Bài dự thi nét bút tri ân - Bùi Nguyễn Tuyết Nghi

Mọi chuyện đến với nó như một giấc mơ cổ tích vì thế đôi khi nó còn nghĩ thầy là ông bụt trong chuyện ngày xưa có nhiều phép thần thông đến giúp nó. Suy nghĩ ngây thơ của nó bây giờ cũng không khác mấy, chỉ có điều ông bụt ấy cũng là người cha thứ hai của nó, giúp nó nhận ra biết bao điều. Cũng có thể nói, năng khiếu văn học cũng là do thầy đánh thức hộ nó, bằng chứng là nó đang được học trong trường chuyên Bạc Liêu và trong lớp 10 văn. Thời gian thầy giúp nó cũng kéo dài tận hai năm, trong hai năm đó biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn cùng đội phát thanh măng non, nó còn nhớ như in. Nhớ có lúc mọi người gặp phải những lỗi sai đáng cười, hay chia sẻ cho nhau những mẫu chuyện vui trong đời sống mà mình đã gặp. Nó nhớ tất cả, nhớ ba lần thầy cùng đội phát thanh thay mặt cho trường dự thi những phong trào của tỉnh tổ chức mà cả ba đều có thành tích cao, nó còn nhớ cái bắt tay cùng lời chúc thành công của thầy khi nó sắp lên thi trong cuộc thi kể chuyện Bác Hồ. Sau đó nó nhận được giải ba cùng lời khen bài dự thi ấn tượng của giám khảo. Nó vui lắm khi nhớ về ngày xưa và thầm cảm ơn người cha thứ hai luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên nó. Nó cảm thấy thú vị khi mình đã trở thành cô bé năng động hơn, tự tin hơn và dường như không bạn nào của nó tin được đã có một thời gian, con bé lanh lợi, loắt choắc bây giờ lại rụt rè không dám trò chuyện cùng thầy cô. Khác xa nhỉ?

doc5 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi nét bút tri ân - Bùi Nguyễn Tuyết Nghi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI NÉT BÚT TRI ÂN TÊN HỌC SINH : BÙI NGUYỄN TUYẾT NGHI LỚP : 10 VĂN TRƯỜNG : TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẠC LIÊU BÀI DỰ THI : CHA HIỀN Người ta thường nói : “Nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò”, đúng vậy, quỉ ma rất phá phách, rất hay trêu chọc con người và được ví là hàng thứ nhất nhì, nhưng thứ ba thì sao, vị trí đó không khó để trao cho học trò. Tuổi học trò là mộng mơ, là quậy phá, bày ra đủ trò phá phách, nghịch ngợm nhưng nó mang nét dễ thương, hồn nhiên pha chút trẻ thơ trong sáng. Cô bé ấy cũng vậy, đã trải qua nhiều kỉ niệm buồn vui cùng bè bạn mà mãi giờ, mỗi khi nhớ lại, nó lại mỉm cười một mình (lúc đó trông rất ngố!).Thời gian ấy rất trong sáng, vô tư và trôi qua êm đềm ở tuổi mười bốn. Nó rất vui và mong trở về lúc ấy. Bây giờ con bé ngô nghê đó đã học lớp mười và trong tâm tư nó vẫn luôn nhớ một kỉ niệm, êm đềm lắm nhưng đó lại là niềm tin và nghị lực để nó vượt qua những khó khăn và thử thách phải đối mặt.Chuyện là… Ngày xửa ngày xưa, à không là ngày nảy ngày nay mới đúng, có một cô bé nhỏ nhắn, học lớp tám, sức học cũng thường thôi và cũng không nổi bậc trước mọi người vì thế đôi khi nó chỉ là cái bóng của người khác. Nó rất nhút nhát, cũng rất sợ đối mặt trước đám đông, vì thế trong các hoạt động tập thể của trường lớp nó hình như không bao giờ tham gia. Đó cũng là lỗi lớn nhất của nó đối với lớp, nhất là trong các trò chơi (kéo co tập thể chẳng hạn) hay trong các cuộc họp phải biểu quyết. Đó cũng là điều nó khổ tâm nhất vì khi đứng trước đám đông thì y như rằng nó không còn biết nói gì và lơ ngơ như gà mắc tóc. Cứ tưởng cuộc sống của nó cứ buồn tẻ như thế mà trôi qua nhưng đến một hôm, cô bé khờ khạo cứ tưởng mình về trễ nhất nên ngang nhiên ngồi trong lớp hát nghêu ngao mấy bài ưa thích rồi chuyển sang “ tiết mục” đọc truyện theo yêu cầu rất lâu (bởi trường mà nó học ra về không đóng cổng và an ninh cũng khá tốt nên ai muốn ở lại thì cứ việc, hôm nay nó lại không muốn về sớm vì cha mẹ đều đi ăn đám cưới, em gái thì đi học