Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay

ĐẶT VẤN ĐỀ 0

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: 9

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 9

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9

2. Những khái niệm công cụ 9

2.1. Khái niệm gia đình 9

2.2. Khái niệm nghề nghiệp 10

2.3. Khái niệm định hướng 10

2.4. Khái niệm định hướng nghề nghiệp của cha mẹ và con cái 10

2.5. Khái niệm nghề nghiệp 10

2.6. Khái niệm cha mẹ 10

3. Cơ sở lý luận 11

CHƯƠNG II: 12

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 12

1. Kết quả nghiên cứu 12

1.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu 12

1.2. Cha mẹ định hướng cho con ở thị trấn Sa Pa trong giai đoạn hiện nay 13

1.3. Nghề nghiệp của cha mẹ hiện tại là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của con cái 17

1.4. Trình độ học vấn của cha mẹ là nhân tố quyết định quan trọng trong phần định hướng 19

1.6. Kết luận 22

2. Giải pháp và khuyến nghị 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch Sa Pa tới định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đó có những chính sách định hướng phát triển nghề nghiệp hợp lý. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn * Ý nghĩa khoa học Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở những lý thuyết khoa học đã được xác nhận và vận dụng trong nhiều công trình nghiên cứu khác, nên nó không nhằm xây dựng hay phát triển lý thuyết khoa học mới mà chỉ mang một ý nghĩa khoa học là hoàn thiện hệ phương pháp nghiên cứu một vấn đề xã hội qua góc độ xã hội học của chính bản thân tác giả, từ đó tích luỹ cho mình những kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quý báu ban đầu để tiến hành những nghiên cứu phức tạp hơn trong tương lai. * Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Khi nghiên cứu đề tài này, ý nghĩa thực tiễn đầu tiên là cơ hội cho chính tác giả trau dồi tri thức khoa học trong quá trình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ phần nào đưa ra được một cái nhìn cụ thể bản chất của vấn đề đặt ra, giúp cho chính tác giả và mọi người có quyết định đúng đắn về định hướng nghề nghiệp. Hơn nữa, trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài, những giải pháp khuyến nghị đưa ra sẽ là cơ sở cho việc định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ trong bối cảnh kinh tế hiện nay tại thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa đúng hướng hơn, đồng thời cũng phần nào góp phần xây dựng chính sách xã hội hợp lý tại địa bàn tiến hành nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu - Mô tả thực trạng tình hình định hướng nghề nghiệp cho con cái của các bậc cha mẹ thị trấn Sa Pa huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay. - Ảnh hưởng của sự phát triển du lịch đến định hướng nghề nghiệp. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghị xung quanh vấn đề định hướng nghề nghiệp của người dân thị trấn Sa Pa. 4. Khách thể nghiên cứu – đối thượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu – mẫu nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân trong nhóm làm dịch vụ. * Đối tượng nghiên cứu Định hướng nghề nghiệp cho con cái của người dân trong gia đình hiện nay tại thị trấn Sa Pa. * Phạm vi nghiên cứu Sau khi khảo sát và phân tích quá trình phát triển trước đây cũng như cơ cấu phân vùng hiện tại của cư dân Sa Pa, chúng tôi quyết định chọn phạm vi khảo sát là 11 tổ/13 tổ tại thị trấn làm phạm vi nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu. * Mẫu nghiên cứu Trong tổng mẫulà 667,chúng tôi chỉ xét: Nhóm làm trong khu vực dịch vụ là 341 mẫu. Cơ cấu giới tính: Giới Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Nam 167 49 Nữ 174 51 Tổng 341 100 - Cơ cấu giới tuổi: Tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%) < 25 30 8.8 25-39 146 42.8 40-49 84 24.6 50-59 51 15.0 >60 28 8.2 Tổng 339 100 - Cơ cấu dân tộc: Dân tộc Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Kinh 318 93.3 Dân tộc thiểu số 23 6.7 Tổng 341 100 - Cơ cấu nghề nghiệp: Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Buôn bán 228 66.9 Dịch vụ 61 17.9 Sản xuất 2 0.6 Công chức nhà nước 23 6.7 Nông, lâm nghiệp 4 1.2 Khác 19 5.6 Không trả lời 4 1.2 Tổng cộng 341 100.0 - Cơ cấu thu nhập: Thu nhập Thu nhập từ du lịch ≤ 500 16 4.7 600 - 1.2 38 11.1 1.5 - 2.0 44 12.9 2.5 - 4.0 48 14.1 4.2 - 5.0 20 5.9 6.0 - 10.0 28 8.2 11.0 - 50.0 24 7.0 Không trả lời 123 36.1 Tổng cộng 341 100% Thu nhập Thu nhập từ du lịch 1.0 20 5.9 2.0 60 17.6 3.0 45 13.2 4.0 44 12.9 5.0 9 2.6 6.0 22 6.5 7.0 11 3.2 Không trả lời 130 38.1 Tổng cộng 341 100% - Cơ cấu trình độ học vấn: Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Mù chữ 5 1.5 Cấp I 23 6.7 Cấp II 91 26.7 Cấp III 154 45.2 Trung cấp, cao đẳng, học nghề 28 8.2 Đại học, trên đại học 36 10.6 Không trả lời 4 1.2 Tổng cộng 341 100.0 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được bắt đầu bằng việc thu thập thông tin theo đối tượng và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Nguồn thông tin bao gồm các bài báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí chuyên ngành hay dưới dạng sách chuyên khảo, các báo cáo thực tập của khoá trước, cá số liệu thống kê và những tư liệu khác. Sau đó tiến hành phân tích nội dung tính chất thông tin thu được và tổng hợp thành những thông tin có ý nghĩa với vấn đề nghiên cứu để sử dụng trên kế thừa có chọn lọc. * Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi - Phương pháp này được tiến hành trên mẫu đại diện ngẫu nhiên theo tiêu chuẩn quy định chung và yêu cầu nghiên cứu của đề tài cụ thể. - Cấu trúc của bảng hỏi gồm 51 câu được xây dựng bằng phương pháp thảo luận nhóm, phân theo hệ những vấn đề khác. Mỗi nhóm đưa ra câu hỏi của mình trong lĩnh vực được phân công sau đó tổng hợp thành bảng hỏi chung gồm các câu hỏi sau: Câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi định hướng, câu hỏi ý kiến thái độ, kiểm tra, tình huống… nhằm thu thông tin một cách tổng hợp ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có các lĩnh vực đề tài . - Phạm vi nghiên cứu của đề tài sử dụng thông tin thu được chủ yếu từ câu 15, 16 trong bảng hỏi chung. Kết quả nhận được dưới dạng thông tin sơ cấp đã được sử dụng bằng chương trình SPSS theo những yêu cầu và mục đích đề tài đặt ra. * Phương pháp quan sát Tròng qúa trình phỏng vấn, chúng tôi tiến hành quan sát và tham dự một số nơi của khách thể nghiên cứu liên quan đến đề tài như thái độ của người dân khi trả lời phỏng vấn, hoạt động của các cơ quan chức năng, cơ sở hạ tầng… nhằm thu