Sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta dành sự tập trung của mình cho
hậu quả, nghĩa là, sẽ đánh giá những tác động có thể có của
những biến cố cực hạn. Nếu nhận thức được điều này, các công
ty năng lượng sẽ chuyển trọng tâm của mình từ dự đoán thời
điểm xảy ra tai nạn trong các nhà máy hạt nhân sang chuẩn bị
đón đầu những tình huống có thể xảy ra
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 6 sai lầm trong quản trị rủi ro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 sai lầm trong quản
trị rủi ro
Người ta hầu như không thể dự đoán được những biến cố
kiểu “Thiên Nga Đen”. Do vậy, thay vì duy trì ảo tưởng rằng
chúng ta có thể lường trước tương lai, các nhà quản trị nên
tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng từ những nguy cơ khó nhận
biết.Để thay đổi cách tư duy của chúng ta về rủi ro, chúng ta
nên tránh mắc phải sáu sai lầm sau.
Chúng ta không nhìn thế giới qua lăng kính của những kiến thức
quản trị rủi ro xưa cũ. Không một mô hình dự báo nào dự đoán
được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, những tác
động vẫn đang tiếp tục khiến các nhà kinh tế học và giáo sư các
trường kinh doanh sửng sốt.
Hơn nữa, như chúng ta đều biết, chính những cái gọi là mô hình
quản trị rủi ro của các ngân hàng đã làm cho cuộc khủng hoảng
thêm trầm trọng, thay vì phải hạn chế, chúng làm tăng khả năng
tiếp xúc với hiểm nguy và mặc cho nền kinh tế suy yếu hơn bao
giờ hết.
Những biến cố xác suất thấp, tác động lớn và gần như không thể
dự đoán - mà chúng tôi gọi là Thiên Nga Đen [1] - đang ngày
càng thống trị thế giới. Nhờ internet và quá trình toàn cầu hóa,
thế giới của chúng ta trở thành một hệ thống phức tạp với mạng
lưới các
mối quan hệ rối rắm và những nhân tố có mối quan hệ chằng chịt.
Sự phức tạp không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng của các biến
cố Thiên Nga Đen mà còn khiến người ta không thể dự báo các
biến cố dù rất bình thường khác. Tất cả những gì chúng ta có thể
dự đoán là những công ty nào phớt lờ các biến cố Thiên Nga Đen
sẽ thất bại.
Thay vì cố gắng dự báo cho bằng được các biến cố xác suất
thấp, tác động lớn, chúng ta nên tìm cách hạn chế "khả năng
phơi nhiễm" trước những biến cố này. Chúng tôi tin rằng quản trị
rủi ro nên phát huy vai trò giảm thiểu tác động của những điều
chúng ta không biết, thay vì làm một công việc phù phiếm là sáng
tạo những kỹ thuật công phu và những minh họa tinh vi để kéo
dài ảo tưởng của chúng ta về khả năng hiểu biết và dự đoán môi
trường kinh tế, xã hội quanh mình.
Để thay đổi cách tư duy của chúng ta về rủi ro, chúng ta nên
tránh 6 sai lầm sau:
1. Tin rằng mình có thể quản lý rủi ro khi đã dự đoán được
những biến cố cực hạn
Đây là sai lầm tệ hại nhất mà chúng ta mắc phải bởi một vài
nguyên do sau. Thứ nhất, chúng ta có một thư viện khổng lồ sẵn
sàng chỉ ra cách dự đoán các biến cố Thiên Nga Đen. Thứ hai,
khi chỉ tập trung vào một số viễn cảnh cực hạn, chúng ta sẽ bỏ
qua các khả năng khác. Và như thế, chúng ta sẽ dễ bị tổn thương
hơn bao giờ hết.
Sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta dành sự tập trung của mình cho
hậu quả, nghĩa là, sẽ đánh giá những tác động có thể có của
những biến cố cực hạn. Nếu nhận thức được điều này, các công
ty năng lượng sẽ chuyển trọng tâm của mình từ dự đoán thời
điểm xảy ra tai nạn trong các nhà máy hạt nhân sang chuẩn bị
đón đầu những tình huống có thể xảy ra.
