MỤC LỤC
PHẦN 1; TỔNG QUAN 5
Chương 1: Tổng quan về Đồng Bằng sông Cửu Long. 5
I.1 Vị trí địa lý 5
I.2 Địa chất 5
I.2.1 Lịch sử hình thành đá móng 5
I.2.2 Bồi tích bờ biển 5
I.2.3 Bồi tích lòng sông: Lòng sông có 2 loại trầm tích: 6
I.2.4 Bồi tích đồng lũ 6
I.3 Địa hình 6
I.4 Thỗ nhưỡng 6
I.4.1 Vùng đất phèn (S) 6
I.4.2 Vùng đất phù sa nước ngọt (P) 6
I.4.3 Vùng đất mặn (M) 7
I.4.4 Vùng đất phèn mặn (SM) 7
I.4.5 Vùng đất giồng cát (Cz) 7
I.4.6 Vùng đất xám trên phù sa cổ (X) 7
I.4.7 Vùng đất núi (F) 7
I.5 Thủy văn 8
I.5.1 Yếu tố chủ đạo của quá trình sông 8
I.5.2 Yếu tố chủ đạo của quá trình biển 8
I.5.3 Chế độ thủy văn mùa kiệt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 9
I.5.4 Chế độ thủy văn mùa lũ và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp 9
I.5.6 Vấn đề xâm nhập mặn: 9
I.5.7 Tình hình chua phèn trên kênh mương 11
I.5.8 Phù sa và sự chuyển tải phù sa vào nội đồng 11
I.5.9 Nước ngầm 11
I.6 Khí hậu 11
Bức xạ: cán cân bức xạ năm đạt 75-80 kcal/cm2 12
I.7 Hệ sinh vật 12
I.7.1 Thực Vật 12
I.7.2 Động Vật: 13
I.8 Khoáng sản: 13
II.1 Dân số-lao động 14
II.2 Văn hoá xã hội 14
II.2.1 Văn hoá: 14
II.2.2 Xã hội 15
II.2.3 Giáo dục: 15
II.3 Kinh tế 16
II.3.1 Nông nghiệp 16
II.3.2 Công nghiệp 16
II.3.3 Thủy sản: 17
II.3.4 Giao thông-vận tải: 17
II.3.5 Thương mại-Dịch vụ-Xuất nhập khẩu 17
II.3.5 Du lịch 17
II.4 Tiềm năng kinh tế 18
Chương 2: Các điểm khảo sát, học tập. 19
I.1 Giới thiệu: 19
I.2 Nhiệm vụ công trình: 19
I.3 Vấn đề đặt ra: 20
II.1 Lược sử phát triển của Vườn Quốc gia Tràm Chim 20
II.2 Điều kiện tự nhiên 21
II.2.1 Vị trí địa lý 21
II.2.2 Địa hình 21
II.2.3 Các loại đất chính 21
II.2.4 Chế độ khí hậu 22
II.2.5 Chế độ thủy văn 23
II.3 Rừng và hệ thực vật 24
II.3.1 Thực vật nổi 24
II.3.2 Thực vật bậc cao: 24
II.4 Rừng và hệ động vật 25
II.4.1 Động vật đáy 27
II.4.2 Động vật nổi 27
II.4.3 Cá 27
II.4.4 Động vật hoang dại và chim 27
II.5 Thực trạng hiện nay 28
III.1 MIẾU BÀ 29
III.1.1 Giới thiệu chung: 29
III.1.2 Nguồn gốc tượng bà: 29
III.1.3 Kiến trúc của Miếu: 30
III.1.4 Các ngày lễ lớn: 30
III.1.5 Giá trị du lịch của Miếu Bà: 31
III.2 NÚI SAM 31
III.2.1 Vị trí núi Sam: 31
III.2.2 Chân dung núi Sam: 32
IV.1 Giới thiệu nhà máy: 32
IV.2 Quá trình khai thác và sản xuất: 32
IV.3 Đánh giá tác động hoạt động của nhà máy lên môi trường trong quá trình khảo sát: 33
V.1 Lịch sử dòng họ Mạc: 33
V.2 Giới thiệu chung về Lăng Mạc Cửu: 34
V.2.1 Đền thờ dòng họ Mạc 34
V.2.2 Lăng tẩm họ Mạc 34
V.2.3 Chùa Phù Dung: là ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây dựng cho nàng thứ thiếp là Phù Cừ tu hành. Đi vòng theo chân núi chừng 3 cây số sẽ gặp được ngôi chùa này. 35
VII.1 Giới thiệu chung: 37
VII.2 Tên gọi: 37
VII.3 Đặc điểm: 37
VII.4 Tác động đến môi trường: 37
VIII.1 Giới thiệu chung 38
VIII.3 Nguồn gốc hình thành: 38
VIII.3 Sự đa dạng của hệ sinh thái núi đá vôi 39
VIII.4 Giá trị của hệ sinh thái núi đá vôi 40
VIII.5 Vấn đề sếu đầu đỏ tại hệ sinh thái núi đá vôi Kiên Lương 40
IX.1 Giới thiệu chung: 41
IX.2 Sự cố Hòn Phụ Tử: 42
IX.3 Khảo sát thực tế 43
Chương 3: Mô tả về nhà máy xi măng Holcim 45
III.1. Đặc điểm vị trí, quy mô công trình 45
III.1.1. Lược sử phát triển 45
III.1.2 Công suất thiết kế 46
III.2. Đặc điểm công nghệ 46
III.2.1. Công nghệ khai thác đá vôi 46
III.2.2 Công nghệ khai thác đất sét 47
III.2.3 Công nghệ sản xuất Clinker 47
III.2.4 Công nghệ sản xuất xi măng 48
III.2.5 Hoạt động môi trường của nhà máy 48
Hệ thống xử lý bụi: 49
Hệ thống xử lý khí thải: 49