thập thêm thông tin bổ sung cho những phương pháp nghiên cứu. 6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết * Giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu và nhận định qua những quan sát ban đầu tại thị trấn Sa Pa, chúng tôi đưa ra vài giả thuyết: - Giả thuyết 1: cha mẹ chủ yếu định hướng cho con cái theo các nghề có thu thập ổn định, có vị trí trong xã hội, có thu nhập cao. - Giả thuyết 2: Các đặc điểm xã hội của cha mẹ có tác động đến định hướng ngôn ngữ cho con cái: học vấn, nghề nghiệp, giới tính. * Khung lý thuyết Điều kiện kinh tế xã hội Du lịch Định hướng nghề nghiệp Mô hình giáo dục mới Con trai Con gái CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nước ta vấn đề gia đình và giáo dục gia đình đang ngày càng được sự quan tâm... của nhiều tổ chức cơ quan các ngành: Viện Xã hội học, Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và gia đình, Viện nghiên cứu thanh niên . Đề tài KX 07-09 mang tên “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” cũng đã nghiên cứu vai trò của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Bài viết của Đặng Thanh Tú - Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn đề cập đến vấn đề nghề nghiệp và việc làm. Ngoài ra đã có một số luận văn và báo cáo thực tập trong khoa cũng viết về vấn đề định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái. Mặt khác vấn đề nghề nghiệp và việc làm là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển. Vấn đề định hướng nghề nghiệp có một vị trí quan trọng trong phạm vi cả nước và quốc tế. Kết quả của công trình nghiên cứu trên được chúng tôi xem xét và chọn lọc kế thừa một số kết luận làm luận chứng, luận cứ khoa học cho đề tài nghiên cứu này. Tuy nhiên đề tài gặp không ít khó khăn nên chắc chắn rằng sự nhìn nhận có tính chất ban đầu này sẽ khó tránh khỏi bị thiếu sót. 2. Những khái niệm công cụ 2.1. Khái niệm gia đình Gia đình được xem là “nhóm người gắn bó với nhau bằng một liên hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi. Có sự tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn. Gia đình mở rộng ít hay nhiều quan trọng đến mức nào đối với sự phát triển kinh tế, luật pháp, chính trị và có các liên hệ ở các chừng mực khác nhau với tôn giáo. Để đạt được sự bền vững, gia đình phải thực hiện được các nhiệm vụ kinh tế, sinh đẻ và nuôi dạy con cái”. (Từ điển xã hội học - Nxb Thế giới). 2.2. Khái niệm nghề nghiệp Theo E.A.Clinop: “nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng lao động cả về vật chất và tinh thần của con người một cách giới hạn, cần thiết cho xã hội (sự phân công lao động mà có). Nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển”. 2.3. Khái niệm định hướng Định hướng là việc chủ thể đưa ra một hướng đi cho một hoạt động nào đó trên cơ sở cân nhắc kỹ khả năng, tài trí của từng đối tượng. Mục đích cuối cùng của sự định hướng là có một hướng đi đúng đắn phù hợp với mọi điều kiện khách quan và chủ quan của chủ thể. (Hoàng Phê và tập thể tác giả - Từ điển Tiếng Việt - Nxb Đà Nắng năm 1994). 