MỞ ĐẦU . 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN. 10
1.1. Tổng quan về quản trị tinh gọn . 10
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu QTTG. 10
1.1.2. Lịch sử phát triển của QTTG . 12
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn . 13
1.2.1. Bản chất và khái niệm QTTG .13
1.2.2. Các lãng phí trong trong hoạt động sản xuất và tác nghiệp . 13
1.2.3. Các công cụ thực hiện QTTG .13
1.2.4. Vai trò của việc áp dụng thực hiện QTTG. 13
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới quá trình áp dụng Quản trị tinh gọn . 13
1.2.6. Kinh nghiệm áp dụng quản trị tinh gọn tại Việt Nam. 13
Kết luận chương 1 . 13
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU. 13
2.1. Quy trình nghiên cứu. 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. 13
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .13
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .13
Kết luận chƣơng 2 . 13
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PARIS BAGUETTE HÀ NỘI. 13
3.1. Khái quát về Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội . 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 13
3.1.2. Triết lý kinh doanh và sứ mệnh của công ty . 13
3.1.3. Cơ cấu tổ chức . 13
14 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty trách nhiệm hữu hạn Paris baguette Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ HƢƠNG
¸P DôNG QU¶N TRÞ TINH GäN
T¹I C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N PARIS BAGUETTE Hµ NéI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
TRẦN THỊ HƢƠNG
¸P DôNG QU¶N TRÞ TINH GäN
T¹I C¤NG TY TR¸CH NHIÖM H÷U H¹N PARIS BAGUETTE Hµ NéI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2016
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TINH GỌN ...................................................... 10
1.1. Tổng quan về quản trị tinh gọn ............................................................ 10
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu QTTG ............................................ 10
1.1.2. Lịch sử phát triển của QTTG ............................................................ 12
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị tinh gọn ........................................................ 13
1.2.1. Bản chất và khái niệm QTTG ...................................................................... 13
1.2.2. Các lãng phí trong trong hoạt động sản xuất và tác nghiệp ............ 13
1.2.3. Các công cụ thực hiện QTTG ...................................................................... 13
1.2.4. Vai trò của việc áp dụng thực hiện QTTG ........................................ 13
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng tới quá trình áp dụng Quản trị tinh gọn ........... 13
1.2.6. Kinh nghiệm áp dụng quản trị tinh gọn tại Việt Nam ....................... 13
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 13
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................. 13
2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 13
2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 13
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 13
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PARIS BAGUETTE HÀ NỘI .... 13
3.1. Khái quát về Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội ......................... 13
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.................................... 13
3.1.2. Triết lý kinh doanh và sứ mệnh của công ty ..................................... 13
3.1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................. 13
3.1.4. Thực trạng hoạt động của công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội ........ 13
3.2. Thực trạng áp dụng QTTG tại chuỗi cửa hàng Paris Baguette
Hà Nội ............................................................................................................. 13
3.2.1. Phân tích nhận thức việc áp dụng QTTG tại chuỗi cửa hàng
Paris Baguette Hà Nội ................................................................................ 13
3.2.2. Phân tích thực trạng áp dụng QTTG tại chuỗi cửa hàng Paris
Baguette Hà Nội .......................................................................................... 13
3.3. Phân tích các lãng phí tồn tại trong hoạt động của chuỗi cửa
hàng Paris Baguette Hà Nội ......................................................................... 13
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc áp dụng QTTG tại doanh nghiệp ... 13
3.4.1. Nhóm nhân tố “lãnh đạo” ................................................................ 13
3.4.2. Nhóm nhân tố “nhân viên” ............................................................... 13
3.4.3. Nhóm nhân tố “chính sách quản lý” ................................................ 13
3.4.4. Nhóm nhân tố “đào tạo” .................................................................. 13
