9 phong cách lãnh đạo

Một quyết định tốt có thể cứu vớt một tổ chức và những con người đáng thương khỏi chết đuối. Hàng ngày, lãnh đạo phải đưa ra các quyết định và mỗi quyết định tác động đến tổ chức ở mức độ nào đó. Luda Kopeikina - một lãnh đạo kinh doanh, học giả và tác giả có nhiều kinh nghiệm đưa ra nhận định.

Luda Kopeikina

Nhiều người rất khó khăn trong việc ra quyết định, trong khi những người khác lại làm điều đó rất nhanh chóng và dễ dàng.

Luda Kopeikina bị cuốn hút bởi tính năng động của các quyết định. Tại sao một số nhà lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định hơn những người khác? Điều gì khiến các quyết định khó khăn hay dễ dàng?

Kết quả của các nghiên cứu và phân tích vào bản chất được giới thiệu trong cuốn sách “Quyết định đúng mọi thời điểm: Làm cách là để có được các quyết định dứt khoát và sự rõ ràng hoàn hảo".

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 9 phong cách lãnh đạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thợ da bằng một Gia Cát Lượng. Những điều trên là những điều mà hầu hết các giám đốc có thể làm bất chấp họ đang phải đối đầu những khó khăn. Và dĩ nhiên, các nhóm năng động có thể tồn tại trong các tổ chức không thành công. Các nhóm tốt nhất sẽ dần dần ảnh hưởng đến các nhóm khác. Là một giám đốc, đóng góp tốt nhất chúng ta có thể làm cho tổ chức là tạo ra những nhóm năng động và nuôi dưỡng những trưởng nhóm, những người có thể gây ảnh hưởng tốt đến các bộ phận khác của công ty bằng các thói quen rất thành công của họ. Là một nhà lãnh đạo, tôi sẽ không muốn là một thành phần khác trừ khi là một phần của nhóm năng động, và tôi chắc chắn rằng nhiều người trong số các bạn cũng đồng quan điểm với tôi. Thông thường chúng ta để cho sự trì trệ nuôi dưỡng những tai hại cho tổ chức, và sự rối loạn của tổ chức sẽ dần chiếm thế thượng phong. Chúng ta có cảm giác bất lực không thể làm tình hình tiến triển hơn. Với những thiện chí tốt đẹp nhất, chúng ta lại trở thành vấn đề rắc rối. Xét trên một mức độ nào đó, chúng ta đều biết điều đó và cảm thấy điều đó rất tồi tệ. Hàng trăm các giám đốc cấp trung mà tôi đã từng nói chuyện cùng ca bài ca buồn thảm như nhau. Trong khi tôi nhấn mạnh vị trí rất khó khăn của hầu hết các giám đốc, tôi cũng biết rằng nhưng tôi biết cái vòng tròn luẩn quẩn này có những điểm yếu. Laurence đã truyền cảm hứng và các công cụ đặc biệt cần thiết cho các giám đốc để phá vỡ vòng luẩn quẩn và nhận ra tiềm năng của mình. Lời khuyên từ Laurence Haughton 1. Hãy làm mọi thứ càng đơn giản càng tốt. Hãy đề nghị những người khác làm mọi thứ đơn giản thôi. Như Albert Einstein từng nói, “nếu như một một định lý vật lý không thể giải thích làm cho một đứa trẻ hiểu, định lý đó có thể vô giá trị.” 2. Đừng làm mọi thứ đơn giản hơn. Có xu hướng làm mọi thứ quá đơn giản thậm chí nó làm cho bạn giống như một kẻ chẳng biết suy nghĩ. Sự phức tạp vẫn tồn tại. Hãy mời đủ những người đến thảo luận để xác định tốt hơn và đưa ra kế hoạch chi tiết. 3. Hãy tìm tiếm những chứng cứ chưa được kiểm chứng. Khoảng 90% thông tin mà chúng ta chú ý đến là để bổ trợ cho những định kiến từ trước của chúng ta. Chúng ta thường biến tấu các câu chuyện mà đi ngược lại các giả định và niềm tin của chúng ta. Biết rằng đây là một xu hướng chung và hãy cố gắng để thoáng