Bài giảng Bệnh cây đại cương - Phần 2: Chuyên khoa - Bài 5: Bệnh nấm hại cây lương thực

3. Bệnh lúa von

I. Triệu chứng/dấu hiệu

3. Thường mọc nhiều rễ

phụ ở đốt. Có thể thấy

lớp nấm trắng bao

quanh thân.

4. Hạt bị bệnh thường

lửng, lép, vỏ hạt màu

xám. Có thể thấy lớp

nấm trắng ở vỏ hạt

trong điều kiện ẩm

ướt.

3. Bệnh lúa von

I. Triệu chứng/dấu hiệu7

5. Trong điều

kiện khô,

trên thân và

vỏ hạt có

nhiều chấm

đen nhỏ li ti

(quả thể)

3. Bệnh lúa von

I. Triệu chứng/dấu hiệu

1. Phân loai:

 Giai đoạn vô tính: Fusarium

fujikuroi

 Giai đoạn hữu tính: Gibberella

fujikuroi (nấm túi)

pdf14 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh cây đại cương - Phần 2: Chuyên khoa - Bài 5: Bệnh nấm hại cây lương thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 1.Là sự nối tiếp các giai đoạn "ngừng hoạt động - bắt đầu hoạt động - hoạt động mạnh mẽ" của vi sinh vật gây bệnh trong cây trồng và thời kỳ ở ngoài cây trồng (Giáo trình, 2005) 2. Một loạt các sự kiện riêng biệt (hoặc kém riêng biệt) xuất hiện liên tục dẫn tới sự phát triển và tồn tại của bệnh và tác nhân gây bệnh (Agrios, 2005) Chu kỳ bệnh Các định nghĩa Chu kỳ bệnh (2) tiếp xúc khả nhiễm (3) xâm nhập (4) nhiễm bệnh phát tán nguồn bệnh thứ cấp (5) sinh trưởng, sinh sản: hình thành triệu chứng, dấu hiệu (6) Hình thành các dạng bảo tồn (7) thời kỳ bảo tồn (1) nguồn bệnh sơ cấp Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa) Bệnh ung thư ngô Bệnh nấm hại cây lương thực 1.Bệnh đạo ôn lúa 2.Bệnh khô vằn lúa 3.Bệnh tiêm hạnh lúa 4.Bệnh lúa von 5.Bệnh đốm lá lớn ngô 6.Bệnh đốm lá nhỏ ngô 7.Bệnh gỉ sắt ngô 8.Bệnh ung thư ngô Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 2 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA (Pyricularia oryzae) Pyricularia oryzae Bệnh nấm quan trọng nhất trên lúa ở Việt Nam và trên thế giới Quả lê Bào tử phân sinh hình quả lê Giai đoạn: mạ đến lúa chín Bộ phận: lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié và hạt I. Triệu chứng/dấu hiệu 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Vết bệnh điển hình trên lá : tuỳ thuộc giống 1. Trên giống mẫn cảm:  Hình thoi  Tâm vết bệnh: màu trắng, tro xám, hoặc nâu đỏ nhạt  Viền vết bệnh: màu nâu hoặc đỏ nhạt  Quầng vết bệnh: màu vàng nhạt  Các vết bệnh liên kết gây cháy lá 2. Trên các giống chống chịu:  Chấm nhỏ hình dạng không đặc trưng I. Triệu chứng/dấu hiệu 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Vết bệnh điển hình trên đốt thân, cổ bông, cổ gíé  Vết bệnh màu nâu xám hơi teo thắt lại  Vết bệnh trên cổ bông (đạo ôn cổ bông) xuất hiện sớm gây hiện tượng bông bạc; nếu xuất hiện muộn thì gây hiện tượng gẫy cổ bông. Vết bênh trên đốt thân Vết bênh trên cổ bông Bông bạc I. Triệu chứng/dấu hiệu 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Gãy cổ bông  Trên vết bệnh hình thành nhiều cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh I. Triệu chứng/dấu hiệu 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA II. Nguyên nhân gây bệnh 1.Phân loại: Giai đoạn vô tính: Pyricularia oryzae (Nấm Bất toàn) Giai đoạn hữu tính: Magnaporthe oryzae (Nấm Túi) (không có ngoài tự nhiên) 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 3 Cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh II. Nguyên nhân gây bệnh 2. Hình thái Cành bảo tử phân sinh: đa bào, không phân nhánh, đầu cành thon và hơi gấp khúc. Bào tử phân sinh: không màu, hình quả lê (nụ sen), thường 2 vách ngăn 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 3. Sinh học: Sinh trưởng: nhiệt độ 25 – 28 0C và ẩm độ không khí > 93 % Sinh bào tử: ánh sáng âm u Bào tử nảy mầm: nhiệt độ 24 – 28 0C và có giọt nước. Bào tử xâm nhập: nhiệt độ 24 0C, trời âm u và ẩm độ bão