3.5. Đánh giá chung ....................................................................................... 13
3.5.1. Những mặt tích cực ........................................................................... 13
3.5.2. Những mặt hạn chế ........................................................................... 13
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 13
Chƣơng 4: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PARIS BAGUETTE HÀ NỘI ................... 13
4.1. Cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh chuỗi cửa
hàng Paris Baguette ...................................................................................... 13
4.1.1. Cơ hội ................................................................................................ 13
4.1.2. Thách thức ......................................................................................... 13
4.2. Định hƣớng, mục tiêu và chiến lƣợc của công ty trong giai đoạn
2016 – 2020 .................................................................................................... 13
4.3. Giải pháp và điều kiện áp dụng QTTG tại Paris Baguette ................ 13
4.3.1. Chuẩn bị các điều kiện cơ bản để thực hiện QTTG tại Paris
Baguette ....................................................................................................... 13
4.3.2. Đề xuất mô hình QTTG và việc áp dụng bộ công cụ QTTG tại
Paris Baguette ............................................................................................. 13
Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 13
KẾT LUẬN .................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 13
PHỤ LỤC14
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những thập kỷ gần đây, Việt Nam ngày càng mở cửa hơn với thị
trường toàn cầu. Trong nước, hàng vạn công ty được thành lập mỗi năm và rất
nhiều công ty nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam.Vì vậy, các doanh
nghiệp Việt phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Theo số
liệu của tổng cục thống kê, năm 2014 cả nước có 74,842 doanh nghiệp đăng
ký thành lập, đồng thời có 67,823 doanh nghiệp gặp khó buộc phải giải thể
hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động. Trong số các doanh nghiệp phải giải thể,
phần lớn là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trình độ quản trị còn
thấp, sức cạnh tranh yếu. Trước thực trạng này, các doanh nghiệp buộc phải
nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, sử dụng tối đa nguồn lực, giảm thiểu
lãng phí nhằm tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh.
Quản trị tinh gọn (Lean management) được biết đến là một tư duy và
phương pháp quản trị tập trung vào việc tăng doanh thu một cách bền vững
bằng việc cắt giảm tối đa lãng phí, tạo ra sự khác biệt sản phẩm, lợi thế cạnh
tranh, hướng tới khách hàng. Trên thế giới, đây là tư duy, phương pháp quản
trị được nhiều tổ chức áp dụng và ngày càng phổ biến vì tính hiệu quả của nó.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, hiểu và ứng dụng quản trị tinh gọn nhằm cung
cấp các công cụ quản trị hữu ích phù hợp với điều kiện hoàn cảnh giúp doanh
nghiệp vượt qua trở ngại cạnh tranh, khủng hoảng là vấn đề cấp thiết.
Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội là công ty 100% vốn của Hàn
Quốc sản xuất và kinh doanh bánh mì, bánh ngọt và đồ uống. Là một doanh
nghiệp ngoại, với quy mô nhỏ nhưng Paris Baguette nhanh chóng đứng vững
trên thị trường, chiếm lĩnh thị phần bánh ngọt cao cấp tại Hà Nội. Tuy vậy,
những năm gần đây, ngành kinh doanh thực phẩm có nhiều cơ hội và cũng
đầy thách thức. Thị trường bánh ngọt hiện nay có sự góp mặt của hơn 100
thương hiệu khác nhau kể cả trong nước và nước ngoài. Trong đó, 75- 80%
thị phần nằm trong tay các công ty bánh kẹo lớn trong nước như: Kinh Đô
Bakery, ABC Bakery Givral, Sweet Home Bakery, Fresh Garden, Thu
Hương, Đức Phát Trước sức cạnh tranh của thị trường, công ty phải không
ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để cạnh tranh với các đối thủ
khác trên cùng thị trường. Vấn đề hiện nay của công ty TNHH Paris Baguette
Hà Nội ở chỗ công ty muốn tăng lợi nhuận doanh nghiệp, tăng thị phần nhưng
để đạt được điều này, công ty phải cắt giảm chi phí hoặc tăng doanh thu.
Cùng với việc tăng doanh thu,tăng sản lượng doanh số bán hàng, công ty
TNHH Paris Baguette Hà Nội đang đối mặt với việc nghiên cứu cắt giảm chi
phí trong khi vẫn phải đảm bảo chi phí nguyên vật liệu, lương công nhân,
nhân viên. Đồng thời, công ty mong muốn cắt giảm các chi phí lãng phí, ví
dụ lãng phí do phương pháp làm việc chưa tốt, lãng phí do tư duy kinh doanh
kém, hay do ý thức làm việc chưa tốt.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn
(QTTG) tại công ty Paris Baguette, đề xuất các giải pháp tăng cường áp dụng
quản trị tinh gọn tại doanh nghiệp này là hết sức cần thiết.