2.4. Khái niệm định hướng nghề nghiệp của cha mẹ và con cái Đó là việc trao đổi, cungcấp những thông tin của cha mẹ và đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các ngành nghề trong xã hội của con cái. (Trích trong xã hội học lao động - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997). - Định hướng của cá nhân: Định hướng giá trị là những giá trị xã hội mà cá nhân lĩnh hội được với tư cách là các mục đích sống, các phương tiện đạt tới mục đích đó, và nhờ đó mà cá nhân có được những chức năng điều chỉnh hành vi xã hội quan trọng nhất của nó. (Từ điền Xã hội học - giản yếu tiếng Nga - Người dịch Vũ Hào Quang). 2.5. Khái niệm nghề nghiệp Theo từ điển tiếng Việt thì nghề nghiệp là công việc thường xuyên làm để sinh sống (Nguyễn Văn Đạm- từ điển Tường giải và Liên tưởng tiếng Việt - Nxb Văn hoá Thông tin 1999) 2.6. Khái niệm cha mẹ + Cha: là người đàn ông có con. Người đàn ông trong quan hệ với con. + Mẹ: là người phụ nữ đã có con. Người phụ nữ trong quan hệ với con. (Nguyễn Văn Đạm- từ điển Tường giải và Liên tưởng tiếng Việt - Nxb Văn hoá Thông tin 1999) 3. Cơ sở lý luận Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu phương pháp duy vật lịch sử và phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng, là cơ sở phương pháp luận. Chúng tôi vận dụng quan điểm DVBC để nhận thức và giải thích vấn đề xã hội, đồng thời vận dụng quan điểm lịch sử để nhìn nhận vấn đề, luôn đặt nó trong sự vận động phát triển và trong quan hệ với những vấn đề xung quanh. Ngoài ra chúng tôi nghiên cứu một số lý thuyết sau: + Lý thuyết cơ cấu chức năng: theo lý thuyết này xã hội được nhìn nhận như một hệ thống hoàn chỉnh của sự quan hệ qua lại giữa các bộ phận. Các nghiên cứu thường xem xã hội giống như cơ thể con người, trong đó các bộ phận có những chức năng riêng và những chức năng này thoả mãn nghiên cứu của hệ thống và bộ phận. + Theo Parsons: Một hệ thống phải có khả năng duy trì hoạt động theo một mô hình xác định trên cơ sở đó sẽ đổi mới động cơ, hành động hay một hoạt động của chính thành viên để tạo ra một hoạt động hài hoà, đồng thời có khả năng tiếp thu cái mới đối với sự biến đổi của môi trường. + Lý thuyết tương tác xã hội: tương tác xã hội có thể hiểu đó là một qúa trình tác động qua lại của các cá nhân và các nhóm cơ sở của tương tác xã hội. Trong qúa trình tương tác giữa các chủ thể, có thể diễn ra qúa trình trao đổi hoặc áp đặt các giá trị. + Lý thuyết tương tác biểu trưng: Với đại biểu tiêu biểu G.Mead và Blummer: các cá nhân trong qúa trình tương tác xã hội với nhau sử dụng các hệ thống biểu trưng hay nói cách khác trong qúa trình tương tác các cá nhân không chỉ đơn thuần phản ứng các hành động của người khác mà còn được giải thích hành động đó. Để qúa trình tương tác có hiệu quả,chúng ta phải dựa vào người khác để nhìn nhận chúng ta như một khách thể. CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả nghiên cứu 1.1. Sơ lược địa bàn nghiên cứu Sa Pa là một địa danh du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Lào Cai. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Sa Pa ngày càng phát triển, đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vùng cao. Sa Pa càng có vị trí quan trọng hơn trong những năm tới, bởi đây là một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Sa Pa theo tiếng địa phương có nghĩa là “Bãi cát”, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Trước đây, người dân địa phương vẫn gọi là “Sa pả”, người phương Tây phát âm không dấu mới gọi là Sa Pa. Thị trấn Sa Pa cách