Xử lý chất thải rắn(hình 3.6) 49
IV.1 Nguồn phát sinh chất thải (hình 4.1) 50
Trong đó, bụi là tác nhân gây ô nhiễm chính, sinh ra do các hoạt động: (hình 4.2) 51
IV.2 Tác động đến môi trường vật lý 51
IV.2.1 Tác động môi trường nước 51
IV.2.2 Tác động đến môi trường không khí 52
IV.2.3 Tác động đến môi trường đất 54
IV.2.4 Chất thải rắn 54
Các chất thải có thể đốt trong lò nung xi măng: 55
Sơ đồ tổng quát của quá trình xử lý chất thải rắn của nhà máy 55
IV.2.5 Ô nhiễm nhiệt 55
IV.3 Tác động đến môi trường sinh thái 56
IV.4 Tác động đến môi trường kinh tế xã hội 57
IV.4.1 Tác động đến chất lượng cuộc sống của con người 57
Sức khỏe cộng đồng 57
Kinh tế xã hội 57
2.4.2 Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng 57
Cấp thoát nước 57
Chương 5: Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực 58
V.1 Khống chế ô nhiễm nước 58
Xử lý nước thải vệ sinh khu vực sản xuất, kho bãi và bến tàu 59
Biện pháp xử lí nước thải chứa dầu 59
V.2 Biện pháp chống ô nhiễm không khí 60
V.3 Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của chất thải rắn 61
V.4 Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái: 61
Quy hoach cây xanh: 61
V.5 Quản lý môi trường tại nhà máy: 62
V.5.1 Đào tạo và giáo dục về môi trường: 62
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường 62
V.5.2 Giám sát và quan trắc môi trường: 62
Quan trắc ô nhiễm không khí 62
Quan trắc ô nhiễm nước 63
Giám sát môi trường đất 63
Kết luận 63
Nhà máy xi măng Holcim Hòn Chông đã cam kết : 64
Tài liệu tham khảo 64
65 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Báo cáo thực tập thực tế môi trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o rừng tràm bị cháy lien tục, bị hủy hoại do nhiều nguyên nhân và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ra còn bị săn bắt quá mức ở nhiều nơi.
II.5 Thực trạng hiện nay
Vườn Quốc gia Tràm Chim nằm gọn trong vùng lãnh thổ huyện Tam Nông ngay và ngay sát trung tâm huyện. Nó được bao bọc bởi 1 vùng đệm rộng lớn đông dân cư (khoảng 40000 người), do vậy môi trường tự nhiên cũng như đời sống sinh vật ở đây cũng chịu không ít tác động
Những nguy cơ đe dọa Vườn Quốc gia Tràm Chim
Nông dân sử dụng thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cho khu vực sinh sống của sếu.
Nạn săn bắt chim thú, đánh bắt cá, trộm cây, phá rừng của một bộ phận người dân
Cây Mai dương cũng là hiểm họa hung hãn, ác liệt nhất của tự nhiên. Khi một cây Mai dương vươn lên thì cả một thảm thực vật bị nó che phủ.Hiện nay độ che phủ của nó đã làm hư hại thảm thực vật đồng thời hủy diệt cỏ năn
MIẾU BÀ – NÚI SAM – CHÂU ĐỐC – AN GIANG
III.1 MIẾU BÀ
III.1.1 Giới thiệu chung:
Miếu bà Chúa Xứ thuộc ấp Vĩnh Tế 1, thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang. Miếu bà Chúa Xứ núi Sam được xây dựng theo lối kiến trúc hoành tráng, bề thế. Bên trong thờ tượng bà Chúa Xứ ngồi uy nghi giữa gian chánh điện. Pho tượng nữ thần tuyệt đẹp được tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ VI. Đôi mắt tròn tuyệt sáng. Chiếc áo và mão bà được kết bằng nhiều loại kim tuyến quý giá.
III.1.2 Nguồn gốc tượng bà:
Nguồn gốc tượng bà Chúa Xứ đến nay vẫn còn là điều bí ẩn. Theo diễn giải của các vị bô lão, tượng Bà ngày xưa ngự trên đỉnh núi Sam, gần Pháo Đài. Chứng minh cho điều này là bệ đá bà ngồi vẫn còn tồn tại và ngày nay được bảo vệ như một chứng tích. Bệ đá có chiều ngang 1,60m; dài 0,3m, chính giữa có lỗ vuông cạnh 3,4 tấc, loại trầm tích thạch màu xanh đen, hạt nhuyễn.