Do đó, học viên với lợi thế đang làm việc tại phòng nhân sự công ty
TNHH Paris Baguette Hà Nội, đã quyết định lựa chọn đề tài “Áp dụng quản
trị tinh gọn tại Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính: Thực trạng áp dụng QTTG tại công ty
TNHH Paris Baguette Hà Nội như thế nào?
Câu hỏi chính được cụ thể hóa bằng bốn câu hỏi cụ thể và chi tiết
như sau:
Mức độ nhận thức về phương pháp quản trị tinh gọn của nhà quản lý
và nhân viên tại công ty TNNH Paris Baguette Hà Nội như thế nào?
Những lãng phí còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là gì?
Thực tế áp dụng Quản trị tinh gọn được thực hiện tại công ty như thế nào?
Giải pháp nào nhằm tăng cường thực hiện QTTG tại công ty TNNH
Paris Baguette Hà Nội?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng về nhận thức và thực trạng áp dụng quản
trị tinh gọn tại công ty TNNH Paris Baguette Hà Nội, đề xuất các giải pháp
nhằm tăng cường thực hiện QTTG tại công ty TNNH Paris Baguette Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn thực
hiện nhiệm vụ:
- Hệ thống lý luận về QTTG làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
- Thực hiện nghiên cứu khảo sát, thu thập dữ liệu tại công ty TNHH
Paris Baguette Hà Nội
- Chỉ ra được thực trạng về nhận thức về QTTG, các hoạt động tinh
gọn, các lãng phí tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá
nguyên nhân và các mặt tích cực, hạn chế của doanh nghiệp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng QTTG thành công tại công ty
TNNH Paris Baguette Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là QTTG tại công ty TNHH Paris Baguette
Hà Nội.
Phạm vi đề tài:
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu nhận thức
của cán bộ nhân viên về QTTG, các hoạt động tinh gọn và các lãng phí trong
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nhằm đề xuất giải pháp áp
dụng QTTG tại doanh nghiệp.
Phạm vi không gian: Việc nghiên cứu tập trung vào chuỗi cửa hàng
bán sản phẩm của công ty Paris Baguette Hà Nội.
Phạm vi thời gian:
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu của công ty thu thập
được trong giai đoạn 2013 – 2015;
- Đối với dữ liệu sơ cấp: thực hiện thu thập trong giai đoạn quý 3 năm 2016.
5. Dự kiến đóng góp
Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận về quản trị tinh
gọn: khái niệm, các công cụ của nó và quy trình thực hiện ứng dụng vào
doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Đề tài nêu ra được thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn và chỉ ra những
lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giúp soi chiếu lý
luận vào thực tiễn áp dụng.
Từ đó đưa ra các giải pháp áp dụng nhằm tăng cường việc thực hiện
quản trị tinh gọn tại các chuỗi cửa hàng của công ty.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục thì có các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về quản trị tinh gọn
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng áp dụng quản trị tinh gọn tại công ty TNHH
Paris Baguette Hà Nội
Chương 4: Đề xuất áp dụng thực hiện quản trị tinh gọn tại công ty
TNHH Paris Baguette Hà Nội
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN TRỊ TINH GỌN
1.1. Tổng quan về quản trị tinh gọn
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu QTTG
QTTG là một phạm trù nghiên cứu được nhiều tác giả trên thế giới và
cả ở Việt Nam tiến hành trong nhiều năm qua. Một trong số những tác giả nổi
tiếng ở Việt Nam phải kể đến là các tác giả Phan Chí Anh, Nguyễn Đăng
Minh,.. là những người đã có kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu ở nước
ngoàivà đã công bố nhiều công trình nghiên cứu khoa học về QTTG.
Tác giả Phan Chí Anh và Yoshiki Matsui, 2010. Trong bài nghiên cứu
Đóng góp của quản lý chất lượng và sản xuất đúng lúc vào hiệu quả sản xuất đã
phân tích những đóng góp của quản lý chất lượng và và sản xuất đúng lúc tới
hiệu quả sản xuất thông qua khảo sát 163 xưởng sản xuất tại 5 quốc gia. Kết quả
nghiên cứu cho thấy các xưởng tập trung vào quản lý chất lương và sản xuất
đúng lúc đều có kết quả sản xuất cao. Nhóm tác giả đề xuất việc tìm mối liên kết
của các công cụ trên nhằm đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Tác giả Phan Chí Anh, 2015 trong cuốn sách Quản trị sản xuất tinh gọn
– một số kinh nghiệm trên thế giới đã nghiên cứu về 5S, sơ đồ chuỗi giá trị,
duy trì năng suất tổng thể, triển khai sản xuất tinh gọn, nghiên cứu áp dụng
thực hành sản xuất đúng lúc tại các nhà máy chế tạo,.., trong đó có phương
pháp 5S được cho là nền tảng của QTTG.
