Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tốmôi trường như nhiệt độ, pH được theo
dõi thường xuyên. Nhiệt độtrung bình ởcác công thức tương đối ổn định, sự
chênh lệch không đáng kể, dao động từ29,70-29,74oC, nhiệt độbiến thiên trong
khoảng 25-33oC và không có sựsai khác nhiều giữa các lô thí nghiệm, chủyếu do
các bểthí nghiệm được đặttrong nhà nên luôn duy trì được sự ổn định. Như vậy,
nhiệt độnước bểnuôi của thí nghiệm phù hợp với sinh trưởng phát triển của cá lóc
đen.
Giá trịpH trong các bểthí nghiệm biến động nhỏtheo thời gian trong ngày và
tương đối đều trong suốt thời gian thí nghiệm. Mặt khác, do thí nghiệm thực hiện
trong nhà nên giá trịpH cũng không quá cao. Kết quảnghiên cứu cho thấy, pH
trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sựphát triển
của cá lóc đen (7,3-7,9) và không ảnh hưởng đến tốcđộtăng trưởng cũng như tỷlệ
sống của cá.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc đen ương nuôi trong bể composite, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc đen ương
nuôi trong bể composite
Cá lóc đen (Channa Striata) là đối tượng có giá trị kinh tế được nuôi nhiều ở Việt
Nam và Đông Nam Châu Á. Cá có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu đựng
điều kiện khắc nghiệt của môi trường (nước tù, đục, nóng...) và có thể sống trong
nước nhiệt độ cao đến 39-40oC [4]. Thêm vào đó cá lóc có chất lượng thịt thơm
ngon nên rất có giá trị kinh tế và ngày càng được người nuôi thủy sản ưa chuộng.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá lóc đen (Channa Striata) là đối tượng có giá trị kinh tế được nuôi nhiều ở
Việt Nam và Đông Nam Châu Á. Cá có kích thước lớn, sinh trưởng nhanh, chịu
đựng điều kiện khắc nghiệt của môi trường (nước tù, đục, nóng...) và có thể sống
trong nước nhiệt độ cao đến 39-40oC [4]. Thêm vào đó cá lóc có chất lượng thịt
thơm ngon nên rất có giá trị kinh tế và ngày càng được người nuôi thủy sản ưa
chuộng.
Trên thế giới, nghề nuôi cá lóc đã phát triển mạnh với nhiều mô hình nuôi khác
nhau. Phổ biến ở Thái Lan, Hồng Kông là mô hình nuôi bán thâm canh trong ao
đất với thời gian nuôi từ 6-7 tháng với các loại thức ăn như bột cá, tấm, cám. Mô
hình nuôi cá bè với mật độ 20-40 con/m3, sử dụng các loại thức ăn như cá tạp,
tấm... phổ biến ở Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, nghề nuôi cá lóc nói chung và
cá lóc đen nói riêng ngày càng phát triển, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…); Đông Nam Bộ và một số
tỉnh khác [3]. Tuy nhiên, nguồn giống thả nuôi hiện nay chủ yếu dựa vào tự nhiên.
Nhược điểm của nguồn giống này là kích thước không đồng đều, thường bị xây
xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển nên dễ mắc bệnh. Hiện nay, nguồn giống
cá lóc đen ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức nên không đáp ứng cả về số
lượng lẫn chất lượng cho người nuôi trong khi nhu cầu con giống ngày càng cao.
Con giống sản xuất nhân tạo có thể khắc phục được những nhược điểm trên. Việc
sản xuất thành công giống nhân tạo có ý nghĩa rất quan trọng vì nó giúp ích rất
nhiều trong việc khai thác hợp lý, bảo vệ nguồn lợi cá tự nhiên cũng như thuần
hóa trở thành đối tượng nuôi đem lại giá trị kinh tế [2]. Tuy nhiên, việc tìm được
mật độ nuôi thích hợp trong quá trình ương nuôi cá nhằm đem lại hiệu quả cao lại
đang gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, việc tìm ra mật độ nuôi thích hợp để
ương nuôi cá đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần chủ động con giống cho nhu cầu
nuôi ngày càng cao của người dân và thúc đẩy ngành thủy sản phát triển là rất cần
thiết.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cá 40 ngày tuổi được tiến hành ương nuôi trong bể composite có thể tích 1m3
với thời gian thí nghiệm là 60 ngày. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 3 mật
độ khác nhau tương ứng với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần:
mật độ 1 (MĐ 1) 150 con/bể; mật độ 2 (MĐ 2) 200 con/bể; mật độ 3 (MĐ 3) 250
con/bể.
