Bí quyết 1: Nói về những ý quan trọng
Trong mọi bài phát biểu, trình bày hay truy ền thông cần có một
ý lớn. Đó là điều mà tất cả mọi người đều có thể nhớ. Các ý
tưởng lớn có cuộc sống riêng của nó và không nhất thiết đó phải
là một bài phát biểu hoành tráng. Nó được gọi là lớn bởi vì s ức
mạnh của nó chứ không phải vì độ dài. Bài phát biểu Gettysburg
của Abraham Lincoln là một trường hợp điển hình như vậy. Chỉ
có 271 từ nhưng nó đã trở thành một trong những bài phát biểu
nổi tiếng nhất thế giớ
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 bí quyết để trở thành lãnh đạo diễn thuyết giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 bí quyết để trở thành lãnh đạo diễn thuyết
giỏi
Khi phát biểu trước đám đông, các tư vấn viên và báo cáo viên
phải nói rất trôi chảy về mặt kỹ thuật, nhưng bản thân họ cũng
có những kỹ năng căn bản nào đó. Họ phải quan sát và lắng
nghe giống như một nhà lãnh đạo thực thụ, đặc biệt là khi họ
đang đứng ở nơi quan trọng nhất, ví dụ như khi báo cáo về kết
quả của một dự án, giải thích các xu hướng mới trong lĩnh vực
bảo hiểm chẳng hạn. Để làm tốt điều này, họ có thể học hỏi kinh
nghiệm nói trước đám đông từ các nhà lãnh đạo DN như các
CEO, các nhà quản trị và các nhóm lãnh đạo khác.
Trở thành lãnh đạo giỏi diễn thuyết
Như vậy chính xác thì bạn phải làm gì? Trước tiên không phải là
tập trung vào nói những gì mà là nói như thế nào. Nội dung trình
bày của bạn không chỉ ổn về mặt kỹ thuật mà phải thật rõ ràng,
hấp dẫn và thuyết phục. Nếu không, bạn chỉ là một báo cáo viên
chứ không phải là một lãnh đạo.
7 bí quyết để lãnh đạo diễn thuyết thành công
Bí quyết 1: Nói về những ý quan trọng
Trong mọi bài phát biểu, trình bày hay truyền thông cần có một
ý lớn. Đó là điều mà tất cả mọi người đều có thể nhớ. Các ý
tưởng lớn có cuộc sống riêng của nó và không nhất thiết đó phải
là một bài phát biểu hoành tráng. Nó được gọi là lớn bởi vì sức
mạnh của nó chứ không phải vì độ dài. Bài phát biểu Gettysburg
của Abraham Lincoln là một trường hợp điển hình như vậy. Chỉ
có 271 từ nhưng nó đã trở thành một trong những bài phát biểu
nổi tiếng nhất thế giới.
Bí quyết 2: Nói về thời điểm hiện tại
Không ai thích một bài phát biểu đã được đóng khung, chuẩn bị
sẵn. Nó sẽ khiến mọi người chán nản và mất hết hứng thú.
Thông điệp của bạn phải nói với mọi người về những gì đang
xảy ra với họ vào thời điểm hiện tại để lôi kéo thính giả. Hãy
làm sao để ngay cả khi người ta không chắc chắn về điều xảy ra
ấy nhưng vẫn muốn nghe bạn nói. Để đạt được điều này hãy
trình bày một cách tự nhiên và đừng lệ thuộc vào bài phát biểu
đã đánh máy và công phu chuẩn bị từ trước.
Bí quyết 3: Nói đơn giản
Một sai lầm mà những người phát biểu thường hay mắc phải là
họ tham lam và cố nhồi nhét quá nhiều thứ trong một bài phát
biểu. Để khắc phục điều này, hãy làm cho nó đơn giản, dễ nhớ
và không phức tạp.
Roger Marino, người sáng lập của tập đoàn công nghệ cao
EMC, nói rằng ngày từ đầu ông đã sớm nhận thức được vai trò
quan trọng của truyền thông - giao tiếp trong kinh doanh, đặc
biệt là khi ông làm cho mọi thứ trở nên đơn giản. Marino nghĩ
đến những vị giáo sư tài giỏi khi ông còn đi học và nhận ra rằng
đó thực sự là những người truyền tải được những ý tưởng của
mình theo cách mà mọi người có thể hiểu được. "Truyền thông
là tất cả". Ông nói - "Bạn thực sự phải truyền tải thông điệp một
cách tốt đẹp nhất tới nơi mà bạn muốn".
"Làm cho đơn giản" là cách mà ông đã học được để khiến mọi
người quan tâm và bị cuốn vào chủ đề mà ông nói. Marino
khẳng định: "Tôi chỉ giải thích các bước. Một báo cáo viên cũng
phải thực hiện điều tương tự như vậy: đưa người nghe từ A tới
B, tới C".