Tương tự như thế, hãy đánh giá xem, so với đối thủ cạnh tranh,
công ty của bạn sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào trước những thay
đổi đột ngột từ môi trường (kinh doanh). Liệu một sự tụt giảm
không đáng kể nhưng hoàn toàn không nằm trong dự đoán của
bạn về nguồn cung hoặc nhu cầu có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến công ty của bạn không? Nếu có, công ty bạn rõ ràng sẽ
không thể trụ nổi khi số lượng đơn đặt hàng sụt giảm đột ngột,
hàng tồn kho gia tăng đột biến...
Nếu xét ở khía cạnh đời tư của mỗi người, nhiều lúc chúng ta
hành động theo những cách có thể giúp giảm bớt tác động của
các biến cố Thiên Nga Đen. Chúng ta không cố tính toán xác suất
xảy ra của các biến cố; chúng ta chỉ lo lắng liệu mình có thể xử lý
hậu quả khi các biến cố ấy xảy ra hay không.
Ví dụ, chúng ta rất sẵn sàng mua bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm
ôtô, nhà cửa và nhiều thứ khác. Liệu có ai mua xong nhà rồi mới
tính toán đến chi phí phải trả để mua bảo hiểm cho nó? Dĩ nhiên
bạn chỉ quyết định mua nhà sau khi đã tính toán tất cả chi phí liên
quan đến bảo hiểm. Tuy nhiên, trong kinh doanh, chúng ta xem
bảo hiểm như một phương án tùy chọn. Bảo hiểm hoàn toàn
không phải là một tùy chọn; các công ty phải chuẩn bị để sẵn
sàng đương đầu với các hậu quả và phải mua bảo hiểm để
phòng ngừa rủi ro.
2. Tin rằng nghiên cứu quá khứ sẽ giúp quản lý được rủi ro
Các nhà quản lý rủi ro đã sai lầm khi sử dụng khả năng hiểu biết
những sự kiện đã qua để dự báo những sự kiện sắp xảy đến.
Nhưng tiếc thay, nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng không
có mối liên hệ nào giữa các biến cố trong quá khứ và những cú
sốc của tương lai. Điển hình là những biến cố lớn như Thế chiến
I hay vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, trước nay chưa hề
có tiền lệ.
Điều này cũng tương tự với những thay đổi về giá. Cho đến tận
cuối thập niên 1980, mức giảm của giá cổ phiếu, dù vào thời
điểm tồi tệ nhất, cũng chưa vượt quá 10%/ngày. Nhưng giá cả
bất ngờ tụt giảm 23% vào ngày 19/10/1987 [2]. Vì sao tại thời
điểm đó mọi người đều tin rằng sắp có tai họa trong khi giá
chứng khoán chỉ mới tụt dốc 23%? Lịch sử đã đánh lừa nhiều
người.
"Việc này chưa hề có tiền lệ" là lời biện hộ phổ biến của các
chuyên gia quản lý rủi ro, đặc biệt là những người làm việc trong
ngành tài chính. Họ cho rằng nếu nỗ lực đến một mức nào đó, họ
có thể tìm thấy tiền lệ của bất cứ thứ gì và có thể dự đoán bất kỳ
điều gì. Tuy nhiên, các biến cố Thiên Nga Đen không hề có tiền
lệ. Hơn nữa, thế giới ngày nay đã khác xưa rất nhiều; tính tương
thuộc và phi tuyến tính cũng đã gia tăng. Nhiều chính sách trước
nay vô hại nhưng giờ lại gây phản ứng ngược.
Người ta không quan tâm đến các dạng ngẫu nhiên cố hữu của
nhiều biến số kinh tế. Thật ra có hai dạng, trong đó ngẫu nhiên
kinh tế xã hội ít mang tính cơ cấu và dễ theo dõi hơn so với ngẫu
nhiên mà bạn gặp trong các giáo trình thống kê hay tại các sòng
bạc. Nó tạo ra hiện tượng "người thắng lấy hết" vốn để lại nhiều
hậu quả nghiêm trọng.
