Danh mục các chữ viết tắt .
Danh mục các bảng.
Danh mục hình.
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRưỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI.5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro, quản trị rủi ro thị
trường. 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hiệp ước vốn Basel II. 6
1.2. Cơ sở lý luận chung về quản trị RRTT trong hoạt động của NHTM . 8
1.2.1. Tổng quan về rủi ro thị trường trong hoạt động của NHTM. 8
1.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động của
NHTM. 12
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro thị trường trong NHTM
1.3. Hiệp ước quốc tế Basel về quản trị rủi ro trong ngân hàngark not d
1.3.1. Quá trình ra đời của hiệp ước vốn Basel
1.3.2. Hiệp ước Basel II về quản trị rủi ro thị trườngine
1.3.3. Điều kiện để áp dụng các tiêu chuẩn của Basel II vào hoạt động
của ngân hàng.
CHưƠNG 2: PHưƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả .
2.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
25 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng basel II vào công tác quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trƣờng và đảm bảo tính ổn định trong hoạt động của toàn hệ
thống. Việc triển khai Basel II giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành mạnh hóa
lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp dụng các chuẩn mực toàn cầu. Basel
đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì
đủ nguồn vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ những rủi ro mà
ngân hàng đang nắm giữ.
Mặt khác, các sản phẩm tài chính ngân hàng càng đƣợc đa dạng hóa, thì
mức độ rủi ro ngày càng lớn và càng khó kiểm soát. Bên cạnh đó, nhiều ngân
hàng còn có quan điểm sai lầm khi đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi
ro, coi quản trị rủi ro là hoạt động hỗ trợ, không đóng góp vào kết quả kinh
doanh nên không đầu tƣ tƣơng xứng. Một số ngân hàng khác thì mặc dù đã
chú trọng đầu tƣ và tiếp cận các phƣơng pháp quản trị rủi ro hiện đại theo
chuẩn mực quốc tế, song việc áp dụng các mô hình và biện pháp quản trị rủi
ro này vào thực tiễn thì chƣa thực sự hiệu quả. Chính vì thế, vấn đề đặt ra
trong ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay là áp dụng thống nhất một mô
hình, các chuẩn mực và nguyên tắc chung về quản trị rủi ro, theo hƣớng tiệm
cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Vì vậy, nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập, tuân thủ các chuẩn mực
quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, NHNN ban hành nhiều văn bản đƣa ra các
yêu cầu cụ thể đối với 10 NHTM đƣợc lựa chọn (trong đó có BIDV) về việc
2
áp dụng các Quy định an toàn Vốn theo Hiệp ƣớc vốn Basel II. Theo đó, song
song với mục tiêu phát triển toàn diện thì quản trị tốt rủi ro để tạo ra môi
trƣờng kinh doanh ổn định đang là áp lực lớn của các NHTM nói chung, và
ngân hàng BIDV nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài
“Áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro thị trƣờng tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn phân tích, đánh giá quá trình áp dụng Basel II vào quản trị rủi
ro thị trƣờng tại ngân hàng BIDV, tìm hiểu những khó khăn, thách thức BIDV
gặp phải trong quá trình áp dụng, từ đó đề xuất một số giải pháp để khắc phục
những khó khăn đó.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Luận văn hệ thống hóa những kiến thức lý luận cơ bản về quản trị rủi
ro thị trƣờng trong ngân hàng thƣơng mại.
+ Luận văn đánh giá thực trạng áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro thị
trƣờng của ngân hàng BIDV trong giai đoạn từ 2014 đến 2016, những vấn đề
đáng lƣu ý trong công tác quản trị rủi ro thị trƣờng của BIDV.
+ Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn
trong việc tiếp cận những tiêu chuẩn Basel II trong công tác quản trị rủi ro thị
trƣờng tại BIDV.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Rủi ro thị trƣờng là gì? Các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro thị trƣờng?
