Áp dụng marketing địa phương cho việc phát triển ngành du lịch Ninh Bình

 

I/Giới thiệu tổng quan về Ninh Bình 2

1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 2

1.2 Tài nguyên thiên nhiên 2

1.3. Tiềm năng kinh tế 3

1.4. Điều kiện xã hội 4

II/Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình 4

1.Đánh giá chung về cơ sở phát triển ngành du lịch 4

1.1 Cơ sở hạ tầng 5

1.2 Các điểm hấp dẫn 6

1.3 Con người 13

1.4 An ninh, giáo dục và các dịch vụ bảo vệ con người 16

2. Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình 17

3.Chiến lược phát triển ngành du lịch của các cấp chính quyền Ninh Bình. 19

4.Những hạn chế còn tồn tại trong ngành du lịch Ninh Bình. 20

4.1. Chất lượng nhân lực còn yếu kém 20

4.2. Chưa có quy hoạch phát triển du lịch tương đồng với phát triển các ngành khác 21

4.3. Dịch vụ đi kèm phát triển không đồng đều 22

4.4. Chưa có chiến lược du lịch dài hạn cho toàn tỉnh 22

4.5. Một số vấn đề khác 23

III/Một số kiến nghị và giải pháp 23

3.1 Giải pháp ngắn hạn 23

3.2 Giải pháp dài hạn 24

3.2.1 Marketing cơ sở hạ tầng 24

3.2 Marketing hình tượng 24

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng marketing địa phương cho việc phát triển ngành du lịch Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằng đá. Bên trong phía trên có treo một chiếc trống cái và một quả chuông (đúc năm 1890, cao 1,4m, đường kính 1,1m, nặng gần hai tấn). Nhà thờ lớn dài 74 mét, rộng 21m, xây năm 1891, có bốn mái và sáu hàng cột gỗ lim. Hai hàng giữa là 16 cột gỗ lim (cao 11m, chu vi 2,35m). Bàn thờ chính là một phiến đá dài 3 mét, rộng 0,9 mét, cao 0,8 mét, trên ba mặt có chạm khắc hoa lá. Hai bên nhà thờ lớn có bốn Nhà thờ nhỏ hơn, mỗi nhà thờ một kiểu. ở tận cuối phía Bắc là 3 cái hang đá, đẹp nhất là hang đá Lộ Ðức ở phía Ðông Bắc. Sau cùng ở góc phía Tây Bắc là Nhà thờ nhỏ, còn gọi là Nhà thờ đá vì tất cả cột, xà, tường, chắn song, tháp đều bằng đá. Nhà thờ Phát Diệm là một điểm hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Cố đô Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình Cố đô Hoa Lư Hoa Lư là kinh đô của nước Ðại Cồ Việt (tên xa xưa của nước Việt Nam) có cách đây gần 10 thế kỷ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Cố đô Hoa Lư trước đây rộng khoảng 300 ha được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung, cảnh quan hùng vĩ. Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8-10 mét. Kinh đô Hoa Lư bao gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam. Thành Ngoại rộng khoảng 140 ha thuộc địa phận thôn Yên Thành xã Trường Yên. Ðây là cung điện chính mà khu vực đền Ðinh, đền Lê là Trung tâm và cũng chính là nơi vua Ðinh Tiên Hoàng cắm cờ nước. Trước cung điện có núi Mã Yên tương truyền vua Ðinh lấy núi làm án. Thành Nội thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên có tên là Thư Nhi xã, nơi nuôi trẻ em và những người giúp việc trong cung đình. Thành Nam (thành ở phía Nam, từ hang luồn trở vào trong, nằm đối diện và nối liền với khu Thành Ngoại). ở đây xung quanh có núi cao bao bọc, án ngữ phía Nam kinh thành, bảo vệ mặt sau, từ đây bằng đường thuỷ có thể nhanh chóng rút ra ngoài. Phía Ðông kinh thành có núi Cột cờ, nơi có lá quốc kỳ Ðại Cồ Việt, có ghềnh tháp-nơi vua Ðinh duyệt thuỷ quân, hang Tiền nơi lưu giữ tài sản