Tương truyền rằng trước khi Thoại Ngọc Hầu đến trấn nhậm vùng này, quân Xiêm đã sang quậy phá ở vùng núi Sam, chúng phát hiện ra pho tượng cổ. Vì long tham chúng đã nạy pho tượng ra khỏi bệ đá và khiêng đi. Do tượng quá nặng nên khi đi đến triền núi làm rớt nên tượng bị gãy tay.Chúng tiếp tục khiêng đi nhưng không thể nhấc nổi.
Thời gian sau bà đạp đồng về kêu dân làng đem xuống núi thờ phụng. Sẵn có lòng tín ngưỡng, hàng trăm người dân đã cố gắng khiêng tượng Bà nhưng không lay chuyển được. Trong lúc bối rối bà lại đạp đổng phải có 9 cô gái đồng trinh lên khiêng bà mới chịu đi. Quả thật 9 cô gái khiêng được bà dễ dàng nhưng khiêng gần đến chân núi thì tượng tự nhiên nặng trịch không sao nhấc nổi. Dân làng nghĩ Bà muốn ở đây nên lập miếu thờ, khi ấy nhằm ngày 25 tháng 4 âm lịch nên hằng năm dân làng lấy ngày đó làm lể viếng Bà.
III.1.3 Kiến trúc của Miếu:
Miếu Bà được thành lập khỏang năm 1825. Lúc đầu Miếu được làm bằng tre, lá, sau đó dần dần được trùng tu. Khỏang năm 1870, Miếu được xây bằng đá miểng, lợp ngói. Ngôi Miếu hiện nay được xây dựng mới năm 1972, do kiến trúc sư Hùynh Văn Mãng thiết kế. Quy hoạch của khu này khá đẹp nhưng xây dựng chưa hoàn thành như bảng vẽ. Đến năm 1995 Ban quản trị mới tiến hành tu sửa nhà trưng bày với mái cong lợp ngói xanh, trông hài hòa cân đối.
Với lối kiến trúc cổ kính đông phương, miếu Bà nằm trên vùng đất trũng, quay lưng lên đường. Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc dạng chữ quốc, hình khối tháp, kiểu hoa sen nở, nền lát gạch bong, tửng cẩn đá ốp lát, cột bêtông cốt thép. Song song với kiến trúc bêtông ấy là nghệ thuật chạm khắc ở miếu Bà cũng tinh vi, sắc sảo. Miếu Bà là một kiến trúc nghệ thuật kết hợp truyền thống dân tộc và hiện đại.Toàn khu di tích là tổng thể hài hòa, cân đối và đồ sộ, uy nghiêm, hùng tráng.
III.1.4 Các ngày lễ lớn:
Lễ hội chùa Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất ở Nam Bộ, được tổ chức hằng năm bắt đầu từ đêm 20 đến 27 tháng tư âm lịch. Từ đêm 23, mọi người đã tập trungvề chùa để xem lễ tắm Bà. Tượng Bà được đưa xuống, cởi áo ra, lấy nước mưa pha với nước thơm để tắm, ngày 25 còn có lễ xây chầu, hát bội. Phong tục này đã tồn tại hàng trăm năm năm nay. Mặc dù đến cuối tháng 4 âm lịch, mới vào chính hội, nhưng từ sau Tết người dân đã bắt đầu về Núi Sam vía Bà... Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đang ngày càng chứng tỏ là một lễ hội văn hóa dân gian lớn ở Nam bộ. Mỗi năm thu hút hàng chục vạn khách thập phương về hành lễ. Họ đến đây mang theo những ý nguyện, mong cầu Bà Chúa ban phước lộc hoặc gỡ rối nạn kiếp, tai ương... tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng. Khách về đây không những chỉ xin lộc của Bà mà còn muốn tận mắt được chứng kiến những chứng tích lịch sử dân tộc khác nữa mà cha ông ta đã dày công vun dựng trên vùng đất An Giang hùng vĩ.
Các lễ cúng ở miếu Bà vẫn được duy trì. Lễ đầu tiên là “Lễ Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24/3 âm lịch. Mở đầu là 2 ngọn nến to được đốt sáng lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi cùng với 2 vị bô lão, ban quản tự chùa niệm hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ bắt đầu vén màn tắm cho tượng Bà. Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng tạc ở tư thế ngồi bằng đá xanh, đường nét tạc tinh tế, sắc sảo. Bà được tắm bằng một loại nước thơm ướp từ nhiều loại hoa. Sau đó bộ đồ đẹp nhất của khách đến cúng viếng được khoác lên bức tượng cùng với áo mũ, cân đai. Chiếc màn vải kéo qua, khách hành hương đến thắp hương, dâng lễ xin lộc. Phần Lễ tắm Bà kết thúc
Tiếp theo là “Lễ Cúng Túc Yết”, được tổ chức lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26/4 âm lịch. Đây là lễ cúng chánh thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu, nhị vị phu nhân và các tướng lĩnh của ông về miếu Bà. Đoàn thỉnh sắc có đội lân đi trước, tiếp theo là chiếc kiệu sơn son thiếp vàng do 4 người khiêng. Hai hàng học trò đứng lễ tay cầm cờ phướn suốt đoạn đường lên lăng Thoại Ngọc Hầu. Lễ vật dâng cúng gồm một con heo trắng làm sẵn (chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết, một ít lông heo gọi là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây – trầu cau và một đĩa gạo – muối. Đúng giờ hành lễ, ban quản trị đốt hưong đèn nghi ngút, dâng tuần trà rượu và đọc văn tế, sau đó đốt đi cùng với một ít vàng mã, con heo cũng được lật trở lại.