- Việc áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro thị trƣờng tại ngân
hàng BIDV đang diễn ra nhƣ thế nào?
3
- Ngân hàng BIDV đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong việc
triển khai áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro thị trƣờng?
- Ngân hàng BIDV cần làm những gì để có thể khắc phục những khó
khăn trong việc áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro thị trƣờng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác triển khai áp dụng Basel II
vào quản trị rủi ro thị trƣờng trong ngân hàng BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Trên thực tế, hiệp ƣớc Basel II có rất nhiều chuẩn mực
liên quan đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng, tuy nhiên trong điều kiện
có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào các chuẩn mực liên quan đến 3 trụ
cột: an toàn vốn tối thiểu, quy trình giám sát hoạt động và minh bạch thông tin
thị trƣờng ... nhằm giúp ngân hàng BIDV đối phó với rủi ro thị trƣờng.
Mặt khác, ngân hàng BIDV xác định các danh mục phát sinh rủi ro thị
trƣờng hiện tại bao gồm: Danh mục kinh doanh vàng và ngoại tệ, danh mục tự
doanh trái phiếu, danh mục kinh doanh các sản phẩm phái sinh ... Do đó,
trong phạm vi có hạn, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu hai loại rủi ro thị trƣờng
ảnh hƣởng trực tiếp đến việc kinh doanh sản phẩm trên là rủi ro lãi suất và rủi
ro tỷ giá.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình triển khai áp dụng Basel II vào
quản trị rủi ro thị trƣờng của ngân hàng BIDV từ năm 2014 đến năm 2016.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
- Phân tích thực trạng triển khai áp dụng chuẩn Basel II vào quản trị rủi
ro thị trƣờng trong ngân hàng BIDV.
- Nhận diện những khó khăn BIDV gặp phải khi triển khai áp dụng Basel
II vào quản trị rủi ro thị trƣờng.
4
- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục những khó
khăn BIDV gặp phải khi áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro thị trƣờng.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh
mục bảng, danh mục hình, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cấu làm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
quản trị rủi ro thị trƣờng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng việc triển khai áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro
thị trƣờng tại ngân hàng BIDV.
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn BIDV gặp
phải khi triển khai áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro thị trƣờng.
5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THỊ TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro, quản trị rủi ro thị
trường
1. Giáo trình “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” (2005) của
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê, Hà Nội là một tài liệu xuất bản
bằng tiếng Việt có thể coi là trình bày đầy đủ nhất (so với các tài liệu tiếng Việt
khác) về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM. Sách đƣa ra những cơ sở lý
luận về các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thƣơng mại, công tác quản trị kinh
doanh ngân hàng, các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng, các công cụ và biện
pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2. Cuốn sách "Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn
mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam" của tác giả Trần Đình Định -
Nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam, Nhà xuất bản Học viện Tƣ pháp. Sách đƣa ra những chuẩn mực,
nguyên tắc và thực tiễn áp dụng theo thông lệ quốc tế và những quy định của
Việt Nam về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo từng giai đoạn phát
triển từ hoạt động ngân hàng truyền thống tới hoạt động ngân hàng hiện đại.
3. Cuốn sách “Financial Risk Manager Handbook”, tái bản lần 2 của
Giáo sƣ Philippe Jorion - Đại học California là tài liệu hƣớng dẫn cần thiết
cho các nhà quản trị rủi ro. Với hơn 800 trang chia làm 7 phần chính, cuốn
sách tổng hợp lý thuyết về các loại rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính
một cách có hệ thống; trong đó, từ chƣơng 11 đến chƣơng 17, cuốn sách đặc
biệt tập trung vào rủi ro thị trƣờng.
