500 câu trắc nghiệm Văn 11

342.Theo tác giả, tiếng nói phong phú sẽ mang lại hiệu quả gì?

a.Sẽ làm cho đời sống tinh thần phong phú

b.Sẽ có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu

c.Sẽ có khả năng phổ biến tại An Nam những học thuyết tiến bộ của Trung Hoa

d.Gồm a,b,c

343.Các Mác và Ăng-ghen cùng nổi bật với tư cách nào?

a.Là những nhà triết học xuất sắc

b.Là những nhà lí luận

c.Là những nhà họat động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới

344.Nhận định nào dưới đây không đúng?

a. Ăng-ghen sinh trưởng trong một gia đình kĩ nghệ gia giàu có

b. Ông và Các Mác là đôi bạn than nhau từ nhỏ

c.Công trình Ăng-ghen viết chung với Các Mác là “ Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”

d. Ăng-ghen có nhiều ý kiến bàn rất sâu sắc lien quan đến văn học nghệ thuật

345.Các Mác không từng học qua ngành nào dưới đây?

a.Sử học b.Văn học c.Triết học d.Luật

346.Công trình nổi tiếng nhất của Các Mác là gì?

a.Bộ Tư bản b.Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

c.Mác và Ăng-ghen bàn về văn học nghệ thuật

d.Cả a,b,c

347.Bài điếu văn gồm 7 đoạn, trong đó phần giữa gồm:

a. Đoạn 2,3,4,5,6 b. Đoạn 3,4,5,6 c. Đoạn 2,3,4,5 d.Cả a,b,c đều sai

348.Theo Ăng-ghen, cống hiến quan trọng nhất của Mác là gì?

a.Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

b.Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa hiện nay và xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra

c.Là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng-khoa học thành hành động cách mạng

d.Cả a,b,c

349.Biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả nổi bật trong đoạn lập luận của Ăng-ghen là gì?

a. Điệp ngữ b.Tăng tiến c.So sánh d.Cả a,b,c

 