quốc gia, động Thiên Tôn- tiền đồn của Hoa Lư và là hang nhốt hổ, báo để xử kẻ có tội. Ðến đời Lê Hoàn đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy: điện Bách Thảo Thiên Tuế, điện Phong Lưu ở phía Ðông, điện Vinh Hoa ở phía Tây, điện Bồng Lai bên tả, điện Cực Lạc bên hữu, lầu Hoả Vân và điện Trường Xuân, điện Long Lộc được lợp ngói làm bằng bạc. Trải qua mưa nắng hơn 10 thế kỷ, các di tích lịch sử ở cố đô Hoa Lư hầu như bị tàn phá, đổ nát. Hiện nay chỉ còn lại đền vua Ðinh và đền vua Lê được xây dựng vào thế kỷ XVII. Vườn quốc gia Cúc Phương Vườn quốc gia Cúc Phương Được thành lập ngày 7 tháng 7 năm 1962, Cúc Phương đã trở thành Vườn Quốc Gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử, từ lâu Cúc phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn. Cúc phương có đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm. Hàng chục người ôm mới hết chu vi những cây đại thụ ngàn năm cao trọc trời từ 45 đến 75mét như cây Đăng cổ thụ cao 45m đường kính 5m, cây Chò Chỉ cao 70m đường kính 1,5m, cây Sấu cổ thụ cao 45m đường kính 1,5m, cây Chò xanh ngàn năm cao 45m, chu vi gốc 25m. Chẳng thua kém thế giới thực vật, khu hệ động vật Cúc Phương cũng rất đa dạng và phong phú. Theo số liệu điều tra mới nhất Cúc Phương có 89 loài thú, 307 loài chim, 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, và gần 2000 dạng côn trùng. Trong các loài thú Cúc Phương, nhiều loài đã được xếp vào loại quý hiếm, như báo gấm, báo lửa, gấu ngựa...và nhiều loài được là đặc hữu của Cúc Phương như sóc bụng đỏ. ở Cúc Phương có một loài thú linh trưởng rất đẹp, ngoài Việt Nam ra chúng không còn tồn tại nơi nào khác trên thế giới, đó là loài Voọc mông trắng – một báu vật của tạo hoá, loài vật này đã được chọn làm biểu tượng của Vườn Quốc Gia Cúc Phương. Thế giới côn trùng Cúc Phương cũng đa dạng muôn hình muôn vẻ. Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại tưng bừng lấp lánh ngàn vàng, bướm nhiều vô kể đủ dạng, đủ mầu phơi bầy một bức tranh kỳ ảo. Từ xa xưa Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tạp quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò ... mang đận sắc thái văn hoá dân tộc Mường. Tam Cốc – Bích Động Tam Cốc Ðộng nằm trong dãy núi Ngũ Nhạc Sơn thuộc địa phận thôn Ðam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Năm 1773, cụ Nguyễn Nghiễm (thân sinh của đại thi hào Nguyễn Du) đã đến thăm động. Nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước, đồng ruộng, bầu trời ở đây đều phủ một màu xanh ngợp mắt nên cụ đã đặt cho động một cái tên rất đẹp và mộng mơ "Bích Ðộng" (có nghĩa là Ðộng Xanh). Ðến đây du khách sau khi viếng thăm chùa, con thuyền nhỏ sẽ đưa du khách đi quanh co trong hang núi huyền ảo. Bích Ðộng đã được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhị động" (động đẹp thứ nhì ở trời Nam). Từ Bích Ðộng du khách tiếp tục ngồi thuyền đi thăm Tam Cốc. Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm thấy mát lạnh. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo 1.2.2 Các điểm hấp dẫn về các loại hình văn hoá phi vật thể Các di sản văn hoá phi vật thể bao gồm nghệ thuật hát chèo, hát ca trù, hát xẩm, hát rằng thường, mo Mường và hàng loạt các lễ hội được tổ chức khắp nơi. Nghệ thuật hát chèo ở Ninh Bình có từ rất lâu. Lịch sử ghi lại bà tổ chèo Phạm Thị Trân đã được Vua Đinh Tiên Hoàng (thế kỷ thứ X) phong chức "Ưu bà" chuyên dạy hát chèo trong cung đình. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghệ thuật chèo ở Ninh Bình luôn được bảo tồn, phát triển và trở thành một trong những cái nôi chèo có tiếng của cả nước. Nhiều tích chèo, vở chèo như: Suý Vân, Tiếng gọi non sông...đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Một loại hình nghệ thuật lưu tồn nhiều năm qua là hát xẩm. Tiêu biểu là Nghệ sỹ ưu tú Hà Thị Cầu (Yên Phong, Yên Mô) nay đã gần 80 tuổi vẫn tay kéo nhị, chân dập phách, miệng nhai trầu và hát xẩm rất hay. Người Mường (Nho Quan) có hát Rằng thường, Mo Mường trong (lễ tang của người Mường), hát Đúm, hát Sắc Bùa (là cả một nghi lễ)  diễn ra  vào dịp mùa xuân với những bài hát rất đa dạng mang tính đặc thù, đặc trưng  của địa phương. Trong nhân dân còn lưu truyền hàng trăm câu chuyện, văn thơ về vua Đinh, vua Lê, về nhà Trần. Đặc biệt là những di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với nhiều làng nghề truyền thống như đá mỹ nghệ, thêu ren, nghề chạm khắc gỗ, tạc tượng, trồng dâu nuôi tằm, se đay, chẻ cói, dệt chiếu... Và có biết bao nhiêu sự tích gắn liền với văn hoá dân gian truyền miệng có giá trị thẩm mỹ, có tính giáo dục cao mà ngày nay cần thống kê, sưu tầm, nghiên cứu để bảo tồn và phát huy về giá trị nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá ở Ninh Bình là một sự nghiệp lớn với quy mô cả bề rộng và chiều sâu có tầm quan trọng cả trước mắt và lâu dài. 1.2.3 Lễ hội Ninh Bình là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống. Hàng năm có lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư được tổ chức từ 8-10/3 âm lịch do nhà nước (cấp tỉnh) tổ chức trang trọng gồm 2 nội dung: phần lễ có lễ rước nước sông Hoàng Long, lễ dâng hương, lễ tế cổ truyền tại đền Đinh, đền Lê và nhà bia tưởng niệm vua Lý Thái Tổ. Phần hội có hội trại truyền thống Hoa Lư, thi mâm ngũ quả, thi thư pháp, biểu diễn văn nghệ, đấu vật, đấu bóng chuyền, đấu cờ tướng, chọi gà, bắn cung, bắn nỏ, thi người đẹp văn hoá Hoa Lư, thi giọng hát chèo hay Ninh Bình, múa rồng, thả rồng vàng, biểu diễn tích cờ lau tập trận, biểu diễn võ thuật, múa rối nước... Lễ hội đã thu hút hàng vạn lượt người trảy hội tưởng niệm tiền nhân, tham quan du lịch. Lễ hội Báo Bản ở làng Nộn Khê xã Yên Từ, (Yên Mô) diễn ra ngày 14 tháng Giêng hàng năm mang đậm nét văn hoá truyền thống tâm linh. Trong lễ hội này, con cháu tụ hội tế lễ Thành Hoàng báo công với tiền nhân- Những người xưa kia đã có công khai phá đất đai, xây dựng xóm làng. Trong văn tế có đoạn viết "Bí bồng phạt dịch, hữu khai tất tiền, quyết cư vĩnh diện, công đức bất bất thiên" (Cắt cỏ phạt gai, đầu tiên lập nên cơ sở chắc chắn, lâu dài, công đức ấy không bao giờ mất). Hàng năm còn có lễ hội Đền Dâu, lễ hội Đền Thái Vi và một số lễ hội khác có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực. Mùa xuân ở Ninh Bình còn có nhiều hội làng mang đậm tinh thần truyền thống uống nước nhớ nguồn, cầu may đầu xuân gắn liền với nhiều hoạt động văn hoá thể thao. 1.2.4 Đặc sản Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy) Cơm cháy không có nghĩa là cháy cơm ở đáy nồi. Thực ra cơm cháy là một đặc sản của Ninh Bình mà hầu như du khách nào đến Ninh Bình cũng thử một lần cho biết, để rồi không bao