Tác giả Nguyễn Đăng Minh và Nguyễn Hồng Sơn (2014), đã tiến hành
nghiên cứu và xuất bản cuốn sách quản trị tinh gọn tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Cuốn sách đã thảo luận vấn đề về
QTTG vào doanh nghiệp Việt sao cho người Việt có thể sử dụng được lâu dài
và biến Quản trị tinh gọn thành lợi thế kinh doanh và nhân rộng thành cộng
đồng các “nhà kinh doanh tinh gọn”. Định hướng của tác giả và nhóm nghiên
cứu trong thời gian tới là đánh giá thực trạng các doanh nghiệp, tổ chức, tìm
ra các khâu bất hợp lý trong hệ thống, đưa ra các đề xuất cắt giảm chi phí lãng
phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức; đề xuất các giải
pháp và mô hình triển khai áp dụng quản trị tinh gọn vào các doanh nghiệp, tổ
chức, tại Việt Nam; Mở rộng nghiên cứu áp dụng tư duy quản trị tinh gọn từ
lĩnh vực sản xuất, sang lĩnh vực dịch vụ như y tế, tài chính, giáo dục; nghiên
cứu kết hợp một số kỹ thuật mô phỏng hiện đại nhằm tối ưu hoá khả năng áp
dụng quản trị tinh gọn vào thực tiễn tại các doanh nghiệp/tổ chức.
Tác giả Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2012, 2013), đã nghiên cứu
tổng thể tình hình áp dụng sản xuất tinh gọn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
đi sâu vào phương pháp 5S. Tuy nhiên, số lượng nhóm doanh nghiệp vừa và
nhỏ tham gia trong khảo sát của các tác giả này là tương đối ít và mức độ triển
khai ở các doanh nghiệp đã áp dụng còn nhiều vấn đề hạn chế.
Tác giả Nguyễn Thị Đức Nguyên và Bùi Nguyên Hùng (2010) đã trình
bày tổng quan về phương pháp sản xuất tinh gọn và bốn bước cơ bản để một
doanh nghiệp bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, các chi tiết như các yếu tố lãnh
đạo, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng hay văn hoá doanh nghiệp và khác.vẫn
chưa được các tác giả đề cập sâu trong bài viết.
Trên thế giới, việc áp dụng quản trị tinh gọn đã rút thành những bài học
kinh nghiệm nhất định, nhiều công ty thành công và phát triển nhờ việc áp
dụng hiệu quả hệ thống QTTG này tại doanh nghiệp mình, trong đó có thể kể
tới như công ty Toyota.
Tác giả Jeffrey, (2004) có viết cuốn sách phương thức Toyota – The
Toyota way, giải thích cách tiếp cận của Toyota với QTTG qua 14 nguyên tắc
tạo ra chất lượng và văn hoá riêng của doanh nghiệp. Từ đó có thể biết cách
để kết nối hoàn chỉnh những triết lý dài hạn, quy trình kinh doanh, con người
và khả năng giải quyết vấn đề có thể biến tổ chức thành một doanh nghiệp
tinh gọn và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Nhiều học giả trên thế giới khác đã nghiên cứu để tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công QTTG như: tác giả Day (1995) đã
đề cập đến hai yếu tố quan trọng là vai trò dẫn dắt của lãnh đạo và sự sẵn sàng
thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Soriano Meier và Forrester (2002) chỉ ra hiệu
quả lãnh đạo, khả năng giải quyết vấn đề theo nhóm, hoạt động đào tạo và
trao quyền cho nhân viên là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai JIT
và TQM. Cumming (2004) và Shetty (2002) cùng chỉ ra các yếu tố: con
người, công nghệ, hệ thống là các yếu tố quan trọng trong áp dụng QTTG.
Năm 2012, Kyle đã nghiên cứu tổng quan chỉ ra lỗ hổng lớn nhất chính la sự
kết nối lý thuyết và thực tế áp dụng tại doanh nghiệp
Nghiên cứu về QTTG trong ngành dịch vụ, Bowen and Youngdahl
(1998) đã cho rằng QTTG có thể thực hiện thành công trong ngành dịch vụ
với mục đích cải thiện sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả kinh doanh.