doc49 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 500 câu trắc nghiệm Văn 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ hầu như chắc chắn xảy ra. Từ còn thiếu trong dấu ba chấm trên lần lượt sẽ là: a.Chắc…mất… b.Mất…chắc… 227.Tình thái từ nào dưới đây hàm ý phỏng đoán về một sự việc mà người nói còn nửa tin nửa ngờ? a.Mất b.Chắc c.Nhỉ d.Mà 228. “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ luôn dạt dào sự sống và nồng nàn tình yêu đối với cuộc sống của Xuân Diệu. Nhận đinh trên: a. Đúng b.Sai 229.Cái điệu sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ đâu? a.Từ hoàn cảnh đáng buồn của đất nước trong thời đại đó b.Từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếp người c.Từ lối sống chung của các thi sĩ trong phong trào Thơ Mới lúc đó d.Gồm a,b 230.Trong những bài thơ sau của Xuân Diệu, bài thơ nào vừa giàu cảm xúc, vừa đạm chất chính luận? a. Đây mùa thu tới b.Thơ Duyên c.Vội vàng d.Nguyệt cầm 231. “Cả bài thơ được tổ chức thành một lời bộc bạch khá trực tiếp, giống như đang có đối tượng giao tiếp ngay trước mặt, còn chủ đề thì đang nhiệt thành phơi trải long mình say sưa nhất, phấn chất nhất” Nhận định trên về bài thơ “Vội vàng”: a. Đúng b.Sai 232.Thủ pháp nghệ thuật nào đã tạo được hiệu quả biểu đạt trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu ? a.Biện pháp tu từ nhân hóa b.Biện pháp trùng điệp c.Biện pháp tu từ ẩn dụ d.Tất cả các biện pháp trên 233ss.Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hòai Thanh) vì: a.Xuân Diệu là nhà thơ đầu tiên khai sang ra phong trào thơ Mới những năm 30 b.Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này c.Xuân Diệu là tiếng thơ thể hiện đầy đủ nhất cho ý thức cá nhân của cái tôi Thơ Mới đồng thời vẫn mang đậm bản sắc riêng d.Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. 234.Quan niệm về thời gian mà Xuân Diệu muốn chống đối trong bài thơ “Vội vàng” là gì? a.Thời gian tuần hoàn b.Thời gian tuyến tính c.Thời gian đời người d.Thời gian vũ trụ 235.Thơ Mới thường đem cái tôi đối lập với đời và tìm cách thóat ly cuộc sống này. Đối với Xuân Diệu, đời được hiểu theo nghĩa nào? a. Đời là một nơi đầy nhơ nhuốc. b. Đời là nơi chỉ dành cho cuộc sống tạm bợ c. Đời được hiểu theo nghĩa trần thế nhất, là con người, là trời đất, là hoa lá cỏ cây ở ngay quanh ta. 236.Xuân Diệu không từng làm công việc nào dưới đây? a.Làm một nhà văn b.Làm một người dich thuật c.Làm một nhà viết kịch d.Làm một nhà nghiên cứu phê bình văn học 237.Người ta thường tặng Xuân Diệu là nhà thơ tình số một của Việt Nam. Đó là bởi vì: a. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết về thơ tình b. Ông là người đầu tiên có ý thức đưa vào thơ ca Việt Nam, tình yêu thực sự là tình yêu c.Trong thơ Xuân Diệu, tình yêu là sự giao cảm hết mình từ linh hồn đến thể xác d.Gồm b,c 238.Quan niệm về nghệ thuật nào của Xuân Diệu đã tạo nên trong thế giới nghệ thuật của ông những hình tượng giàu sức sống và đầy xuân tình, xuân sắc? a.Quan niệm cuộc đời không phải là một cõi mộng, nó phải trần thế nhất b.Quan niệm thời gian luôn đối nghịch với đời người c.Quan niệm con người là chuẩn mực của cái đẹp và không gì hoàn mĩ bằng con người giữ tuổi trẻ và tình yêu d.Quan niệm khác 239.Sau cách mạng Tháng Tám, tài năng của Xuân Diệu đã được phát triển mạnh về: a.Thơ b.Truyện c.Tùy bút d.Nghiên cứu, phê bình văn học 240.Bác bỏ…tức là vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi logic trong…của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình… a.Luận cứ b.Luận điểm c.Lập luận d.Cả a,b,c đều sai 241.Hình ảnh điển hình nhất của cái tôi cá nhân trong “Lửa thiêng” là: a.Kẻ tha hương b.Người tri thức mất phương hướng trước cuộc đời c.Kẻ lữ thứ bơ vơ trong không gian vô cùng, vô tận, trôi dạt trong thời gian vô thủy vô chung. d.Cả a,b,c 242.Trong “Tràng giang”, cảm xúc của cái tôi lãng mạn trước thiên nhiên tạo vật chỉ là bình diện thứ hai.Bình diện thứ nhất của bài thơ là lòng yêu nước của một người tri thức tiểu tư sản, của một người công dân. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 243.Khuôn nhịp phổ biến và cơ bản của “Tràng giang” là: a.4/3 và 1/3/3 b. ¾ c.2/2/3 d.2/2/3 và 4/3 244.Bức tranh thiên nhiên tạo vật trong bài thơ “Tràng giang” được khắc sâu ở bình diện nào? a.Sự mênh mông vô biên b.Sự hoang sơ hiu quạnh c.Sự tê tái d.Gồm a,b 245.Cảm hứng xuyên suốt trong bài “Tràng giang” là gì? a.Nỗi đau than phận của một người dân mất nước b.Nõi buồn triền mien, nỗi sầu nhân thế c.Nỗi buồn của kẻ tha hương d.Gồm a,b,c 246. Ý thơ trong hai câu cuối của bài “Tràng giang” có lien hệ gần gũi đến một bài thơ của tác giả nào? a.Bạch Cư Dị b. Đỗ Phủ c.Vương Duy d.Thôi Hiệu 247.Huy Cận tỏ ra rất nhạy cảm với không gian rộng lớn và thời gian vĩnh hằng. Trong “Tràng giang” điều đó được thể hiện nỗi bật ở: a.Nhan đề bài thơ b.Câu thơ đề từ c.Hệ thống hình ảnh thơ d.Gồm a,b,c 248.Biện pháp tu từ nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì? “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quanh bên song một tiếng hò” a.Nhân hóa b.Hóan dụ c.Thậm xưng d.Biện pháp khác 249.Bài “Đây thôn Vĩ Dạ” có 3 câu hỏi, chia đều cho 3 khổ thơ.Các câu hỏi này thuộc dạng nào? a.Câu hỏi vấn đáp b.Hỏi chỉ để bày tỏ nỗi niềm tâm trạng c.Câu hỏi vừa để vấn-đáp, vừa để bày tỏ tâm trạng d.Cả a,b,c đều sai 250.Cảnh Vĩ Dạ trong bài thơ là cảnh: a.Hàn Mạc Tử tưởng tượng ra vì nhà thơ chưa từng đặt chân đến đó b.Chỉ được miêu tả qua bức bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi c.Rất thực, rất đặc trưng của xứ Huế vì nhà thơ đã từng sống ở đấy d.Gồm a,b 251.Diễn biến tâm trạng của người thi sĩ qua 3 khổ thơ của bài thơ là gì? a.Ao ước đắm say-hoài vọng phấp phỏng-mơ tưởng hoài nghi b.Ao ước-hoài nghi c.Ao ước-hoài nghi-ao ước d.Rất xáo trộn, không rõ rang 252.Hình ảnh “nhìn nắng hàng cau nắng mới lên” gián tiếp gợi lên vẻ tinh khôi của thứ nắng ấy. Sở dĩ có suy luận như vậy là vì: a.Cau là thứ cây cao nhất ở Vĩ Dạ b.Cau là thứ cây đầu tiên trong vườn nhận được tia nắng đầu tiên của một ngày c.Cau là thứ cây tượng trưng cho sự thanh khiết d.Cả a,b,c 253.Trong câu thơ “Ai biết tình ai có đậm đà?”, chữ “ai” thứ nhất chỉ chủ thể thi sĩ, chữ “ai” còn lại được hiểu là: a.Chỉ khách “đường xa” kia b.Chỉ tình người trong cõi trần ai này c.Cả a,b d.Chỉ dung với hàm nghĩa mang ý trách móc 254.Câu thơ cuối bài “Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện rất rõ cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Trong thơ này, thi sĩ đã: a.Không còn tin vào tình người, tình đời b.Không dám tin vào tình đời, tình người c.Trở lại với những khát khao mơ ước và niềm tin chắc chắn vào tình đời, tình người. d.Gồm a,c 255.Khi bị bắt ở Quảng Tây, Bác đã bị quân đội của Tưởng Giới Thạch ghép vào tội gì? a.Người Hán làm tay sai cho Nhật b.Người Việt làm tay sai cho Nhật c.Gían điệp của đồng minh d.Gían điệp của Pháp xít 256.Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả tự do, Hồ Chí Minh làm thơ để: a.Giải trí b.Tỏ ý chí và trang trải nỗi long c.Cả a,b đều đúng d.Cả a,b, đều sai 256.Không kể bài thơ đề từ, “Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ? a.131 bài b.132 bài c.133 bài d.134 bài 257. Đa số các bài thơ trong “Nhật kí trong tù” được viết theo thể lọai nào? a.Ngũ ngôn tứ tuyệt b.Thất ngôn tứ tuyệt c.Thất ngôn bát cú d.Thể thơ khác 258. “Nhật kí trong tù” là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh với những phẩm chất của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Trong những phẩm chất này, có thể thấy cái gốc, cái cơ sở là: a. Đại nhân b. Đại trí c. Đại dũng 259. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ: a. Đa dạng và linh họat về bút pháp b. Đa dạng về sắc thái trào lộng c.Phong phú về thế giới tinh thần d.Cả a,b,c 260.Hình ảnh trung tâm của bức tranh “ Chiều tối” là gì? a.Cô gái xóm núi trong lao động b.Cánh chim chiều c.Người tù d.Lò than hồng 261.Chất cổ điển trong bài “Chiều tối” không được thể hiện ở những đặc điểm nào dưới đây? a.Cách sử dụng các hình ảnh ước lệ b.Bút pháp chấm phá c.Sự vận động của tư tưởng thơ dưới cái nhìn của nhân vật trữ tình d.Không có đặc điểm nào trong những đặc điểm trên 262.Câu thơ nào dưới đây nói đúng nhất về nội dung của bài “Chiều tối”: a.Ngày dài ngâm ngợi cho khuây b.Nâng niu tất cả chỉ quên mình Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do c.Vần thơ của Bác vần thơ thép 263.Bài thơ “Từ ấy” rút ra từ phần nào của tập thơ cùng tên? a.Máu lửa b.Xiềng xích c.Giải phóng 264.Gíac ngộ lí tưởng cộng sản đối với Tố Hữu có nghĩa là gì? a.Gíac ngộ lập trường giai cấp b.Từ bỏ cái tôi cá nhân tiểu tư sản để nhập vào khối đời chung của nhân dân lao khổ c.Thóat khỏi cái tôi cô đơn, bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao d.Cả a,b,c 265.Nhận định nào dưới đây không chính xác: a.Tố Hữu vốn là một thnah niên học sinh chủ yếu sống ở thành phố, trong môi trường tiểu tư sản b.Khi sang tác các bài thơ trong phần “Máu lửa”, Tố Hữu đã có điều kiện thâm nhập vào đời sống của nhân dân lao khổ, nhất là thợ thuyền và nông dân 266.Hình ảnh “mặt trời chân lí chói qua tim” không thể hiện ý nghĩa gì? a.Là hình ảnh soi sang trí tuệ của Tố Hữu b. Đem đến cho nhà thơ nguồn tình cảm mới c.Thúc giục người chiến sĩ hành động, chiến đấu d.Cả a,b,c đều sai 267.Sở dĩ “mặt trời chân lí” có tác động mạnh tới tình cảm của Tố Hữu vì: a.Nó đánh dấu bước chuyển về tư tưởng của Tố Hữi b.Nó mở ra con đường cách mạng cho người tri thứ tiểu tư sản c.Lí tưởng cộng sán là con đường đi tất yếu của thời đại mới d.Lí tưởng cộng sản bao gồm trong nội dung của nó chủ nghĩa nhân đạo hướng về nhân lọai cần lao bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ 268.Xét về mặt nghệ thuật thì “Lai tân” thành công nhất ở: a.Nghệ thuật miêu tả nhân vật b.Nghệ thuật xây dựng nhân vật c.Nghệ thuật miêu tả d.Nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ 269. Điểm nút chí chính của bài “Lai tân” ở câu thứ mấy? a.Câu thứ nhất b.Câu thứ hai c.Câu thứ ba d.Câu thứ tư 270.Dòng nào dưới đây không phải là nội dung của bài “ Nhớ đồng”? a. Bài thơ thể hiện tâm trạng của tác giả trong những ngày bị giam cầm trong nhà tù thực dân b. Ở trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi hướng ra bên ngoài bằng tình yêu thương vô bờ đối với quê hương, với cuộc đời c.Tâm trạng đó thể hiện nỗi khát khao tự do của người tù trẻ tuổi d.Nỗi khát khao tự do của người tù thể hiện rõ nhất ở sự bức bối trước sự giam hãm đầy tù túng 271.Trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì sao? a.Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới b.Vì thơ ông viết nhiều về làng quê Việt Nam c.Vì ông rẩt am hiểu thói quen, phong tục của người Việt d.Vì ông đã tích hợp và phát huy một chách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sang tạo thơ mới 272.Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của: a.Cảnh quê b. Đời quê c.Hồn quê d.Nếp quê 273.Sự nghiệp văn chương của Anh Thơ gồm: a.Chỉ có thơ b.Truyện và thơ, trong đó chủ yếu là thơ b.Kịch và thơ, trong đó thơ là chính d.Gồm cả kịch, thơ, truyện 274.Không khí và nhịp sống nông thôn nơi miền quê miền Bắc nước ta được gợi tả như thế nào trong “Chiều xuân”? a.Thong thả, chậm chập, man mác buồn b.Rộn rã c.Tĩnh mịch, đượm buồn d.Chậm chập ở vẻ bên ngoài nhưng sôi động ở bên trong 275.Ngôn ngữ có thể được phân lọai theo những đặc điểm nội tại của chúng hoặc phân lọai theo quan hệ họ hàng.Cách thứ hai được gọi là phân lọai theo lọai hình. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 276. Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt là gì? a.Tiếng b.Từ c.Cụm từ d.Câu 277.Thuật ngữ nào dưới đây không đồng nghĩa với cụm từ “ ngôn ngữ đơn lập”? a.Ngôn ngữ không có hình thái b.Ngôn ngữ biến hình c.Ngôn ngữ không biến hình 278. Đặc điểm ngữ âm nào sau đây của tiếng Việt là không đúng? a.Trong cách phát âm tiếng Việt, chỉ có mổt số trường hợp đặc biệt mới có hiện tượng nối âm từ âm tiết nọ sang âm tiết kia b. Âm tiết tiếng Việt nào cũng mang thanh điệu c. Âm chính của một âm tiết là nguyên âm và là hạt nhân của phần vần d. Âm chính bao giờ cũng phải có mặt trong âm tiết 279.Trong tiếng Việt, đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thong báo là gì? a. Âm vị b.Tiếng c.Cụm từ d.Câu 280.Tiếng nào trong những tiếng sau không thể dùng riêng để gọi tên sự vật, hiện tượng, hàh động, trạng thái, tính chất,…mà nghĩa của chúng chỉ có thể được nhận biết qua sự đối chiếu các tổ hợp chứa chúng? a.Uống b.Mệt c.Thảo d.Mẹ 281.Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu “Trò chơi trời cho” vận dụng đặc điểm nào của tiếng Việt? a. Đặc điểm về ngữ âm b. Đặc điểm về ngữ nghĩa c. Đặc điểm về ngữ pháp d.Cả a,b,c 282. Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu, tiếng Việt sử dụng phương tiện gì? a.Dùng sự biến đổi hình thái b.Chia các thể động từ c.Sử dụng việc sắp đặt trật tự các từ d.Sử dụng các mô hình cấu tạo ngữ pháp ổn định 283.Cho câu văn: “ Trong thi ca, có thể nói tình yêu là một chủ đề vĩnh hằng” Hư từ được sử dụng trong câu văn trên có vai trò gì? a.. Đánh dấu quan hệ chính phụ b. Đánh dấu quan hệ chủ vị c. Đánh dấu quan hệ đẳng lập d.Gíup nhận diện kiểu câu 284.Trong tiếng Việt, có mấy phương tiện ngữ pháp chính để tổ chức câu? a.Một b.Hai c.Ba d.Bốn 285. Nói một cách tổng quát, hư từ là những từ như thế nào? a.Không có ý nghĩa từ vựng chân thực b.Không có sắc thái biểu cảm c.Không có nghĩa từ vựng và nghĩa biểu cảm d.Không thực sự tồn tại 286.Pus-kin được coi là đại diện xuất sắc của văn học Nga … Phần còn thiếu trong nhận xét nêu trên là gì? a.Thế kỉ XIX b.Nhất là trong mảng thơ tình c.Nửa đầu thế kỉ XIX d.Cả a,b,c đều sai 287.Tìm ra dòng khái quát không đúng những thể lọai mà Pus-kin đã thành công? a.Thơ trữ tình, tiểu thuyết bằng thơ, tiểu thuyết lịch sử, kịch b.Thơ trữ tình, truyện cổ tích, truyện ngắn c.Tjơ trữ tình, truyện ngắn, kịch, tùy bút d.Trường ca, kịch, tiểu thuyết lịch sử 288.Thơ Pus-kin thể hiện rõ nhất nội dung nào dưới đây? a.Thể hiện tình yêu trắng trong, cao thượng b.Thể hiện khát vọng tự do của thời đại, khát vọng giải phóng của nhân dân c.Thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc d.Ngợi ca thiên nhiên Nga 289.Pus-kin không từng được coi là tiêu biểu cho khuynh hướng văn học nào dưới đây? a.Lãng mạn tích cực b.Văn học hiện thực c.Chủ nghĩa hình thức 290.Phương thức trình bày chủ yếu trong văn bản tiểu sử tóm tắt là phương thức gì? a.Thuyết minh b.Giải thích c.Bình luận d.So sánh 291.Thơ viết bằng hình thức văn xuôi chú trọng điều gì? a.Vào luật thơ b.Cách hiệp vần c.Cách phân dòng d.Vào cấu tứ, hình ảnh và cảm xúc 292.Qua cảm xúc của nhân vật trữ tình, “Bài thơ số 28” đã thể hiện được một quy luật rất đặc trưng của tình yêu. Đó là quy luật gì? a.Tình yêu là diệu kì và bí ẩn b.Tình yêu luôn nồng nàn, say đắm c.Tình yêu là niềm hạnh phúc bất diệt d.Tình yêu làm cho con người sống cao thượng hơn 293.Ta-go là nhà văn Châu Á thứ 2 được tặng giải thưởng Nô-ben văn học, chỉ sau nhà văn Nhật Bản Ka-wa-ba-ta. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 294.Nhận định nào dưới đây không chính xác: a.Sự nghiệp sáng tạo của Ta-go rất đồ sộ và có giá trị nhân đạo cao cả b.Thơ tình chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sang tác của Ta-go c.Ta-go viết thơ tình nhiều nhất vào những năm đầu, khi nhà thơ còn trẻ d.Thơ tình của Ta-go luôn tươi trẻ, hồn nhiên và say đắm 295. Ấn tượng sâu sắc nhất đọng lại trong long người đọc sau khi đọc bài “Tôi yêu em” khép lại là gì? a.Những mâu thuẫn giằng xé khôn nguôi của nhân vật trữ tình b.Nỗi đau khổ tuyệt vọng c.Sự cao thượng, chân thành d.Cả a,b,c 296. Điệp khúc “Tôi yêu em” trong bài thơ cùng tên của Pus-kin có tác dụng gì? a.Duy trì giọng điệu chủ đạo của toàn bài b.Thể hiện sự chân thành của trái tim yêu c.Là chìa khóa mở ra những cung bặc tình cảm và chiều sâu bí ẩn của tâm trạng nhân vật trữ tình d.Cả a,b,c 297.Thơ Pus-kin có hai chủ đề cơ bản-hai nguồn cảm hứng chủ đạo mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào xuyên suốt dòng chảy thi ca của ông.Hai chủ đề đó là gì? a.Cảm hứng tự do và cảm hứng tình yêu b.Cảm hứng tự do và cảm hứng nhân đạo c.Cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo d.Cảm hứng tình yêu và cảm hứng nhân đạo 298.Ngoài một nhà văn, Sêkhôp còn là: a.Một bác sĩ b.Một luật sư c.Một thơ sữa khóa d.Một thợ may 299.Từ nghề nghiệp đến nội dung chủ đạo của mình, Sêkhôp có nhiều nét giống với: a.Gor-ki b.A-ra-gông c.Lỗ Tấn d.Nam Cao 300.Sáng tác của Sê-khôp hướng đến việc: a.Chữa căn bệnh ngu muội cho người Nga b.Chữa căn bệnh háo danh cho người Nga c.Chữa căn bệnh tầm thường dung tục cho người Nga d.Cả a,b,c đều đúng 301.Chân dung nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả trong tác phẩm gắn với rất nhiều chi tiết “vặt vãnh”. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 302.Trong những chi tiết được Sê-khốp đặc tả, chi tiết nào dưới đây đwojc tác giả đặc biệt tô đậm, nhấn mạnh và duy trì suốt mạch truyện? a. Đôi giày cao su b.Cái ô c.Cái bao d.Cả a,b,c 303.Bê-li-cốp vận dụng tất cả những gì có thể để tạo ra những “cái bao” nhằm: a.Ngợi ca quá khứ b.Ngợi ca những cái không có thật c.Ngợi ca thứ tiếng Hi Lạp cổ của hắn và che giấu những ý nghĩ d.Cả a,b,c 304Trong đầu Bê-li-côp luôn xuất hiện suy nghĩ gì? a. “Sợ nhỡ người ta thấy mình gặp ai” b. “Sợ nhỡ người ta thấy mình làm gì” c. “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì” d.Sợ lại đến tai ông hiệu trưởng thì khốn” 305.Những cáo bao được “tạo ra” từ những đồ vật đã giúp Bê-li-cốp thóat khỏi những nội sợ hãi bao bọc hắn. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 306.Theo em tình tíêt nào trong những tình tiết dưới đây có tác dụng thúc đẩy diễn biến đối thọai và làm tăng lên kịch tính cho truyện? a.Bức tranh châm biếm Bê-li-côp b.Sự việc chị em nhà Va-ren-ca cưỡi xe đạp c.Câu nói đe dọa Bê-li-côp của Cô-va-len-cô d.Cả a,b,c 307.Nguyên nhân vây bọc khiến Bê-li-côp trở nên run sợ đến mức, hèn nhác, bạc nhược, đê hèn và luôn phải đề phòng là gì? a.Sợ bị nghe thấy b.Sợ bị xuyên tạc, vu cáo c.Sợ cấp trê, sợ chính quyền d.Sợ tất cả những gì của hoàn cảnh xung quanh 308. Người kể chuyện trong truyện “ Cái bao” đóng vai trò gì? a.Kể chuyện, dẫn chuyện b.Duy trì giọng điệu của truyện