5 nguyên tắc cho việc lãnh đạo

Hành động không phải là nhiệm vụ của các tổ chức, mà là của cá nhân.

Các tổ chức không cứu mạng chúng ta, mà đó là do các cá nhân. Các tổ

chức không tạo ra các sản phẩm có tính chất đột phá mà do các cá nhân.

Các tổ chức không kiếm tiền một cách bất hợp pháp mà do các cá nhân.

Như vậy, lãnh đạo chính mang tính chất cá nhân.

Để tạo ra sự khác biệt này là rất quan trọng, bởi vì cuối cùng thì tất cả

mọi người chúng ta đều phải nhận trách nhiệm cá nhân cho tất cả những

gì mà chúng ta làm. Hành động tạo ra các kết quả, và chúng ta phải giải

thích cho chính mình.

pdf10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 5 nguyên tắc cho việc lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 nguyên tắc cho việc lãnh đạo Lãnh đạo là mối quan hệ giữa những người muốn lãnh đạo và những người được chọn để đi theo. Đôi khi, mối quan hệ đó là 1-1: một lãnh đạo, một nhân viên; đôi khi, nó là 1- nhiều người: một lãnh đạo - nhiều nhân viên. Tuy nhiên, dù cấp dưới của bạn có là 1, 100 hay 1.000, cũng đừng chú ý tới nó, bởi về căn cốt, lãnh đạo là một mối quan hệ, chứ không phải tỷ lệ giữa các con số. Chúng tôi đã tiến hành các cuộc nghiên cứu về mối quan hệ này trong vòng hơn hai thập kỉ. Chúng tôi đã yêu cầu mọi người nói với chúng tôi điều mà họ ngưỡng mộ và muốn có ở một lãnh đạo, người mà người khác sẵn sàng đi theo sự chỉ huy điều khiển của người đó. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi này đối với những người thuộc các loại tổ chức, ở mọi lứa tuổi, cả người trẻ người già, cả nam nữ, cả những người phân phối cá nhân đến các nhà điều hành quản trị, ở tất cả các nơi trên thế giới. Nhiều người nghĩ rằng, với chỉ một câu hỏi mà áp dụng với nhiều loại đối tượng như vậy thì hẳn câu trả lời sẽ rất khác nhau. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên rằng chúng tôi không hề nhận được một câu trả lời khác. Mọi người đều gửi tới câu trả lời như nhau. Họ muốn những nhà lãnh đạo phải là những người trung thực, tiên tiến, giỏi và phải là những người truyền được cảm hứng cho người khác. Tất cả những điều này tạo nên sự tín nhiệm và tin tưởng cá nhân. Sự tín nhiệm vẫn chính là nguyên tắc cơ sở cho lãnh đạo. Mọi người muốn lãnh đạo phải là những người họ tin cậy và tin tưởng. Họ cũng muốn tin rằng lãnh đạo là người sôi nổi, nhiệt tình, có hiểu biết và có kĩ năng lãnh đạo. Nếu họ không tin vào người gửi thông điệp, họ cũng sẽ không bao giờ tin vào những gì mà người truyền thông điệp muốn gửi tới. Vậy, đâu là những nguyên tắc cơ bản cho việc lãnh đạo? Nguyên tắc 1: Tính cách mới là quyết định Trong một hội thảo giáo dục nhân cách ở Đại học Santa Clara, Thomas Likona, tác giả của cuốn "Giáo dục nhân cách" (Educating for Character) bắt đầu bài nói chuyện của ông bằng một bài thơ khuyết danh: "Hãy thận trọng với suy nghĩ của bạn, bởi suy nghĩ sẽ trở thành lời nói. Hãy thận trọng với lời nói của bạn, bởi lời nói sẽ trở thành hành động. Hãy thận trọng với hành động của bạn, bởi hành động sẽ tạo thành thói quen. Hãy thận trọng với thói quen của bạn, bởi thói quen sẽ trở thành tính cách. Hãy thận trọng với tính cách của bạn, bởi tính cách tạo nên số phận". Chiến lược không phải nhu cầu hay mệnh lệnh sinh học. Nó bắt đầu trong tâm trí chúng ta, thể hiện bằng lời nói, sau đó chuyển thành hành động. Và thời gian trôi qua những hành động này trở thành chính chúng ta và những điều bạn làm đi làm lại sẽ quyết định di sản mà bạn để lại. Dạy mọi người sử dụng