Cá được cho ăn 2 lần/ngày, lượng thức ăn cho ăn bằng 10% trọng lượng cá
trong bể. Thức ăn sử dụng là cá tạp nước mặn để hạn chế lây bệnh. Ở giai đoạn
đầu, thức ăn được xay nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của cá.
Trước khi bố trí thí nghiệm, cá được xác định khối lượng trung bình bằng cách
cân tổng khối lượng cá và cân từng con (50 con) để tính trung bình khối lượng cá
ở mỗi bể. Tăng trưởng của cá được xác định 10 ngày/lần qua chiều dài và khối
lượng của 30 cá thể ở mỗi đợt thu mẫu. Khối lượng từng cá thể của 50 cá thể và
tổng khối lượng cá ở mỗi bể được xác định khi kết thúc thí nghiệm. Tỉ lệ sống của
cá trong từng bể cũng được xác định khi kết thúc thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (g/con và
cm/con) và tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR (%/ngày) và tỷ lệ sống của cá ở các
thí nghiệm.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH được theo
dõi thường xuyên. Nhiệt độ trung bình ở các công thức tương đối ổn định, sự
chênh lệch không đáng kể, dao động từ 29,70-29,74oC, nhiệt độ biến thiên trong
khoảng 25-33oC và không có sự sai khác nhiều giữa các lô thí nghiệm, chủ yếu do
các bể thí nghiệm được đặt trong nhà nên luôn duy trì được sự ổn định. Như vậy,
nhiệt độ nước bể nuôi của thí nghiệm phù hợp với sinh trưởng phát triển của cá lóc
đen.
Giá trị pH trong các bể thí nghiệm biến động nhỏ theo thời gian trong ngày và
tương đối đều trong suốt thời gian thí nghiệm. Mặt khác, do thí nghiệm thực hiện
trong nhà nên giá trị pH cũng không quá cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, pH
trong suốt quá trình thí nghiệm đều nằm trong giới hạn thích hợp cho sự phát triển
của cá lóc đen (7,3-7,9) và không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ
sống của cá.
2. Tăng trưởng của cá lóc đen giai đoạn từ cá hương lên cá giống
2.1. Tăng trưởng về kích thước
Cá lóc đen khi bố trí thí nghiệm có chiều dài trung bình 6,04 cm/con. Sau 60
ngày, giá trị này đạt cao nhất ở nghiệm thức MĐ 1 (11,07cm) sau đó đến nghiệm
thức MĐ 2 (10,58cm) và thấp nhất là nghiệm thức MĐ 3 (10,40cm).
Tốc độ tăng trưởng (TĐTT) bình quân ngày và TĐTT đặc trưng về chiều dài
của cá khi thí nghiệm kết thúc đều cao nhất ở MĐ 1 (ADG đạt 0,084 cm/ngày;
SGR đạt 1,009 %/ngày); tiếp theo là MĐ 2 (ADG đạt 0,076 cm/ngày; SGR đạt
0,934 %/ngày); thấp nhất là MĐ 3 (ADG đạt 0,073 cm/ngày; SGR đạt
0,905 %/ngày).
Kết quả phân tích thống kê cho thấy chiều dài trung bình, TĐTT bình quân
ngày và TĐTT đặc trưng của cá lóc đen sau 60 ngày ương có sự khác biệt giữa các
nghiệm thức khi ương ở các mật độ khác nhau (P < 0,05). Như vậy, mật độ ương
khác nhau có ảnh hưởng đến tăng trưởng về chiều dài thân của cá.
a. TĐTT bình quân ngày về chiều dài của cá lóc đen
Kết quả thu được cho thấy có sự sai khác giữa các mật độ thí nghiệm. Khi tiến
hành phân tích ANOVA một nhân tố thì thấy ở các giai đoạn 0-10, 10-20, 30-40,
40-50 ngày ương, sự sai khác về TĐTT bình quân ngày ở 3 mật độ ương là không
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), những lần kiểm tra còn lại (20-30 và 50-60 ngày
ương) đều có sự sai khác nhau về ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Cá đạt TĐTT bình quân ngày cao nhất về chiều dài của cả 3 mật độ đều ở giai
đoạn 30-40 ngày ương, cao nhất là MĐ 2 và MĐ 3 đạt 0,14 cm/ngày, MĐ 1 thấp
hơn đạt 0,12 cm/ngày. Thực tế thí nghiệm cho thấy, cá ở MĐ 1 có sự đồng đều
hơn so với 2 mật độ còn lại.