nên ở lại một chút cho khây khỏa, về nhà hát cũng phiền hàng xóm lắm ). Nó say sưa đến nỗi không phát hiện ra từ cửa lớp đã có một ánh mắt đang theo dõi nó từ lâu. Đến khi phát hiện ra nó ngượng ngùng và thậm chí muốn tìm chỗ để giấu mặt vì người quan sát nó nãy giờ là thầy Huy- tổng phụ trách đội và kiêm luôn thầy giáo dạy nhạc.Nó nghĩ thế nào thầy cũng cười nó vì quá say mê biểu diễn chất giọng khủng khiếp của mình mà không thấy ngượng. Nó cuối gầm mặt xuống chờ lời nhận xét của thầy mà nó nghĩ sẽ quê lắm, nhưng thầy cười hiền nhẹ nhàng đi đến chỗ nó và nói : `_Sao vậy cô bé, không đọc nữa à? Thầy còn muốn nghe nữa mà! Nó bây giờ rung như cầy sấy và không nói được gì ngoài : _ Thầy…thầy…e…em… Thầy cười hóm hỉnh : _ Có gì mà sợ, thầy là cọp à, mà nếu là cọp thì thầy cũng không ở đây đâu. _ Vậy ở đâu thầy? _ Lúc đó thầy ở…sở thú. Hai thầy trò cười vui vẻ và đều cảm thấy thú vị trong cuộc trò chuyện bất đắc dĩ này. Riêng nó, lần đầu tiên cảm thấy thoải mái mà không căng thẳng khi trò chuyện cùng thầy cô, trước đây đến nói chuyện với bạn mà nó còn ngại. Nó bỗng cảm thấy quí thầy kinh khủng, một cảm giác thân thiết như người thân và sự rụt rè trong nó không còn nữa. Mặc dù vậy nó cũng không dám hỏi thầy vì sao lại ở đây mà không về nhà sau khi tan học.Thầy như đoán biết được tâm ý nó, bắt lời : _ Thầy còn phải làm một số hồ sơ nhà trường yêu cầu, chiều nay nộp rồi mà thầy chưa đâu vào đâu, chả là hôm qua có trận bóng đá hay quá, thầy không bỏ được, thế là hồ sơ chưa đụng đến tí nào. Thầy cười hiền, thân thiện như nói chuyện với người thân, hóm hỉnh kể “thành tích” của mình. Bất giác nó kể cho thầy một mạch : _ Cha mẹ em đi đám cưới họ hàng hết rồi, em gái thì đi học sớm nên về nhà cũng chỉ có mình em. Thầy ồ lên một tiếng rõ to, rồi ngồi xuống ghế giáo viên, lúc này nó mới nhìn kĩ thầy, chả là từ đầu năm tới giờ nó chỉ gặp thầy không quá ba lần, đó là những lần phải đi nộp sổ chi đội cho lớp vì nó làm sao đỏ đối nội. Thầy còn trẻ lắm, mái tóc đen nhưng ngắn, hợp với khuôn mặt dài của thầy, nước da ngăm đen, khuôn mặt nổi bật nhất vẫn là cái miệng rất có duyên (tuy mũi hơi to). Thầy mặc chiếc áo thun sơ mi trắng đơn giản kết hợp với chiếc quần jean đen làm thầy trông năng động hơn cả, lúc này trông thầy dễ gần hơn bình thường. Đối với suy nghĩ của nó đầu năm, thầy dạy nghiêm túc nhưng cũng khó khăn lắm, thầy không đùa giỡn trong tiếc dạy và đôi khi cũng dễ sợ nhưng bây giờ nó cảm thấy mến thầy lắm, có thể vì cách nói chuyện dí dỏm của thầy. Nó đang đăm chiêu suy nghĩ thì thầy bắt chuyện : _ Thầy thấy em có giọng đọc tốt lắm, biết nâng và hạ giọng ở những chỗ cần thiết, tạo nên tính diễn cảm trong bài đọc. Em hát cũng hay lắm. Dừng lại suy nghĩ một lát, thầy tiếp : _ Nếu em không ngại gì, có thể gia nhập vào đội phát thanh măng non của trường, đội cũng chỉ gồm những bạn khối tám như em và một số anh chị lớp chín nhưng đội vẫn còn thiếu những giọng đọc hay, có khả năng truyền tải tình cảm cho người nghe. _Em…em cũng không biết nữa. Thầy mỉm cười hiền hậu : _Thầy chỉ đề nghị vậy thôi, em cũng cần thời gian suy nghĩ mà.Tham gia vào đội em sẽ có khả năng rèn luyện cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, mà còn đem lại nhiều niềm vui cho các bạn khác, mang cái hay đến các bạn. Thầy thấy sẽ có ích cho em nhiều lắm, nhất là rèn luyện cho mình tính cách tự tin, sôi nổi chứ không rụt rè như bây giờ đâu. Trong khi nó còn đăm chiêu suy nghĩ và cũng còn bất ngờ trước lời đề nghị của thầy, thầy đứng dậy và từ giả nó để tiếp tục công việc của mình, không quên nhắc nó về nhà sớm ăn cơm. Hai ngày trôi qua, với suy nghĩ đó trong đầu, nó luôn phải chịu sự tranh luận giằng co giữa quyết định đăng