đạt hơn, và chú ý đến những thông tin chống đối lại ý kiến của bạn. Mặc dù có thể bạn sẽ chẳng học hỏi được gì từ những thông tin đó. 4. Hãy bám sát theo những chủ định, quyết định và kết quả. Công ty của bạn có nắm được sát sao những thành tố và quá trình dẫn đến các quyết định cuối cùng không? Công ty có lưu giữ những thông số của kết quả các quyết định? 90% các công ty không nắm được các thông tin này. Bạn cần thông tin để kiểm tra tiến trình của mình. (còn nữa 9 phong cách lãnh đạo - Phần 4: Hãy là người cấp tiến Hãy thêm năng lượng và sự nhanh nhẹn cho mình và cho sự tăng trưởng trong sự nghiệp của những người làm cho bạn. Đó là lời khuyên của Sally Hogshead - một nhà tư vấn có kinh nghiệm, đồng thời được mệnh danh là người có “quảng cáo hay nhất trên sóng truyền hình" của Mỹ. Tôi thích từ “cấp tiến”. Tôi tìm trên Google thì những từ liên quan đến cách dùng thông thường của từ “cấp tiến” là “vượt quá những điều thông thường”, “đặc biệt tận cùng”, “mang tính cách mạng” và “đặc biệt mới mẻ”. Nếu tôi đang định làm gì đó, tôi sẽ thích làm nó theo cách cấp tiến hơn là theo những cách thông thường. Cuốn sách mới của Sally Hogshead, “Sự nghiệp cấp tiến: 100 sự thật để khởi động công việc, sự nghiệp và cuộc sống của bạn” hướng đến việc giúp chúng ta tìm ra cách cải tiến công việc. Trước khi tôi đi vào phần chính của những lời nhắn nhủ của Sally, hãy nói đến Sally Hogshead trước tiên. Tôi nghĩ tất cả chúng ta có thể học một hay hai điều về thiết kế và xây dựng thương hiệu từ tác giả. Nếu như bạn mang họ Hogshead (có nghĩa là Đầu Lợn), có thể bạn sẽ cố gắng thay tên đổi họ hoặc ít nhắc đến nó càng ít càng tốt. Sally lại làm công việc ngược lại với một tài năng hiếm có. Bà ấy sử dụng họ của mình để làm mọi người ghi nhớ tên của bà. Biểu tượng cho bà là một hình một đầu một chú lợn được tên Sally Hogshead vòng quanh. Website của bà cũng nhấn mạnh vào biểu tượng này. Ngoài việc biến tên mình thành một lợi thế, Sally cũng rất thành công trong việc thiết kế. Website của bà, các biểu tượng, sách và bất cứ thứ gì có thể xúc tiến thương hiệu đều có cùng một ảnh hưởng và nhìn rất ngộ nghĩnh. Bà ấy đã chịu chấp nhận thêm thử thách và chi phí cần thiết để xây dựng hình ảnh và các ấn tượng có tầm ảnh hưởng lớn. Cuốn sách của bà rất sặc sỡ và bắt mắt. Website của bà có những phần khám phá phụ thêm vui tươi. Chắc chắn Sally là một chuyên gia về quảng cáo, nhưng đầu tiên còn là một tác giả, điều này là một sự cấp tiến. Tôi ghen tị với tầm nhìn của bà ấy. Là những giám đốc, chúng ta phải đưa ra quyết định mỗi ngày về mọi thứ có vẻ ngoài như thế nào và thương hiệu của chúng ta được thể hiện như thế nào. Điều này bao gồm cả thương hiệu của công ty, thương hiệu của giám đốc, và cách thức chúng ta điều hành công ty (cũng là một kiểu thương hiệu). Thương hiệu cá nhân của bạn là gì? Các hành động và các cuộc đối thoại đã chuyển tải thông điệp mà bạn muốn mọi người nhận ra đã hoàn thành nhiệm vụ của chúng tốt đến mức nào? Bạn có quản lý nhất quán với thương hiệu của công ty không? Các chế độ và hành động bên trong có phù hợp với thông điệp mà bạn muốn chuyển tải đến khách hàng? Ví dụ như, bạn có muốn nâng cao dịch vụ cá nhân cho khách hàng hay lại củng cố môi trường không coi trọng cá nhân và không linh hoạt ở nơi làm việc. Sự nhất quán