Bí quyết 4: Thẳng thắn
Công ty tôi từng tiến hành một cuộc điều tra về truyền thông và
kết quả cho thấy: phẩm chất hàng đầu mà người ta muốn có ở
một lãnh đạo là sự chân thực và liêm chính. Vì vậy, thông điệp
của bạn cũng phải thật sự chân thành. Thính giả muốn lãnh đạo
không chỉ là một người nói hay, nói giỏi, mà phải là người nói
cho họ biết sự thực bất kể đó là điều gì. Trong môi trường kinh
doanh ngày nay với quá nhiều lọc lừa, sự bất tín và xì căng đan,
nhiều người mất dần niềm tin vào các tư vấn viên. Do đó, thẳng
thắn, chân thành được coi là phẩm chất vô cùng đáng quý.
Bí quyết 5: Lạc quan
Với tư cách một tư vấn viên tài chính, bạn phải hướng khách
hàng của mình tới những thời điểm tốt đẹp và khi gặp khó khăn
trở ngại, bạn phải cân bằng thực tế đó với một tinh thần lạc
quan. Một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người nhận thức và nói
được về những gì có thể xảy ra.
Khi Bill Ford đuổi việc CEO Jacques Nasser ở công ty Ford
Motor vào năm 2001, công ty này đã thiệt hại hàng tỷ đô la.
Nhưng tại cuộc họp báo hàng quý vào tháng 6/2003, mỗi câu hỏi
đặt ra với Ford đều được công ty này trả lời với một tinh thần vô
cùng lạc quan. "Chúng tôi đã trở lại thời kỳ thăng bằng. Chúng
tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng về vị trí hiện tại và tương lai của
mình". Trong vòng 20 tháng, Ford đã biến sự lạc quan đó thành
sự thực bằng việc thay đổi hoàn toàn công ty.
[Only registered and activated users can see links]
Bí quyết 6: Tập trung vào tương lai
Trong những thời kỳ khó khăn, chúng ta tìm kiếm hy vọng ở các
nhà lãnh đạo. Ông Rudy Giuliani - khi còn là Thị trưởng New
York, có mặt ở trung tâm Manhattan khi chiếc máy bay đầu tiên
đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới vào ngày 9/11/2001.
Vào buổi sáng ngày hôm đó, sự nghiệp chính trị của ông đang
rơi vào tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" khi có một bài báo nói
rằng ông có tình nhân. Vợ ông khi đó rất tức giận và đã đuổi ông
ra khỏi nhà.
Nhưng cũng trong ngày hôm đó, Giuliani biết ông phải làm gì.
Tại nơi diễn ra thảm họa, theo đúng nghĩa đen, ông đã liều mạng
mình, mắc kẹt trong đống gạch vụn trong vòng 15 phút. Quá
bàng hoàng trước sự kiện khủng bố và sự đổ nát tang thương tại
New York, song ông vượt qua tất cả để nói về hi vọng khi nói
rằng: "Những người dân New York là những người tuyệt vời
nhất trên thế giới, với cơ quan cảnh sát, phòng cháy chữa cháy
và những nhân viên cấp cứu tốt nhất". Và thông điệp này đã trở
thành lời hiệu triệu mạnh mẽ. Những người dân New York và
thế giới đã thực hiện đúng như lời nói của ông để vượt qua cái
ngày khủng khiếp ấy.
Bí quyết 7: Chân chính
Bạn sẽ cảm thấy khó khăn và tồi tệ vô cùng nếu phải diễn thuyết
trước một đám đông luôn nghi ngờ và nghĩ không tốt về bạn.
Ngay cả khi đó là một cuộc đối thoại hay gặp gỡ bình thường,
thành kiến đó cũng đatự bạn vào tình thế bất lợi. Nhiệm vụ lúc
này của bạn là tìm ra cách thức nào đó để tạo ra sự kết nối, liên
hệ. Muốn vậy, phải thực hiện nó một cách chân chính.
Dan Wolf, CEO của công ty hàng không Cape Air, nổi tiếng là
người thực hiện thành công bí quyết này. Ông dùng nguồn gốc
xuất thân và những mối quan tâm của mình để kết nối với mọi
người. Trong các cuộc gặp với nhân viên, ông có thể liên kết với
từng cá nhân, từ anh phi công, đến thợ máy hay những người
làm kinh doanh.
"Tôi sử dụng những câu chuyện hài hước để tự xóa bỏ định kiến
của người khác. Tất cả những kỹ năng về tổ chức của tôi không
hoàn hảo nhưng đó lại là chất liệu hoàn hảo cho những câu
chuyện hài hước". Những lãnh đạo giỏi luôn tìm ra cách để làm
cho mình "người" hơn, gần gũi với mọi người hơn mà vẫn duy
trì được thẩm quyền.
Các nhà lãnh đạo diễn thuyết thành công không trở thành những
nhà lãnh đạo hàng đầu nhờ may mắn. Họ trở thành những nhà
diễn thuyết tuyệt vời vì họ chọn để trở thành như vậy.
Theo Lãnh đạo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_bi_quyet_de_tro_thanh_lanh_dao_dien_thuyet_gioi_1874.pdf