Trong giai đoạn thiết lập việc kinh doanh của công ty dường như
đã "chín" và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm
vị trí trên thương trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng
nổ như trước nhưng vẫn duy trì trong tầm kiểm soát. Việc kinh
doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ
nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển
của doanh nghiệp.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1587 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 giai đoạn của quá trình kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 giai đoạn của quá trình
kinh doanh
Những ai lao vào con đường kinh doanh, nuôi chí trở thành ông
chủ doanh nghiệp nên biết rằng từ ngày đầu thành lập cho đến
lúc tan rã trong kinh doanh họ sẽ phải trải qua các giai đoạn khác
nhau. Trên thực tế tiến trình của con đường kinh doanh gồm có 7
giai đoạn. Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch
sắp xếp cho chúng là điều hết sức quan trọng để đạt được những
bước thành công trong kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.
1. Giai đoạn "gieo hạt"
Đó là giai đoạn mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay
nói cách khác đó chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này
còn được gọi là giai đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Hầu hết
các công ty trong giai đoạn này sẽ cần vượt qua thử thách: chấp
nhận thị trường và theo đuổi 1 thời cơ thích hợp riêng biệt. Trong
giai đoạn này chủ các doanh nghiệp nên cẩn trọng, không nên rải
các nguồn tài chính quá mỏng.
Điểm trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn thời cơ kinh
doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để
khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan
trọng khác đó là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh
nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.
Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có
thể rất khó khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp
sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình.
Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ
chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài
ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như:
nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.
2. Giai đoạn khởi động
Doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp
pháp. Các sản phẩm và dịch vụ hiện đã đi vào sản xuất và đã có
những khách hàng đầu tiên. Trong giai đoạn kinh doanh này,
những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh
giá khá cao. Và thử thách căn bản ở đây đó là không được để
những khoản tiền dù là nhỏ nhất tuột khỏi tay. Chủ doanh nghiệp
phải học cách khảo sát "tính thực tế" những nhu cầu từ phía
khách hàng có thể mang lại lợi nhuận và chắc chắn rằng việc
kinh doanh đang đi đúng hướng.
Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở
khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm
soát và theo dõi. Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai
đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà
cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.
3. Giai đoạn phát triển
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua "những năm chập
chững biết đi" và nay phát triển thành một "đứa trẻ" thực sự. Các
khoản doanh thu và khách hàng đang tăng lên điều đó đồng
nghĩa với sự xuất hiện của những thời cơ mới cũng như những
thách thức mới. Lợi nhuận sinh trưởng kéo theo tính cạnh tranh
cũng tăng. Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công
ty phải đối mặt với đó chính là thực đơn không đổi các vấn đề
đưa ra để giành lấy thời cơ và các nguồn tài chính. Để làm được
điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý
hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới. Học hỏi để
đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ
thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai
đoạn này.
Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên
sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức
chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng
khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh nghiệp cần áp dụng
những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt
hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng
những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong
quá trình kinh doanh. Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng
trong giai đoạn này đó là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác,
viện trợ và những lựa chọn cho thuê.
4. Giai đoạn ổn định
Trong giai đoạn thiết lập việc kinh doanh của công ty dường như
đã "chín" và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm
vị trí trên thương trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng
nổ như trước nhưng vẫn duy trì trong tầm kiểm soát. Việc kinh
doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ
nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển
của doanh nghiệp.
Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng
với những thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc
cật lực và cũng cần thư giãn, tuy nhiên thương trường vô cùng
tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy doanh
nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn trong hình ảnh lớn
hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự
thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh
chóng làm cho mọi cố gắng trên của doanh nghiệp trở thành
“công cốc công cò”. Do vậy chu trình nhịp sống của doanh nghiệp
được thiết lập sẽ phải dựa trên những cải tiến và hoạt động năng
suất.
Để có thể cạnh tranh được với thị trường vốn, chủ doanh nghiệp
sẽ cần đến những hoạt động kinh doanh tốt hơn và quy mô lớn
hơn cùng với kỹ thuật tự động hoá và đổi mới các thiết bị nhằm
cải thiện năng suất kinh doanh. Nguồn vốn cho giai đoạn này có
thể lấy từ các khoản lợi nhuận, vay ngân hàng, nhà đầu tư và các
khoản viện trợ của chính phủ. Con đường kinh doanh gồm 7 giai
đoạn nhưng không phải chúng diễn ra theo trình tự. Một số doanh
nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động
đến tan rã rất nhanh.
5. Giai đoạn mở rộng
Sự tăng trưởng mới trong thị trường mới và các kênh phân phối
là những đặc trưng cơ bản dễ thấy trong giai đoạn này. Đây là
giai đoạn cho sự lựa chọn của các ông chủ doanh nghiệp nhỏ
nhằm chiếm lĩnh những phần lớn hơn của cổ phần thị trường và
tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh
khác mang lại lợi nhuận. Việc mở rộng vào những thị trường mới
đòi hỏi sự nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc kinh doanh ở giai
đoạn "gieo hạt" và "khởi động". Chủ doanh nghiệp nên tập trung
những công việc kinh doanh mạo hiểm một chút. Điều này sẽ làm
giàu thêm khả năng hiện tại và kinh nghiệm của chính họ.
Tiến lên phía trước lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không
liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách tàn khốc.
Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ
mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm
dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng
khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới. Nguồn vốn cho giai
đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu
tư mới, đối tác.
6. Giai đoạn suy thoái
Những thay đổi về điều kiện thị trường, xã hội, nền kinh tế có thể
làm giảm số lượng bán hàng, do đó lợi nhuận cũng giảm theo.
Vấn đề này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản
nhanh hơn. Bởi các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải
đương đầu với rất nhiều thử thách như lợi nhuận và doanh số
bán hàng suy giảm, dòng ngân lưu có thể rơi vào tình trạng thâm
hụt. Vấn đề lớn nhất đó là kéo dài thời gian để doanh nghiệp có
thể hỗ trợ cho dòng ngân lưu đang không mấy khả quan này.
Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển
sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp -
giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những
cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm
chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân
lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này.
Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những
người sở hữu.
7. Giai đoạn tan rã
Giai đoạn này là thời điểm toàn bộ cả năm cố gắng và làm việc
vất vả lao vào kinh doanh đồng khởi ra đi, hoặc nó có thể hiểu
đơn giản là chấm dứt công việc kinh doanh toàn bộ. Việc bán
doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nó đòi hỏi phải đánh giá
thực tế tình hình công ty kỹ càng. Những năm làm việc cật lực để
xây dựng công ty đôi khi thật khó khăn nén lại để xem xét đánh
giá tình hình thực tế để quyết định đâu là giá trị đích thực của
công ty (vị thế của công ty) trong thương trường hiện tại.
Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa
doanh nghiệp, thì ông ta sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan
đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết
để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ
doanh nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh
tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài
lòng khách hàng.
Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán
hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều
rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác
đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa
ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng
cửa doanh nghiệp.
Chú ý
Các giai đoạn của chu trình nhịp sống doanh nghiệp chắc chắn
sẽ không xảy ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được
thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất
nhanh. Số khác có thể không tiến đến giai đoạn mở rộng và chỉ
dừng ở giai đoạn ổn định. Thành công rực rỡ hay thẩt bại thảm
hại trong kinh doanh là tuỳ thuộc vào tài năng của chủ doanh
nghiệp thích nghi với các thay đổi của chu trình cuộc sống.
Điều mà họ nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm
giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Và những biện
pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp
dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp
sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức
nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_giai_doan_cua_qua_trinh_kinh_doanh_0127.pdf