quan hệ như một công cụ là cần thiết nhưng nó không đủ để tạo ra một xã hội lành mạnh và thịnh vượng. Những công cụ đúng rơi vào tay những người hành động sai sẽ tạo ra những kết thúc xấu xa tội lỗi. Càng nghiên cứu về lãnh đạo, chúng ta càng bị thuyết phục rằng phát triển khả năng lãnh đạo không chỉ đơn giản chỉ là "làm thế nào để thực hiện điều này, điều kia" mà nó thực sự phải là sự phát triển về mặt nhân cách. Nguyên tắc 2: Cá nhân hành động, tổ chức tạo ra văn hóa Hành động không phải là nhiệm vụ của các tổ chức, mà là của cá nhân. Các tổ chức không cứu mạng chúng ta, mà đó là do các cá nhân. Các tổ chức không tạo ra các sản phẩm có tính chất đột phá mà do các cá nhân. Các tổ chức không kiếm tiền một cách bất hợp pháp mà do các cá nhân. Như vậy, lãnh đạo chính mang tính chất cá nhân. Để tạo ra sự khác biệt này là rất quan trọng, bởi vì cuối cùng thì tất cả mọi người chúng ta đều phải nhận trách nhiệm cá nhân cho tất cả những gì mà chúng ta làm. Hành động tạo ra các kết quả, và chúng ta phải giải thích cho chính mình. Vậy, nhiệm vụ của các tổ chức là gì? Cái mà tổ chức thực hiện, đó là tạo ra văn hóa. Văn hóa tổ chức hoặc văn hóa công ty cũng giống như tính cách của con người. Hành động và cách cư xử được làm mẫu để trở thành những cách cư xử để người khác noi theo. Nguyên tắc 3: Hệ thống của chúng ta dựa trên cơ sở niềm tin Các hoạt động bất lương lừa đảo tập thể vẫn diễn ra, do đó, chỉ có lời nói của người quản trị lãnh đạo không thôi chưa đủ. Cần phải thông qua pháp luật yêu cầu các CEO của các tổ chức thương mại lớn kí vào văn phản pháp luật cam kết rằng những bản báo cáo tài chính của họ là thật. Đó chính là việc phải công khai rõ ràng minh bạch. Dù bạn có thích sự thay đổi như này hay không, nhưng nó nhằm chứng minh một điều rằng toàn bộ hệ thống tư bản cần phải được dựa trên cơ sở sự tin tưởng. Nó không dựa trên mẫu hình đầu tư được dạy trong nhà trường. Nó cũng không dựa trên tỷ lệ lãi thu được. Nó cũng không dựa trên tuyên bố về thu nhập. Nó không dựa trên bất cứ khái niệm có tính lý trí rạch ròi này mà dựa vào việc người ta có tin vào những con số và tin vào người đưa ra con số ấy không. Nếu như mọi người không tin tưởng vào người đang cầm tiền của họ, kế sinh nhai của họ và cuộc sống của họ, họ sẽ không bao giờlàm việc ở đó. Tất cả chúng ta đều tự hỏi mình rằng khi nào điều này kết thúc? Chúng ra không thể đưa ra một ngày chắc chắn nào, nhưng có thể nói rằng đó là khi con người cảm thấy tin tưởng vào tổ chức và những người trong tổ chức ấy. Nguyên tắc 4: Di sản bạn để lại chính là biểu hện cho sự lãnh đạo của bạn Cũng như việc người ta cần những lời nói hấp dẫn càn thiết để cổ vũ và nâng tinh thần, những nhà lãnh đạo mẫu mực biết rằng hành động sẽ làm chuyển dịch những người đi theo họ. Họ hi vọng những nhà lãnh đạo xuất hiện, chú ý và tham gia trực tiếp vào tiến trình để cùng họ thực hiện những việc lớn lao. Các nhà lãnh đạo cần nắm lấy mọi cơ hội để thể hiện với những người khác bằng chính tấm gương của mình rằng họ thực sự tận tâm với những mong muốn và khát vọng mà họ đang theo đuổi. Lãnh đạo được người khác đánh giá không chỉ qua cách sử dụng thời gian mà còn qua cách phản ứng thế nào với lời phê bình chỉ trích, với những sự cố, với những câu chuyện mà họ kể, với những câu hỏi mà họ hỏi, với những ngôn ngữ và biểu tượng mà họ chọn và những biện pháp mà họ sử dụng. Không gì có thể kích động sự hoài nghi hơn là thói đạo đức giả. Các nhà lãnh đạo cần nhất quán giữa nói