Ở giai đoạn 40-50 ngày ương, cả 3 mật độ đều có TĐTT tuyệt đối thấp nhất,
MĐ 2 và MĐ 3 đạt 0,04 cm/ngày, MĐ 1 đạt 0,03 cm/ngày. Nguyên nhân chủ yếu
do ở giai đoạn này nguồn nước bị nhiễm bẩn, hệ thống lắng lọc của cơ sở lại
không đạt yêu cầu nên nước cấp vào bể ương bị ảnh hưởng. Mặt khác, giai đoạn
này cá tương đối lớn, lại ương ở mật độ cao nên dẫn tới hiện tượng cá bị stress,
kém ăn hơn các giai đoạn khác.
b. TĐTT đặc trưng về chiều dài của cá lóc đen
Kết quả theo dõi SGR về chiều dài của cá cho thấy, TĐTT đặc trưng của cá ở các
mật độ thí nghiệm có sự khác nhau. Tuy nhiên, các giai đoạn 1-10, 10-20, 40-50 ngày
ương thì sự sai khác là không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05), các giai đoạn 20-30, 30-
40, 50-60 ngày ương thì sự sai khác về TĐTT đặc trưng về chiều dài giữa các mật độ
ương với nhau là có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Về biên độ dao động giữa mức tăng trưởng thấp nhất và mức cao nhất: MĐ 3 và
MĐ 2 có khoảng biến động gần như nhau (MĐ 3 từ 0,42-1,69%, MĐ 2 từ 0,42-
1,67%) và lớn hơn MĐ 1 (từ 0,33-1,32%).
Như vậy, các mật độ ương khác nhau đã có các tác động khác nhau đến TĐTT
đặc trưng của cá.
TĐTT đặc trưng của các mật độ nhìn chung không đều qua các giai đoạn ương.
Giai đoạn 0-10 ngày và 30-40 ngày cao hơn các giai đoạn còn lại. Trong 2 giai
đoạn này, các mật độ đạt SGR cao nhất trong cả quá trình thực hiện thí nghiệm, cụ
thể MĐ 1 là 1,32 %/ngày; MĐ 2 là 1,67 %/ngày và MĐ 3 đạt 1,69 %/ngày.
Cũng tương tự như TĐTT bình quân ngày, ở giai đoạn 40-50 ngày ương, TĐTT
đặc trưng của cả 3 mật độ thí nghiệm thấp nhất, MĐ 1 chỉ đạt 0,33 %/ngày và MĐ
2, MĐ 3 là 0,42 %/ngày.
2.2. Tăng trưởng về khối lượng
Giai đoạn này nhìn chung cá ở các nghiệm thức đều tăng trưởng tương đối
tốt, từ cỡ thả trung bình 1,86 g/con, sau 60 ngày nuôi cá có tăng trung bình
dao động từ 10,33-11,03 g/con, TĐTT bình quân ngày (ADG) từ 0,14-0,14
g/con/ngày và TĐTT đặc trưng (SGR) từ 2,86-2,98 %/ngày. Khối lượng trung
bình của cá lóc đen khi ương nuôi ở các mật độ khác nhau có TĐTT khác
nhau, khối lượng trung bình của cá khi ương ở MĐ 1 (11,03 g/con) cao hơn
khối lượng cá ương ở MĐ 2 (10,51g/con), MĐ 3 (10,33 g/con) và có sự sai
khác có ý nghĩa (P < 0,05).
Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm, TĐTT bình quân theo ngày cao nhất ghi
nhận ở nghiệm thức MĐ1 (0,15 g/ngày) và có sự sai khác có ý nghĩa (P < 0,05)
với hai nghiệm thức MĐ 2 (0,14 g/ngày) và MĐ 3 (0,14 g/ngày).
Kết quả phân tích thống kê về TĐTT đặc trưng của cá lóc đen qua 60 ngày
nuôi cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Cá lóc đen ở nghiệm thức
MĐ 1 (2,97 %/ngày) có tốc độ tăng trưởng cao hơn nghiệm thức MĐ 2
(2,89 %/ngày) và MĐ 3 (2,86 %/ngày) (P<0,05).
a. TĐTT bình quân ngày về khối lượng của cá lóc đen
Kết quả theo dõi TĐTT bình quân ngày của cá cho thấy, TĐTT bình quân
ngày về khối lượng của cá ở các mật độ khác nhau thì có sự khác nhau. Tuy
nhiên, khi tiến hành phân tích ANOVA một nhân tố thì chỉ có giai đoạn 20-30
ngày ương sự sai khác mới có ý nghĩa thống kê (P < 0,05), các giai đoạn còn lại
sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Chỉ trừ giai đoạn 30-40 ngày
ương, các giai đoạn còn lại có TĐTT bình quân ngày khá đều nhau kể cả trong
cùng một mật độ cũng như giữa các mật độ với nhau và tương đối ổn định trong
suốt quá trình ương. Kết thúc thí nghiệm, cá đạt TĐTT bình quân ngày cao nhất
ở giai đoạn 30-40 ngày ương cho cả 3 mật độ, đầu tiên là MĐ 2 đạt 0,36 g/ngày,
tiếp theo là MĐ 3 đạt 0,34 g/ngày, thấp nhất là MĐ 1 đạt 0,31 g/ngày.