thị xã Lào Cai hơn 30 km về phía Tây có độ cao trung bình hơn 1500 mét trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhưng lại mang sắc thái của vùng khí hậu xứ ôn đới, nhiệt độ trung bình là 150C - 180C. Ngày hè ở Sa Pa có cả 4 mùa: buổi sáng mùa Xuân, buổi trưa mùa Hạ, buổi chiều mùa Thu, còn buổi tối là mùa Đông. Sa Pa được thiên nhiên ưu ái ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ tuyệt vời cùng với phong cảnh kỳ thú. Về tào nguyên du lịch nhân văn, Sa Pa hiện có 6 dân tộc anh em với tổng số dân khoảng 41.000 người, trong đó dân tộc H’mông chiếm 52%, Dao 25%, Kinh 15%, Tày 5%, Giáy 2%, Xa Phó 1%. Khoảng gần 10.000 người cư trú ở khu vực thị trấn, số còn lại phân bố rải rác ở các vùng. Đó chính là lợi thế của Sa Pa trong phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế Du lịch. Đại hội lần thứ XI năm (1996) tỉnh Lào Cai đã phát triển mạnh mẽ Du lịch, và xác định Du Lịch là ngành kinh tế quan trọng. Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển du lịch Sa Pa trong giai đoạn mới đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XII (2000) tiếp tục xác định Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năng động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Xác định Du lịch, dịch vụ là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nên phát triển kinh tế du lịch là một trong 27 đề án trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn 2000 - 2005. Đầu tư Sa Pa phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị, văn hoá, xã hội. Những tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của Sa Pa được xác định đúng mức và có cả chương trình chiến lược đầu tư khai thác giai đoạn 2000 - 2010 - 2020 phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh. Khu du lịch Sa Pa tiếp tục được đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho việc nâng cấp, mở rộng quy mô, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Chỉ tính từ đầu năm đến nay loại hình du lịch sinh thái dựa trên cộng đồng đã thu hút gần 30.000 lượt khách, trong đó có gần 8.000 lượt khách nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm người dân địa phương. Cùng với sự gia tăng về lượng khách, tốc độ xây dựng Sa Pa trong những năm gần đây đã phát triển nhanh chóng. Năm 1996 mới chỉ có vài ba nhà nghỉ nhỏ bé của Nhà nước và tư nhân, đến hết năm 2002 trên địa bàn huyện có khách sạn, nhà nghỉ tầm cỡ với tổng số gần 1000 phòng khách, có thể đón được 2000 - 2200 lượt khách trong một ngày, trong đó có một khách sạn ba sao, 4 khách sạn hai sao, 49 khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Năm 1995 Sa Pa mới chỉ có 1000 khách du lịch, đến năm 2002 đã đón 75.000 khách du lịch, trong đó khách nước ngoài chiếm 50%. Doanh thu từ du lịch đạt 35 tỉ đồng (toàn tỉnh đạt 75 tỉ đồng). Đến nay đời sống đồng bào các dân tộc huyện Sa Pa đã có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2002, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tăng 8%; Tỉ lệ hộ đói, nghèo chỉ còn 23,6%, giảm 7,9% so với năm trước. Năm 2003 Sa Pa phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ 9 - 10%; tỉ lệ hộ đói nghèo giảm 6 - 7%. Mục tiêu đặt ra đến năm 2005 Du lịch chiềm 55 - 60% trong GDP của huyện (hiện nay 40%) đang có cơ sở trở thành hiện thực. Hiện