và làm, tránh chỉ có giao giảng mà không thực hiện. Nếu bạn muốn để lại một di sản, hãy chú ý nguyên tắc vàng trong lãnh đạo, viết tắt là "DWYSYWD" (Do What You Say You Will Do): "Hãy thực hiện những điều mà bạn nói là sẽ làm". Nguyên tắc 5: Bạn có thể tạo ra sự khác biệt Mọi người muốn lãnh đạo là những người có đạo đức, chân thành và trân trọng sự thông minh cũng như những đóng góp của nhân viên. Họ muốn các nhà lãnh đạo phải biết đưa ra những nguyên tắc để tiến xa hơn về chính trị hay lợi nhuận trước khi tư lợi. Lãnh đạo thực sự là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, để bắt đầu một sự thay đổi, hay phản ứng lại sự thay đổi, muốn thành công, cần chú ý đến yếu tố niềm tin, sự tín nhiệm của lãnh đạo. Làm lãnh đạo, tức là là người đi đầu trong những nỗ lực. Nhân viên sẽ sẵn sàng lao vào những công việc, hay lĩnh vực mà họ cần thực hiện nếu như họ tin rằng bạn bảo trợ cho sự thay đổi. Do đó, sẽ là thông minh, nếu như trước khi bắt đầu tiến hành một sự thay đổi, bạn cho tiến hành một cuộc "kiểm tra tín nhiệm". Đó không chỉ đơn thuần là đặt ra với nhân viên câu hỏi: "Ban có tin rằng hệ thống mới nào đó sẽ cải thiện hoạt động của chúng ta?", "Bạn có tin rằng chính sách đầy mạo hiểm này sẽ cho ra đời sản phẩm tốt hơn" hay "Liệu bạn có tin vào tôi và tin vào khả năng lãnh đạo của tôi đối với nỗ lực này?". Thậm chí, nếu sự liêm chính của bạn, dù không bị nghi ngờ, cũng chưa phải là đủ. Các nhà lãnh đạo không thể thực hiện điều đó một mình. Các công ty, các cộng đồng, các quốc gia cũng vậy. Mọi người - các nhà lãnh đạo cũng như những người được ủy nhiệm thực hiện công việc, cần chia sẻ trách nhiệm để nhận thực hiện những công việc lớn lao. Các nhà lãnh đạo cần nhân viên thực hiện công việc một cách nhiệt tình và nhân viên cũng cần lãnh đạo phải kiên định trong tầm nhìn và sự can đảm trong niềm tin. Các nhà lãnh đạo cũng cần phải thấu hiểu. Phản ứng trước những đòi hỏi khác nhau của một tập hợp người mà bạn lãnh đạo là một thách thức xã hội và là một cuộc chiến đấu cá nhân. Sự tôn trọng sẽ thỏa mãn được cả người lãnh đạo và người được lãnh đạo. Do đó, lãnh đạo nên là công việc của mọi người. Bằng việc biến lãnh đạo là công việc của chúng ta, chứ không phải là công việc của họ, tất cả chúng ta đóng góp vào việc khôi phục sự tin tưởng và thấu hiểu lẫn nhau. Bằng việc biến lãnh đạo là về chúng ta chứ không phải là về họ, tất cả chúng ta phải có trách nhiệm thực hiện những điều mà chúng ta nói là chúng ta sẽ làm. Trong tiến trình này, tất cả chúng ta sẽ trở nên đáng tin hơn. Jim Kouzes Barry Posner Jim Kouzes và Barry Posner là hai tác giả cùng viết tác phẩm The Leadership Challenge - một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới. Rất nhiều người đã bắt đầu công việc kinh doanh, quản lý và lãnh đạo của mình nhờ vào những gì đã đọc trong cuốn sách này và dựa vào 5 nguyên tắc lãnh đạo đã nêu. Jim Kouzes là Chủ tịch danh dự của công ty Tom Peters Company và là một thành viên trong ban quản trị của trung tâm Doanh nghiệp và Đổi mới tại trường kinh doanh Leavey, thuộc đại học Santa Clara(SCU). Barry Posner là Chủ nhiệm khoa Kinh doanh trường Leavey và là giáo sư chuyên nghiên cứu về lãnh đạo tại trường đại học Santa Clara. Ông từng nhận rất nhiều giải thưởng cho việc giảng dạy và các ý tưởng đổi mới của mình. Jim Kouzes và Barry Posner Theo i-lead Ngô Chuyên (biên dịch)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5_nguyen_tac_cho_viec_lanh_dao_1344.pdf
Tài liệu liên quan