi người tiếp tục giúp đỡ để có thêm nhiều khách hàng mới. Đồng thời, nhân viên bán hàng cũng cần khẳng định rằng Anh ta (Chị ta) cùng với Công ty luôn nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của họ. Có thể khích lệ sự phản hồi của khách hàng bằng cách như giảm giá cho đơn đặt hàng tiếp theo hay một phần quà nhỏ khi họ giới thiệu được thêm một khách hàng mới. Để tiếp tục phát triển đội ngũ nhân viên bán hàng siêu việt này, các chương trình giới thiệu được gửi đến từng khách hàng mới trong vòng một vài ngày sau khi họ mua sắm kèm theo đó là những giấy chứng nhận về chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà Công ty cung cấp. Ngoài ra còn phải gửi những tài liệu này tới các khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng.
Quảng bá hình ảnh một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp: Việc quảng bá hình ảnh bản thân của nhân viên bán hàng không đơn giản là tự giới thiệu về mình bằng lời nói, nó phải được thể hiện bằng cử chỉ, hành động, cách giao tiếp với mọi người và trong giao dịch với khách hàng. Một câu chuyện hài, câu chuyện tình cảm hoặc nêu ra một vấn đề bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội có thể tạo ra sự quan tâm của mọi người, nhân viên bán hàng phải biết vận dụng tùy theo hoàn cảnh cụ thể, phương châm đặt ra là bán hàng “mọi lúc, mọi nơi”
Điều quan trọng ở đây là nhân viên bán hàng phải thành thật và chỉ khuếch trương những gì Anh ta (Chị ta) thật sự tin tưởng. Theo các chuyên gia bán hàng, những lời giới thiệu, lời truyền khẩu của khách hàng hiệu quả gấp 10 lần so với các phương thức tiếp thị khác, nó hiện hữu ở mọi nơi và đồng nghĩa với việc sản phẩm sẽ xuất hiện ở nơi đó.
Chương 4 QUẢNG CÁO VÀ KHUYẾN MẠI
Các hình thức quảng cáo
Quảng cáo trên phương tiện truyền thông
Quảng cáo trên truyền hình: Quảng cáo sản phẩm trên truyền hình TW được nhiều người nhưng chi phí cao: 60 triệu đồng/phút (3.100 USD/phút). Quảng cáo sản phẩm trên truyền hình địa phương có chi phí thấp hơn nhưng số lương người xem truyền hình địa phương thấp.
Quảng cáo trên báo chí: Quảng cáo trên báo chí có chi phí khoảng 30 triệu đồng/ trang/báo/ lần.
Quảng cáo trên internet: Quảng cáo trên internet có chi phí khoảng 27 triệu đồng/ ngày với các báo điện tử lớn của Việt Nam như: www.24h.com.vn; www.dantri.com.vn; www.vnexpress.net; một số báo điện tử khác có giá quảng cáo thấp hơn nhưng số lượng người truy cập ít hơn nhiều lần.
Quảng cáo tại cửa hàng bán lẻ
Quảng cáo bằng pano, tờ rơi, hộp, khay, kệ bán hàng có logo hoặc thương hiệu của sản phẩm: Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất bởi thời gian mua hàng của khách hàng tối thiểu là 1 phút đôi kéo dài đến 30 phút và trong thời gian đó trong đầu họ chỉ nghĩ đến mua sắm hàng hóa. Đồng thời chi phí cho phương pháp quảng cáo này thấp hơn nhiều lần so với các hình thức quảng cáo khác.
Quảng cáo bằng cách tặng sản phẩm mẫu cho người tiêu dùng tại các cửa hàng hoặc ở khu vực đông người qua lại. Hình thức quảng cáo này là hình thức người tiêu dùng tự quảng cáo: Một người được nhận sản phẩm khuyến mại họ sẽ nói về sản phẩm đó cho gia đình, bạn bè của họ biết. Lúc này hiệu quả quảng cáo sẽ ở cấp số nhân.
Quảng cáo tại Cửa hàng bán lẻ cho sản phẩm Tăm tre cao cấp trên toàn quốc là một sự lựa chọn của chúng tôi.
Khách hàng tự Quảng cáo
Quảng cáo hiệu quả nhất chính là để người tiêu dùng giới thiệu với nhau về sản phẩm họ sử dụng. Do đó, kế hoạch kinh doanh sản phẩm tăm tre cao cấp áp dụng hình thức quảng cáo sau:
Tặng tăm tre cao cấp cho một số cuộc liên hoan hội nghị, hội thảo, tiệc cưới. Bao bì sản phẩm có hình thức nổi bật và ghi rõ mục đích quảng cáo.