giờ quên. Cơm cháy được làm từ cơm, thịt bò sào hoặc tim, cật lợn sào và rau sào là không thể thiếu như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Sau khi cơm được nấu kỹ, cơm được dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô. Khi các miếng cơm khô đi thì bỏ chúng vào chảo dầu rán cho đến khi cơm cháy ròn, thơm và kêu xèo xèo. Đồng thời thịt bò thăn thái lát đem ướp gia vị và đem sào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy đã được rán ròn. Thế là quý khách có một món ăn tuyệt vời với đầy đủ hương vị sông, núi Ninh Bình. Rượu cần Nho Quan Rượu cần là loại rượu không qua chưng cất lửa. Người ta dùng gạo nếp xay (gạo nứt) nấu thành cơm trộn đều với men đem ủ vào trong ang hoặc vỏ sành từ 3 tháng trở lên mới được uống. Khi sắp uống, đem đổ nước vào ang. Nước đầu bao giờ cũng ngon và ngọt, đổ nước tiếp, rượu sẽ nhạt dần. Uống rượu cần không dùng chén, mà phải có các cần rượu làm bằng thân các cây trúc được thông rỗng bên trong cắm vào ang rượu. Rượu cần ngon hay không là do men làm có chất lượng không. Men rượu phải là vỏ cây mun cùng với củ giềng, củ gừng, lá ổi xanh theo tỷ lệ nhất định, đem giã vắt lấy nước rồi trộn với bột gạo nếp. Sau đó nặn thành bánh tròn bằng quả ổi nhỏ ủ vào trấu cho phồng lên, để khô khoảng 10 ngày mới dùng được. Rượu Lai Thành Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn, có nhiều đặc sản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải.... Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là thứ rượu được chưng cất từ gạo trồng trên chính đất này. Hạt gạo tròn, thơm, vỡ ra trắng như mầu sữa, thoang thoảng một vị hương dịu ngọt.... Mỗi năm, người Lai Thành đều giành một phần quỹ đất để trồng thứ lúa nếp truyền thống đó. Lúa nếp gặt về, phơi khô, sàng sẩy thật kỹ đưa vào chum bảo quản để nấu rượu. Ở đây đã có nhiều gia đình hàng chục đời theo nghề nấu rượu, có vài tộc họ chuyên làm men rượu và họ có những bí quyết riêng, nên men của họ dù có để hàng năm vẫn thơm và khô. Để có một loại men quý họ còn dùng cả một vài thứ dược liệu có tác dụng lưu thông khí huyết, diệt khuẩn, nên rượu Lai Thành, khi nấu ra càng để lâu rượu uống càng ngon, càng chắc. Nem Yên Mạc (Yên Mô) Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và không bị biến chất. Nem Yên Mạc sau thời gian ủ men là ăn được ngay, để từ 5 đến 7 ngày mở ra sắc vẫn hồng, hương vị thơm và ngọt. Dù ăn ngay hay để lâu, khi gỡ nem ra vẫn rời, tơi cho lên đĩa gắp từng dúm nhỏ, lấy lá ổi tầu, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, tỏi giã nhỏ thêm ớt hoặc hạt tiêu người ăn sẽ cảm nhận đủ vị ngọt, cay, thơm lan toả khắp cơ thể. Tái dê Hoa Lư Nhiều địa phương khác cũng có món Tái Dê nhưng món Tái Dê ở vùng cố đô Hoa Lư có hương vị riêng, không chỉ vì nó là đặc sản của vùng cố đô mà nó hấp dẫn bởi không gian, vị trí đến cách làm thịt dê, chế biến món ăn, gia vị... Người ta bắt dê được chăn thả trên những dải núi đá vôi quanh co uốn lượn của vùng cố đô Hoa Lư đem về làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nước sôi cho tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều (thái ngang xớ) Lấy vừng đã giã dập cùng các gia vị: xả, lá chanh, gừng ớt tỏi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt cho vào thịt dê tái đã thái tất cả chộn đều thành tái dê. Ăn tái dê