thương hiệu rất quan trọng và Sally đã sử dụng thương hiệu là con át chủ bài. Trong “Sự nghiệp cấp tiến”, Sally đã áp dụng các kiến thức về cách tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ trong sự nghiệp. Nghiên cứu của bà dựa trên hơn 1000 cuộc phỏng vấn trực tiếp với các nhân viên của Gen X có tuổi đời từ 25 đến 45. Từ nghiên cứu này chúng ta tìm ra 100 sự thật là hàng loạt các vấn đề đặt ra trong sách. 100 sự thật mang tính cách mạng này đã tiếp thêm nhiên liệu cho “công việc sự nghiệp”. Sau đây là định nghĩa của Sally về “công việc sự nghiệp”: Từ “công việc sự nghiệp” là việc biến đổi các hành động cho sự nghiệp của bạn… Công việc sự nghiệp là quá trình sâu xa và vẻ vang, đáng sợ và khó khăn nhưng là một phần thưởng không giới hạn trong việc biến con người hiện tại của bạn thành con người đỉnh cao nhất mà bạn có thể. Hãy nghĩ về những khoảng thời gian trong sự nghiệp của bạn khi bạn đang ở phong độ đỉnh cao, khi bạn vượt qua cả những kì vọng trong quá khứ và đơn giản là đạt được mục tiêu. Đó là khi bạn đang trong “công việc sự nghiệp.” Ồ, hãy cho tôi tham gia với! “Công việc sự nghiệp cấp tiến” là có những hành động để trở thành phiên bản uy quyền, đáng giá và thành đạt nhất của chính bạn. Sally khuyến khích người đọc và các đối tác thực hiện điều này bằng cách học hỏi và thực hiện theo 100 sự thật cấp tiến. Ngày nay chúng ta có rất nhiều từ ngữ thời thượng và các cuộc tán gẫu về sự nghiệp. Sách, báo, blog và các trang web tìm cách giúp chúng ta tạo ra những sự nghiệp lẫy lừng. Tôi không biết bạn là người thế nào, nhưng tôi thường tự hỏi những khách hàng mục tiêu cho các giải pháp trên là ai. Hàng triệu người kiệt sức với công việc họ ghét bỏ. Hàng triệu công việc khác hầu hết mọi người không tìm được niềm hứng thú hay cuốn hút. Thật là không thực tế nếu chúng ta tin rằng mọi người có thể có một sự nghiệp vĩ đại. Nhiều người có sự nghiệp nhưng sự nghiệp đó chỉ là phương tiện để phục vụ cho gia đình hay trả tiền thuê nhà. Trong khi chúng ta đều biết sự thật hiển nhiên này, nhiều cuốn sách, trong đó có cả cuốn sách của Sally đã nêu lên một thử thách hấp dẫn. Bất cứ ai đều có thể tạo ra một sự nghiệp lẫy lừng khiến cho họ muốn quay trở lại làm việc hết ngày này đến ngày khác. Tôi chưa từng thấy một cuốn sách nào kì vọng rằng mọi người đều có thể làm được điều này, nhưng chúng ta đều đồng ý rằng bất kì đều có thể làm được điều đó. Bởi thế ai là các khách hàng mục tiêu? Đó là những người đang mong chờ một cái gì đó. Những người có khát khao và động lực để làm được những điều to lớn theo cách của họ. Điều này cũng bao gồm cả một người nội trợ, người đã tìm ra cách thức để mua sắm trực tuyến, người đã tốt nghiệp đại học Ivy League đang tìm kiếm nguồn vốn mạo hiểm cho thiết bị viễn thông tuyệt vời tiếp theo, một giám đốc bậc trung muốn cách mạng hoá môi trường kinh doanh một cách lớn lao, và một nhà khoa học cống hiến để con người có cuộc sống tổt đẹp hơn. Trong đó cũng có chúng ta những người có mơ ước về làm cách nào để có thể đóng góp tốt nhất cho thế giới này. Khi tôi đã nói chuyện với Sally, tôi có thể cảm nhận được niềm đam mê của bà ấy cho công việc và bà là hình mẫu lý tưởng để xây dựng “các nhà xây dựng sự nghiệp cấp tiến”. Bà ấy có phong cách mềm mại và cứng rắn, kết hợp với sự kiên quyết không