Bài 32: Hidrosunfua. lưu huỳnh đioxit. lưu huỳnh trioxit (tiếp)

Hoạt động 2: Tính chất vật lý của SO2.

Mục tiêu: Biết được tính chất của SO2

- GV: Yêu cầu học sinh tham khảo sách phần tính chất vật lý sau đó kết hợp với kiến thức đời sống trình bày các tính chất vật lý của SO2

GV: Nhận xét và rút ra kết luận

GV: Để tiếp tục bài học chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học của SO2.

 

docx7 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 32: Hidrosunfua. lưu huỳnh đioxit. lưu huỳnh trioxit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Họ và tên người dạy: Huỳnh Thanh Trọng Lớp: 10CB3 Ngày soạn:13/03/2018 Tiết: Bài 32: HIDROSUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT. (tt) I. Mục tiêu bài học Kiến thức: - Trình bày tính chất vật lý của SO2, SO3 - Từ cấu tạo phân tử và số oxi hóa, giải thích được một số tính chất vật lý và suy ra tính chất hóa học cơ bản của SO2 và SO3. - Biết được ứng dụng và cách điều chế SO2 và SO3 trong đời sống 2. Kỹ năng: - Viết các phương trình hóa học và cân bằng chứng minh cho những tính chất của SO2 và SO3. - Giải một số bài tập liên quan đến SO2 và SO3 3. Tình cảm thái độ: - Có niềm tin vào khoa học hóa học, học tập hăng say, nghiêm túc. - Có ý thức bảo vệ môi trường sống. 4. Các năng lực cần hướng đến - Năng lực tư duy, suy luận logic. - Năng lực nhận xét, đánh giá vấn đề. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực tính toán hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống. II. Phương pháp dạy học: - Sử dụng phương pháp thuyết trình vấn đáp. - Sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi. - Sử dụng phương tiện trực quan. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - Giáo viên: Giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa và tài liệu liên quan. - Học sinh: Đọc trước bài mới, xem lại các kiến thức cũ có liên quan. IV. Tiến trình dạy học: Ổn định lớp.( 1 phút) Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy nêu tính chất hóa học của H2S. viết phản ứng chứng minh. Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Giới thiệu bài mới: ( 3 phút ). Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 2 B.LƯU HUỲNH DIOXIT I. Cấu tạo phân tử - Công thức electron: - Công thức phân tử: - Liên kết trong phân tử SO2 là liên kết cộng hóa trị có cực. Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử GV viết cấu hình e của S và O. Thông tin cho HS về công thức e và cấu tạo phân tử. HS lắng nghe. 3 I. Tính chất vật lý: - SO2 là chất khí không màu mùi hắc , nặng hơn không khí tương đương 2,2 lần. - Khí SO2 tan nhiều trong nước. - Hóa lỏng ở -100C, tan nhiều trong nước - Khí SO2 độc. Hoạt động 2: Tính chất vật lý của SO2. Mục tiêu: Biết được tính chất của SO2 - GV: Yêu cầu học sinh tham khảo sách phần tính chất vật lý sau đó kết hợp với kiến thức đời sống trình bày các tính chất vật lý của SO2 GV: Nhận xét và rút ra kết luận GV: Để tiếp tục bài học chúng ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học của SO2. Học sinh tham khảo sách giáo khoa và trả lời về tính chất vật lý của SO2 HS ghi nhớ và ghi bài 15 II. Tính chất hóa học: 1. Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit. - SO2 là một oxit axit: Tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ. - SO2 tan nhiều trong nước tạo nên sunfurơ. - Axit sunfurơ là một axit yếu. - Bài toán SO2 tác dụng với dung dịch bazơ. VD: Khi T ≤ 1: tạo muối axit 1 < T < 2: tạo 2 muối T ≥ 2: tạo muối trung hòa Hoạt động 3: Lưu huỳnh đioxit là một oxit axit. GV: - Dựa vào kiến thức lớp 9 cho biết oxit là gì ? SO2 thuộc loại oxit nào ? Nhăc lại tính chất của oxit axit? Viết phương 1 sô trình minh họa? GV:- Như ta đã tìm hiểu ở phần tính chất vật lý, khí SO2. Tan nhiều trong nước tạo nên axit sunfurơ . - Axit sunfurơ là một axit yếu tác dụng bazo tạo 2 muối - Cho học sinh viết phương trình của SO2 tác dụng NaOH. Nhận xét về tỷ lệ số mol trên phương trình Lưu ý: Về bài tập SO2 tác dụng với dung dich bazơ cho 2 loại muối: muối trung hòa, muối axit. HS trả lời: - SO2 là oxit axit - Tác dụng với nước, oxit bazơ, dung dịch bazơ Học sinh dựa vào phương trình và nhận xét tỷ lệ số mol của NaOH và SO2 - Ghi nhớ và viết bài 5 2. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa và là chất khử a. Lưu huỳnh dioxit là chất khử - SO2 là chất khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh: KMnO4, nước brom b. Lưu huỳnh dioxit là chất oxi hóa - SO2 là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn như: Mg, H2S Hoạt động 4: Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa và là chất khử: GV: - Vẽ sơ đồ về sự thay đổi số oxi hóa của S trong các hợp chất. H2S, S, SO2, H2SO4. Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét ? GV kết luận S trong phân tử SO2 có số oxi hóa là +4 ( số oxi hóa trung gian) nên thể cả tính oxi hóa và tính khử. - Xét phản ứng của SO2 tác dụng với nước brom, và dung dịch KMnO4. - Viết pt phản ứng và mô tả sự thay đổi số oxi hóa. SO2 trong TH này thể hiện tính chất gì? Nhận xét về màu của dung dịch sau phản ứng GV: Tiếp theo ta xét phản ứng của SO2 với Mg, H2S. - Dựa vào SGK học sinh lên bảng viêt phương trình, cân bằng và rút ra nhận xét HS: Trong phân tử SO2 có số oxi hóa trung gian nên thể cả tính oxi hóa và tính khử. -HS viết PTPU và xác định số oxi hóa. Rút ra nhận xét SO2 thể hiện tính khử - Nước brom (vàng nhạt) mất màu, dung dịch KMnO4 (màu tím) cũng bị mất màu Học sinh lên bảng viết phương trình - SO2 thể hiện tính oxi hóa 5 III. Ứng dụng và điều chê lưu huỳnh đioxit. a. Ứng dụng: - Bên cạnh tác hại thì SO2 có rất nhiều ứng dụng: + Sản xuất axit sunfuric, sản xuất axit sunfuric, chất tẩy màu, tẩy trắng, chất bảo quản chống nấm mốc b. Điều chế: - Trong phòng thí nghiệm: SO2 được điều chế bằng cách. Na2SO3 + H2SO4→ Na2SO4 + H2O + SO2 Đốt quặng sunfua kim loại: quặng pirit sắt: Hoạt động 5: Ứng dụng và điều chế lưu huỳnh dioxit GV: Trình bày một số ứng dụng của SO2 qua sơ đồ, hình ảnh: sản xuất axit sunfuric, chất tẩy màu, tẩy trắng, chất bảo quản chống nấm mốc GV: thông tin cho HS SO2 được điều chế theo 2 quy mô: trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. *Trong phòng thí nghiệm: SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dich axit sunfuric (axit mạnh ) với muối sunfit (Na2SO3). Cho HS lên bảng cho ví dụ - Cho học sinh quan sát sơ đồ thí nghiệm. Giáo viên giải thích sơ bộ về thí nghiệm: *Trong công nghiệp: Đốt quặng sunfua kim loại: quặng pirit sắt: HS lăng nghe. Viết bài HS lên bảng cho ví dụ HS quan sát HS ghi nhớ và viết bài 5 C. LƯU HUỲNH TRIOXIT I. Tính chát - Ở điều kiện thường SO3 là chất lỏng không mà ( tnc=170C), tan vô hạn trong nước và trong axit sunfuric - là 1 oxit axit, tác dụng mạnh với nước tạo axit sunfuric II. Ứng dụng và sản xuất - Là trung gian để sx axit sunfuric - Sx bằng cách oxi hóa lưu huỳnh dioxit Hoạt động 6: Lưu huỳnh trioxit . GV cho học sinh tham khảo sgk trả lời về tính chất cơ bản của SO3: - Nhận xét và cung cấp thông tin Thông tin cho học sinh biết về ứng dụng và cách sản xuất của SO3 HS tham khảo SGK và trả lời HS viết bài HS ghi nhớ và viết bài 5. Củng Cố: ( 5 phút) - GV: tóm tắt một số tính chất vật lý hóa cơ bản của SO2 và SO3 Cho 1.12 lit khí SO2 (đktc) vào 600ml dung dich NaOH 0,1M .Viết phương trình phản ứng và xác định muối nào được tạo ra. Tính khối lượng muối. Dặn HS về nhà học bài, làm bài tập 1,2,4,6 7 trang 138. Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 32 Hidro sunfua Luu huynh dioxit_12503466.docx
Tài liệu liên quan