c.Bộc lộ một cách đánh giá, một cách nhìn d.Cả a,b,c 309. Để thuận lợi cho việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tư tưởng của truyện “Cái bao”, có nên đồng nhất người kể chuyện-tác giả với người kể chuyện trong tác phẩm hay không? a.Có b.Không 310.Bê-li-cốp đã khiến cho tất cả mọi người trong khu phố mà hắn ở khó chịu, sợ hãi, căm ghét,…Chỉ khi hắn chết đi, tất cả những sự kho chịu trên mới hoàn toàn được giải thóat. Mọi người đã được trở về với cuộc sống đích thực của họ. Nhận định trên: a. Đúng b.Sai 311.Phần chính của bài bình luận là gì? a.Xác định đối tượng bình luận b.Trình bày đối tượng bình luận bằng cách giới thiệu, mô tả, trích dẫn ý kiến… c. Đề xuất ý kiến, nhận định, đánh giá d.Vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh để trình bày ý kiến bình luận của mình. 312.Vic-to Huy-go được coi là…nổi tiếng của Pháp Cụm từ còn thiếu trong dấu 3 chấm ở trên là gì? a.Nhà thơ lãng mạn b.Nhà tiểu thuyết lãng mạn c.Nhà soạn kịch lãng mạn d.Cả a,b,c 313.Nhận định nào dưới đây về tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là đúng? a.Mang tư tưởng bảo hoàng và thiên về cảm hứng lãng mạn. b.Tác phẩm thể hiện những chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ của Vic-to Huy-go cùng các phong trào cách mạng diễn ra ở Pháp cuối thế kỉ XIX. 314.Các chương, mục trọn vẹn trong bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” đều: a. Được đánh số b.Chỉ để những khoảng cách nhỏ c. Đều có tiêu đề d.Gồm a,b 315.Cốt truyện “Những người khốn khổ” được đặt vào hoàn cảnh thời gian lịch sử nào? a.Mấy chục năm đầu thế kỉ XVIII ở Pháp b.Mấy chục năm cuối thế kỉ XVIII ở Pháp c.Mấy chục năm đầu thế kỉ XIX ở Pháp d.Mấy chục năm cuối thế kỉ XIX ở Pháp 316.Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là nhân vật nào? a.Giăng Van-giăng b.Cô-det c.Gia-ve d.Phang-tin 317.Trong tiểu thuyết. Giăng Van-giăng là: a.Một người lao động nghèo b.Một thị trưởng c.Một tên tù khổ sai d.Gồm a,b,c 318.Phẩm chất nổi bật của Giăng Van-giăng mà nhà văn muốn ca ngợi là gì? a.Sự hi sinh anh dũng B.Một người giàu long yêu nước c.Một con người giàu long vị tha cCả a,b,c 319. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phụ c uy quyền” thể hiện nỗi bật điều gì? a.Sự lên ngôi của cái thiện b.Sự thảm bại của cái ác c.Tấm lònh nhân đạo cao cả của V.Huy-go đối với những con người khốn khổ d.Gồm a,b,c 320.Ai được coi là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trong đoạn trích này? a.Giăng Van-Giăng b.Gia-ve c.Phăng-tin d.Gòm a,b 321.Trong đoạn trích, chân dung nhân vật Gia-ve được nhà văn miêu tả cụ thể sống động ở từng đường nét, từng chi tiết cụ thể.Sự miêu tả giúp ta hình dung tưởng tượng nhân vật như là: a.Một tên đao phủ b.Một tên giết người man rợ c.Một con mãnh thú d.Gồm a,b,c 322.khi thể hiện hình ảnh nhân vật Gia-ve, V.Huy-go đã sử dụng rất thành công: a.Những so sánh mang tính phóng đại và những hình ảnh hóan dụ b.Những so sánh mang tính phóng đại và những hình ảnh ẩn dụ c.Biện pháp tăng tiến và ẩn dụ d.Biện pháp so sánh, ẩn dụ và hóan dụ 323.Tình thương yêu của Huy-go đối với những người khốn khổ trong đoạn trích này thể hiện qua : a.Thái độ của người kể chuyện đối với Phăng-tin và Giăng Van-giăng b.Những biểu hiện tình cảm tinh tế của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin c.Lòng căm ghét của tác giả đối với những kẻ độc ác như Gia-ve d.Cả a,b,c 324.Việc phân tuyến nhân vật rất rạch ròi trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” khiến ta nghĩ kết cấu truyện của Huy-go gần giống với: a,Truyện ngụ ngôn b.Truyện cổ tích c.Sử thi d.Truyện ngắn hiện thực 325.Theo tác giả, nhân vật