Chưa đến 0,25% số công ty trên toàn thế giới chiếm hết phân
nửa giá trị vốn hóa thị trường, chưa đến 0,2% tổng số đầu sách
chiếm một nửa doanh số bán hàng, chưa đến 0,1% các loại thuốc
tạo ra hơn một nửa doanh số của ngành công nghiệp dược
phẩm, và chưa đến 0,1% tổng các biến cố nguy hiểm là nguyên
nhân của ít nhất là một nửa các trường hợp thua lỗ.
Nhờ ngẫu nhiên kinh tế xã hội, không có thứ gì đại loại như thất
bại "điển hình" hay thành công "điển hình". Có chiều cao và cân
nặng điển hình nhưng không có thứ gì giống như chiến thắng
"điển hình" hay thảm họa "điển hình". Chúng ta phải dự đoán cả
biến cố lẫn tầm ảnh hưởng của nó, một việc làm hết sức khó
khăn bởi không thể có tác động điển hình trong các hệ thống
ngày càng phức tạp như hiện nay.
Ví dụ như khi nghiên cứu về ngành công nghiệp dược phẩm,
chúng tôi nhận thấy hầu hết các dự báo doanh số không hề phản
ánh đúng doanh số thực tế của các sản phẩm mới. Thậm chí khi
các công ty này dự đoán đúng thì nhiều trường hợp, doanh số dự
báo thấp hơn thực tế đến 22 lần! Do đó, dự đoán được những
biến động lớn gần như là không thể.
3. Không chịu nghe lời khuyên về những gì không nên làm
Lời khuyên dạng "không nên" thường thiết thực hơn rất nhiều so
với dạng "nên". Ví dụ, lời khuyên không nên hút thuốc mà bạn
dành cho người khác sẽ có tác dụng hơn những lời khuyên
chung chung liên quan đến sức khỏe. Nhà nghiên cứu di truyền
học Druin Burch có lần phát biểu trên tạp chí Taking the Medicine
rằng: "Tác hại của việc hút thuốc tương đương với tổng lợi ích
của các biện pháp can thiệp y khoa được phát triển từ sau Thế
Chiến II đến nay. Từ bỏ thói quen hút thuốc sẽ mang lại nhiều lợi
ích hơn việc có thể chữa khỏi bất kỳ loại ung thư nào cho con
người".
Tương tự như thế, nếu như các ngân hàng ở Mỹ chịu lắng nghe
các lời khuyên và không tự làm mình ngày càng gặp nhiều hiểm
nguy trước các biến cố xác suất thấp, ảnh hưởng lớn thì dù cho
lợi nhuận thu được có thể thấp hơn nhưng họ sẽ không rơi vào
cảnh gần như phá sản như hiện nay.
Các nhà tâm lý học xem xét hành động "bỏ sót một công việc" và
"thực hiện sai một công việc" là hai vấn đề khác nhau. Mặc dù
ảnh hưởng của nó xét trên phương diện kinh tế là như nhau -
không mất đi một đôla tức là có thêm một đôla - nhưng các nhà
quản lý rủi ro thì không nghĩ như thế. Họ quan tâm đến việc tạo ra
lợi nhuận hơn việc tránh thua lỗ. Tuy nhiên, trên thực tế, một
công ty có thể thành công khi không để thua lỗ trong khi đối thủ
của nó đều phá sản và nhờ đó, công ty này có thể giành lấy thị
phần từ tay đối thủ.
Trong thi đấu cờ vua, các đại kiện tướng tập trung làm sao không
mắc sai lầm trong khi những "tân binh" thì chỉ cố gắng làm sao
chiến thắng. Cũng tương tự, các nhà quản lý rủi ro không thích
dòng tiền nằm yên mà không được mang đi đầu tư, và nhờ đó có
thể bảo toàn giá trị của nó. Tuy nhiên, hãy nghĩ mà xem bạn sẽ
như thế nào khi danh mục đầu tư của mình vẫn được giữ nguyên
vẹn suốt hai năm qua thay vì giảm mất 40% như nhiều nhà đầu
tư khác. Không thua lỗ gần một nửa kế hoạch về hưu của mình
chính là một thành công không cần bàn cãi.