6
4. Luận án tiến sĩ “Quản trị rủi ro thị trường tại ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam” (2014) của tác giả Hoàng Xuân Phong - Học viện
Ngân hàng. Luận án đã đƣa ra cơ sở lý luận đầy đủ, chi tiết về rủi ro thị
trƣờng và quản trị rủi ro thị trƣờng; đồng thời nêu ra đƣợc những bài học kinh
nghiệm trong quá trình quản trị rủi ro thị trƣờng của các Ngân hàng nƣớc
ngoài và bài học đối với các NHTM Việt Nam.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hiệp ước vốn Basel II
1. “A brief history of the Basel Committee” (2015) đƣợc ban hành trên
website chính thức của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for
International Settlements). Tài liệu là bản tóm tắt tuy ngắn gọn nhƣng đầy đủ
về lịch sử ra đời và các giai đoạn phát triển của hiệp ƣớc Basel (từ Basel I đến
phiên bản mới nhất là Basel III).
2. Các tài liệu về thông lệ quản trị rủi ro thị trƣờng của Ngân hàng
Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements), bao gồm:
Amendment to the Capital Accord to incorporate market risk (sửa đổi hiệp
định vốn để kết hợp với rủi ro thị trƣờng) ban hành tháng 11/2015; Revision
to the Basel II market risk framework (sửa đổi khung rủi ro thị trƣờng Basel
II) ban hành tháng 2/2011, Minimum capital requirements for market risk
(yêu cầu về vốn tối thiểu trong rủi ro thị trƣờng) ban hành tháng 01/2016
3. “Implementation of Basel II: Issues, Challenges and Implications for
Developing Countries” (2006) của Viện Nghiên cứu phát triển Đại học
Sussex, Brighton (Institute of Development Studies University of Sussex,
Brighton). Tài liệu này nghiên cứu về việc triển khai Basel II tại các nƣớc có
thu nhập thấp (LIC), mức độ quan tâm của những quốc gia thuộc nhóm LIC
đến Basel II; lịch trình, tiến độ và những thách thức mà những quốc gia đó có
thể sẽ gặp phải khi triển khai áp dụng Basel II vào hệ thống ngân hàng.
7
4. “Hiệp ước quốc tế về đo lường và tiêu chuẩn vốn” (2014) của Ban
Quản trị rủi ro Thị trƣờng và Tác nghiệp - Ngân hàng BIDV. Tài liệu này
cung cấp Bản dịch Tiếng Việt của Basel II - phiên bản mới nhất vào tháng
6/2006 và hiệu chỉnh khung rủi ro thị trƣờng Basel II - tháng 2/2011.
5.“Ngân hàng câu hỏi về hiệp ước Basel và các thông lệ tốt trong quản
lý rủi ro tại BIDV”(2016) của Ban quản lý dự án triển khai Basel tại BIDV
(PMO). Bộ ngân hàng câu hỏi cung cấp những kiến thức về Basel II đã đƣợc
đƣa vào chƣơng trình tự đào tạo chuyên viên của Ban quản lý dự án PMO,
đồng thời khái quát thực tiễn quá trình triển khai áp dụng Basel II vào quản trị
ngân hàng tại BIDV.
6. Bài nghiên cứu“Đòn bẩy để các ngân hàng thương mại Việt Nam
tiếp cận hiệp ước vốn Basel II”, (2014) tác giả TS. Đinh Xuân Cƣờng và TS.
Nguyễn Trúc Lê, đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh
doanh, tập 30, số 3, (2014), tr 10-16
7. Bài nghiên cứu “Quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” đƣợc đăng trên tạp chí
Ngân hàng, số 9, tháng 5/2014, tr 20-23. Bài nghiên cứu cung cấp các số liệu
khảo sát tổng quát về việc sử dụng các công cụ quản trị rủi ro cho rủi ro thị
trƣờng theo yêu cầu của Basel II tại các NHTM Việt Nam.
8. Bài nghiên cứu “Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai
Basel II” tác giả ThS. Nguyễn Văn Thọ và ThS. Nguyễn Ngọc Linh, đƣợc đăng
trên Tạp chí Ngân hàng số 8, (2015). Bài nghiên cứu đƣa ra những tác động của
Basel II đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhận định những thách thức mà
ngân hàng Việt Nam sẽ gặp phải khi triển khai Basel II, đồng thời đƣa ra những
kiến nghị nhằm giúp các ngân hàng vƣợt qua những thách thức đó.
