Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm:
Sinh sản hữu tính ĐẲNG GIAO.
1. Đẳng giao di động: là quá trình giao phối giữa 2
giao tử có hình dạng kích thước hoàn toàn giống
nhau, là các bào tử động có lông roi di động được
để thành hợp tử (zygote).
2. Đẳng giao bất động: là quá trình tiếp hợp giữa tế
bào của 2 sợi nấm hoàn toàn giống nhau về hình
dạng và kích thước tạo thành bào tử tiếp hợp
(zygospore)
10 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh cây đại cương - Phần 2: Chuyên khoa - Bài 4: Nấm và bệnh nấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Nấm & bệnh nấm
1.Đặc điểm chung
2.Các dạng biến thái
3.Phân loại
4.Sinh sản
5.Chu kỳ phát triển
6.Dinh dưỡng ký sinh
Nấm & bệnh nấm
1. Đặc điểm chung
1. Trên 80% số bệnh hại cây trồng là do nấm gây ra.
2. Phần lớn nấm có cơ quan sinh trưởng là sợi nấm
có cấu tạo dạng sợi, hợp thành một tản nấm
3. Sợi nấm đa bào hoặc đơn bào, phân nhánh
4. Không có diệp lục, dị dưỡng
5. Sinh sản tạo ra bào tử
6. Tế bào sợi nấm có vách tế bào, nhân; tế bào chất
có không bào và các bào quan.
Nấm & bệnh nấm
1.Bó sợi (rhizomorph)
2.Hạch nấm (sclerotium)
3.Rễ giả (rhizoid)
2. Biến thái của nấm
Nấm & bệnh nấm
1.Bó sợi: gồm nhiều sợi nấm xếp sít song
song tạo nên, lớp bên ngoài gồm những
tế bào có màu đậm & vỏ dày.
2. Biến thái của nấm
Bó sợi của nấm Armillaria mellea (hại nhiều
cây thân gỗ)
Nấm & bệnh nấm
2. Hạch nấm: tế bào sợi nấm biến đổi, đan kết,
nén chặt với nhau tạo thành những khối rắn
chắc có kích thước, hình dạng khác nhau
2. Biến thái của nấm
Hạch nấm Sclerotium rolfsii
Nấm & bệnh nấm
2. Hạch nấm: tế bào sợi nấm biến đổi, đan kết,
nén chặt với nhau tạo thành những khối rắn
chắc có kích thước, hình dạng khác nhau
2. Biến thái của nấm
Hạch nấm Sclerotinia sclerotiorum gây
bệnh thối hạch bắp cải
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
2
Nấm bệnh nấm
2. Hạch nấm: tế bào sợi nấm biến đổi, đan kết,
nén chặt với nhau tạo thành những khối rắn
chắc có kích thước, hình dạng khác nhau
2. Biến thái của nấm
Hạch nấm Clavicep purpurea (gây bệnh cựa gà
trên đại mạch)
Nấm & bệnh nấm
3. Rễ giả: có dạng rễ cây giúp nấm bám giữ vào
giá thể và hút dinh dưỡng
2. Biến thái của nấm
Rễ giả nấm Rhizopus
Bệnh mốc đen khoai
lang do nấm Rhizopus
Nấm & bệnh nấm
3. Phân loại nấm
Ngành Myxomycota
Ngành Ascomycota (nấm túi)
Ngành Zygomycota (nấm tiếp hợp)
Ngành Chytridiomycota (nấm nhầy)
Ngành Basidiomycota (nấm đảm)
Ngành Oomycota (nấm trứng)
Giới Protozoa
Giới Fungi
(nấm thât)
Giới Chromista
Ngành Plasmodiophoromycota
Ngành Deuteromycota (nấm bất toàn)
VSV giống nấm
Nấm & bệnh nấm
• Đa dạng (hình thức, cơ quan sinh
sản), phụ thuộc vị trí phân loại
• Sản phẩm của sự sinh sản gọi là
bào tử (đa dạng)
4. Sinh sản của nấm
Sinh sản vô tính:
1. Sinh sản vô tính nội sinh: bào tử vô tính được hình
thành bên trong cơ quan sinh sản vô tính là bọc.