Các ngày lễ tiếp theo gồm có: Xây chầu, Lễ Cúng Chánh Tế, Lễ Hồi Sắc sẽ nối tiếp diễn ra nhằm nhớ ơn các bậc tiền nhân có công trong những buổi đầu mở đất - cầu mong cho mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, trường thọ Cuối dịp lễ sẽ là Lễ Thỉnh Sắc Thần (tức Lễ Rước sắc Thoại Ngọc Hầu cùng chư vị về lại lăng) - kết thúc nghi lễ dịp lễ hội vía Bà.
III.1.5 Giá trị du lịch của Miếu Bà:
Năm 2001, Bộ Văn hóa thông tin và tổng cục du lịch đã chính thức công nhận lễ vía bà Chúa Xứ Núi Sam là lễ hội cấp quốc gia, trở thành một trong 15 lễ hội tiêu biểu cùa cả nước.
III.2 NÚI SAM
III.2.1 Vị trí núi Sam:
Tức Vĩnh Tế Sơn cao 284m, dài 2km nằm trên đồng bằng hữu ngạn sông Hậu. Phía bắc cách ranh giới Campuchia 3km, Tây tiếp giáp với cánh đồng Thới Sơn, Nhơn Hưng là hai xã anh hùng trong thời chống Pháp và Mỹ, phái đông giáp cánh đồng bạt ngànChâu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn. Núi Sam nằm trong vùng địa hình đồi núi sót. Đứng từ trên đỉnh núi có thể quan sát rõ cảnh quan của vùng: khỏang 70-80% địa hình ở quanh đó là đồng bằng trồng lúa nước. Các con kênh, đường giao thông chia cùng thành cát tuyến, thỉnh thỏang xuất hiện các đốm, vệt (ao, hồ, khu đô thị, ).
Núi Sam có một vị trí chiến quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là một con đê thiên nhiên ngăn mùa nước lũ.
III.2.2 Chân dung núi Sam:
Cách trung tâm tỉnh lỵ An Giang "thành phố Long Xuyên" khoảng 60km đi về hướng tây theo Quốc lộ 91 là đến thị xã Châu Đốc, nơi có ngọn núi mà nhiều người biết và muốn đến đó là Núi Sam. Núi có tên Núi Sam vì từ xa ta thấy núi có dáng dấp như một con Sam đen bám trên cánh đồng xanh mênh mông. Ngoài ra còn có truyền thuyết cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển (lúc biển còn bao phủ toàn vùng), là nơi có nhiều con Sam sinh sống nên được gọi là "Học Lãnh Sơn" nghĩa là núi con Sam.
Núi có diện tích khoảng 280 ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát, mỗi mùa hè đến trên sườn Núi Sam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng vĩ, làm Núi Sam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Bên cạnh đó còn có cả một hệ thống kênh rạch bao quanh, cùng với hệ thống đền, chùa cổ kính trên sườn núi tạo nên một phong cảnh đẹp, hữu tình giữa vùng đồng bằng trù phú. Vào thời nhà Nguyễn, Núi Sam thuộc thôn Vĩnh Tế, phủ Tuy Biên, tỉnh An Giang, ngày nay là xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Với phong cảnh ấy, nên từ hai thế kỷ trước qua ngòi bút của Thoại Ngọc Hầu (trong bia "Vĩnh Tế Sơn") thì Núi Sam đẹp như một bức tranh phong thủy. Di tích lịch sử và danh thắng Núi Sam đã in dấu trên sách sử từ đó. Từ lâu hình ảnh Núi Sam đã thấm đậm trong tâm hồn người dân An Giang nói riêng và niềm Nam nói chung. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hoá như: Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang.. và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn Tao Ngộ...
NHÀ MÁY XI MĂNG HOLCIM
IV.1 Giới thiệu nhà máy:
Công ty Holcim Việt Nam trước đây là Ximăng Sao Mai – một liên doanh giữa tập đòan Holcim của Thụy Sỹ, tập đòan ximăng hàng đầu thế giới và công ty ximăng Hà Tiên 1, thuộc tổng công ty ximăng Việt Nam, được cấp giấy phép vào tháng 2 năm 1994.Vốn đầu tư của công ty lên đến 441 triệu USD với thời gian họat động là 50 năm. Nhà máy chính của công ty được xây dựng tại Hòn Chông thuộc huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang. Những tấn ximăng đầu tiên được sản xuất tại Hòn Chông vào năm 1997. Ximăng sau khi đuợc sản xuất tại Hòn Chông sẽ được bơm xuống tàu và chở về 2 trạm Cát Lái và Thị Vải để phân phối thị trường.
IV.2 Quá trình khai thác và sản xuất:
Quá trình khai thác:
Đất sét được khai thác lộ thiên bằng máy xúc với công suất 200 tấn/giờ. Đá vôi đươc khai thác và vận chuyển đến trạm đập bằng xe tải 40 tấn. Sau đó được đưa vào máy đập sơ bộ để chuyển thành những hạt có kích thước bé hơn 80 mm.
Nguyên liệu thô và than đá được chất đống trong hai kho dự trữ.