Bên cạnh đó, tác giả còn tham khảo tài liệu là các bài báo đƣợc đăng
trên những tạp chí uy tín nhƣ Thời báo ngân hàng (NHNNVN), Tạp chí Thị
trƣờng tài chính tiền tệ (Hiệp hội ngân hàng Việt Nam).
8
Tuy không phải là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về
các nội dung xoay quanh quản trị rủi ro và Hiệp định Basel II, nhƣng đề tài
này tập trung vào công tác quản trị rủi ro thị trƣờng theo những yêu cầu của
hiệp ƣớc Basel II với một đối tƣợng nghiên cứu cụ thể là ngân hàng BIDV.
Do đó, đề tài sẽ có những thông tin cập nhật hơn, thời sự hơn về quá trình
triển khai áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro thị trƣờng tại BIDV.
1.2. Cơ sở lý luận chung về quản trị rủi ro thị trƣờng trong hoạt động của
NHTM
1.2.1. Tổng quan về rủi ro thị trường trong hoạt động của NHTM
1.2.1.1. Khái niệm rủi ro thị trường
“Rủi ro thị trƣờng (RRTT) đƣơc̣ điṇh nghiã là khả năng x ảy ra mất
mát đối với ngân hàng do sự thay đổi của các yếu tố thi ̣ trƣờng . Đó là rủi ro
mà giá tr ị của các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán chịu ảnh
hƣởng bất lợi bởi những biến động trong thị trƣờng chứng khoán, lãi suất, tỷ
giá hối đoái hay giá cả hàng hoá , hay là rủi ro đối với thu nh ập và vốn của
ngân hàng do sƣ ̣thay đổi trên thi ̣ trƣờng về laĩ suất về giá chƣ́ng khoán , tỷ
giá, giá cả hàng hóa .” (R.S Raghavan, 2006. Managing market risk, trang
845)
RRTT có thể đƣợc phát hiện một cách rõ ràng trong các danh mục đầu tƣ
nhƣ chứng khoán (Cổ phiếu , trái phiếu , các phái sinh chứng khoán nhƣ các
hơp̣ đồng kỳ haṇ, tƣơng lai, SWAPS, quyền choṇ), hàng hoá (các sản phẩm
phái sinh hàng hóa, các tài sản nợ , có mà dòng tiền đƣợc xác định căn cứ v ào
giá cả hành hóa hay chỉ số giá cả hàng hóa ) do các loại hình đầu tƣ này
đƣợc giao dịch một cách trực tiếp. RRTT đƣơc̣ xác điṇh qua các khoản muc̣
chịu rủi ro tỷ giá nhƣ các giao dịch ngoại hối , các khoản mục tài sản nợ , tài
sản có bằng ngo ại hối, các sản phẩm phái sinh của các giao dịch ngoại hối,
các khoản mục nợ có mà dòng tiền đƣợc xác định dựa vào tỷ giá. Tuy nhiên,
9
rủi ro thị trƣờng còn chịu ảnh hƣởng không nhỏ bởi một yếu tố ngầm đó là rủi
ro lãi suất, phát sinh do có sự không khớp đúng về thời hạn hay qui mô huy
động và sử dụng vốn, ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền tệ của ngân hàng. Các
khoản mục chịu rủi ro lãi suất nhƣ các khoản tiền gửi, các khoản tiền vay, trái
phiếu, các sản phẩm phái sinh tài chính... Bên cạnh đó RRTT còn xuất hiện
bởi nhiều nguyên nhân khác mà không đƣợc thể hiện trên bảng cân đối kế
toán.