gì ngăn cản nổi. Theo như Sally, những người xây dựng sự nghiệp là những người mà ta thường gặp nhất ở bất cứ tổ chức nào bởi họ sống dựa vào những gì là có thể. Họ không bị giới hạn bởi cái đó là cái gì. Họ không sợ (hay không để nỗi sợ ngăn cản họ) đập tan những cái đã được định trước hoặc phá vỡ các luật lệ. Tôi đã khơi dậy được niềm đam mê của bạn chưa? Nếu câu trả lời là có, hãy tiếp tục đọc và tôi sẽ chia sẻ với bạn một vài “sự thật cấp tiến” của Sally và giải thích tại sao bà ấy lại nghĩ rằng những điều đó có thể giúp bạn tạo ra cuộc cách mạng trong công việc và cuộc sống. Tôi sẽ bắt đầu với Sự thật cấp tiến đã được Sally dùng đến trong suốt thời gian bà viết cuốn sách của mình và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của bà. Sự thật cấp tiến thứ 15: “Hãy khao khát là một người ngu ngốc nhất trong căn phòng” Đầu tiên, điều này có vẻ đi ngược lại bản chất của Sally. Tại sao chúng ta không cố gắng là người thông minh nhất trong phòng? Không phải luôn luôn là thế! Để phát triển và tiến bộ, bạn muốn xung quanh mình là những người thông minh và sáng tạo, và bạn sẽ tận dụng được những ưu điểm của họ. Sau đây là một số tin tức chọn lọc từ nghiên cứu của Sally. Những người được phỏng vấn đều được hỏi điều gì là quan trọng đối với họ, một khoản thù lao lớn hay là được kính trọng. 88,8% trả lời là lòng kính trọng quan trọng hơn. Họ cũng được hỏi liệu rằng những ông chủ tỏ ra thiếu tôn trọng hay những ông chủ trả tiền ít mà bắt bạn làm việc nhiều thì người nào địa ngục đối với bạn. 76% trong số họ chọn ông chủ thiếu tôn trọng. Nếu có một thứ làm thay đổi thế giới công việc, đó là mọi người sẽ không còn cố đạt được những trải nghiệm ầm ĩ một chút nào nữa. Họ biết rằng cuộc sống sẽ quá ngắn ngủi để phí phạm vào những công việc chẳng có thử thách và chẳng mang lại sự hài lòng (hoặc không mang lại đủ hài lòng, không đủ nhiều hoặc không khả thi). Mọi người đánh giá các cơ hội và thử thách đánh đổi với sự an toàn. Tôi đã hỏi Sally về cái mà các giám đốc có thể làm tốt hơn để hỗ trợ cho sự nghiệp của các thành viên trong nhóm của họ. Đây là lời khuyên của Sally: Giành được lòng trung thành của họ bằng cách đưa cho họ phương cách để đóng góp vào sự phát triển của cá nhân và công ty. Một vài giám đốc tin rằng nếu họ phát triển những người của mình, nhân viên sẽ bỏ đi, nhưng điều này không đúng. Bạn càng cho mọi người nhiều cơ hội, ví dụ như cho phép họ có các giao thiệp, tiếp xúc với các nhà hướng dẫn, khả năng họ ở lại với bạn càng lớn hơn. Một vài khám phá quan trọng khác trong nghiên cứu của Sally: Đôi điều về Sally Hogshead: Sally là nhà diễn thuyết và nhà tư vấn cho các công ty muốn xác định và tăng tối đa lợi thế cạnh tranh của họ. Bà thường làm việc với các tổ chức và các công ty với tư cách là “giám đốc sáng tạo phân tích SWAT”, chi phí thương hiệu và đổi mới. Trong sự nghiệp làm quảng cáo của mình, Sally đạt được nhiều giải thưởng hơn bất cứ nhà quản trị sản phẩm sáng tạo nào trên nước Mỹ. Kể từ đó, bà có được hàng trăm các giải thưởng và được mệnh danh là người có “quảng cáo hay nhất trên sóng truyền hình.” Các bài báo của Sally được xuất bản rộng rãi và các nghiên cứu của bà trên các phương tiên thông tin đại chúng như Thời báo New York, Tạp chí Phố Wall, CNN, NBC, ABC, CBS,…  - Mọi người muốn yêu