nào trong các nhân vật dưới đây được xây dựng nên từ những nguyên mẫu thực? a.Giăng Van Giăng b.Gia-ve c.Phăng-tin d.Cả a,b,c 326. Ở phần cuối của đoạn trích, khi Phăng-tin chết, Giăng Van-Giăng vẫn thì thầm bên tai chị. Căn cứ vào nội dung tác phẩm, có thể đóan được lời thì thầm đó là gì? a.Lời hứa tiêu diệt cái ác b.Hứa cứu được con chị là Cô-det c.Hứa chăm sóc Cô-det suốt đời d.Cả a,b,c 327.Trường hợp nào dưói đây không nên dung thao tác lập luận bình luận? a.Về một bài học tóan trong SGK b.Về một cuốn tiểu thuyết mới đọc c.Về một diễn viên điện ảnh d.Về một cầu thủ bong đá 328. Để có ý kiến bàn bạc, đề xuất, đánh giá về đối tượng, người bình luận cần phải làm gì? a.Phân tích đối tượng một cách cụ thể b.Nhìn nhận đối tượng từ nhiều quan hệ c.Tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp d.Gồm a,b 329.Chủ trương cứu nước nổi bật của Phan Châu Trinh là gì? a.Khai thong dân trí b.Dùng bạo động cách mạng c.Nhờ ngọai viện d.Kết hợp a,b,c 330. “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một đoạn trích nằm trong phần nào của bài luận thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây”? a.Phần nhập đề b.Phần III c.Phần kết luận d.Nằm độc lập bên ngoài năm phần chính của bài 331. Nhận định nào dưới đây không chính xác? a.Phan Châu Trinh viết rất nhiều, gồm cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ. b.Những áng văn chính luận của ông đầy tính chất hùng biện và có lập luận đanh thép c. Ông là một nhà thơ lớn, sang tác của ông tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ d.Cả a,c đều sai 332.Nhận đinh nào dưới đây về bài luận thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” không đúng? a.Bài diễn thuyết kha dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí b.Khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức và luân lí truyền thống c.Khẳng định: muốn cứu nước thì phải hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu Châu về. d.Khẳng định:muốn cứu nước thì phải kết hợp giữa bạo lực cách mạng với khôi phục nền đạo đức cữ và xây dựng nền luân lí mới. 333.Trong bài văn diễn thuyết, sức thuyết phục cũng như tâm huyết của người diễn thuyết được thể hiện ở: a.Giọng điệu của bài nói b.Ngữ điệu của bài nói c.Nhịp điệu của bài nói d.Cả a,b,c 334.Trong bài diễn thuyết, tác giả đã phê phán nghiêm khắc bọn vua quan phản động. Ông đã dung cụm từ nào để gọi bọn chúng? a.Những kẻ mang đai đội mũ b.Những kẻ áo rộng khăn đen c.Bọn thượng lưu d.Cả a,b,c 335.Theo tác giả, biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ việc nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội? a.Dân ta “ phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo. b.Người này đối với kẻ kia đều “ngó theo sức mạnh”, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm c.Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu giống như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và long tham của minh d.Gồm a,b,c 336.Theo tác giả, muốn có luân lí xã hội thì phải làm gì? a.Biết cách gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong cuộc sống và để tự bảo vệ chính quyền lợi của minh. b.Bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ mua danh bán tước hòng có được vị trí “ngồi trên, ăn trước” c. Gồm a,b d.Cách khác 337.Phương thức được biểu đạt chủ yếu được sử dụng kết hợp trong hai văn bản “Về luân lí và xã hội ở nước ta” là phương thức nào? a.Biểu cảm và nghị luận b.Miêu tả và nghị luận b.Biểu cảm và miêu tả d.Miêu tả, biểu cảm, nghị luận 338.Nguyễn An Ninh không từng làm công việc nào dướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc500 câu trắc nghiệm văn 11.doc
Tài liệu liên quan