Quá trình sản xuất:
Đá vôi và đất sét đươc máy rút liệu chất lên băng tải chuyển vào máy nghiền, thành phần các nguyên tố Fe, Si, Ca được gia nhiệt bằng laterite, cát đá vôi nguyên chất phù hợp với thành phần vật liệu đã định trước. Hỗn hợp này được nghiền mịn trong máy nghiền đứng 330 tấn/giờ. Khí nóng từ lò nungcũng được sử dụng để làm khô nguyên liệu trong khi nghiền. Sau khi nghiền, bột liệu đươc chuyển đến tháp đồng nhất có dung tích 8000 tấn. Tại đây bột liệu được trộn nhiều lần làm cho thành phần bột liệu trở nên đồng nhất đảm bảo cho việc cho ra clinker chất lượng cao. (hình 2.6 - dụng cụ lấy đất sét tại Holcim)
Tiếp đó bột liệu được di chuyển lên đỉnh tháp nung và rơi trở xuống. Trong quá trình rơi, bột liệu gặp dòng khí nóng đi ngược chiều và được gia nhiệt. Tại đây, CaCO3 chuyển thành CaO. Khi đến đầu lò quay, nhiệt độ của bột liệu đã đạt đến 1000oC. Bột liệu đi vào lò quay với công suất 4500 tấn/ngày. Tại đây bột liệu đựơc gia nhiệt tiếp tục đến 1450oC, ở nhiệt độ này, các khoáng nóng chảy và tạo thành clinker. Clinker ra khỏi lò quay và đươc làm nguội đến nhiệt độ thường.
Clinker sau khi nguội được trữ trong 2cyclo có tổng công suất là 60.000 tấn. Trước khi đươc đưa vào hai máy nghiền đứng công suất 130 tấn/giờ mỗi ngày. Thạch cao được thêm vào trong quá trình này để sản xuất ra măng. Ximăng đươc đóng gói và ra thị trường.
IV.3 Đánh giá tác động hoạt động của nhà máy lên môi trường trong quá trình khảo sát:
Khi tiến hành khảo sát khu vực nhà máy thì thấy cảnh quan nơi đây hoang tàn, xơ xát. Hàng cây bên đường gần nhà máy phủ đầy một màu trắng, không khí đầy bụi bặm. Tại khu vực núi đá vôi – nơi nhà máy khai thác thì thấy núi đã được khai thác gần hết
LĂNG MẠC CỬU
V.1 Lịch sử dòng họ Mạc:
Mạc Cửu người Quảng Đông (Trung Quốc), vì bất phục tòng nhà Thanh nên cùng đoàn tùy tùng xuống thuyền vượt biển vào Nam, ghé qua nhiều nơi, sau cùng lui về vùng đất Hà Tiên chiêu tập lưu dân khai thác nông nghiệp và đón khách thương hồ. Khi Chúa Nguyễn ở Đàng Trong mở rộng thế lực đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Mạc Cửu liền dâng biểu xưng thần và được Chúa Nguyễn Phúc Chu chấp thuận, phong cho chức “Tổng binh trấn Hà Tiên”.
Sau khi qua đời, Mạc Cửu được nhà Nguyễn truy tặng:
“Khai trấn thương trụ quốc
Đại tướng quân Vũ nghi công”
Sự nghiệp của Mạc Cửu còn nối tiếp đến đời con ông là Mạc Thiên Tích, người đã thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các nổi tiếng với “Hà Tiên thập vịnh”. Đáng tiếc là hầu hết những danh thắng được tao đàn xưng tụng đều đã đổi thay, duy chỉ có “Bình San diệp thúy”, nơi an nghỉ của dòng họ Mạc là còn giữ được cái hồn của “Hà Tiên thập vịnh”
V.2 Giới thiệu chung về Lăng Mạc Cửu:
Khu di tích núi Bình San rộng gần 3 ha, gồm 4 khu trong đó khu 1(nơi đoàn tiến hành khảo sát) gồm 3 địa điểm: đền thờ dòng họ Mạc, lăng tẩm họ Mạc và chùa Phù Dung.
Cả lăng và đền thờ Mạc Cửu đều do Mạc Thiên Tích thiết kế, xây dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Lăng Mạc Cửu được bố trí theo luật phong thuỷ: mặt tiền quay về hướng đông, nơi có núi Tô Châu với dòng lưu thuỷ Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác, bên phải là Đại Kim Dự.
V.2.1 Đền thờ dòng họ Mạc
Do Mạc Công Du lập từ thời vua Gia Long năm 1818. Lúc mới đầu xây dựng chỉ bằng cây ván và lợp lá. Đến năm Thiệu Trị thứ 6, 1846, mới lợp ngói. Từ đó tới nay đã tu bổ và tái thiết nhiều lần. Di tích hiện tồn tại là kiến trúc có giá trị nghệ thuật, được trạm trổ tinh vi sắc sảo.
Trước sân có ao sen “bảo nguyệt liên trì” mùa hạ hoa nở hương thơm ngát.