1.2.1.2. Phân loại rủi ro thị trường
Rủi ro thị trƣờng xảy ra khi có sự thay đổi của những điều kiện thị
trƣờng hay những biến động của thị trƣờng. Do rủi ro thị trƣờng bao trùm một
phạm vi rất rộng, nên trong luận văn này, rủi ro thị trƣờng sẽ đƣợc chia ra làm
hai loại rủi ro cụ thể nhỏ hơn là rủi ro tỷ giá hối đoái và rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất
- Khái niệm rủi ro lãi suất
"Rủi ro lãi suất (RRLS) tại các NHTM là nhƣ̃ng tổn thất tiềm tàng
mà Ngân hàng phải gánh chịu khi lãi suất thị trƣờng biến động . Rủi ro lãi
suất là nguy cơ biến đôṇg thu nhâp̣ và giá tri ̣ ròng của ngân hàng khi laĩ
suất thi ̣ trƣờng biến đôṇg .” (Đỗ Thị Kim Hảo,2013, Chƣơng trình bài giảng
quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, trang 3)
Trong hoạt động ngân hàng, việc chấp nhận loại rủi ro này là điều
bình thƣờng. Tuy nhiên RRLS cao sẽ đe dọa đến lợi nhuận và vốn chủ sở
hữu của ngân hàng. Biến động lãi suất trên thị trƣờng sẽ làm thay đổi lợi
nhuận hiện tại của ngân hàng thông qua việc thay đổi thu nhập ròng, thu
nhập nhạy cảm lãi suất và các chi phí hoạt động của ngân hàng. Thay đổi
của lãi suất cũng làm thay đổi giá trị định giá lại Tài sản có (TSC), Tài sản
nợ (TSN) và các công cụ ngoại bảng khác vì giá trị hiện tại của các dòng
tiền trong tƣơng lai thay đổi khi lãi suất thay đổi. Nói một cách khác lãi
10
suất thay đổi có ảnh hƣởng tới giá trị thị trƣờng của các khoản đầu tƣ và
các TSN của ngân hàng.
- Tác động của RRLS đến kinh doanh NHTM
- Tác động tới thu nhập tương lai của ngân hàng:
Hậu quả của việc thay đổi lãi suất đã ảnh hƣởng tới lợi nhuận thuần
và các báo cáo thu nhập của ngân hàng. Yếu tố thu nhập đƣợc quan tâm
nhiều nhất là thu nhập ròng về lãi suất, tức là chênh lệch giữa tổng thu nhập từ
lãi cho vay và chi phí phải trả cho lãi suất huy động. Khi lãi suất thay đổi thì thu
nhập cũng nhƣ chi phí đều thay đổi gây ra thay đổi về thu nhập lãi suất.
Thu nhập ròng tƣ̀ lãi = Thu nhập từ lãi - Chi phí trả lãi
- Tác động tới giá trị kinh tế của các tài sản:
Sự thay đổi của lãi suất thị trƣờng cũng có tác động tới giá trị kinh tế
của TSC, TSN và trạng thái ngoại bảng của ngân hàng. Do vậy độ nhạy cảm
của giá trị kinh tế của các tài sản đối với thay đổi của lãi suất là một điều rất
quan trọng cần phải cân nhắc kỹ lƣỡng bởi các nhà điều hành ngân hàng.