Lời khuyên mà chỉ nói những điều tích cực là thứ gì đó bịp bợm.
Khu vực sách kinh doanh trong các hiệu sách thì đầy ắp các câu
chuyện thành công trong khi có quá ít đầu sách nói về thất bại.
Chính thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực như
thế khiến các công ty xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần
việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần xa rời bản
chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi về quá
khứ và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra.
Thay vì làm như vậy, các công ty hãy tích hợp các hoạt động
quản trị rủi ro vào trung tâm sinh lợi [1] và xem đây là một trong
những hoạt động tạo ra doanh thu, nhất là khi các công ty dễ bị
tác động bởi các biến cố Thiên Nga Đen.
4. Cho rằng có thể giới hạn được rủi ro bằng độ lệch chuẩn
Độ lệch chuẩn - một khái niệm được sử dụng trong tài chính như
một công cụ kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư - không nên
được áp dụng trong quản trị rủi ro. Độ lệch chuẩn được tính bằng
căn bậc hai của các phương sai bình phương trung bình, chứ
không phải phương sai trung bình. Việc sử dụng bình phương và
căn bậc hai khiến phương pháp tính toán trở nên phức tạp. Nó
chỉ có ý nghĩa trong môi trường mà sự ngẫu nhiên đã "được
thuần hóa", trong đó hai phần ba các thay đổi đều rơi vào một số
giới hạn nhất định (độ lệch chuẩn -1 và +1) và không thể có
phương sai vượt quá 7 độ lệch chuẩn.
Tuy nhiên, kiến thức nói trên không thể áp dụng được trong thực
tế khi mà các biến động có thể vượt quá 10, 20 hay thỉnh thoảng
lên đến 30 độ lệch chuẩn. Các nhà quản lý rủi ro cần tránh sử
dụng những phương pháp và cách tính toán liên quan đến độ
lệch chuẩn như mô hình hồi quy, R-square và beta.
Người ta hiểu rất ít về độ lệch chuẩn. Ngay cả những chuyên gia
phân tích định lượng cũng chưa hẳn hiểu thấu khái niệm này.
Chúng tôi thực hiện nhiều thử nghiệm vào năm 2007, chúng tôi
cho một nhóm các chuyên gia phân tích định lượng thông tin về
dao động tuyện đối trung bình (độ lệch tuyệt đối trung bình) của
một loại cổ phiếu, và khi chúng tôi yêu cầu họ thực hiện các phép
tính, ngay lập tức họ nhầm lẫn nó với độ lệch chuẩn.
Khi mà các chuyên gia còn nhầm lẫn thì liệu rằng những người
khác có thể tính toán đúng không? Trong bất kỳ trường hợp nào,
nếu như ai đó hy vọng rằng rủi ro có thể được thể hiện qua một
con số đơn thuần thì quả thật đó là một thảm họa.
5. Không hiểu rằng những gì tương đương về mặt toán học
thì không tương đương về mặt tâm lý học
Năm 1965, nhà vật lý học Richard Feynman đã viết trong tác
phẩm The Character of Physical Law rằng hai công thức tương
đương nhau về mặt toán học có thể không tương đương nhau ở
cách thể hiện của chúng trước bộ não con người. Tương tự,
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy cách thức trình bày một
rủi ro sẽ ảnh hưởng đến cách hiểu của chúng ta về nó. Nếu bạn
nói với các nhà đầu tư rằng trung bình phải mất 30 năm thì họ sẽ
mất hết tài sản một lần thì họ sẽ sẵn sàng rót vốn hơn khi bạn nói
khả năng họ thua lỗ hết tiền là 3,3% mỗi năm.
Điều này cũng lặp lại với thí nghiệm về di chuyển bằng máy bay.