quý cái họ làm ra. Họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ và hi sinh để đạt được đến một mức độ nào đó. - Nhiều người ghét công việc của họ và bị rối loạn. - Nếu bạn chỉ cho họ phương cách, họ sẽ làm theo. Bất kì ai cũng có thể học hỏi để tạo ra một sự nghiệp tươi sáng và đúng theo mong muốn. Có điều nào trong số những điều trên đúng với bạn không? Bạn có muốn trở thành một “nhà xây dựng sự nghiệp cấp tiến”? Hãy bắt đầu hỏi chính bản thân mình (và tự trả lời) một vài câu hỏi hữu ích sau. Một tương lai không hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn những gì? Nghề nghiệp của bạn sẽ giúp bạn xây dựng tương lai như thế nào? Điều gì ngăn cản bạn xây dựng tương lai của mình? Sally thúc đẩy mọi người có sự nghiệp làm họ yêu thích. Lời khuyên từ Sally Hogshead - Con đường sự nghiệp theo truyền thống sẽ kết thúc với chiếc đồng hồ vàng cho kì nghỉ hưu. Không còn con đường sự nghiệp theo truyền thống nữa. Để thu hút và giữ được những người tài năng nhất, tất cả các giám đốc cần phải hiểu được điều này. - Hãy quên những gì mà tấm bưu thiếp của bạn nói, bạn là một nhà doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo và giám đốc nên là những người thiết lập và những người độc lập suy nghĩ. - Bạn có thể có cuộc sống thoải mái hay bạn trở nên nổi bật, nhưng không phải cả hai thứ. Nếu bạn thích được làm việc dễ dàng, bạn sẽ không thể trở thành người xuất sắc. Bạn không thể ép buộc bản thân và nhóm của mình làm việc hết công suất nếu như bạn tập trung vào an toàn trên hết. Chúng ta phải để không gian dễ chịu sang một bên. - Một con lạc đà là một con ngựa được thiết kế bởi hội đồng. Con lạc đà thì thực dụng, hiệu quả, và xấu xí. Con ngựa thì tràn đầy đam mê, đẹp đẽ, gợi cảm hứng và xuất chúng. Khi hội đồng có một con ngựa, nó sẽ làm rối hết lên và bạn sẽ có một con lạc đà. - Thể hiện con người thành thật nhất của bạn là lợi thế cạnh tranh tối ưu. Những cá nhân và tổ chức phải học được điều gì là kì diệu ở bản thân họ. Khám phá bản chất thật sự của bạn. Hãy là nhà truyền giáo của chính mình. Mỗi chúng ta đều có sức mạnh và chúng ta có xu hướng làm lu mờ đi những điểm mạnh của mình. 9 phong cách lãnh đạo - Phần 5: Tinh thần khởi nghiệp “Con cá nếu chết thì phần đầu cá thối rữa trước tiên”. Đó là cách nói của Jason Jennings - một người được tờ New York Today mệnh danh là một trong ba biên tập viên kinh tế thành công nhất nước Mỹ. Ẩn ý của câu nói đó là các nhà lãnh đạo cần biết đi xuống tìm hiểu và tự thiết lập một môi trường làm việc phù hợp. Làm cách nào để hoà hợp môi trường làm việc của nhân viên với năng lượng của một doanh nghiệp mới khởi nghiệp mà vẫn giữ cân bằng các quá trình và hệ thống đã được thiết lập từ đầu. Chúng ta đều từng tham gia vào quá trình bắt đầu, có thể là trong công việc hay trong các tổ chức xã hội. Trở thành một phần của nhóm khởi nghiệp là một kinh nghiệm đầy nhiệt huyết. Mọi người đều gắn kết với tầm nhìn và ý chí quyết tâm dành hết trái tim và tâm trí cho một sự khởi đầu thành công. Mọi người đều cố gắng làm hết sức hơn nữa. Thật là thú vị khi là một phần của cái gì đó mới mẻ và khôi nguyên. Bắt đầu mới cũng có thể xuất hiện trong các công ty đã thành lập từ trước, giống như khi một dòng sản phẩm mới được thiết lập và tung ra thị trường. Jason Jenning đã nghiên