TĐTT bình quân ngày thấp nhất của MĐ 1 là 0,10 g/con xảy ra ở giai đoạn 40-
50 ngày ương, MĐ 2 là 0,06 g/con, MĐ 3 là 0,08 g/con đều ở ngày ương thứ 20-
30.
b. TĐTT đặc trưng về khối
lượng của cá lóc đen
TĐTT tương đối về khối lượng của cá có sự sai khác giữa các mật độ thí nghiệm.
Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy, chỉ có giai đoạn
30-40 ngày ương và 50-60 ngày ương mới có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05).
Nhìn chung, TĐTT đặc trưng khá cao ở giai đoạn đầu và càng về sau thì càng giảm
dần, nguyên nhân chủ yếu có thể do ở giai đoạn đầu cá còn nhỏ, về sau kích thước
cá tăng lên, mật độ ương cao, không gian sống bị thu hẹp nên làm cho cá kém ăn
hơn.
Ở ngày ương 30-40, TĐTT tương đối của MĐ 2 đạt 5,72 %/ngày và MĐ 3 đạt
5,56 %/ngày, đạt cao nhất. MĐ 1 cao nhất đạt 5,00 %/ngày (ngày ương 0-10). Ở
ngày ương 40-50, cả 3 mật độ đều có TĐTT tương đối thấp nhất, MĐ 1 là
1,08 %/ngày, MĐ 2 là 1,11 %/ngày, MĐ 3 là 1,15 %/ngày.
2.3. Tỷ lệ sống của cá lóc đen trong quá trình ương
Tỷ lệ sống là một trong những chỉ số hết sức quan trọng khi đánh giá hiệu quả
của các mật độ ương khác nhau. Tỷ lệ sống khi thí nghiệm kết thúc giữa các mật độ
ương có sự sai khác, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở MĐ 1 (86,89%), tiếp theo là MĐ 2
(79,83%) và thấp nhất là MĐ 3 (79,33%). Như vậy, khi ương ở mật độ thấp thì cá
có tỷ lệ sống cao hơn. Phân tích ANOVA một nhân tố, cho thấy tỷ lệ sống của cá
trong các nghiệm thức ương sai khác có ý nghĩa (P < 0,05) ở từng mật độ ương.
Như vậy, có thể kết luận rằng mật độ ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá lóc đen.
IV. KẾT LUẬN
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng khi ương nuôi trong bể composite ở 3
mật độ có TĐTT ngày là MĐ 1 (0,083 cm/ngày và 0,153g/ngày), MĐ 2 (0,076
cm/ngày và 0,144 g/ngày) và MĐ 3 (0,073 cm/ngày) và 0,141 g/ngày). TĐTT đặc
trưng là MĐ1 (1,009% và 2,967%), MĐ 2 (0,934% và 2,886%) và MĐ 3 (0,905% và
2,857%). Khối lượng cá trung bình khi kết thúc thí nghiệm là MĐ 1 (11,07cm/con và
11,03g/con), MĐ 2 (10,57 cm/con và 10,51 g/con), MĐ 1 (10,54 cm/con và 10,33
g/con). Tỷ lệ sống cao nhất ở MĐ 1 (86,89%), tiếp theo là MĐ 2 (79,83%) và thấp
nhất là MĐ 3 (79,33%) (P < 0,05)./.
Tài liệu tham khảo
1. Dương Nhựt Long, Kỹ thuật nuôi cá lóc đen (Channa striata Bloch,1793),
Bộ môn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt - Khoa thủy sản - trường Đại học Cần Thơ.
2. Bùi Minh Tâm, Nguyễn Thanh Phương và Dương Nhựt Long, (2008), Ảnh
hưởng của mật độ đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá lóc bông (Channa
micropeltes), Tạp chí khoa học 2008(2), 11-19, trường Đại học Cần Thơ.
3. Trung tâm khuyến ngư quốc gia, (2005), Kỹ thuật nuôi cá lóc bông, Nxb
Nông nghiệp.
4. Ali, A.B. (1999), Aspects of the reproductive biology of female snakehead
(Channa striata Bloch) obtained from irrigated rice agroecosystem, Malaysia.
Hydrobiologia 411:71-77.
5. Davidson, A. (1975) Fish and fish dishes of Laos. Imprimerie Nationale
Vientiane. 202 p.
6. Lee P.G, Ng P.K.L. (1994). The systemayics and ecology of snakeheads
(Pisces: Channidae) in peninsular Malaysia and Singapore. Hydrologia 285: 59-
74.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ngu_nghiep_14__6418.pdf