Kiểu này tạo 2 loại bào tử:
• Bào tử bọc không có lông roi
• Bào tử động có 2 lông roi di động được
Nấm Rhizopus Nấm Plasmopara
Bọc
Bọc và
bào tử
bọc
Bọc và
động
bào tử
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh: cơ quan sinh
sản là cành bào tử phân sinh (conidiophore)
và tạo ra các bào tử phân sinh (conidium) ở
bên ngoài
• Cành bào tử phân sinh có cấu tạo và
hình thái rất khác nhau: đơn bào, đa bào,
phân nhánh hoặc không phân nhánh, có
thể mọc riêng rẽ hoặc thành cụm; có thể
hình thành trên hoặc trong 3 loại cấu trúc
là bó cành, đĩa cành và quả cành.
Nấm & bệnh nấm
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
3
2. Sinh sản vô tính ngoại sinh: cành bào tử phân sinh
Mọc riêng rẽ
hoặc thành cụm
Tập hợp thành
thể đệm hoặc
bó cành
Mọc trên
đĩa cành
Mọc trong
quả cành
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản vô tính
2. Sinh sản vô tính ngoại sinh:
Cành bào tử phân sinh (conidiophore)
Nấm & bệnh nấm
Mọc riêng rẽ hoặc thành cụm
Cành bào tử phân sinh nấm
Pyricularia oryzae (đạo ôn
lúa)
Cụm cành bào tử phân sinh nấm
Cercospora arachidicola (đốm
nâu lạc)
Sinh sản vô tính
2. Sinh sản vô tính ngoại sinh:
Cành bào tử phân sinh (conidiophore)
Nấm & bệnh nấm
Tập hợp thành thể đệm (sporodochium)
Nấm Fusarium solani (thối gốc, rễ cây trồng cạn)
Sinh sản vô tính
2. Sinh sản vô tính ngoại sinh:
Cành bào tử phân sinh (conidiophore):
Nấm & bệnh nấm
Mọc trên đĩa cành (acevulus)
Nấm Colletotrichum capsici (thán thư ớt)
Đĩa cành
Cành
bào tử
phân
sinh
Bào tử
phân
sinh
Sinh sản vô tính
2. Sinh sản vô tính ngoại sinh:
Cành bào tử phân sinh (conidiophore):
Nấm & bệnh nấm
Mọc trong quả cành (pycnidium)
Nấm Macrophoma musae (đốm sẹo đen chuối)
Quả cành Bào tử phân sinh
Cành bào
tử phân
sinh
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh: cơ quan sinh sản
là cành bào tử phân sinh (conidiophore) và tạo
ra các bào tử phân sinh (conidium) ở bên
ngoài.
Bào tử phân sinh: đa dạng
Số tế bào:đơn bào, đa bào
Hình dạng: cầu/trứng, nụ sen, trăng khuyết,
hạt dưa, quả mướp, đuôi chuột, lựu đạn...
Màu sắc: trong, màu đâm
Cách hình thành: đơn độc, chuỗi...
Nấm & bệnh nấm
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
4
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh
Bào tử phân sinh
Nấm & bệnh nấm
Bào tử đa bào
(Pyricularia oryzae)
Bào tử đơn bào
(Colletotrichum capsici)
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh
Bào tử phân sinh
Nấm & bệnh nấm
Một số hình dạng
bào tử phân sinh:
cầu/trứng, nụ sen,
trăng khuyết, quả
mướp, đuôi chuột,
lựu đạn
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh
Bào tử phân sinh
Nấm & bệnh nấm
Bào tử trong (không
màu): Sphaerotheca
pannosa (phấn trắng
hoa hồng)
Bào tử mầu đậm:
Alternaria solani (đốm
vòng cà chua)
Sinh sản vô tính
2.Sinh sản vô tính ngoại sinh
Bào tử phân sinh
Nấm & bệnh nấm
Bào tử mọc thành
chuỗi: Sphaerotheca
pannosa (phấn trắng
hoa hồng)
Bào tử mọc đơn
độc: Pyricularia
oryzae (đạo ôn lúa)
Sinh sản hữu tính của nấm:
Rất phức tạp, là hiện tượng phối giao
giữa các tế bào giao tử hoặc các bộ
phận sinh sản đặc biệt của nấm với
nhau theo kiểu đẳng giao và bất đẳng
giao.