cứu những công ty thành công nhất nước Mỹ và khám phá ra rằng, những công ty tốt nhất có khả năng tạo ra niềm hứng khởi, sự tập trung và sự cam kết của các tổ chức ở các lĩnh vực khác trong ngành kinh doanh của họ. Trong cuốn sách mới nhất của mình, “Suy nghĩ lớn lao, hành động nhỏ bé: làm cách nào để các công ty thành công nhất nước Mỹ có thể giữ tinh thần khởi nghiệp” Jason chia sẻ các bí quyết để tạo ra môi trường làm việc tốt nhất. Khả năng để thay đổi tổ chức xuất phát từ phía trên; nó không bắt nguồn từ bên giữa. Tôi nhấn mạnh điều này đặc biệt với các giám đốc bậc trung đang tận tuỵ làm việc cho nhà lãnh đạo cấp cao mà những nhà lãnh đạo này lại không hiểu được rằng chỉ họ mới có khả năng thay đổi tổ chức. Nếu bạn có thể, hãy rời bỏ vị trí đó, nhưng nếu bạn không thể bỏ việc thì điều này đặc biệt quan trọng. Tôi cảm thấy vị trí của người tận tuỵ ở vị trí lãnh đạo bậc trung của một công ty không truyền cảm hứng cho nhân viên là việc tất tồi. Có thể điều này thật vô vọng nếu bạn là giám đốc bậc trung, nhưng tôi có một tin tốt. Jason và nhóm nghiên cứu của ông chỉ ra rằng, các công ty thành công nhất thì không có những nhà lãnh đạo xuẩn ngốc. Họ có những lãnh đạo tài năng, những người biết chiều lòng khách hàng, môi trường công ty và nhân viên. Họ nhận thức được cơ hội họ có được và họ cố gắng tạo ra cơ hội và thử thách tương tự cho những người khác. Những nhà lãnh đạo của các công ty thành đạt nhất cũng cảm thấy nghĩa vụ làm công ty phát đạt hơn so với khi họ mới bắt đầu chức trách. Trong cuốn sách “Hãy suy nghĩ lớn, nhưng hành động nhỏ” Jason đưa ra 10 bí quyết trong việc tạo lập tinh thần khởi nghiệp để vươn tới thành tích cao hơn cho công ty. Ông và nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu hàng chục trong số hàng nghìn công ty tư nhân và công ty nhà nước, và nhận thấy các công ty thành công nhất đều bám vào các nguyên tắc cơ bản này. Đó là: 1. Hãy thực tế. 2. Giữ bàn tay không quá sạch sẽ. 3. Xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và tầm nhìn dài hạn. 4. Hãy để mọi thứ như vốn có. 5. Làm cho mọi người suy nghĩ và hành động như thể họ là người chủ thực sự. 6. Tạo ra công việc kinh doanh mới. 7. Thiết lập giải pháp hai bên cùng thắng. 8. Chọn đối thủ. 9. Xây dựng cộng đồng. 10. Phát triển các lãnh đạo tương lai. Trong suốt cuộc đối thoại, Jason nhấn mạnh kẻ thù lớn nhất của kinh doanh và các kế hoạch 1 năm, 2 năm, 5 năm. “Chúng đều đáng vứt đi. Từ thời điểm bạn nói rằng mục tiêu của bạn là gì và nêu rõ các mốc thời gian, thì mục đích đạt được các kết quả này theo đúng các con số hoạch định trở thành nhiệm vụ tối thượng. Điều đó khiến bạn không thể tìm đúng các khách hàng, tìm đúng nhân viên và không thể phát triển con người. Bạn sẽ đánh mất mọi thứ khác khi chỉ theo đuổi tiền bạc”. Vậy suy nghĩ lớn và hành động nhỏ có nghĩa là gì? Jason đưa ra hệ thống tự đánh giá bản thân giúp bạn đánh giá tổ chức của mình. Ví dụ đây là những sự lựa chọn của nguyên tắc “Giữ tay bạn không luôn sạch sẽ”. “Suy nghĩ nhỏ: Mọi người chỉ có trách nhiệm với yêu cầu công việc của họ. Họ không thấy được giá trị của việc đầu tư bên ngoài địa phận của họ trong công việc và không hiểu được công việc mà các phòng ban khác làm". “Suy nghĩ lớn: Chúng tôi nhận thấy các thành công toàn diện của một tổ chức phụ thuộc vào sự hiểu biết của mọi người về cách thức các phòng ban phổi hợp chức năng với nhau. Nhân viên và giám đốc coi bản thân là một phần của nhóm và phải hợp tác để làm cho toàn bộ dự án thành công”. “Hàng động lớn: Nhà lãnh đạo hầu như chẳng biết gì về những thứ đang xảy ra ở đội ngũ bán hàng giao dịch với khách hàng. Họ chẳng có liên hệ với các khó khăn của nhân viên, phó thác tất cả các dịch vụ khách hàng cho bộ phận kiểm tra các trường hợp khẩn cấp, và cố gắng đứng ngoài mọi xung đột". Vài nét về Jason Jennings: Jason là người có uy tín trong lĩnh vực lãnh đạo kinh doanh và năng suất công việc. Ông bắt đầu sự nghiệp là một nhà báo truyền hình và nhanh chóng trở thành người trẻ nhất sở hữu một trạm phát thanh và là nhà sáng lập công ty Jennings - McGlothlin. Tháng 3/2005, Tờ New York Today mệnh danh Jason là một trong ba biên tập kinh tế thành công nhất quốc gia. Ông có kinh nghiệm 20 năm thành lập và lãnh đạo các ngành kinh doanh và tư vấn rất thành công. Ông dành 18 tháng đi du lịch vòng quanh thế giới, tập trung tìm thông tin về các công ty lớn mạnh trên khắp thế giới cho cuốn sách của mình, “Không phải là cá lớn nuốt cá bé - mà là cá nhanh ăn thịt cá chậm (đồng tác giả với Laurence Haughton) nằm trong danh mục sách bán chạy nhất của Tạp chí Phố Wall và USA Today, và thời báo New York.   “Hành động nhỏ: Chúng tôi tạo ra một môi trường văn hoá nơi mọi người hiểu được những đóng góp của người khác quan trọng như thế nào với thành công của toàn thể công ty. Chúng tôi dự đoán trước những nhu cầu và có những đào tạo ngắn hạn để đáp ứng những hoạt động đa dạng khác, do đó mọi người có khả năng thích ứng với sự thay đổi hơn. Mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp khiến chúng ta biết rằng họ có ảnh hưởng đến thành công của chúng ta nhiều như chúng ta ảnh hưởng đến thành công của họ". Bạn đánh giá công ty của mình như thế nào qua nguyên tắc này? Tôi đánh giá công ty tôi đã từng làm là “suy nghĩ nhỏ mà hành động thì lớn”! Đánh giá này không khả quan nhưng rất có ý nghĩa. Đó là công ty cần phải phát triển công việc hơn và có thể cần đến nhiều tinh thần khởi nghiệp hơn. Lời khuyên từ Jason Jennings 1. Hãy là một chiêu đãi viên, chứ đừng là một nhà lãnh đạo theo phương pháp cổ điển. Các chiêu đãi viên chính là người thầy, nhà hướng dẫn và huấn luyện viên. Họ đi xa hơn là việc áp đặt cho người khác. Họ là hình mẫu cho sự khiêm nhường và dễ gần. 2. Hãy để tay bạn lấm láp. Những lãnh đạo của những công ty thành công nhất trên thế giới dành ít nhất 50% thời gian của họ với các khách hàng. Điều đó có nghĩa là họ nhận các cuộc điện thoại bán hàng và thoả mãn các yêu cầu của khách hàng. 3. Thách thức với tất cả những nhà lãnh đạo là làm cho nhóm mình suy nghĩ và hành động như những người chủ thực sự. Người chủ doanh nghiệp là người trực tiếp đóng góp và chịu trách nhiệm cho phần giá trị họ tạo ra trên thị trường. Có mối liên hệ trực tiếp giữa những giá trị được tạo ra và số tiền họ nhận được. Bạn sẽ không thể đòi hỏi những người khác suy nghĩ và hành động như những người chủ thực sự trừ khi họ được trả công tương xứng với những giá trị họ tạo ra. 4. Luôn tìm kiếm các giải pháp hai bên cùng có lợi trong mọi công việc bạn làm. Các mối quan hệ đối kháng luôn luôn là cùng thua. Khi nhà lãnh đạo phổ biến phương pháp cùng thắng cho tất cả mọi người, mọi người đều cùng thành công hơn trước nhiều. Những nhà lãnh đạo vĩ đại và có quyền lực hiểu được giá trị của các giải pháp hai bên cùng thắng. 