hoà. Độc tố: picolinic acid & piricularin Có khả năng biến dị cao, tạo ra nhiều chủng, nhóm nòi sinh học (IA, IB...) II. Nguyên nhân gây bệnh 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 4. Nguồn bệnh:  Sợi nấm và bào tử trong rơm rạ (quan trọng)  Hạt bị bệnh (ít quan trọng)  Cỏ dại khác (quan trọng) II. Nguyên nhân gây bệnh 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 1.Thời tiết khí hậu Nấm ưa nhiệt độ tương đối thấp (20 – 28 0C), ẩm độ không khí bão hoà và trời âm u. Ở miền Bắc, trà lúa mùa muộn trỗ – chín, hoặc vụ lúa đông xuân vào giai đoạn con gái - đứng cái làm đòng là những cao điểm của bệnh trong năm. III. Phát sinh phát triển (sinh thái) 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 2. Đất đai, phân bón  Chân ruộng trũng, khó thoát nước: bệnh nặng.  Bón phân đạm quá nhiều, quá muộn hoặc vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm bệnh nặng  Phân lân ảnh hưởng ít đến bệnh.  Bón kali trên nền đạm cao: sẽ làm bệnh tăng so với trên nền đạm thấp.  Bón phân chứa silic: bệnh nhẹ III. Phát sinh phát triển (sinh thái) 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 3. Giống lúa  Giống có tỷ lệ SiO2/N cao, chứa nhiều polyphenon, hình thành nhiều phytoalexin, đẻ nhánh tập trung, ống rơm dày, lá cứng, có tầng cutin dầy là những giống thể hiện khả năng chống chịu bệnh tốt  Gien kháng: 23 gen (2 giống cổ truyền Tẻ tép và Bắc thơm có chứa gen kháng Pi-3, Pi-ta).  Mất tính kháng do sự hình thành các chủng, nòi đạo ôn mới (Vd. IR 17494, C71...)  Lúa nếp và một số giống lúa tẻ (vd CR203) thường mẫn cảm với bệnh. III. Phát sinh phát triển (sinh thái) 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 4 1.Dự tính dự báo: Điều tra bệnh Phân tích các yếu tố: nguồn bệnh, thời tiết, sinh trưởng của cây, đất đai, phân bón, cơ cấu giống lúa. 2.Canh tác Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ dại Bón phân hợp lý, đúng giai đoạn. IV. Phòng trừ 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA 3. Giống chống chịu: có gen kháng 4. Giống sạch bệnh: xử lý hạt giống = nước nóng 54 0C / 10 phút hoặc xử lý bằng thuốc hóa học IV. Phòng trừ 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA Giống kháng Giống nhiễm 5. Hóa học: Phun khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng  Fuji – one (isoprothiolane): Nội hấp, ức chế hình thành phosphatidylcholine, một thành phần quan trọng của màng tế bào nấm.  New Hinosan (edifenphos): Nội hấp, cơ chế giống Fuji-one.  Kasai: hỗn hợp của hai thuốc: 1. Phthalid: tiếp xúc, ức chế sinh tổng hợp melanin cần cho sự hình thành vòi áp của nấm. 2. Kasugamycin: nội hấp, ức chế tổng hợp protein của nấm. Phun lúc lúa trỗ để trừ đạo ôn cổ bông IV. Phòng trừ 1.BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA (Rhizoctonia solani) 2. Bệnh khô vằn • Là bệnh nấm quan trọng thứ 2 trên lúa 1.Vị trí: chủ yếu bẹ lá, phiến lá 2.Phát sinh đầu tiên ở các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc. 3.Vết bệnh lúc đầu hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây Vết bệnh trên bẹ Vết bệnh trên lá 2. Bệnh khô vằn I. Triệu chứng/dấu hiệu 4. Trên vết bệnh xuất hiện hạch nấm màu trắng (hạch non) hoặc màu nâu (hạch già). 