Sự thay đổi của lãi suất tác động tới thu nhập và giá trị kinh tế của các tài
sản đã cho thấy sự biến động trong tƣơng lai của lãi suất có thể tác động tới tình
hình tài chính của ngân hàng. Khi đánh giá về mức độ RRLS, một ngân hàng
cũng nên tính đến tác động của lãi suất trong quá khứ có ảnh hƣởng nhƣ thế nào
tới hoạt động trong tƣơng lai, điển hình nhƣ các công cụ trong thị trƣờng tiền tệ
không đƣợc định giá lại theo thị trƣờng có thể đã có lợi nhuận hoặc mất mát do
những sự thay đổi của lãi suất. Lợi nhuận hoặc thua lỗ này có thể đã đƣợc thể
hiện trong thu nhập của ngân hàng qua thời gian
Rủi ro tỷ giá
- Khái niệm rủi ro tỷ giá
"Rủi ro tỷ giá (RRTG) là những tổn thất tiềm tàng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái. RRTG loại rủi
11
ro chính gây ra mất mát trong hoạt động kinh doanh hối đoái . RRTG có thể
xảy ra khi tỷ giá giao ngay thay đổi. Trên thị trƣờng tỷ giá và lãi suất đều liên
tục thay đổi nhƣng tỷ giá thì thông thƣờng thay đổi nhanh hơn so với lãi
suất.” ((R.S Raghavan, 2006. Managing market risk, trang 847)
- Tác động của RRTG đến kinh doanh NHTM
Một ngân hàng với một trạng thái ngoại tệ mở lớn có khả năng đối mặt
với thiệt hại đáng kể khi tỷ giá thay đổi. Một trạng thái mở đang có lãi có thể
chuyển thành một sự mất mát lớn trong một thời gian ngắn. Ngân hàng ch ỉ
chịu RRTG khi duy trì trạng thái ngoại hối mở. Đối với mỗi ngoại tệ, tại một
thời điểm, nếu tổng TSC lớn hơn tổng TSN (nội và ngoại bảng) thì ngoại tệ
đó ở trạng thái trƣờng. Khi đồng tiền này lên giá làm phát sinh lãi ngoại hối;
và ngƣợc lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ phát sinh lỗ ngoại hối. Nếu tổng
TSC nhỏ hơn tổng TSN, thì ngoại tệ đó ở trạng thái đoản. Khi đồng tiền này
lên giá làm phát sinh lỗ ngoại hối; và ngƣợc lại, khi đồng tiền này giảm giá sẽ
phát sinh lãi ngoại hối.
Ngoài ra, nếu ngân hàng đầu cơ kinh doanh ngoại hối trên thị trƣờng
ngoại hối quốc tế thì phải tạo trạng thái và lợi dụng sự biến động liên tục của
tỷ giá các loại đồng tiền để kiếm lời. Nhƣ vậy nguồn phát sinh RRTG cũng
bắt nguồn từ việc mở trạng thái giao dịch ngoại tệ. RRTG liên quan tới tất cả
các loại nghiệp vụ trên thị trƣờng đối với các đồng ngoại tệ.
1.2.1.3. Định lượng rủi ro thị trường
Theo các lý thuyết cập nhật nhất hiện nay, để định lƣợng RRTT, chúng
ta có thể áp dụng theo 4 phƣơng pháp, và theo hai tiêu chí cơ bản là: Hậu quả
của rủi ro và Xác suất xảy ra rủi ro. Hậu quả và xác suất xảy ra rủi ro đều có
hai mức độ là từ thấp đến cao. Với hai tiêu chí trên việc định lƣợng RRTT có
thể đƣợc mô tả ở bảng sau:
12
Bảng 1.1: Các phƣơng pháp định lƣợng rủi ro thi ̣ trƣờng
Phƣơng pháp đo lƣờng Đo lƣờng
Hậu
quả
Xác
suất
1. Khe hở nhaỵ cảm laĩ suất RRLS Không Không
2.Độ nhạy cảm lãi suất
(PVBP/Duration) RRLS Có Không
3. Điṇh giá laị tỷ giá (mark - to-
market) RRTG Có Không
4. Giá trị có thể tổn thất (VaR) RRLS và RRTG Có Có
Với phƣơng pháp 1, biểu đồ độ lệch hay còn gọi là khe hở nhạy cảm
lãi suất (Interest Rate Gap), chúng ta chƣa xác định đƣợc hậu quả tổn thất
cũng nhƣ xác suất xảy ra tổn thất là bao nhiêu. Với phƣơng pháp thứ 2 và
3, độ nhạy cảm lãi suất (Interest Rate Sensitivity ), đô ̣nhaỵ cảm tỷ giá
chúng ta đã xác định đƣợc tổn thất tài chính là bao nhiêu, tuy nhiên vẫn
chƣa xác định đƣợc xác suất xảy ra rủi ro là bao nhiêu. Với phƣơng pháp đo
lƣờng RRTT thứ 4, phƣơng pháp giá trị có thể tổn thất, chúng ta đã xác định
đƣợc cả hai tiêu chí là hậu quả xảy ra cho ngân hàng là bao nhiêu và với xác
suất bao nhiêu.