5.  Hãy luôn tâm niệm để cái gì đã qua thì nên để nó trong quá khứ: Có rất nhiều giám đốc luôn hoài niệm: Họ không có khả năng để tha thứ cho những người đã thắng mình trong quá khứ; Nhiều người không thể tha thứ vì lý do cái tôi cá nhân; Những người khác không thể bỏ những thói quen và lịch trình cũ. 9 phong cách lãnh đạo - Phần 6: Quyết định đúng Một quyết định tốt có thể cứu vớt một tổ chức và những con người đáng thương khỏi chết đuối. Hàng ngày, lãnh đạo phải đưa ra các quyết định và mỗi quyết định tác động đến tổ chức ở mức độ nào đó. Luda Kopeikina - một lãnh đạo kinh doanh, học giả và tác giả có nhiều kinh nghiệm đưa ra nhận định.  Luda Kopeikina Nhiều người rất khó khăn trong việc ra quyết định, trong khi những người khác lại làm điều đó rất nhanh chóng và dễ dàng. Luda Kopeikina bị cuốn hút bởi tính năng động của các quyết định. Tại sao một số nhà lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định hơn những người khác? Điều gì khiến các quyết định khó khăn hay dễ dàng? Kết quả của các nghiên cứu và phân tích vào bản chất được giới thiệu trong cuốn sách “Quyết định đúng mọi thời điểm: Làm cách là để có được các quyết định dứt khoát và sự rõ ràng hoàn hảo". Bà đã nói chuyện với hơn 100 CEO đến từ các công ty quy mô đa dạng trong mọi ngành kinh doanh. Khi tôi nói chuyện với Luda, tôi ấn tượng với sự thông thái, nhanh trí và nồng nhiệt của bà. Bà là nhà lãnh đạo, chuyên gia và nhà tư vấn trong nhiều năm, có thời gian là phó chủ tịch tại GE dưới thời Jack Welch. Tôi nhận thấy các nhận xét của Luda về sự khác nhau giữa các lãnh đạo từng trải (tính cả tuổi đời và kinh nghiệm) và những lãnh đạo ít từng trải hơn rất cuốn hút. Bà nhận xét các lãnh đạo từng trải có sự kiểm soát tinh thần nhiều hơn các lãnh đạo trẻ hơn. Bà đo sự tập trung vật lý bằng cách đặt bẫy các CEO mà bà phỏng vấn bằng một chương trình vi tính. Các lãnh đạo từng trải thì tập trung và bình thản ngay cả khi họ có các cuộc họp quan trọng và các vấn đề khẩn cấp ngay trong ngày hôm đó. Luda cũng nhận thấy các nhà lãnh đạo từng trải và thành công rất thận trọng, Họ đánh giá các quyết định và học hỏi từ các quyết định đó. Họ tin rằng bằng cách học hỏi từ quá khứ là cách thức tốt nhất để thành đạt. Có lẽ khía cạnh thú vị nhất trong nghiên cứu của Luda là cách thức bà chọn để định nghĩa một quyết định đúng. Một quyết định đúng là khi người đưa ra quyết định toàn tâm toàn ý với quyết định của mình. Luda không đánh giá dựa trên kết quả của quyết định bởi chúng ta không thể kiểm soát các hậu quả có thể xảy ra, chúng ta chỉ có thể kiểm soát việc chúng ta đánh giá vấn đề và cơ hội tốt đến mức nào. Bà nhận thấy các lãnh đạo từng trải, những người có các quyết định thành công hơn, rất nồng nhiệt đồng ý với định nghĩa của bà. Các lãnh đạo ít kinh nghiệm hơn có xu hướng định nghĩa quyết định bằng kết quả đầu ra. Khi Luda phỏng vấn và quan sát các lãnh đạo, bà bắt đầu nhìn thấy cái gì đã khiến họ có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng. Bà gọi đó là “trạng thái của sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchin_phong_cach_lanh_dao_7494.doc