Đền thờ dòng họ Mạc – Trung Nghĩa Từ được xây dựng theo mô típ kiến trúc của cung đình Huế, bên trong gồm 3 bàn thờ: bàn thờ giữa chánh điện thờ ngài Mạc Cửu (người có công khai phá ra vùng đất này), con trai ông Mạc Thiên Tích (người có công trạng sáng chói nhất trong dòng họ Mạc) và các cháu nội của ngài là Mạc Tử Hoàng, Mạc Công Du; bên tay trái là thờ các bà trong đó có mẹ ngài Mạc Cửu – thái thái bà bà, người trung hoa, bà Nguyễn Lý Đức-người vợ chính thức của ngài và bà My Cô-người con gái thứ 5 của Mạc Cửu.
V.2.2 Lăng tẩm họ Mạc
Lăng tẩm dòng họ Mạc được xây dựng theo kiến trúc kết hợp giữa dịch lý và thuật phong thủy của người Trung Hoa. Kiến trúc về phòng thủ của người phương Tây và kiến trúc cổ truyền của người Việt Nam. Xung quanh lăng tẩm và ở núi Bình Sam có nhiều cây bụi thấp: Mai mù u,thốt nốt-đăc trưng của vùng đất gần biên giới.
Phần lăng mộ Mạc Cửu nằm giữa những bức tường kiên cố, các bậc thềm đều cẩn đá xanh, có tảng dài đến 3m, do các nhà buôn Trung Hoa thời bấy giờ chở từ Quảng Tây sang. Mộ Mạc Cửu là ngôi mộ lớn nhất, có hình bán nguyệt khoét sâu vào núi, núm mộ có hình dáng như con trâu nằm (còn được gọi là thế toạ ngưu). Hai bên mộ trước kia có hai tướng sĩ oai phong cầm gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi. Dù đã trải qua ba thế kỷ nhưng khu mộ rất kiên cố và vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu, chỉ đáng tiếc hai bức tượng bằng đá xanh đã bị trộm và hiện nay được thay thế bằng hai bức tượng bằng ximăng.
Lần theo lối mòn là đến mộ phần của gia đình và tướng tá dòng họ Mạc. Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tích ở bên trái, mộ Mạc Tử Hoàng ở phía phải rồi đến mộ Mạc Thiên Tích – cũng giống như mộ cha nhưng bày trí khiêm nhường hơn.
V.2.3 Chùa Phù Dung: là ngôi chùa do Mạc Thiên Tích xây dựng cho nàng thứ thiếp là Phù Cừ tu hành. Đi vòng theo chân núi chừng 3 cây số sẽ gặp được ngôi chùa này.
KHU DU LỊCH NÚI ĐÁ DỰNG
Núi Đá Dựng còn có tên là Châu Nham (tên cổ là Bạch Thấp) thuộc hệ thống núi đá vôi vùng Hà Tiên, nằm trong địa phận xã Mỹ Đức cách trung tâm thị xã Hà Tiên 4 km. Nhìn từ hướng quốc lộ 80, núi có hình thang mà mặt tây bắc chỉ cách biên giới Việt Nam - Campuchia vài chục mét.
Châu Nham Sơn thật ra là tên cổ của núi Đá Dựng. Cái tên Đá Dựng là cách gọi địa danh thông qua đặc điểm của nơi đó ở vùng đất Nam Bộ. Đây là ngọn núi đá vôi hình thang cân (đỉnh núi bằng song song với chân núi), có dốc đá dựng đứng. Vì vậy gọi là Đá dựng để phân biệt với những ngọn núi xung quanh. Gọi dần thành quen và trở thành tên chính thức sau này. (hình 2.7)
Châu Nham có nghĩa là “Núi Ngọc”. Sở dĩ Đá dựng có tên như vậy là vì đây là nơi lánh nạn của người trấn Hà Tiên xưa khi có biến. Thuở xưa, Chân Lạp và Xiêm La là hai nước thường cho quân sang đánh phá, cướp bóc, nhiều người đem ngọc ngà, châu báu vào chôn giấu trong các hang động rồi bị thất lạc dần theo thời gian. Cuối thế kỷ XVII, khi Mạc Cửu đến khai mở trấn Hà Tiên thì thỉnh thoảng thấy có nông dân nhặt được ngọc quí tại Đá Dựng nên ông gọi là núi Châu Nham. Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh biên giới chống lại bọn diệt chủng Pôn-Pốt, Đá Dựng luôn là một trong những căn cứ địa, một chỗ dực vững chắc cho quân, dân Hà Tiên.
Núi Đá Dựng có đến 11 hang động. Chuyện dân gian xưa kể rằng khi chân núi còn tiếp giáp với biển cạn, chen chúc bao quanh những hang động hình thành từ chân sóng là những cánh rừng tràm, lau sậy rậm rạp đã trở thành sân chim cho các loài chim phương nam tìm về làm tổ, sinh sôi. Đô đốc Hà Tiên Mạc Thiên Tích và các thi nhân tao đàn Chiêu Anh Các từng ví khung cảnh đàn cò trắng lao xao bay về đậu trên núi là một trong mười cảnh đẹp xứ Hà Tiên (Hà Tiên thập cảnh).
Do địa thế hiểm trở nên chim, cò về sống tại Đá Dựng rất đông vì không bị ai quấy phá. Chính vì vậy mà thời Mạc Thiên Tích mới có bài vịnh “Châu Nham Lạc Lộ”.
Đá Dựng có chiều cao 83m.