1.2.2. Tổng quan về quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động của NHTM
1.2.2.1. Khái niệm quản trị RRTT trong hoạt động của NHTM
“Quản trị RRTT trong các NHTM là các bi ện pháp, các hoạt động tác
động tới RRTT, bao gồm việc đo lƣờng, xác định, giám sát, kiểm soát RRTT
của các tổ chức ngân hàng, nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hƣởng xấu
tác động đến thu nhập của ngân hàng khi thi ̣ trƣờng thay đ ổi. Về mặt nghiệp
vụ, quản trị RRTT là vi ệc dùng các công cụ tài chính để hạn chế hay giảm
thiểu mất mát tài chính do RRTT gây ra.” (Financial Services Regulatory
13
Commision.2011. Guideline on Market Risk Management of Financial
Institutions, trang 3)
Các thông lệ chuẩn mực quản tri ̣ RRTT
Quản trị RRTT trong ngân hàng l iên quan đến việc áp dụng các
phƣơng pháp trong vi ệc quản tri ̣ TSC , TSN và quản tri ̣ ngo ại bảng taị đó
rủi ro thị trƣờng có thể xảy ra ; quản trị toàn bộ các danh m ục đầu tƣ, kinh
doanh của ngân hàng tại đó một hoặc nhiều loại rủi ro thị trƣờng nêu trên
có thể xảy ra.
- Có mô hình QTRR thích hợp, có bộ phận QTRR tập trung, đôc̣ lâp̣.
- Có hội đồng thích hợp (ALCO), có chuyên môn sâu chịu trách nhiệm
việc quản tri ̣ RRTT.
- Có các chính sách và cách thức đúng đắn, thích hợp để quản trị RRTT.
- Có cách đo lƣờng RRTT đúng đắn, có các chức năng giám sát và kiểm soát.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ cần thiết và bộ phận kiểm toán độc lập.
Cách thức cụ thể mà ngân hàng lựa chọn những yếu tố trên để quản trị
RRTT sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp và bản chất của các rủi ro trong ngân hàng
đang nắm giữ, các hoạt động của TSC và TSN cũng nhƣ mức độ của RRLS,
RRTG. Do vậy, ngân hàng sẽ thực hiện quản tri ̣ RRTT r ất đa dạng. RRTT
nên đƣợc giám sát trên cơ sở đầy đủ và vững chắc, kể cả RRTT tại các chi
nhánh/ đơn vị thành viên bởi việc quản tri ̣ RRTT có th ể không dự đoán
đƣợc khi các trạng thái từ đơn vị thành viên này đƣợc cấn trừ vào trạng thái
của đơn vị thành viên khác.
1.2.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động của NHTM
- Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng
Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động quản tri ̣ RRTT là
hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh hƣởng xấu của sự biến động lãi suất, tỷ giá
14
đến thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất, tỷ giá thay đổi nhƣ thế nào, các ngân
hàng luôn mong muốn đạt đƣợc thu nhập dự kiến ở mức tƣơng đối ổn định.
Về quản tri ̣ r ủi ro tỷ giá, để đạt đƣợc mục tiêu này Ngân hàng cần đi
sâu vào quản lý traṇg thái ngoaị tê ̣ròng ( trƣờng hay đoản). Tùy theo khẩu vị
rủi ro của Ngân hàng mà ngân hàng đề ra m ức tổn thất dự kiến tối đa đối với
rủi ro ngoại hối có thể chấp nhận trong hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó
đƣa ra các haṇ mƣ́c để quản lý nhƣ haṇ mƣ́c dƣ̀ng lỗ, hạn mức lũy kế..