nhất thiết phải có tương bần, và kèm theo lá sung, quả chuối xanh, khế, lá mơ… Tái dê là một món ăn có hương vị phong phú hấp dẫn bởi nó thơm ngon, chua ngọt, chát bùi, tươi mát, nhẹ nhàng thú vị. Tất cả quyện thành một hương vị riêng không giống món ăn nào khác. Du khách về đây thưởng thức đặc sản tái dê dù chỉ một lần cũng đủ để lại ấn tượng tốt đẹp khó quên. 1.3 Con người Ngoài đức tính cần cù chịu khó, Ninh Bình còn là mảnh đất sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Những danh nhân nổi tiếng nhất Ninh Bình có thể kể đến vua Đinh Tiên Hoàng, thái hậu Dương Vân Nga, thái phó Trương Hán Siêu, công chúa Phất Kim,… - Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) sinh ngày Rằm tháng Hai,năm Giáp Thân (924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Vân Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) Thân phụ là Đinh Công Trứ, làm quan Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An) thời Dương Đình Nghệ (930 – 937) đến thời Ngô Vương Quyền (939 – 944). Khoảng đầu những năm Sáu mươi của thế kỷ X, lúc bấy giờ trong nước loạn lạc, sử gọi là loạn Thập nhị sứ quân. Nhờ thông minh, có khí phách, lại có tài thao lược, Đinh Bộ Lĩnh, chính thức dựng cờ dấy nghĩa, mong lập nghiệp lớn, dân quanh vùng theo về rất đông. Biết lực lượng của mình còn mỏng, Đinh Bộ Lĩnh sang xin theo sứ quân Trần Lãm (Trần Minh Công) ở Bố Hải Khẩu. Thấy mình tuổi đã cao, sức yếu, Trần Lãm giao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh. Bố Hải Khẩu là vùng duyên hải, đất rộng, người đông, nhưng không có thế hiểm yếu để dụng binh, Đinh Bộ Lĩnh quyết định đưa toàn quân ở về hội nhập với quân động Hoa Lư, chiếm giữ một vùng Hoa Lư hiểm yếu, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương. Cuối năm 967 Đinh Bộ Lĩnh thừa cơ phát đại binh đánh lớn, chỉ trong khoảng hơn một năm, dẹp yên các sứ quân, bốn phương ca khúc khải hoàn, non sông thu về một mối, chấm dứt thời kỳ loạn mười hai sứ quân kéo dài hơn hai mươi năm trời. Năm Mậu Thìn (968)Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt to lớn), đóng đô ở Hoa Lư, dựng cung điện, đặt triều nghi, “định trăm quan, đặt sáu quân, chế độ gần đủ”(toàn thư). Nước Nam ta được chính thống kể từ đây. Năm 969,vua Đinh phong cho con trưởng Đinh Khuông Liễn là Nam Việt Vương. Vào đêm Trung Thu năm Kỷ Mão (979), tức đêm 9-9-979 vua Đinh và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hậu cận, chức Chi hậu nội nhân là Đỗ Thích sát hại Đại thắng Minh Hoàng đế mất, được triều thần tôn là Tiên Hoàng đế, linh cữu táng ở Sơn Lăng – Núi Mã Yên ở Trường Yên, Hoa Lư Đại Thắng Minh Hoàng đế ở ngôi 12 năm (968-979), Thọ 56 tuổi. Đền thờ ông được dựng dưới chân núi Mã Yên ở Trường Yên, Hoa Lư, ngay trên nền cung điện cũ. - Thái Hậu Dương Vân Nga(?-1000) Thái hậu Dương Vân Nga Dương Vân Nga, sử cũ chép là Dương Hậu (Hoàng hậu họ Dương) Theo truyền ngôn, thân phụ bà là Dương Thế Hiển, quê ở thôn Nga My, xã Gia Thuỷ (huyện nho Quan) quê mẹ ở thôn Vân lung, xã Gia Vân ( huyện gia Viễn) tỉnh Ninh Bình, sinh thời, cha mẹ chỉ gọi bà là Dương Nương ( cô gái họ Dương), sau khi vào cung Hoa Lư, được gọi ghép tên làng cha với tên làng mẹ thành Vân – Nga. Nhân dân địa phương gọi là Dương Vân Nga. Đêm rằm Trung Thu năm 979, Đại Thắng Minh hoàng đế và Nam  Việt Vương Đinh Liễn bị Nội nhân Đỗ Thích giết hại. Triều thần tôn Vệ Vương Đinh Toàn lên ngôi Hoàng đế, tôn Dương Vân Nga làm Hoàng Thái Hậu . Đinh Toàn lúc này mới lên 6 tuổi. Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn được Dương Thái hậu chọn làm Nhiếp chính, sau lại tự xưng là Phó Vương. Định Quốc Công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Tướng quân Phạm Hạp ngờ Lê Hoàn chiếm ngôi nhà Đinh. Biết Kinh thành Hoa Lư có biến, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn hơn một nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành tiến đánh nước ta. ở biên giới phía Bắc. giặc Tống lợi dụng tình hình đại Cồ Việt rối ren, đang chuẩn bị cất binh xâm lược nước ta. Thái Hậu Dương Vân Nga sai Lê Hoàn chọn tướng sĩ để chống cự, lại cử Phạm Cự Lượng làm Đại tướng tiên Phong. Hành động này của Dương thái Hậu bị các đại thần trung thành với nhà Đinh chống lại quyết liệt. Các nhà nho phong kiến và dư luận, kể cả sau này hết sức chỉ trích. Song, trong tình thế đất nước lúc đó hết sức cấp bách bởi nguy cơ xâm lược của nhà Tống đã  hiện ra trước mắt, Dương Thái Hậu đã có cái nhìn vô cùng sáng suốt, đặt lợi ích dân tộc và quốc gia lên trên lợi ích dòng tộc, chọn Lê Hoàn là một thống soái quân đội, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, có khả năng tập hợp và tài năng chỉ huy quân dân ta lúc đó đương đầu với quân xâm lược, loại bỏ được nguy cơ mất nước. Năm Nhâm Ngọ (982), Lê đại Hành lập Dương Vân Nga là Đại Thắng Minh Hoàng hậu, là một trong năm hoàng hậu của vua Lê. Năm Canh Tý (1000), Hoàng hậu Dương Vân Nga qua đời. Hiện nay, đền thờ Lê Hoàn ở Trường Yên (Hoa Lư), đền vua Đinh, vua Lê ở Trung Trữ (Ninh Giang, Hoa Lư) và đền làng Bách Cốc (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đều có tượng  Dương Vân Nga. Tượng bà ở đền Lê Đại Hành( trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình) gọi là Bảo Quang Hoàng Thái Hậu. -Thái Phó Trương Hán Siêu (? – 1354) Trương Hán Siêu người làng Phúc Thành, thành phố Ninh Bình. Ông tự là Tăng Phủ, hiệu là Đôn Tẩu khi mất được truy tặng đến chức thái phó nên người ta thường gọi là Trương Thái phó, hay còn gọi theo tên làng là Trương Phúc Thành. Ông là nhân vật lỗi lạc thời nhà Trần. Sau khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thắng lợi, đến năm 1308, Trương Hán Siêu được vua Trần Anh Tông thăng chức Hàn lâm học sĩ. Năm 1326, đời Trần Minh Tông, Ông được giao chức hành khiển. Đến năm 1339, ông giữ chức Môn hạ hữu ty lang trung triều vua Trần Hiếu Tông. Năm 1342, triều vua Trần Dụ Tông, ông bị gièm pha, đố kỵ, chuyển dữ chức vụ Tả ty lang trung, kiêm lược sứ Lạng Giang ( vùng Lạng Sơn Bắc Giang). Đến năm 1345, ông lại được sung chức Tả gián nhị đại phu, rồi được thăng đến Tham tri chính sự vào năm 1351, một chức quan tương đương  với Thượng Thư. Tháng 9 – 1353, quân Chiêm Thành xâm lấn vùng đất Hoá Châu (Thừa Thiên – Huế), quan quân sở tại đánh đuổi chúng không được, triều đình cử ông đem quân thần sách đi chống giữ. Ông ở Hoá Châu đến tháng 11 năm 1354, khoảng 14 tháng, biên thuỳ yên ổn, ông cáo bệnh xin trở về, gần tới kinh thành thì mất. Vua Trần Dụ Tông truy tặng ông chức Thái Bảo. Ngoài những tác phẩm văn học, Trương Hán Siêu còn tham gia viết bộ “Hình Thư” và “Hoàng triều đại điển” cùng với Nguyễn Trung Ngạn, là những cuốn sách về luật pháp của trế độ nhà Trần. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, đã trở thành nhà văn hàng đầu của thời Trần, một nhà văn hoá lớn tầm vóc đất nước. 1.4 An ninh, giáo dục và các dịch vụ bảo vệ con người Giáo dục – đào tạo Ninh Bình là 1 trong những tỉnh ở tốp dẫn đầu về Giáo dục- Đào tạo trong cả nước. Với chất lượng cao và nhiều thành tích tốt. Từ bậc mầm non, đã được chú trọng đầu tư và phát triẻn. Ở các bậc cao hơn, có nhiều học sinh được thành tích tốt, tham gia vào các đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, đặc biệt là tại các bộ môn Sinh học và Hoá học của lớp 12 thường đóng góp được học sinh đi dự thi Olympic quốc tế. Về cơ sở vật chất: 10 năm trước hầu hết là phòng học cấp 4, tỷ lệ phòng học tranh tre, nứa lá còn cao, một số trường phải dạy 3 ca. Ngay ở Thị xã Ninh Bình học sinh còn phải ngồi học trên ghế xi măng; chỉ có 18 trường THPT được xây kiên cố và cao tầng. Đến 15/5/2003 toàn tỉnh có 305 trường cao tầng, kiên cố, trong đó có 290 trường cao tầng với 2.888 phòng học cao tầng; 144/144 xã, phường, thị trấn có trường cao tầng, nhiều xã, phường có 2-3 trường cao tầng. ở tất cả các ngành học, bậc học, cấp học không còn tình trạng học 3 ca. Toàn ngành có 332/332 trường có thư viện, trong đó có 261 thư viện đạt chuẩn của Bộ Giáo dục- Đào tạo, 9 trường có phòng học tiếng với 280 ca bin, 6 trường có phòng học vi tính với gần 600 máy vi tính, có 40 máy Photocopy, 478 đàn ooc-gan. Y tế Trên lĩnh vực y tế dự phòng, ngành đã tập trung kiện toàn màng lưới báo dịch, giám sát chặt chẽ ổ dịch cũ, vì vậy, 10 năm qua không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu cũng được triển khai có hiệu quả, ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh lao động đã dần được nâng lên. Chương trình TCMR được duy trì tốt. Trên 98% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại vắc xin, tỷ lệ trẻ em mắc 6 bệnh truyền nhiễm giảm rõ rệt. Năm 2000, Ninh Bình được Bộ Y tế công nhận thanh toán  xong bệnh bại liệt Màng lưới phòng, chống HIV/ AIDS được củng cố từ tỉnh xuống cơ sở. Chú trọng hoạt động giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân, khống chế HIV/ AIDS. Về xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Ngành đã tranh thủ các nguồn đầu tư từ ngân sách, từ các chương trình y tế quốc gia, quốc tế để nâng cấp cơ sở khám, chữa bệnh. Đến nay, hầu hết các cơ sở y tế trong toàn tỉnh đã có nhà cửa kiên cố, khang trang. Trên 90% trạm y tế có nhà mái bằng. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng lên tới 50 tỉ đồng. Các trang thiết bị cơ bản cũng tương đối đầy đủ, đáp ứng yêu cầu trước mắt của các tuyến y tế. Về công tác đào tạo cán bộ, ngành đã chú trọng đào tạo theo hướng chuyên khoa sâu, chuyên khoa đầu đàn cho tuyến tỉnh; đào tạo bác sĩ chuyên khoa cho tuyến huyện; đào tạo bác sĩ, nữ hộ sinh trung học, y sĩ sản nhi cho các trạm y tế xã. Đến nay ngành y tế Ninh Bình đã có 1 nghiên cứu sinh tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 157 bác sĩ chuyên khoa I, 6 bác sĩ chuyên khoa II. 49,7% trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. 