Tổ chức cuộc thi thiết kế bao bì cho sản phẩm tăm tre cao cấp trên internet thông qua Website của Công ty Tổ chức cuộc thi xếp tăm mô hình công trình nổi tiếng như tháp Pisa, Eiffel, tàu Titanic vv.. trên toàn quốc, tài trợ cuộc thi cho một số trường học làm điểm nhấn.
Khuyến mại
Khuyến mại bằng cách giảm giá
Khuyến mại bằng cách giảm giá hay được áp dụng với sản phẩm mới ra mắt thị trường hoặc sản phẩm có doanh số bán hàng bị giảm sút.
Khuyến mại bằng cách tặng quà.
Tặng một món quà cho khách hàng mua sản phẩm thường được áp dụng cho các sản phẩm mới thâm nhập thị trường. Các hình thức tặng quà như: Khách hàng mua sản phẩm được tặng một vật có giá trị nhỏ kèm theo; Mua hai tặng một; Mua sản phẩm được tặng điểm thưởng hoặc phiếu mua hàng giảm giá.
Lựa chọn hình thức khuyến mại
Chúng tôi lựa chọn hình thức khuyến mại bằng cách tặng quà. Nó phù hợp với tính cách của người Việt Nam và nó đảm bảo giá bán của sản phẩm được giữ nguyên.
Chương 5 DOANH NGHIỆP VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty TNHH khoa học công nghệ An Dương thành lập năm 2007 hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo máy móc công nghiệp. Thành viên sáng lập là Vũ Duy Ngư và Phan Thành Thiết, chúng tôi có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế máy móc và quản lý sản xuất.
Doanh thu hàng năm trên 1tỷ đồng. Lợi nhuận ròng/năm trên 200 triệu đồng.
Sơ đồ tổ chức:
Mô hình áp dụng: Mô hình quản lý của Kế hoạch kinh doanh tăm tre theo hình thức Công ty cổ phần. Tuy nhiên, có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện hiện tại.
Thời gian áp dụng: Mô hình này sẽ chính thức chuyển đổi thành mô hình Công ty cổ phần khi thực hiện giai đoạn 2 của Kế hoạch bằng cách chuyển đổi Cty TNHH khoa học công nghệ An Dương thành Công ty cổ phần hoặc thành lập Công ty cổ phần mới.
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KINH DOANH
P. NHÂN SỰ & PHÁT TRIỂN CTY
PHÒNG TC- KT
PHÒNG KỸ THUẬT
QUẢN LÝ SẢN XUẤT
MARKETTING
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
QUẢN LÝ THIẾT BỊ
CÔNG NHÂN VẬN HÀNH
BẢO VỆ, PHỤC VỤ XƯỞNG
NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
NHÂN VIÊN TIẾP THỊ
Ghi chú:
Đường gạch đậm: Điều hành trực tiếp
Đường gạch mảnh : Quản lý chuyên môn nghiệp vụ
Đường gạch đứt quãng: Quản lý mô hình, cơ cấu tổ chức.
Bộ phận và Chức năng
Hội đồng cổ đông: Bao gồm các nhà đầu tư góp vốn thực hiện Kế hoạch kinh doanh tăm tre cao cấp. Hội đồng cổ đông có quyền bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thay mặt cho Hội đồng cổ đông thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành kinh doanh.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý toàn bộ Kế hoạch. Quyết định chiến lược phát triển kinh doanh hằng năm. Quyết định mọi khoản đầu tư lớn như: Mở rộng dây chuyền sản xuất; Quyết định điều chỉnh mức lương, phụ cấp cho người lao động; Bổ sung mở rộng mặt hàng kinh doanh.
Giám đốc điều hành: Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:
Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày.
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý.
Phòng nhân sự & Phát triển công ty
Phòng nhân sự quản lý toàn bộ nhân sự. Tư vấn cho Giám đốc về sử dụng lao động hiệu quả.
Kết hợp với phòng ban khác xây dựng quy trình cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tư vấn cho Giám đốc điều chỉnh hoạt động kinh doanh đúng với luật pháp hiện hành.Xây dựng định hướng phát triển cho công ty.
Vạch lộ trình cụ thể cho mục tiêu từng giai đoạn.
Phòng kinh doanh
Quản lý toàn bộ các khâu từ sản xuất tới bán hàng.
Xây dựng lộ trình phát triển thị trường trong nước và ngoài nước.
Triển khai mục tiêu tăng trưởng từng giai đoạn theo lộ trình chung.
Quản lý hệ thống sản xuất đảm bảo năng suất đáp ứng nhu cầu thị trường.
Xây dựng các vùng nguyên liệu và các nhà cung cấp thiết bị, phụ liệu ổn định.
Phòng tài chính – kế toán
Quản lý nguồn vốn của Công ty.
Kiểm soát doanh thu và các nguồn thu khác.
Kiểm soát mọi khoản chi.