Do bị tác động của thiên nhiên, nhất là bị xâm thực nên trong lòng núi có vô số hang động. Có hang sâu, hang cạn, hang rộng, hang hẹp. Cũng có hang ở dưới chân núi và hang ở lưng chừng núi. Nhưng hầu như hang nào cũng đẹp, một nét đẹp đặc trưng chỉ có ở núi đá vôi với rất nhiều thạch nhũ thiên hình, vạn trạng. Có người ví “Đá Dựng như một toà lâu đài với lối kiến trúc có hàng trăm vọng gác đài, hàng ngàn gác chuông”.
Nổi tiếng nhất ở đây là các hang Bà Chuá Xứ với tập hợp nhiều hang thông thương với nhau, hang Trống (hay Trống Ngực) với nét đặc biệt là khi bạn vỗ nhẹ tay vào ngực mình thì vách hang sẽ cộng hưởng và dội lại với âm thanh giống như tiếng trống. Còn hang Lầu Chuông thì có nhiều thạch nhũ mà khi gõ nhẹ vào sẽ tạo nên tiếng ngân trong như tiếng chuông. Ở hang khác thì có thứ thạch nhũ gõ vào lại nghe như tiếng đàn đá trầm bổng vọng về từ ngàn xưa,
Cùng với thiên nhiên hùng vĩ, Châu Nham Sơn – Đá Dựng còn mang trong lòng nó một pho truyền thuyết ly kỳ về câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông và những trang sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của con người Hà Tiên. Tương truyền rằng ngày xưa, Thạch Sanh bị mắc mưu Lý Thông nên bị nhất vào hang sâu ở đây. Chàng lấy thạch nhũ làm đàn để tiêu sầu. Tiếng đàn ấy vang đến tận cung điện nhà vua với lời than thở thống thiết, ai oán: “Đàn kêu tích tịch tình tang, ai đem công chúa lên thang mà về. Đàn kêu anh hởi Lý Thông, anh ở hai lòng trời đất chứng cho”. Tiếng đàn khiến cho công chuá Huỳnh Nga nghe được mới xin vua cha mang quân đến giải nguy cho chàng Thạch Sanh.
Đá Dựng có một hang động tên là “Cội Hàng Gia”. Trước cửa động có nhiều mảng đá ghép lại với nhau tạo thành một mái che tự nhiên. Người đời bảo nhau rằng, đây chính là nơi sinh sống thuở thiếu thời của Thạch Sanh và cũng là nơi chàng ngồi suy ngẫm sự đời về sau. Chính từ đây, chàng phát hiện ra chim đại bàng cắp nàng công chúa bay ngang rồi đem lòng nghĩa hiệp giương cung bắn đại bàng và lần theo vết máu đến núi Thạch Động cứu nàng công chúa.
BÃI BIỂN MŨI NAI
VII.1 Giới thiệu chung:
Mũi Nai, cách thị xã Hà Tiên 4km về phía Đông, ở độ cao 100m nhô ra biển, Mũi Nai hình dạng giống đầu một con nai đang nghếch mõm ra biển. Trên đỉnh là ngọn hải đăng xây từ cuối thế kỷ XIX. Bờ biển bán đảo Mũi Nai có 2 bãi cát đẹp là bãi Nô và bãi Bằng. Bãi Nô nằm cạnh xóm chài, nhà cửa đông vui. Còn bãi Bằng cát phẳng phù hợp nhu cầu tắm biển. Từ đây có thể nhìn thấy đảo Phú Quốc, đảo Hải Tặc trong những ngày trời quang. (hình 2.8)
VII.2 Tên gọi:
Từ thuở hồng hoang, vùng đất này là mênh mông nước và mênh mông trời. Có một chú nai con thuộc dòng dõi nai thần hay ra uống nước. Rồi một ngày, mải say cảnh đẹp của biển trời Hà Tiên, chú không về kịp giờ đóng cửa rừng. Buồn bã, chú nai quay lại bờ biển, thơ thẩn đi dạo. Nhưng biển đêm không hề thơ mộng êm ả vào mùa gió chướng. Gió nổi, sóng xô ầm ầm. Chú nai con gục ngã giữa biển. Ngày nay, khi tản bộ lên đỉnh cao của phía đối diện, bạn sẽ được nhìn ngắm toàn cảnh bãi biển. Ngọn núi phía xa xa vẫn mang hình chú nai con đang uống nước.
VII.3 Đặc điểm:
Cát biển Mũi Nai màu nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào cát, một màu đen nhánh hiện lên thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn.
Biển nơi đây thoai thoải và khá nông, rất an toàn để tắm
Bãi tắm này không sâu, với cát mịn, nâu, nước biển trong xanh, rất sạch và sóng êm, có hàng cây bàng cổ thụ dọc theo bờ biển rợp bóng mát.
Từ Mũi Nai ra xa bờ chừng vài trăm mét có rất nhiều đảo nhỏ, đảo lớn của quần đảo Bình Trị và Hải Tặc. Hai quần đảo này cũng là nơi du lịch rất lý tưởng trong tuyến du lịch biển - đảo.
Dải đất này được sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên theo một cách nào đó, nên có những dòng hải sản di cư đi ngang qua.
Nơi đây có hệ sinh thái vùng ven biển và biển rất phong phú đa dạng
Những người đến Hà Tiên thường không phải để tắm biển, chính vì thế biển Mũi Nai rất hoang sơ, bàn tay con người cải tạo dường như không lưu lại nhiều dấu vết.
