Bài dự thi viết về tấm gương phụ nữ tự tin, tự trọng trung hậu đảm đang

Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh sinh năm 1962, trong một gia đình cách mạng vùng rừng núi Hà Tiên. Bà là con của vợ chồng ông Bùi Nhứt Bình (bí danh Trần Bình hay Mười Bình) và bà Nguyễn Kim Lựu (bí danh Bảy Hồng), đều là cán bộ cách mạng hoạt động trong căn cứ. Tuy nhiên, vì gia đình nằm trong danh sách bị mật thám Mỹ - ngụy theo dõi gắt gao, nên vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột (em ông Bình) để làm con. Bà gọi cô dượng là cha mẹ, còn cha mẹ ruột thật sự thì bà gọi là cậu - mợ. Bà mang họ Phan - họ người dượng mà khi đó bà gọi là cha, còn bà nội thì biến thành bà ngoại, đến ngày miền Nam giải phóng, năm 1975, bà mới được nhận ba mẹ ruột của mình.

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi viết về tấm gương phụ nữ tự tin, tự trọng trung hậu đảm đang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Đơn vị: Tổ Văn Họ và tên GV: Đinh Thị Hiền BÀI DỰ THI VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG PHỤ NỮ TỰ TIN, TỰ TRỌNG TRUNG HẬU DẢM ĐANG Tháng 3/2015 Trước kia, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng: “Nói phụ nữ là nói phần nửa xã hội” và tặng chị em tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đã không chỉ đánh giá đúng vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội, trong quá trình đấu tranh giành độc lập, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nó còn là nguồn động viên, cổ vũ cho phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên, khẳng định vị thế và những đóng góp của mình cho xã hội. Ngày nay cùng với sự phát triển của thời đại tư tưởng của Bác còn nguyên giá trị người phụ nữ nên giữ gìn và phát huy bên cạnh đó chúng ta cần không ngừng học hỏi, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành “phân nửa xã hội” vững vàng, đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội. Bởi thế bên cạnh những phẩm chất như “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” người phụ nữ cũng cần có thêm những phẩm chất như: "Tự tin - Tự trọng” để đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội trong thời kì CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Các phẩm chất này bổ sung hoàn thiện hơn cho vẻ đẹp rạng ngời của người phụ nữ Việt. Phái đẹp nước ta có rất nhiều gương điển hình tiêu biểu với những phẩm chất cao quý: Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang. Nhưng trong khuôn khổ bài viết của mình tôi xin giới thiệu về Bà Bùi Tuyết Minh – là một người phụ nữ hội tụ đầy đủ các phẩm chất ấy. Tuy tôi chưa một lần gặp bà trực tiếp nhưng qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt qua các ấn phẩm của Báo Công an nhân dân tôi rất ngưỡng mộ bà và tôi thấy bà là một tấm gương sáng tiêu biểu rất cần nêu gương để tất cả phụ nữ chúng ta học tập và noi theo. Bởi ở bà hội tụ đầy đủ vẻ đẹp hoàn thiện của người phụ nữ truyền thống và hiện đại. Bà Bùi Tuyết Minh, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, nữ cán bộ đầu tiên trong lực lượng CAND được được thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng ngày 13/7. (Chân dung bà Bùi Tuyết Minh và hình ảnh bà nhận quyết định được bổ nhiệm làm giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang) Thiếu tướng Bùi Tuyết Minh sinh năm 1962, trong một gia đình cách mạng vùng rừng núi Hà Tiên. Bà là con của vợ chồng ông Bùi Nhứt Bình (bí danh Trần Bình hay Mười Bình) và bà Nguyễn Kim Lựu (bí danh Bảy Hồng), đều là cán bộ cách mạng hoạt động trong căn cứ. Tuy nhiên, vì gia đình nằm trong danh sách bị mật thám Mỹ - ngụy theo dõi gắt gao, nên vừa chào đời, chưa hưởng hơi ấm của người mẹ được bao lâu thì bà Minh được bà nội mang lên Sài Gòn giao cho người cô ruột (em ông Bình) để làm con. Bà gọi cô dượng là cha mẹ, còn cha mẹ ruột thật sự thì bà gọi là cậu - mợ. Bà mang họ Phan - họ người dượng mà khi đó bà gọi là cha, còn bà nội thì biến thành bà ngoại, đến ngày miền Nam giải phóng, năm 1975, bà mới được nhận ba mẹ ruột của mình. Ý thức được truyền thống cách mạng của dân tộc, của quê hương và của gia đình, bà đã có ý thức giữ gìn phát huy khi còn trẻ: Cuối năm 1981, vừa xong cấp III, bà Tuyết Minh được tuyển vào ngành Công an làm trinh sát an ninh ở  TP Rạch Giá – 1 trọng điểm của tình trạng đưa người vượt biên trái phép. Với những chiến tích trong việc triệt phá các vụ tổ chức vượt biên đi nước ngoài, những băng nhóm tội phạm. Nữ trinh sát trẻ đã không ngại gian khó, hiểm nguy, kiên trì đeo bám địa bàn, góp sức triệt phá các vụ tổ chức vượt biên trái phép, trấn áp tội phạm Với lòng đam mê nghiệp vụ và mong mỏi nâng cao chuyên môn bà tiếp tục đèn sách rồi thi đậu vào Đại học An ninh và hoàn thành xuất sắc chương