Tư vấn với Giám đốc về hoạt động tài chính, thuế phù hợp với pháp luật hiện hành.
Phòng kỹ thuật
Quản lý thiết bị sản xuất
Cải tiến, phát triển thiết bị máy móc phục vụ mục tiêu tăng trưởng.
Bộ phận Marketting
Xây dựng mạng lưới khách hàng truyền thống, phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng đáp ứng mục tiêu tăng trưởng từng giai đoạn.
Hoạt động theo mô hình chuẩn (Có bản hướng dẫn chi tiết)
Bộ phận bán hàng
Cung cấp hàng hóa kịp thời theo đúng đơn hàng.
Tổng hợp ý kiến khách hàng báo cáo Giám đốc, phòng ban liên quan.Hoạt động theo mô hình chuẩn (Có bản hướng dẫn chi tiết). phận sản xuấtSản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, số lượng theo yêu cầu.
Quản lý thiết bị máy móc.
Quản lý nguyên vật liệu
Hoạt động theo mô hình chuẩn (Có bản hướng dẫn chi tiết)
Chương 6 GIỚI THIỆU VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TĂM TRE CAO CẤP
Yếu tố hình thành
Hầu hết các sơ sở sản xuất tăm tre đều nhập máy móc, thiết bị từ Trung Quốc với công dụng chủ yếu để sản xuất tăm nhọn, trị giá dây chuyền dao động từ 200 triệu – 400 triệu/ dây chuyền, năng suất 200 Kg tăm nhọn/ Ca. Dù cho có sự cải tiến nhưng khi dùng dây chuyền trên để sản xuất tăm cao cấp (Tăm Giang) thì năng suất giảm xuống một nửa, tỷ lệ sản phẩm hỏng từ 30 – 50%.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực chế tạo máy móc. Chúng tôi đã sáng chế ra dây chuyền sản xuất tăm cao cấp có công suất 30.000 gói/ca (300 Kg tăm/ Ca). Giá trị thiết bị khoảng 300 triệu đồng, không bao gồm giá trị thiết kế công nghệ.
Với giá xuất xưởng dự kiến 1000đ/ gói sẽ cho doanh thu là 780 triệu/ tháng. Lợi nhuận ước tính trên 200 triệu/tháng.
Đặc trưng của sản phẩm tăm tre cao cấp
Sản phẩm tăm tre cao cấp do chúng tôi sản xuất từ nguyên liệu là cây Giang (cùng họ với cây tre) có tính dẻo dai kết cấu chắc, sợi tăm tròn nhẵn không cứng sắc như tre, nứa. Đây là đặc tính nổi bật tạo nên chiếc tăm có tính dẻo, không xơ sợi, bề mặt trơn nhẵn an toàn cho người sử dụng
Đặt vào vị trí người sử dụng, chúng tôi hiểu rằng sản phẩm không chỉ có tính tiện lợi, an toàn trong sử dụng mà còn phải có tính mỹ thuật. Với công nghệ sản xuất mới chúng tôi tạo ra chiếc tăm tròn, nhẵn có độ bóng cao, chiều dài bằng nhau, màu sắc tươi sáng, bao bì có hình thức đẹp, sử dụng tiện lợi.
Tăm tre rất dễ mốc, nếu không được sấy khô tiệt trùng, thật nguy hiểm khi dùng tăm mốc để xỉa răng. Tăm tre cao cấp do chúng tôi sản xuất được khử trùng khử khuẩn bằng nhiệt độ cao qua các công đoạn hấp, sấy tiệt trùng và khử mùi. Không hóa chất bảo quản chống nấm mốc – đó là tiêu chí đảm bảo an toàn vệ sinh mà chúng tôi cam kết thực hiện.
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất tăm tre cao cấp được thiết kế như sau:
Công đoạn Sơ chế : Ống Giang thu mua về đem cạo vỏ xanh ngoài, cắt bỏ đầu mặt, làm sạch.
Công đoạn gia công thô: Ống Giang sau khi sơ chế đưa vào Dây chuyền tạo ra các sợi tăm dài.
Công đoạn cắt thành sản phẩm: Sợi tăm dài sau phân loại được bó lại thành bó đưa vào máy cắt thành chiếc tăm theo chiều dài tiêu chuẩn.
Công đoạn sấy khô: Tăm được cho vào máy sấy để đạt độ khô cần thiết.
Công đoạn đánh bóng, làm nhẵn: Tăm sau khi sấy khô đưa qua máy đánh bóng để tạo độ bóng cho chiếc tăm.
Công đoạn khử trùng: Tăm sau khi đánh bóng, phân loại đưa vào thiết bị khử trùng, khử khuẩn (không dùng hóa chất).
Công đoạn đóng gói:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_hoach_kinh_doanh_tam_tre_cao_cap_3088.doc