VII.4 Tác động đến môi trường:
Người dân xung quanh sống bằng nghề dịch vụ du lịch là chính nên tác nhân gây ô nhiễm môi trường biển ở đây chủ yếu là nước thải từ hoạt động sinh hoạt của dân cư trong vùng,của khu du lịch và rác thải của du khách khi đến đây vui chơi. Tuy nhiên, do mục tiêu phát triển du lịch mà bãi biển Mũi Nai được đầu tư thành khu du lịch an toàn và sạch đẹp.
Đội ngũ bảo vệ không cho phép những người nồng nặc mùi men rượu xuống tắm
Khu du lịch Mũi Nai đã xây dựng một công viên nước mini ngay sát biển dành cho trẻ em để các bé có thể nghịch sóng, chơi cát, trượt nước mà phụ huynh chẳng phải lo ngại gì cả.
Các gánh hàng rong, vé số hay những người ăn mày không được phép xuất hiện trong khuôn viên bãi tắm.
Trong khuôn viên khu du lịch có nhiều thùng chứa rác đặt ở những vị trí cho du khách dễ nhìn thấy.
HỆ SINH THÁI NÚI ĐÁ VÔI KIÊN LƯƠNG
VIII.1 Giới thiệu chung
Khu hệ núi đá vôi Kiên Lương - Hà Tiên (Kiên Giang) nằm trong quần thể núi đá vôi kéo dài từ Kiên Giang- Việt Nam sang Kampot - Campuchia. Chúng phân bổ riêng lẻ dọc biển và đồng bằng, cách xa các khu hệ núi đá vôi khác từ 300 đến 1.000 km. Tuy vậy, núi đá vôi Kiên Giang lại mang đặc tính sinh học hấp dẫn các nhà nghiên cứu.
Trên thế giới, núi đá vôi chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất liền. 1/4 dân số thế giới sống phụ thuộc vào nguồn nước ngầm ngọt có nguồn gốc đá vôi. Một thay đổi dù rất nhỏ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi nhạy cảm này
VIII.3 Nguồn gốc hình thành:
Đá vôi Kiên Giang được hình thành từ các trầm tích hàng triệu năm trước bởi các sinh vật có nguồn gốc từ biển, như: san hô, vỏ sò, rong, vi sinh vật... Các kiến tạo địa chất đã nâng đẩy chúng lên khỏi mặt nước, hình thành những khối đá khổng lồ gãy khúc. Do cấu tạo chủ yếu bằng calcite (carbonat canxi) nên các khối đá vôi rất dễ bị xói mòn. Vì vậy, sau hàng vạn năm, mưa gió đã kiến tạo núi đá vôi Kiên Giang thành những kiệt tác thiên nhiên kỳ thú: vách núi lô nhô những ngọn thạch đao chỉ thẳng lên trời, những hang động với hình dáng độc đáo, thạch nhũ...
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các hang động trong khu hệ núi đá vôi của Kiên Giang đã được con người sử dụng cách đây hàng ngàn năm. Nhiều di chỉ thuộc nền văn hóa Phù Nam được tìm thấy tại các núi đá vôi ở Konpong Trach (Kampot, Campuchia).
VIII.3 Sự đa dạng của hệ sinh thái núi đá vôi
Hệ thống núi đá vôi Kiên Giang chỉ chiếm một diện tích nhỏ so với hệ thống núi đá vôi của cả nước nhưng được đánh giá đa dạng sinh học bậc nhất thế giới. Tại đây, các nhà khoa học đã tìm được nhiều loài động thực vật đặc hữu và loài mới bổ sung cho danh mục của thế giới.
Ban đầu, nhiều nhà khoa học cho rằng núi đá vôi ở khu vực Kiên Giang phân bố rời rạc và cách xa nhau nên sự đa dạng sinh học không cao. Tuy nhiên, càng nghiên cứu, các nhà khoa học càng bị cuốn hút bởi những mới lạ và sự đa dạng của quần thể sinh học nơi đây. Tính đến nay, có thể thống kê thành các nhóm trọng tâm như: thực vật trên cạn, hang động, nhóm nhuyễn thể, nhóm linh trưởng, nhóm thú nhỏ và nhóm có tỷ lệ rất cao là động vật không xương sống.
Đầm Hà Tiên và Hòn Chông, Kiên Lương (Kiên Giang) là vùng đất khá đa dạng về sinh cảnh, bao gồm rừng ngập mặn, vùng đầm lầy nước lợ, đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng tràm, rừng trên núi... với diện tích lên đến khoảng 200.000ha.
Trong đó, quần xã năn xoắn và đồng cỏ tự nhiên phân bổ trên diện tích rộng chừng 1.300ha tại khu vực Hòn Chông, xã Bình An, Kiên Lương chứa đựng những sinh cảnh đồng cỏ gắn liền với hệ sinh thái núi đá vôi và rừng ngập mặn.
Khu hệ núi đá vôi tại Kiên Giang còn có giá trị cao về đa dạng sinh học và tính đặc hữu không nơi nào có. Khu vực này xứng đáng được đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_bao_cao_thuc_tap_thuc_te_moi_truong_cac_tinh_dong_bang_s.doc