nay tỉnh Lào Cai đang tập trung chuẩn bị cho lễ hội “100 năm du lịch Sa Pa”. Chắc chắn rằng, sau lễ hội này, Sa Pa tiếp tục vươn mình để thực sự trở thành một trọng điểm du lịch của Lào Cai và của cả nước. 1.2. Cha mẹ định hướng cho con ở thị trấn Sa Pa trong giai đoạn hiện nay Bước sang thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước - thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đời sống kinh tế - xã hội ở những đô thị ngày càng phát triển. Sa Pa không nằm ngoài quy luật này. Đặc biệt, Sa Pa đang có tốc độ đô thị hoá mạnh, để đáp ứng tiềm năng du lịch của mình. Đời sống kinh tế - xã hội có những biến chuyển sâu sắc. Nằm trong thế phát triển không ngừng đó các cá nhân ai ai cũng muốn mình có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có cơ hội phát triển và đảm bảo cuộc sống lâu dài, từ đó mới hoà nhập vào bối cảnh chung của đời sống. Vấn đề lao động, việc làm và nghề nghiệp không chỉ là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống chung của mỗi con người trong gia đình mà còn mang tính chất quyết định tới sự phát triển chung của xã hội. Trước tình hình đó đặt ra mối quan tâm của các bậc làm cha làm mẹ trong việc định hướng nghề cho con. Bảng 1: Cha mẹ định hướng nghề cho con cái (Tỷ lệ % so với ý kiến trả lời) STT Nghề nghiệp Con trai Con gái Ng TL (người) Tỷ lệ % Ng TL (người) Tỷ lệ % 1 Thủ công 10 4.2 7 3.1 2 Kinh doanh các dịch vụ du lịch 54 22.9 27 11.9 3 Nông lâm nghiệp 8 3.4 3 1.3 4 Công nhân viên chức 133 56.1 154 67.0 5 Hướng dẫn viên 7 3.0 15 6.6 6 Khác 25 10.4 24 10.4 Tổng số 239 100 230 100 (Kết quả thu thập được từ câu 15 trong phiếu khảo sát ở 341 mẫu) Theo bảng phân bố tần suất trên cho ta thấy cha mẹ định hướng cho con trai làm nghề thủ công truyền thống là 4.2%, nông lâm nghiệp 3.4%; hướng dẫn viên du lịch 3.0% và con gái theo nghề thủ công truyền thống là 3.1%, nông lâm nghiệp 1.3%, hướng dẫn viên du lịch là 6.6%. Trong khi đó có tời 56,1% cha mẹ mong muốn con cái mình làm nghề công nhân viên chức, kinh doanh các dịch vụ du lịch là 22,9% và con gái làm công nhân viên chức 67,0%, kinh doanh dịch vụ du lịch là 11.9%. Qua đó ta thấy được cha mẹ định hướng cho con theo nghề công nhân viên chức, kinh doanh dịch vụ du lịch là khá lớn so với các ngành nghề khác. Như vậy đa số người được hỏi mong muốn cho con mình theo những nghề nghiệp ổn định, có vị trí trong xã hội đảm bảo cho cuộc sống lâu dài. Trong khi đa số người định hướng cho con trai và con gái theo nghề thủ công truyền thống, nông lâm nghiệp, hướng dẫn viên du lịch là rất nhỏ. Trong một khảo sát trước đây tại Ninh Bình cũng về vấnđề định hướng nghề nghiệp cho con cái thì cha mẹ định hướng cho con theo nghề buôn bán là rất ít 2,7% trai, 2,9% gái, vì họ cho rằng nghề buôn bán kinh doanh là không ổn định, thu nhập bấp bênh. Như vậy, ta có thể nhận thấy rõ một điều là tại Sa Pa, ngoài định hướng cho con mình làm ngành công nhân viên chức chiếm tỉ lệ lớn ra thì cha mẹ vẫn có xu hướng cho con cái mình theo nghề kinh doanh dịch vụ. Điều này thật dễ giải thích. Sa Pa là điểm du lịch lý thú thu hút nhiều khách du lịch. Kinh tế du lịch Sa Pa đang trên đà phát triển mạnh. Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, năng động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. Nếu như trước năm 2000 tại Thị trấn Xa Pa có 5, 6 nhà nghỉ thì hiện nay có trên 100 nhà nghỉ của cả nhà nước, tư nhân, hay đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, kinh doanh dịch vụ phục vụ cho du lịch hiện nay đang phát triển.Những người theo nghề này thường có thu nhập ổn định và cũng cao so với ngành nghề khác ở Sa Pa. Mong muốn con mình có thu nhập cao quả là nguyện vọng có nghề nghiệp ổn định là tất yếu của các bậc làm cha làm mẹ. Minh chứng thêm cho điều này, ta cũng xem xét: Bảng 2: Lý do định hướng nghề cho con (Tỷ lệ % so với tổng số người trả lời với sai số là 1 người) STT Nghề nghiệp Con trai Con gái Ng TL (người) Tỷ lệ % Ng TL (người) Tỷ lệ % 1 Thu nhập cao 4 21.7 51 14.9 2 Địa vị xã hội 71 20.8 57 16.7 3 Cơ hội việc làm cao 60 17.59 60 17.59 4 Theo nghề bố mẹ 34 9.97 27 7.91 5 ở gần nhà 12 3.51 21 6.15 6 Khác 90 26.49 125 36.7 Tổng số 341 100 349 100 (Kết quả thu được từ câu 16 trong bảng hỏi) Theo dõi bảng tần suất trên ta có thể thấy lý do mà cha mẹ định hướng cho con chiếm tỷ lệ cao nhất chính là thu nhập cao chiếm 21.7%; có địa vị xã hội chiếm 20.8%; có cơ hội việc làm cao chiếm 17.59% đối với con trai; đối với con gái thì thu nhập cao chiếm 14.9% ; có địa vị xã hội chiếm 16.7%; có cơ hội việc làm cao chiếm17.59%, trong số những lý do cụ thể mà chúng tôi đã đặt ra. Còn những lý do theo nghề bố mẹ, ở gần nhà chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể như đối với con trai là 9,97% theo nghề bố mẹ, 3,51% ở gần nhà; đối với con gái theo nghề bố mẹ chiếm 7,91%, ở gần nhà chiếm 6.15%. Trong số những lý do cụ thể mà chúng ta đã đặt ra. Còn những lý do theo nghề bố mẹ, ở gần nhà chiếm tỉ lệ nhỏ ở cả nam và nữ (9.97; 3.51) và (7.91; 6.15). Tóm lại, qua hai bảng 1 và 2 ta thấy tại Sa Pa, hầu hết cha mẹ đều móng muốn định hướng cho con mình làm nghề công nhân viên chức. Đây là nghề ổn định có vị trí trong xã hội đảm bảo cho cuộc sống sau này của các con mình. Đặc biệt, ta còn nhận thấy, trong bối cảnh kinh tế du lịch Sa Pa phát triển, cha mẹ còn muốn định hướng cho con em mình làm nghề kinh doanh dịch vụ du lịch. Đây là một nghề rất mới mẻ mà đang có xu hướng phát triển rất cao tại Sa Pa. Hơn thế nữa nó còn tạo ra thu nhập khá cao so với các ngành nghề khác và đặc biệt cơ hội việc làm đến với người chọn nghề này là cao. 1.3. Nghề nghiệp của cha mẹ hiện tại là nhân tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của con cái Nghề nghiệp của cha mẹ là những công việc mà họ đang mang lại những thu thập chính cho gia đình. Vì thế họ kỳ vọng vào những công việc này, trong đó có việc định hướng cho con cái tiếp tục công việc của họ. Theo số liệu thu được qua phiếu khảo sát tỉ lệ người định hướng nghề nghiệp cho con cái thay đổi theo nghề hiện nay của cha mẹ. Bảng 3: Tương quan nghề nghiệp của cha mẹ với nghề nghiệp định hướng cho con (Tỉ lệ % so với tổng người trả lời) Nghề nghiệp Định hướng Nghề cha mẹ Thủ công truyền thống Kinh doanh dịch vụ du lịch Nông lâm nghiệp CNVC Hướng dẫn viên Du lịch Buôn bán 9 3.8% 39 16.6% 8 4.8% 89 37.7% 5 2.1% Dịch vụ 1 0.4% 8 3.4% 0 15 6.4% 0 Sản xuất 0 1 0.4% 0 0 0 Công chức 0 2 0.9% 0 15 6.4% 0 Nông lâm nghiệp 0 1 0.4% 0 6 0.4% 0 Bảng 4: Tương quan nghề nghiệp của cha mẹ với nghề nghiệp định hướng cho con (Tỉ lệ % so với người trả lởi trong