trình học 5 năm. Trở về địa phương, bà tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tin tưởng bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo: Đội phó Đội Trinh sát ngoại tuyến; Phó trưởng phòng tham mưu Ban Chỉ huy an ninh năm 1989; Trưởng phòng Công tác chính trị năm 1996; Trưởng phòng Tổ chức năm 1999; Phó giám đốc Công an tỉnh năm 2004. Tháng 6.2011, bà được Bộ Công an bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức giám đốc công an cấp tỉnh, thành phố trên cả nước. Với thành tích của mình bà liên tục được công nhận là chiến sĩ thi đua, chiến sĩ thi đua Quyết thắng của lực lượng công an nhân dân. Bà là một người cán bộ nữ dịu dàng, nhân hậu đặc trưng của người phụ nữ miền Tây Nam Bộ; nhưng cũng rất khéo léo, kiên quyết trong công việc, điều này bà có được tôi luyện trong môi trường công tác và học tập ở nhà trường. Nhờ đó bao phen xông pha nguy hiểm, bà đã cùng đồng đội phá hàng trăm vụ án lớn nhỏ mà ít phải trả giá do sơ sẩy. Giờ tuy đã trở thành lãnh đạo cấp cao rồi nhưng bà vẫn luôn học hỏi, kể cả học hỏi ở cấp dưới của mình. Bà từng nói ở mảng điều tra, mình chưa tiếp cận nhiều thì mình phải học hỏi lại anh em. Điều đó người làm lãnh đạo như mình rất cần thiết. Hoặc làm lãnh đạo mà nữ tính quá thành yếu ớt thì cũng không quyết đoán được trong công việc, mà cứng rắn quá thì cũng không được vì đó không phải là mình. Nhưng để hài hòa hai yếu tố ấy quả thật không thể dễ dàng. Ở bà có bản lĩnh của người lãnh đạo: mạnh mẽ, tự tin, quyết đoán lại có sự mền dẻo, nhẹ nhàng, bền bỉ của người phụ nữ. Bởi thế bà luôn được đồng nghiệp quý mến tín nhiệm, nhân dân ủng hộ và tin yêu. Ngoài công tác chuyên môn bà còn thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như: đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người nghèo, vì sự tiến bộ của phụ nữ.Tháng 5/2007, bà được cử tri tín nhiệm vào Quốc hội khoá XII với số phiếu tập trung. Tại kỳ họp đầu tiên, bà được phân công là uỷ viên của Uỷ ban Các vấn đề xã hội. Bà Bùi Tuyết Minh trao tặng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách (phải) Nói chuyện với chị em phụ nữ (trái) Bà Bùi Tuyết Minh thăm hỏi người nghèo Bà lập gia đình trễ, năm 30 tuổi, có hai đứa con, một trai một gái. Nhà không thuê người giúp việc, nên từ việc nhà, cơm nước đến chăm sóc nuôi dạy con cái từ trước tới giờ, bà vẫn cùng chồng đảm đương hết. Nhưng khi được hỏi thì bà lại rất khiêm tốn mà nhường công lao ấy thuộc về chồng. Bà nói rằng nếu không có chồng gánh vác, giúp đỡ trong công tác, trong việc nhà và con cái, thì bà khó mà phấn đấu để được như ngày hôm nay. Là một người lãnh đạo lại là nữ giới luôn làm việc trong môi trường nhạy cảm đầy khó khăn thử thách và có cả những cảm dỗ mua chuộc lôi kéo nhưng bà vẫn vững vàng. Vẫn là người chiến sĩ tận tụy hi sinh, cống hiến, là người vợ chung thủy, đảm đang, người mẹ hiền. Ở vai trò nào bà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Chính vì thế bà đã được nhận rất nhiều bằng khen, giấy khen, huân huy chương các cấp. Nhưng có lẽ cao hơn cả là sự đồng thuận ủng hộ, tin yêu của quần chúng nhân dân, của gia đình đối với bà. Đó cũng là chỗ dựa, là nguồn động lực tiếp sức giúp bà ngày càng vững vàng để cống hiến và hoàn thiện bản thân. Từ tấm gương người phụ nữ giỏi giang đảm đang, tự tin, tự trọng mà vô cùng giản dị khiêm tốn như bà Bùi Tuyết Minh tôi thấy trước hết, mỗi một phụ nữ cần nhận thức đúng, đầy đủ về bốn phẩm chất và sự cần thiết phải rèn luyện để có được những phẩm chất đó. Sẵn sàng vượt qua khỏi định kiến giới, vượt qua những trở ngại của bản thân, dám nghĩ,dám làm, dám tin vào khả năng thành công của mình, đồng thời có niềm tin vào ý chí, năng lực, bản lĩnh và phẩm chất tốt đẹp của bản thân, của phụ nữ. Mỗi người cần xác định rõ trách nhiệm xã hội của mình trong quá trình tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức. Luôn quan tâm đến lợi ích xã hội, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, khắc phục tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi, níu kéo, đố kỵ với người khác. Không ngừng học tập vươn lên, tự xác định nhu cầu, mục đích học tập, lựa chọn nội dung và loại hình học tập thích hợp, có ý thức học mọi lúc, mọi nơi, mọi hình thức, học suốt đời để nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, hương ước của tập thể, cộng đồng, nâng cao kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng nuôi dạy con cái và chăm sóc gia đình, để xứng đáng với danh hiệu Người phụ nữ tự, tin tự trọng, trung hậu, đảm đang và như những gì Bác hằng mong ước, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. Cuôr Đăng: 12/3/2015 Người thực hiện Đinh Thị Hiền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBÀI DƯ THI (2).docx
Tài liệu liên quan