100% thôn bản có nhân viên y tế. Phấn đấu đến năm 2010 Ninh Bình sẽ có 100% trạm y tế có bác sĩ. 2. Thực trạng ngành du lịch Ninh Bình Có thể nói, lĩnh vực du lịch - thương mại và công nghiệp là nguồn thu chủ yếu của ngân sách địa phương, hằng năm chiếm tỷ trọng 70 - 80% nguồn thu ngân sách tỉnh. Ninh Bình là tỉnh nằm ở vùng Châu thổ sông Hồng, có tài nguyên du lịch phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, địa hình của tỉnh mang đầy đủ hình thái của một Việt Nam thu nhỏ. Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn đan quyện với nhau hình thành nên hệ thống tài nguyên du lịch to lớn của Ninh Bình, có thể khai thác một cách bền vững cho cả hiện tại và tương lai. - Du lịch tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người dân tại tỉnh, nhất là tại các điểm đến mà ngoài thời vụ du lịch, người dân chỉ biết làm nông nghiệp để kiếm sống. Hiện nay, nhiều di tích lịch sử hang động đang được Ðảng bộ và nhân dân thường xuyên trùng tu. Số du khách ngày một đông là điều kiện phát triển ngành du lịch và thương mại, kéo theo nguồn thu ngân sách tăng khoảng 25 - 30%. Nhiều mô hình dịch vụ ra đời: nhà nghỉ dưỡng, ăn uống, dịch vụ vận tải đường thủy, đường bộ, du lịch lữ hành, v.v. Nhờ đó, số lao động tham gia ngành du lịch - thương mại tăng lên đáng kể. - là ngành có tiềm năng phát triển nhất trong tất cả các ngành hiện nay tại Ninh Bình, đem lại doanh thu cao và kéo theo nhiều lợi ích lâu dài cho phát triển các ngành khác. Theo báo cáo kinh doanh, tháng 9-2007, ngành du lịch đem lại doanh thu cao: STT Các chỉ tiêu Tháng 9/2006 Tháng 9/2007 So Sánh (%) Cộng dồn 9 tháng 2006 2007 So sánh I Lượt khách 94092 134100 142.52 896783 1119059 124.79 Quốc tế 30120 38500 127.82 288551 326420 113.12 Nội địa 63972 95600 149.44 608232 792639 130.32 II Tổng doanh thu (triệu đồng) 6748 9675 143.38 59070 79633 134.81 III Nộp ngân sách (triệu đồng) 732 910 124.32 6290 7762 123.40 Có sẵn nhiều điều kiện và cơ sở để phát triển:     Sự kỳ thú của thiên nhiên với những danh lam thắng cảnh đẹp, đa dạng như Vườn Quốc gia Cúc Phương, khu hang động Tam Cốc – Bích Động, khu Địch Lộng, Vân Long… cùng với tài nguyên nhân văn như Cố đô Hoa Lư, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, chùa Non Nước, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn… tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn, đưa tỉnh trở thành địa bàn du lịch quan trọng của vùng Bắc Bộ và cả nước Ngoài các điểm đến nổi tiếng là danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, con người và đặc sản (phần trên), Ninh Bình còn đang xây dựng khu du lịch tâm linh lớn nhất Đông Nam Á tại núi Bái Đính. Hơn nữa, thành phố Ninh Bình được đầu tư xây dựng sân vận đông đạt tiêu chuẩn quốc gia phục vụ cho Seagame và các giải đấu quốc tế, quốc gia, nhà thi đấu lớn và rất nhiều đấu trường thể thao. Đóng góp nhiều nhân tài cho các đội tuyển quốc gia về bóng bàn, cầu lông, bóng chuyền và bắn súng. Đây thực sự là các điều kiện hiếm có để thu hút khách du lịch đến Ninh Bình. - Đang được các cấp chính quyền quan tâm và tạo điều kiện trong các chính sách ưu đãi. Ngoài ra, còn được hỗ trợ bởi các ngành khác, có sẵn các điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất cho phát triển. Nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, y tế, an ninh xã hội,… 3.Chiến lược phát triển ngành du lịch của các cấp chính quyền Ninh Bình. Một số chích sách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docF0177.doc
Tài liệu liên quan