kí vào đội và không nên làm thế, với tính cách hơi rụt rè nó, không thể không nghĩ rằng sẽ gặp nhiều khó khăn khi vào đội. Cuối cùng nó cũng quyết định… Ngày thứ tư, trên loa phát thanh trường vang lên một giọng đọc mới, tuy hơi nhỏ nhưng cũng rất chuẩn. Đó là quyết định đúng đắn của nó (mà theo nó nghĩ là táo bạo) . Lúc đầu cũng có nhiều lúc nó đọc vấp, đọc sai giọng nhưng khi đó nó luôn được sự hướng dẫn của thầy, cũng như sự động viên của các thành viên trong đội. Dần dần, nó là giọng đọc quen thuộc của “đài phát thanh măng non”. Kể từ lúc đó, nó thấy tự tin hơn nhiều và đã xuất hiện nhiều trong chương trình chào cờ của trường. Nó tuyên truyền nhiều phong trào tốt của liên đội, của tỉnh đoàn gửi về trường. Nó thường được đọc nhiều bản tin hay, những tấm gương xuất sắc trong vượt khó cho cả trường nghe, Nó có cảm giác như mình là nhân vật quan trọng và cũng “nổi tiếng” ấy chứ! Nó vui lắm, và không biết tự lúc nào đã trút khỏi sự nhút nhát của mình. Không những thế, nó còn được nhiều lợi ích tờ việc đọc các bản tin, mang cho mình nhiều kiến thức mới và nhiều tấm gương tốt cần phấn đấu. Thầy và nó cũng trở nên gần gũi, vui vẻ hơn, nó xem thầy như một người cha và tâm sự nhiều điều cùng thầy. Không biết kể từ lúc nào, mọi người không còn cho nó là nhút nhát như rùa mà lanh lợi như khỉ. Nó cảm thấy quí thầy lắm vì thầy đã giúp nó cải thiện bản thân, thầy còn tạo cho nó nhiều niềm tin hơn trong học tập, có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn. Nó cảm thấy quí thầy và xem thầy như thần tượng của mình vì khi nó “bí” bài gì , thầy đều giải đáp hết (chỉ có điều thầy tìm thông tin hơi lâu, có đôi khi đến mấy ngày). Mọi chuyện đến với nó như một giấc mơ cổ tích vì thế đôi khi nó còn nghĩ thầy là ông bụt trong chuyện ngày xưa có nhiều phép thần thông đến giúp nó. Suy nghĩ ngây thơ của nó bây giờ cũng không khác mấy, chỉ có điều ông bụt ấy cũng là người cha thứ hai của nó, giúp nó nhận ra biết bao điều. Cũng có thể nói, năng khiếu văn học cũng là do thầy đánh thức hộ nó, bằng chứng là nó đang được học trong trường chuyên Bạc Liêu và trong lớp 10 văn. Thời gian thầy giúp nó cũng kéo dài tận hai năm, trong hai năm đó biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn cùng đội phát thanh măng non, nó còn nhớ như in. Nhớ có lúc mọi người gặp phải những lỗi sai đáng cười, hay chia sẻ cho nhau những mẫu chuyện vui trong đời sống mà mình đã gặp. Nó nhớ tất cả, nhớ ba lần thầy cùng đội phát thanh thay mặt cho trường dự thi những phong trào của tỉnh tổ chức mà cả ba đều có thành tích cao, nó còn nhớ cái bắt tay cùng lời chúc thành công của thầy khi nó sắp lên thi trong cuộc thi kể chuyện Bác Hồ. Sau đó nó nhận được giải ba cùng lời khen bài dự thi ấn tượng của giám khảo. Nó vui lắm khi nhớ về ngày xưa và thầm cảm ơn người cha thứ hai luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên nó. Nó cảm thấy thú vị khi mình đã trở thành cô bé năng động hơn, tự tin hơn và dường như không bạn nào của nó tin được đã có một thời gian, con bé lanh lợi, loắt choắc bây giờ lại rụt rè không dám trò chuyện cùng thầy cô. Khác xa nhỉ? Giờ đây người cha ấy cũng không còn dạy ở trường đó nữa, thầy chuyển về dạy một ngôi trường vùng sâu vùng xa và cho đến giờ, nó và thầy vẫn luôn giữ liên lạc. Vì nó không thể quên được người cha trong lòng nó. Nó luôn nhận được lời động viên khích lệ của thầy : “ Ráng học tốt nhé cô bé nhút nhát”. Lời thầy dạy nó luôn giữ trong lòng và đó chính là nghị lực để tiếp thêm cho nó sức mạnh vượt qua khó khăn trong học tập. Để mỗi khi buồn nó lại gọi cho thầy cùng thầy chuyện trò, thầy ơi!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài thi nét bút tri ân- cha hiền.doc