nhóm làm dịch vụ) Nghề nghiệp Định hướng Nghề cha mẹ Thủ công truyền thống Kinh doanh dịch vụ du lịch Nông lâm nghiệp CNVC Hướng dẫn viên Du lịch Buôn bán 7 3.1% 22 9.7% 2 0.9% 102 44.5% 8 3.5% Dịch vụ 0 3 1.3% 0 22 9.6% 4 1.8% Sản xuất 0 0 0 2 0.9% 0 Công chức 0 0 0 14 6.1% 2 0.9% Nông lâm nghiệp 0 1 0.4% 0 1 0.4% 0 Theo số liệu bảng 3 ta thấy nhóm cha mẹ có xu hướng muốn con mình theo nghề CNVC là nhiều nhất chiếm 7.7%. Đặc biệt là nhóm cha mẹ làm buôn bán. Tiếp theo là hướng con mình làm kinh doanh dịch vụ du lịch: 16.6%. Còn các nghề thủ công truyền thống, nông lâm nghiệp, hướng dẫn viên du lịch cha mẹ định hướng cho con cái là không có. Ta thấy các nhóm cha mẹ luôn mong muốn con mình làm nghề công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất là 44,5% trong số những người trả lời. Tiếp theo là nghề kinh doanh dịch vụ du lịch chiêm 9.7%, còn thủ công truyền thống chiếm 3.1%, nông lâm nghiệp chiếm 0.9%, hướng dẫn viên du lịch chiếm 3.5% chiếm tỷ lệ rất thấp trong số các tỷ lệ trên. (theo số liệu bảng 4). Tóm lại, qua số liệu cụ thể của bảng 3, 4 ta thấy nghề công nhân viên chức là nghề được định hướng cao nhất. Đa số người trả lời đều mong muốn con mình có những nghề nghiệp ổn định, được xã hội coi trọng như công nhân viên chức. Điều đặc biệt ở đây là tỷ lệ mong muốn con mình làm nghề công nhân viên chức nhiều nhất là nhóm cha mẹ làm nghề buôn bán. Điều này chứng tỏ họ không muốn con mình theo nghề của chính mình vì nó là những nghề không ổn định, không được xã hội vị nể và thu nhập rất bấp bênh. Mặt khác nếu chú ý số liệu hai bảng thì ra thấy có sự khác nhau trong định hướng nghề cho con trai và con gái. Tỷ lệ chọn nghề viên chức cho con gái bao giờ cũng nhiều hơn con trai. 1.4. Trình độ học vấn của cha mẹ là nhân tố quyết định quan trọng trong phần định hướng Bảng 5: Tương quan trình độ học vấn cha mẹ với nghề nghiệp định hướng cho con trai (tỉ lệ %so với người được trả lời) Nghề nghiệp Định hướng Trình độ học vấn cha mẹ Thủ công truyền thống Kinh doanh dịch vụ du lịch Nông lâm nghiệp CNVC Hướng dẫn viên du lịch Mù chữ 0 0 0 2 0.9% 0 Cấp 1 2 0.8% 8 3.4% 3 1.3% 6 2.6% 1 0.4% Cấp 2 3 1.3% 17 7.3% 3 1.3% 40 17.0% 2 0.9% Cấp 3 4 1.7% 20 8.5% 2 0.9% 59 25.1% 3 1.3% Trung cấp Cao đẳng, học nghề 1 0.4% 3 1.3% 0 9 3.8% 0 ĐH, trên ĐH 0 5 2.1% 0 17 7.2% 1 0.4% Bảng 6: Tương quan học vấn cha mẹ đối với nghề nghiệp định hướng của con cái (tỷ lệ % so với tổng số người trả lời). Nghề nghiệp Định hướng Trình độ học vấn cha mẹ Thủ công truyền thống Kinh doanh dịch vụ du lịch Nông lâm nghiệp CNVC Hướng dẫn viên du lịch Mù chữ 0 0 0 2 0.9% 0 Cấp 1 3 1.3% 5 2.2% 1 0.4% 7 3.1% 0 Cấp 2 1 0.4% 7 3.1% 0 45 19.7% 2 0.9% Cấp 3 3 1.3% 10 4.4% 1 0.4% 69 30.3% 8 3.6% Trung cấp, Cao đẳng, học nghề 0 1. 0.4% 0 12 5.3% 3 1.3% ĐH, sau ĐH 0 3 1.3% 1 0.4% 19 8.3% 2 0.9% Từ số liệu trong hai bảng cho thấy các bậc cha mẹ đều có định hướng cho con làm công nhân viên chức là nhiều nhất đối với cả con trai và con gái. Con trai chiếm 133 người trong tổng số người trả lời; con gái chiếm 154 người trong tổng số người trả lời. Điều này nhận thấy cha mẹ luôn mong muốn con gái làm nghề này nhiều hơn. Có sự khác nhau trong định hướng nghề nghiệp cho con ở các nhóm trì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBXH1046.doc