Chúng tôi hỏi những người tham gia vào thí nghiệm rằng: "Bạn
đang đi nghỉ ở nước ngoài và cân nhắc liệu có nên thử di chuyển
bằng một hãng hàng không ở nước ấy để ngắm hòn đảo đặc biệt
ấy không. Các thống kê về an toàn cho thấy trong 1.000 năm thì
hãng hàng không này mới để xảy ra 1 vụ tai nạn. Mà có lẽ sau
này bạn không có dịp quay lại đất nước này nữa. Bạn có muốn
chọn hãng hàng không địa phương đó không?". Tất cả người
tham gia thí nghiệm đều trả lời "Có".
Sau đó, chúng tôi thay đổi câu thứ 2 như sau: "Các thống kê về
an toàn cho thấy cứ 1.000 chuyến bay thì có 1 chuyến gặp tai
nạn". Chỉ 70% số người tham dự nói rằng họ sẽ chọn chuyến bay
đó. Trong cả hai trường hợp, khả năng xảy ra tai nạn đều là 1
phần 1.000; nhưng cách tính sau nghe có vẻ rủi ro hơn rất nhiều.
Một viễn cảnh có vẻ càng lý tưởng thì thường tiềm ẩn rủi ro càng
cao. Lúc nào bạn cũng nên tìm kiếm nhiều phương pháp thể hiện
khác nhau của rủi ro để chắc chắn rằng bạn không bị hình thức
hoặc toán học đánh lừa.
6. Không có chỗ cho tình trạng dư thừa nếu muốn đạt được
hiệu quả và tối đa hóa giá trị của cổ đông
Hầu hết các nhà quản lý không nhận thấy việc tối ưu hóa hoạt
động có thể khiến công ty dễ gặp khó khăn trước những thay đổi
của môi trường. Các hệ thống phân loại sinh học cũng biết cách
ứng phó với thay đổi và Mẹ Thiên Nhiên là một nhà quản trị rủi ro
hàng đầu. Điều đó một phần là do bà yêu thích tình trạng dư
thừa. Quá trình tiến hóa đã cho loài người chúng ta thêm nhiều
bộ phận dự phòng - chẳng hạn như chúng ta có 2 lá phổi và 2
quả thận - và nhờ đó mà chúng ta tồn tại.
Trong doanh nghiệp, tình trạng dư thừa rõ ràng là biểu hiện của
sự không hiệu quả: các năng lực bị "treo", các thiết bị không
được sử dụng, và tiền bạc nhàn rỗi. Ở khía cạnh ngược lại,
chúng ta được dạy rằng tác dụng đòn bẩy (nợ) là một điều tốt
đẹp. Nhưng không; nợ nần khiến cho công ty, và cả cấu trúc kinh
tế, không còn vững chãi. Nếu bạn lệ thuộc quá nhiều vào vay nợ,
công ty bạn có thể sụp đổ nếu như không thể đạt được doanh số
dự báo, nếu như lãi suất biến động hay nếu như các rủi ro khác
cùng ập đến. Nếu trong sổ cái kế toán của bạn sạch nợ, bạn sẽ
đối phó với thay đổi tốt hơn.
Chuyên môn hóa cao độ cũng cản trở sự tăng trưởng của công
ty. Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo, để tối ưu
hóa hiệu quả, một nước nên chuyên sản xuất rượu vang còn
nước kia thì chuyên sản xuất quần áo,... Nhưng lập luận này đã
bỏ qua yếu tố: những thay đổi đột ngột. Điều gì sẽ xảy ra khi giá
rượu vang giảm mạnh? Vào thập niên 1800, nhiều nền văn hóa ở
Arizona và New Mexico đã biến mất vì họ lệ thuộc hoàn toàn vào
một vài loại cây lương thực nên kết quả là họ không thể sống sót
khi thời tiết có biến động mạnh.
...
