I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI
1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số
2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập
- Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng.
- Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp
3. Kiểm tra bài cũ
II. HẠ KHOA MỤC
1. Nêu tên đề mục
2. Mục đích, yêu cầu:
4 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 4: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 5, 6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM (Tiết 4)
Tiết 4: Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 5, 6)
Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
- Bước đầu hình thành ý thức trân tọng với truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
II.Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 5, 6)
III. THỜI GIAN
- Thời gian toàn bài: 45 phút
- Thời gian lên lớp: 40 phút
- Thời gian củng cố: 05 phút
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
Lên lớp theo đội hình lớp học
2. Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm
V. ĐỊA ĐIỂM
Tại sân thể dục trường
VI. BẢO ĐẢM
- Giáo viên: Giáo án bài giảng; tài liệu;
- Học sinh: SGK, vở ghi chép.
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI
1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số
2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập
- Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng.
- Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp
3. Kiểm tra bài cũ
II. HẠ KHOA MỤC
1. Nêu tên đề mục
2. Mục đích, yêu cầu:
3. Nội dung:
4. Thời gian:
5. Tổ chức và phương pháp:
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
5) Truyền thống đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết quốc tế là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân các nước trên thế giới, tạo them sức mạnh cho cuộc kháng chiến của ta và vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia cùng chống lại kẻ thù xâm lược.
Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, đoàn kết quốc tế như một tất yếu khách quan, tinh thần đó được thể hiện như sau:
- Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên ta nhận được sự hỗ trợ đấu tranh của nhân dân Campuchia ở phía Nam, có sự tham gia của một đạo quân người Trung Quốc trong đạo quân Trần Nhật Duật cùng chống ách thống trị của Mông – Nguyên.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhật ta đã đoàn kết với Lào và Campuchia trong liên minh Việt Nam-Lào-Campuchia, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau, cùng nhau đánh đuổi bọn thực dân, xâm lược dành độc lập dân tộc cho nhân dân Đông Dương. Sự đoàn kết này đã tạo ra được nhiều thắng lợi to lớn, đánh tan quân Pháp xâm lược
- Trong kháng chiến chống Mĩ, sức mạnh liên minh VN-Lào-Campuchia được phát triển lên một tầm cao mới. Trong quá trình kháng chiến quân và dân Việt Nam luôn sát cánh với quân và dân các nước Lào và Campuchia chiến đấu tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường mỗi nước và chiến trường chung Đông Dương đã đánh bại từng chiến lược chiến tranh của địch đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ.
Như vậy truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấuchủa nhân dân 3 nước VN, Lào và Campuchia được hình thành và phát triển trong kháng chiến chống Pháp, tiếp tục được bồi đắp trong kháng chiến chống Mĩ. Thắng lợi của 2 cuộc kháng chiến là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân 3 nước VN-LÀo- Campuchia. Tinh thần đoàn kết quốc tế chính là chỗ dựa vững chắc cho mỗi dân tộc trong cuộc đấu tranh giành và củng cố nền độc lập của mình.
ngoài ra trong 2 cuộc kháng chiến VN đã tranh thủ được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN trên thế giới trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, sự đồng tình ủng hộ của phong trào cộng sảnvà công nhân quốc tế, phong trào ĐLDT và nhân dân yêu chuộng hoà bình, công lý trên thế giới.Sự giúp đỡ quốc tế đã làm gia tăng đáng kể sức mạnh chiến đấu của quân và dân Việt Nam.
Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung đã trở thành truyền thống , là một nhân tố thành công ttong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Từ khi ra đời cho đến nay Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:
+lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, tiến hành CMT8 thành công;
+ đánh thắng 2 cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa cả nước tiến lên CNXH
+ trong giai đoạn mới của cách mạng để giữ vững độc lạp dân tộc và CNX, xây dựng đất nước giàu về kinh tế,mạnh về quốc phòng, ổn định về chính trị xã hội,đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi vấn đề của xã hội.
+ Thực tế cho thấy sau khi giải phóng miền nam thống nhất đất nước sau năm 1975 đát nước ta đứng trước bao nhiêu khó khăn thử thách như chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới , nền kinh tế còn nhiều khó khăn , các nức XHCN ở đông âu và liên xô sụp đổ. Nhưng Đảng ta đã lãnh đạo đất nước vượt qua những khó khăn thử thách của công cuộc đổi mới góp phần làm cho kinh tế phát triển, chính trị ổn định, đối ngoại mở rộng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
III. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế
6. Truyền thống một lòng theo Đảng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam
- GV khẳng định: Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, truyền thống đoàn kết quốc tế như một tất yếu, tinh thần đó được đặc biệt thể hiện trong thời đại Hồ Chí Minh.
- GV: chúng ta luôn có truyền thống đoàn kết quốc tế, mục đích là gì?
- GV: Vì độc lập dân tộc của mỗi quốc gia cùng chống lại kẻ thù xâm lược.
- GV:làm rõ truyền thống này bằng cách đưa ra một số ví dụ để chứng minh.
- GV khẳng định : Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng qua các thời kì, thể hiện trong lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- GV:sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện như thế nào trong lịch sử dân tộc?
- GV: Nhận xét, kết luận
- HS: trả lời
Nghe, ghi bài
- HS: trả lời
Giáo án,
SGK, máy chiếu
Phần ba: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
1. Hệ thống tóm tắt nội dung, giải đáp thắc mắc
2. Củng cố bài học
3. Giao bài tập về nhà
4. Nhận xét lớp học
5. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam_12478369.docx