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm:
Sinh sản hữu tính ĐẲNG GIAO.
1. Đẳng giao di động: là quá trình giao phối giữa 2
giao tử có hình dạng kích thước hoàn toàn giống
nhau, là các bào tử động có lông roi di động được
để thành hợp tử (zygote).
2. Đẳng giao bất động: là quá trình tiếp hợp giữa tế
bào của 2 sợi nấm hoàn toàn giống nhau về hình
dạng và kích thước tạo thành bào tử tiếp hợp
(zygospore).
Nấm & bệnh nấm
5
Sinh sản hữu tính
Đẳng giao di động. Vd: nấm Plasmodiophora brassicae
(bệnh sưng rễ bắp cải)
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính
Đẳng giao di động. Vd: nấm Plasmodiophora brassicae
(bệnh sưng rễ bắp cải)
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính
Đẳng giao bất động. Vd: nấm Rhizopus
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính
Đẳng giao bất động. Vd: nấm Rhizopus
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm:
Sinh sản hữu tính BẤT ĐẲNG GIAO
Nấm sinh sản bằng các cơ quan sinh sản
khác nhau cả về hình thái và chức năng.
Các ngành nấm khác nhau tạo ra các bào tử
hữu tính khác nhau:
1.Ngành nấm trứng
2.Ngành nấm túi
3.Ngành nấm đảm
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm:
1.Nấm trứng
Nấm & bệnh nấm
Trên sợi nấm sinh ra các cơ quan sinh
sản riêng biệt là bao trứng (oogonium)
và bao đực (antheridium).
Sau khi phối giao thì toàn bộ nhân và
chất tế bào của bao đực dồn sang bao
trứng thụ tinh và hình thành một bào tử
trứng (oospore)
6
Sinh sản hữu tính của nấm:
1.Nấm trứng. Vd nấm Phytophthora infestans
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm:
1.Nấm trứng. Vd nấm
Phytophthora infestans
Nấm & bệnh nấm
Bào tử trứng của
P. infestans
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Cơ quan sinh sản là bao đực (antheridium) và bao cái
(ascogonium=carpogonium).
Sự phối giao: bao cái hình thành vòi bao cái
(trichogyne) tiếp xúc với bao đực. Nhân từ bao đực
chuyển sang bao cái. Hình thành sợi sinh túi
(ascogenous hyphae) trên bao cái
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Nấm & bệnh nấm
Sự hình thành túi và bào tử túi:
Trên sợi sinh túi: hình thành móc (crozier), tế bào
mẹ túi (ascus mother cell). Trên tế bào mẹ túi, nhân
đực và nhân cái (đều là đơn bội ) hợp nhân (hạch
phối) để tạo thành nhân lưỡng bội.
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Nấm & bệnh nấm
Sự hình thành túi và bào tử túi:
Trên tế bào mẹ túi: nhân lưỡng bội phân bào giảm
nhiễm + nguyên nhiễm 1 lần để tạo 8 bào tử hữu
tính gọi là bào tử túi (ascospore); tế bào mẹ túi trở
thành túi (ascus).