Nhìn chung các nghiên cứu về QTTG ở trong nước còn chưa nhiều, số
nghiên cứu về ngành dịch vụ ăn uống còn ít. Ngoài ra, QTTG khi áp dụng vào
thực tiễn tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt về văn hoá và tập
quán kinh doanh. Chính vì vậy, việc đòi hỏi một mô hình áp dụng quản trị
tinh gọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung và công ty
TNHH Paris Baguette Hà Nội là vô cùng cấp thiết và đáng được chú trọng
thực hiện. Chính vì vậy, nghiên cứu của tác giả thực hiện dưới đây sẽ tiến
hành khảo sát thực tiễn tại công ty Paris Baguette và đề xuất mô hình áp dụng
tại doanh nghiệp này.
1.1.2. Lịch sử phát triển của QTTG
Quản trị tinh gọn bắt nguồn từ lý luận về phân công lao động của
Adam Smith, lý thuyết này giúp nâng cao hiệu quả lao động hơn, tiết kiệm
thời gian sản xuất bằng cách chia việc lớn thành nhiều việc nhỏ cho nhiều
người cùng thực hiện.
Sau đó Eli Whitney (1765 - 1825), người đầu tiên đặt ra tiêu chuẩn cho
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phan Chí Anh and Yoshiki Matsui, 2010. Đóng góp của quản lý chất
lượng và sản xuất đúng lúc vào hiệu quả sản xuất”, - Contribution of
Quality Management and Just-In-Time Production Practices to
Manufacturing Performance, International Journal of Productivity and
Quality Management. Vol.6, No.1, pp. 23-47 ISSN: 1746-6474.
2. Phan Chí Anh, 2015. Quản trị sản xuất tinh gọn – một số kinh nghiệm
thế giới. Hà Nội: Nxb Đại học QG HN.
3. Jeffrey K.Liker, 2004. Phương thức Toyota – The Toyota way. Trường
Khanh, Sỹ Huy, Hắc Hải dịch; Trịnh Minh Giang hiệu đính. Hà Nội:
Nxb Lao động – xã hội.
4. Jens J. Dahlgaard, Su Mi Dahlgaard-Park, 2006. Sản xuất tinh gọn, 6
sigma, quản lý chất lượng toàn diện và văn hóa DN, (Lean production,
six sigma quality, TQM and company culture), 2006. Hà Nội: Nxb Lao
động – xã hội.
5. Nguyễn Đăng Minh, và Đỗ Thị Cúc, 2013. Ứng dụng 5S trong hệ thống
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp. Tạp
chí khoa học kinh tế và kinh doanh, Tập 1.
6. Nguyễn Đăng Minh, 2015. Quản trị tinh gọn tại Việt Nam đường đến
thành công. Hà Nội: NXB ĐH QG Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Đức Nguyên và Bùi Nguyên Hùng, 2010. Áp dụng lean
manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống. Tạp chí Phát
triển & Hội nhập, số 8, trang 41-48.
8. Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Đăng Minh, 2014. Quản trị tinh gọn tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đặng Minh Trang, 2009. Áp dụng sản xuất tinh gọn cho một số doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp. Tại hội thảo Áp dụng lean trong ngành cơ
khí và sản xuất công nghiệp.
Tiếng nƣớc ngoài
10. Bohlander G., Snell, S. and Sherman. A, 2000. Managing Human
Resources. United States: South Western.
11. Bowen, D.E. and W.E. Youngdahl, 1998, “Lean” service: in defense of a
production-line approach. International Journal of Service Industry
Management, 9(3): p. 207-225.
12. George, 2008. J.M. and Jones, G.R. Understanding and managing
organizational behaviour. New Jersey: Pearson Prentice hall.
13. Hiroshi Katayama, David Bennett, 1996. Lean production in a changing
competitive world: a Japanese perspective, International Journal of
Operations & Production Management.
14. Hashim, J 2001. Training management: A Malaysian perspective.
Petaling Jaya Prentice Hall.
15. Malhi, R. S, 2004. Enhancing personal quality. Kuala Lumpur: TQM
Consultant Sdn Bhd.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050007811_6385_2006230.pdf