2. Thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
a.Quá trình xây dựng và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 7/4/1949 chủ tịch HCM kí quyết định thành lập bộ đội địa phương
Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta vừa chiến đấu vừa xây dựng trưởng thành và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách:
- Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, đánh baị cuộc tiến công của 2 vạn quân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
- Chiến dịch Biên giới năm 1950, giải phóng một vùng rộng lớn Đông Bắc, xoay chuyển tình thế chiến tranh về phía có lợi cho ta. tấm gương tiêu biểu: chiến sĩ La văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tụ chiến đấu
- Chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là c hiến dịch Điện Biên Phủ đánh tan quân Pháp xâm lược. tấm gương tiêu biểu: chiến si Bế Văn ĐÀn lấy thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2: Lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI
VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM( 5 tiết)
Tiết 5: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
Phần một: Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Hiểu được những nét chính về lịch sử của Quân đội nhân dân Việt nam
- Tự hào với lịch sử vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trách nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào lực lượng Quân đội.
2. Yêu cầu:
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG
Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
III. THỜI GIAN
- Thời gian toàn bài: 45 phút
- Thời gian lên lớp: 40 phút
- Thời gian củng cố: 05 phút
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức:
Lên lớp theo đội hình lớp học
2. Phương pháp:
- Thuyết trình, giảng giải phân tích, vấn đáp, thảo luận nhóm
V. ĐỊA ĐIỂM
Tại sân thể dục trường
VI. BẢO ĐẢM
- Giáo viên: Giáo án bài giảng; tài liệu;
- Học sinh: SGK, vở ghi chép.
Phần hai: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. THỦ TỤC GIẢNG BÀI
1. Tập trung lớp học, quy định để vật chất, kiểm tra sĩ số
2. Quy định trật tự vệ sinh thao trường bãi tập
- Trong quá học phải chú ý lắng nghe, quan sát, không nói chuyện hay làm việc riêng.
- Ra vào lớp phải báo cáo và được sự đồng ý của giáo viên
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh của giáo viên và cán bộ lớp
3. Kiểm tra bài cũ
II. HẠ KHOA MỤC
1. Nêu tên đề mục
2. Mục đích, yêu cầu:
3. Nội dung:
4. Thời gian:
5. Tổ chức và phương pháp:
NỘI DUNG GIẢNG DẠY
A. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Thời kì hình thành
Trong chính cương vắn tắt của Đảng đã đề cạp đến việc “Tổ chức ra quân đội công nông”, đến tháng 10/1930 Luận cương chính trị đầu tiên của Đảng đã chủ trương xây dựng đội “Tự vệ công nông”
Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ quyết định Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945.
2. Thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
a.Quá trình xây dựng và trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp
Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngày 7/4/1949 chủ tịch HCM kí quyết định thành lập bộ đội địa phương
Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta vừa chiến đấu vừa xây dựng trưởng thành và đã lập nên nhiều chiến công hiển hách:
- Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947, đánh baị cuộc tiến công của 2 vạn quân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.
- Chiến dịch Biên giới năm 1950, giải phóng một vùng rộng lớn Đông Bắc, xoay chuyển tình thế chiến tranh về phía có lợi cho ta. tấm gương tiêu biểu: chiến sĩ La văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tụ chiến đấu
- Chiến cuộc Đông – Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là c hiến dịch Điện Biên Phủ đánh tan quân Pháp xâm lược. tấm gương tiêu biểu: chiến si Bế Văn ĐÀn lấy thân mình làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, Phan đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
b. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ:
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Mĩ thực hiện âm mưu hất cẳng Pháp xâm lược miền nam Việt nam, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Quân đội ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. QĐND VN đã anh dũng chiến đấu lập nên nhiều chiến công hiển hách đó là:
- 1961- 1965: đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.
- 1965-1968: đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại lần 1 (7.2.1965-1.11.1968) của Mỹ ở miền Bắc.
- 1969- 1973: Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và chiến tranh phá hoại lần 2 (6.4.1972-15.1.1973) của Mỹ ở miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris 1973 về Việt Nam, rút hết quân Mỹ về nước.
- 1973-30- 1975): tạo thế, tạo lực và thực hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống Mỹ.
c. Thời kì xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa
QĐND VN tiếp tục nắm chác tay súng bảo vệ Tổ quốc. với chức năng chiến đấu, công tác, sản xuất , quân dội nhân dân đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của mình trở thành công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
III. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI
Thứ tự nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
Giáo viên
Học sinh
A. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
1. Thời kì hình thành
2. Thời kì xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
a, Trong kháng chiến chống thực dân Pháp
* Quá trình phát triển
* Quá trình chiến đấu và chiến thắng
b, Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược
c, Thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
- GV: Nêu những quan điểm đầu tiên của Đảng về quân đội:
- GV: Khái quát quá trình hình thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
- GV: em hãy nêu nhiệm vụ cũng như chiến công đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
- GV: Từ khi ra đời cho đến nay QĐNDVN đã đổi tên mấy lần?
- GV: nhận xét
- GV: Nêu quá trình phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam
- GV: Nêu khái quát quá trình chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
bài
- GV: Em hãy nêu những chiến công của các anh hùng tiêu biểu trong thời kì này?
- GV: nhận xét
- GV: Khái quát những chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ
- GV: Em hãy nêu tên các anh hùng dân tộc trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- GV: nhận xét, bổ sung
- GV: nêu nhiệm vụ và phương hướng xây dựng Quân đội nhân dân trong giai đoạn hiện nay
- GV: Tổng kết nội dung
- HS: chú ý lắng nghe, ghi bài
- HS: trả lời
- HS: trả lời
- HS: chú ý lắng nghe, ghi bài
- HS: trả lời
- HS: nghe và ghi bài
- HS: trả lời
- HS: lắng nghe và ghi bài
Giáo án,
SGK, máy chiếu
Phần ba: KẾT THÚC GIẢNG DẠY
1. Hệ thống tóm tắt nội dung, giải đáp thắc mắc
2. Củng cố bài học
3. Giao bài tập về nhà
4. Nhận xét lớp học
5. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_12478786.docx