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Nấm & bệnh nấm
Phần lớn sự hình thành túi diễn ra trên hoặc trong
các cấu trúc gọi là quả thể (fruiting body) cấu tạo
bởi sợi nấm. Có 3 loại quả thể:
1. Quả thể đĩa (apothecium): hình chảo, loa kèn
Vd: quả thể đĩa (hình thành từ hạch) của nấm Sclerotinia
sclerotiorum (bệnh thối hạch bắp cải)
7
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Nấm & bệnh nấm
Phần lớn sự hình thành túi diễn ra trên hoặc trong
các cấu trúc gọi là quả thể (fruiting body) cấu tạo
bởi sợi nấm. Có 3 loại quả thể:
2. Quả thể kín (cleisothecium): hình cầu kín
Vd: quả thể kín của nấm Sphaerotheca
pannosa (bệnh phấn trắng hoa hồng)
Sinh sản hữu tính của nấm túi
Nấm & bệnh nấm
Phần lớn sự hình thành túi diễn ra trên hoặc trong
các cấu trúc gọi là quả thể (fruiting body) cấu tạo
bởi sợi nấm. Có 3 loại quả thể:
3. Quả thể mở
(perithecium):
hình cầu có lỗ
mở
Vd: quả thể
mở của nấm
Gibberella
fujikuroi
(bệnh lúa
von)
• Không có cơ quan sinh sản riêng biệt mà cơ quan sinh
sản là đảm được hình thành trên sợi nấm hai nhân.
• Đảm là một tế bào hai nhân đơn bội. Nhân đơn bội hạch
phối thành nhân nhị bội rồi giảm nhiễm tạo 4 nhân đơn
bội và hình thành 4 bào tử hữu tính gọi là bào tử đảm.
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm đảm
• Nuclear fusion:
hạch phối
• Sterigma: cuống
đính bào tử
• Basidium: đảm
• Basidiospore: bào
tử đảm
Vd: Nấm Rhizoctonia solani (bệnh khô vằn lúa)
(sinh sản hữu tính cực hiếm trong tự nhiên)
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm đảm
Đảm và bào tử đảm
Cuống
đính
bào tử
Ở nấm than đen và gỉ sắt, đảm hình thành trực tiếp từ
bào tử đông
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản hữu tính của nấm đảm
Ustilago
maydis
(ung thư
ngô)
Puccinia
graminis
(gỉ sắt lúa
mỳ)
Nấm & bệnh nấm
Sinh sản vô tính
Duy trì tính đồng nhất
Số lượng lớn
Là nguồn bệnh thứ
cấp chủ yếu (có vai
trò quan trọng trong
dịch bệnh)
Sinh sản hữu tính
Tạo tính đa dạng (hình
thành nòi, chủng mới)
Số lượng thường
không lớn
Là nguồn bệnh sơ cấp
quan trọng
Có vai trò quan trọng
trong phân loại
So sánh sinh sản vô tính và hữu tính
8
Nấm & bệnh nấm
Định nghĩa (giáo trình)
Là vòng đời bao gồm các giai đoạn sinh
trưởng, phát dục sinh sản tuần tự kế tiếp
nhau theo một trình tự nhất định để trở
lại giai đoạn ban đầu
1.Chu kỳ hoàn toàn: đủ các giai đoạn
2.Chu kỳ không hoàn toàn: Thiếu giai
đoạn hữu tính
5. Chu kỳ phát triển của nấm
1a. Bào tử
vô tính
2. Thể sinh
trưởng
3. Sinh sản
vô tính
4. Sinh sản
hữu tính
1b. Bào tử
hữu tính
Nấm & bệnh nấm
5. Chu kỳ phát triển của nấm
Chu kỳ hoàn toàn
1a. Bào tử
vô tính
2. Thể sinh
trưởng
3. Sinh sản
vô tính
Nấm & bệnh nấm
5. Chu kỳ phát triển của nấm
Chu kỳ không hoàn toàn
Nấm & bệnh nấm
5. Chu kỳ phát triển của nấm
VD: Nấm Phytophthora infestans (bệnh mốc sương khoai tây)
Nấm & bệnh nấm
5. Chu kỳ phát triển của nấm
VD: Nấm Phytophthora infestans (bệnh mốc sương khoai tây) Sự xâm nhiễm gây bệnh của nấm
1. Quá trình xâm nhiễm của nấm thường bắt đầu từ
bào tử
2. Quá trình xâm nhiễm của bào tử nấm gồm:
Tiếp xúc bề mặt ký chủ (tiếp xúc khả nhiễm)
Nảy mầm bào tử. Sự nảy mầm bào tử nấm phụ
thuộc loại bào tử và điều kiện ngoại cảnh
Xâm nhập
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
9
Sự nảy mầm
1.Khi gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ẩm
độ, có sự tương hợp ký sinh – ký chủ),
bào tử nấm nảy mầm thành ống mầm để
xâm nhập vào mô cây.