Về quản tri ̣ rủi ro lãi suất, để đạt đƣợc mục tiêu trên các ngân hàng cần
phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục
Tài sản và Nguồn vốn. Thông thƣờng đó là các tài sản sinh lợi, nhƣ các khoản
cho vay và đầu tƣ (bên Tài sản) hay các khoản tiền gửi, khoản vay trên thị
trƣờng tiền tệ (bên Nguồn vốn).
- Tăng lợi nhuận cho ngân hàng
Ngoài việc giảm thiểu những mất mát do RRTT gây ra, ngân hàng còn
có thể tối đa hóa lợi nhuận cho mình với những dự đoán đúng về biến động
của lãi suất, tỷ giá trong tƣơng lai.
Nếu các ngân hàng dƣ ̣đoán đƣơc̣ trƣớc sƣ ̣tăng lên, hay giảm xuống của tỷ
giá, Ngân hàng có thể ngăn chăṇ tổn thất và sinh lời bằng cách thƣc̣ hiêṇ môṭ số
điều chỉnh đối với traṇg thái ngoaị hối. Nếu ngân hàng dƣ ̣đoán tỷ giá tăng, Ngân
hàng sẽ tăng tạng thái ngoại tệ trƣờng ròng (Lãi khi tỷ giá tăng, lỗ khi tỷ giá giảm)
và ngƣợc lại nếu Ngân hàng dự đoán tỷ giá giảm Ngân hàng sẽ để trạng thái ngoại
tê ̣đoản ròng (lãi khi tỷ giá giảm, lỗ khi tỷ giá tăng).
Khi các ngân hàng dự đoán đƣợc trƣớc sự tăng lên của lãi suất, họ có
thể ngăn chặn tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối
với Tài sản và Nợ để giảm quy mô của khe hở nhạy cảm lãi suất tích luỹ hoặc
sử dụng các công cụ bảo vệ (hợp đồng hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn...)
1.2.2.3. Khung quản trị rủi ro thị trường trong hoạt động của NHTM
- Cơ cấu tổ chức, nhân lực
15
Nguyên tắc chung: Cấp chịu trách nhiệm chung đối với quản trị rủi ro
là của Hội đồng quản trị của ngân hàng, những ngƣời phải đảm bảo rằng ngân
hàng có một cơ cấu kiểm soát và quản trị ngân hàng có hiệu quả. Đội ngũ
quản trị cấp cao có trách nhiệm triển khai khuôn khổ quản trị rủi ro đã đƣợc
Hội đồng quản trị thông qua. Bộ máy tổ chức quản trị rủi ro phải đƣợc tổ chức
theo nguyên tắc tách biệt giữa những ngƣời tạo ra rủi ro và những ngƣời phê
duyệt và giám sát rủi ro đó.
Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị có trách nhiệm nắm đƣợc rủi ro
chung của ngân hàng và đảm bảo rằng những rủi ro này đƣợc quản trị một
cách thích đáng. Hội đồng quản trị thông qua các chính sách quản trị rủi ro,
kiểm soát và quản trị rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh của ngân
hàng thông qua Ủy ban Quản trị Rủi ro.
Ủy ban quản trị rủi ro: Trách nhiệm của Ủy ban quản trị rủi ro, theo
phân quyền của Hội đồng Quản trị, là quản trị các rủi ro mà ngân hàng phải
đối mặt. Ủy ban quản trị rủi ro do Hội đồng quản trị chỉ định và sẽ bao gồm
những nhân viên lâu năm của ngân hàng hiểu rõ công việc kinh doanh của
ngân hàng và rủi ro mà ngân hàng đối mặt.
Phòng quản trị rủi ro thị trƣờng: Phòng quản trị rủi ro thị trƣờng ra
đời nhằm hô trợ các hoạt động hàng ngày của Ủy ban quản trị rủi ro. Các
chức năng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007820_593_2003146.pdf