Một trong những câu chuyện thần thoại về chủ nghĩa tư bản là
động cơ thúc đẩy làm việc... và cả bãi công nữa. Cuộc đời của
mỗi người đều phải có những lúc thăng trầm. Tuy nhiên, bản chất
của tiền phúc lợi chính là một trong những yếu tố làm tăng mức
độ rủi ro. Nếu bạn trao cho ai đó một khoản tiền thưởng mà
không kèm theo điều khoản thu hồi, người ấy sẽ có động lực để
che giấu rủi ro bằng cách tham gia vào những giao dịch có nhiều
khả năng tạo ra các khoản lợi nhuận nhỏ và ít khả năng đổ vỡ.
Các nhà quản lý cứ theo đó mà nhận thưởng đều đặn mỗi năm.
Nếu sau cùng đổ vỡ cũng xảy ra thì họ sẽ xin lỗi nhưng không bị
buộc phải hoàn trả các khoản thưởng.
Điều này cũng đang thực sự diễn ra tại nhiều tập đoàn. Đó là lý
do vì sao nhiều CEO trở nên giàu có trong khi các cổ đông thì
vẫn nghèo. Xã hội và các cổ đông cần phải có quyền lực pháp lý
để thu hồi các khoản thưởng đối với những ai không đáp ứng
được yêu cầu. Điều đó sẽ giúp thế giới này tốt đẹp hơn.
Hơn nữa, chúng ta không nên trao các khoản tiền thưởng cho
những người quản lý các tập đoàn lớn như nhà máy hạt nhân
hay ngân hàng. Nhiều khả năng họ sẽ tham của rẻ tiền để tối đa
hóa lợi nhuận. Xã hội chúng ta đang giao trọng trách quản trị rủi
ro lớn nhất cho quân đội nhưng quân nhân thường không được
nhận thưởng.
Xin hãy nhớ rằng rủi ro lớn nhất nằm trong chính bản thân chúng
ta: Chúng ta đánh giá cao khả năng của mình nhưng đánh giá
thấp nguy cơ dẫn đến thất bại. Thần thoại Hy Lạp cũng có không
ít minh họa cho cái giá phải trả của thói ngạo mạn: Achilles và
Agamemnon chết vì tính ngạo mạn; Xerces thất bại khi tấn công
Hy Lạp vì thói tự phụ; và nhiều thống soái xuyên suốt lịch sử đã
phải bỏ mạng vì không nhận ra giới hạn của bản thân. Bất kỳ tập
đoàn này không nhận ra "Gót chân Achilles" của mình sẽ thất bại
Note :
1 Thiên Nga Đen: là một thuật ngữ được khai sinh bởi Giáo sư
Nassim N. Taleb, một học giả uyên bác nổi tiếng với nhiều nghiên
cứu về tính ngẫu nhiên và tri thức của con người, về môn khoa
học thống kê, về những quyển sách bán chạy nhất thế giới của
ông và về những cảnh báo trước khủng hoảng mà về sau đều
ứng nghiệm. Trước khi người ta tìm ra nước Úc, cư dân ở Lục
Địa Già đều tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng. Nhưng
vào đầu thập niên 1790, phát hiện của một nhà tự nhiên học
người Anh, John Latham, về loài thiên nga đen ở vùng Tây Nam
nước Úc đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Do đó, theo cách diễn
giải của Giáo sư Taleb, "những sự kiện mà ai cũng tin rằng hầu
như không thể nào xảy ra nhưng lại tác động rất lớn được xem là
Thiên Nga Đen""khả năng xảy ra của những sự kiện tưởng chừng
như không thể cũng tương đương với khả năng không xảy ra của
những sự kiện tưởng chừng như vô cùng chắc chắn". và
2 "Ngày thứ Hai đen tối" của Mỹ
1' Trung tâm sinh lợi: từ gốc là profit center, khái niệm này được
hiểu như một chi nhánh hay phòng ban của một công ty có khả
năng tự mình độc lập mang về lợi nhuận. Doanh thu và chi phí
của trung tâm sinh lợi này sẽ được hạch toán độc lập đề nhờ đó
tính toán được hiệu quả sinh lợi của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_sai_lam_trong_quan_tri_rui_ro_0416.pdf