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
ống mầm
Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến nảy mầm
1. Độ ẩm:
• Ở nhiều loài nấm, bào tử chỉ nảy mầm khi
ẩm độ cao, thậm chí phải có giọt nước
(vd.nấm sương mai).
• Đối với một số loài, bào tử có thể nảy mầm ở
ẩm độ thấp (vd. nấm phấn trắng)
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến nảy mầm
2. Nhiệt độ: Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tốc độ, tỷ lệ và
kiểu nảy mầm của bào tử.
• Có loại nấm nhạy cảm với nhiệt độ như nấm đạo ôn
hại lúa, nấm mốc sương cà chua (20-22 oC nảy
mầm trực tiếp thành ống mầm; 14-18 oC nảy mầm
gián tiếp thành bào tử động)
• Có loại nấm có phạm vi thích ứng nhiệt độ khá rộng
(Bipolaris oryzae –bệnh tiêm lửa lúa).
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến nảy mầm bào tử nấm
3.Oxy: Hầu hết các bào tử nảy mầm đòi hỏi
oxy đầy đủ
4.Ánh sáng: ít có ảnh như các yếu tố ẩm độ
và nhiệt độ.
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Sự xâm nhập của nấm (xem bài 3)
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
• Gem tube: ống mầm
• Appressorium: vòi áp
• Infection peg: đế xâm
nhiễm (móc xâm
nhiễm)
• Haustorium: vòi hút
1. Chu kỳ bệnh
Xâm nhập của nấm
1. Trực tiếp (chủ động bằng lực cơ học và enzym):
ống mầm sẽ hình thành một cấu trúc đặc biệt
gọi là giác bám (vòi bám, vòi áp) và tạo ra tiếp
đế xâm nhập (vòi xâm nhập) xuyên qua bề mặt
ký chủ (ví dụ nấm Phytophthora)
2. Qua lỗ mở tự nhiên (thụ động): khí khổng, thủy
khổng, bì khổng (bào tử nấm Cercospora, gỉ
sắt)
3. Qua các vết thương cơ giới, các vết nứt tự
nhiên (thụ động) giữa rễ bên và rễ chính (ví dụ
nấm Fusarium).
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
10
1. Chu kỳ bệnh
Xâm nhập của nấm
Thiết lập quan hệ ký sinh và dinh dưỡng gây bệnh
Khi đã hoàn thành quá trình xâm nhập qua
bề mặt ký chủ, nấm tiến hành phân hủy
cấu trúc tế bào và các hợp chất hữu cơ
khó tan thành dễ tan để hấp thụ chất dinh
dưỡng cần thiết. Để thực hiện quá trình
này, nấm tiết ra các enzim và độc tố
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Thiết lập quan hệ ký sinh và dinh dưỡng gây bệnh
1.Enzim
Enzim phân hủy vách tế bào: Cellulase,
hemicellulose, pectinase, ligninase để
phân hủy cellulose, pectin, lignin
Enzim phân hủy các hợp chất hữu cơ của
tế bào: Protease, peptidase, amylase,
maltase, phospholipase...để phân hủy
protein, các hợp chất carbonhydrate và
chất béo
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Thiết lập quan hệ ký sinh và dinh dưỡng gây bệnh
2.Độc tố: tác động tới các hoạt động sinh lý của
tế bào:
Thay đổi tính thấm của màng tế bào
Kích thích sinh trưởng không bình thường
Kìm hãm họat động của các enzim của tế
bào
Ví dụ: tentoxin (của Alternaria alternata) ức chế sự
phát triển lục lạp tạo ra triệu chứng biến vàng, ức
chế polyphenoloxydase – một enzim liên quan tới
tính kháng của ký chủ
Nấm & bệnh nấm
6. Dinh dưỡng gây bệnh
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_benh_cay_dai_cuong_phan_2_chuyen_khoa_bai_4_nam_va.pdf