5. Hạch nấm hình thành trên vết bệnh có thể rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng. Hạch non Hạch già 2. Bệnh khô vằn I. Triệu chứng/dấu hiệu 5 1. Phân loại  Giai đoạn vô tính: Rhizoctonia solani (nấm trơ)  Giai đoạn hữu tính: Thanatephorus cucumericus (nấm đảm) Đảm và bào tử đảm 2. Bệnh khô vằn II. Nguyên nhân Tế bào hạch nấm Tế bào tràng hạt Sợi nấm 2. Hình thái  Sợi nấm  Phân nhánh vuông góc  Hơi thắt lại gần điểm phân nhánh  Có vách ngăn gần điểm phân nhánh  Hạch nấm  Do các tế bào tràng hạt nén ép chặt  Xốp, không có sự phân hóa về cấu trúc giữa ruột và vỏ hạch Sợi nấm Tế bào tràng hạt Tản nấm và sợi nấm non Hình thành hạch nấm 2. Bệnh khô vằn II. Nguyên nhân 3. Sinh học 1. Nấm sinh trưởng thích hợp ở 28 – 32 oC; ngừng sinh trưởng ở 38 0C 2. Hạch hình thành nhiều ở 30 – 32 oC, không hình thành ở 40 oC 3. Khởi đầu xâm nhiễm chủ yếu bằng hạch. Xâm nhập chủ yếu qua khí khổng bên trong bẹ lá. Có thể xâm nhập trực tiếp. 4. Xâm nhiễm yêu cầu ẩm độ cao (96-97%) 5. Phổ ký chủ rất rộng (180 loài cây trồng) 6. Rất đa dạng: có 12 nhóm tương hợp (ansatomosis group = AG). Trên lúa chủ yếu là AG-IA 2. Bệnh khô vằn II. Nguyên nhân 3. Sinh học 1. Nấm sinh trưởng thích hợp ở 28 – 32 oC; ngừng sinh trưởng ở 38 0C 2. Hạch hình thành nhiều ở 30 – 32 oC, không hình thành ở 40 oC 3. Khởi đầu xâm nhiễm chủ yếu bằng hạch. Xâm nhập chủ yếu qua khí khổng bên trong bẹ lá. Có thể xâm nhập trực tiếp. 4. Xâm nhiễm yêu cầu ẩm độ cao (96-97%) 5. Phổ ký chủ rất rộng (180 loài cây trồng) 6. Rất đa dạng: có 12 nhóm tương hợp (ansatomosis group = AG). Trên lúa chủ yếu là AG-IA 2. Bệnh khô vằn II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh 1. Hạch nấm trong đất (quan trọng nhất): có thể tồn tại nhiều tháng trên đất ruộng sau thu hoạch (ngập nước ngắn hạn vẫn có tới 30% số hạch giữ được sức sống). 2. Hạch và sợi trên/trong tàn dư 3. Sợi trong hạt 4. Hạch và sợi trên ký chủ phụ 2. Bệnh khô vằn II. Nguyên nhân 1.Phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao (28 – 32 0C) và độ ẩm cao (bão hoà hoặc lượng mưa cao) 2.Phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặt ở dưới gốc. Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và mật độ cấy 3.Từ mạ đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít 4.Giai đoạn đòng trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng 2. Bệnh khô vằn III. Phát sinh phát triển 6 5. Ở miền Bắc, vụ mùa bị nặng hơn ở vụ đông xuân 6. Bón phân đạm nhiều, nhiều lần: bệnh nặng 7. Bón kali làm giảm mức độ nhiễm bệnh của cây 2. Bệnh khô vằn III. Phát sinh phát triển 1. Tiêu diệt nguồn bệnh ở trong đất: khó 2. Canh tác: đúng thời vụ, mật độ hợp lý, bón phân đúng tỷ lệ, tưới tiêu chủ động và không để mức nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh. 2. Bệnh khô vằn IV. Phòng trừ 3. Biện pháp hóa học: quan trọng nhất ở Việt Nam hiện tại. Phun khi bệnh mới phát sinh trên bẹ lá già kết hợp với rút cạn nước trên đồng ruộng  Validacin (Validamycin A): tiếp xúc, kháng sinh (từ Streptomyces hygroscopicus). Làm đỉnh sợi phân nhánh bất thường và ngừng sinh trưởng.  Rovral (Iprodione): tiếp xúc. Ức chế dẫn truyền tín hiệu; tổng hợp lipid và màng tế bào sợi nấm  Monceren (Pencycuron): tiếp xúc, ức chế phân chia tế bào nấm 2. Bệnh khô vằn IV. Phòng trừ 3. Bệnh lúa von (Fusarium fujikuroi) 1. Có thể xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ cho tới thu hoạch. 2. Điển hình: cây phát triển cao vọt, cong queo, lá bệnh chuyển màu xanh nhạt sau đó màu vàng gạch cua, cứng giòn rồi chết nhanh chóng 3. Bệnh lúa von I. Triệu chứng/dấu hiệu 3. Thường mọc nhiều rễ phụ ở đốt. Có thể thấy lớp nấm trắng bao quanh thân. 4. Hạt bị bệnh thường lửng, lép, vỏ hạt màu xám. Có thể thấy lớp nấm trắng ở vỏ hạt trong điều kiện ẩm ướt. 3. Bệnh lúa von I. Triệu chứng/dấu hiệu 7 5. Trong điều kiện khô, trên thân và vỏ hạt có nhiều chấm đen nhỏ li ti (quả thể) 3. Bệnh lúa von I. Triệu chứng/dấu hiệu 1. Phân loai:  Giai đoạn vô tính: Fusarium fujikuroi  Giai đoạn hữu tính: Gibberella fujikuroi (nấm túi) 3. Bệnh lúa von II. Nguyên nhân 2. Hình thái: Bào tử phân sinh gồm hai loại: bào tử nhỏ và bào tử lớn.  Bào tử nhỏ: đơn bào, hình trứng và hình hạt dưa gang. Mọc thành chuỗi hoặc tụ lại thành bọc giả.  Bào tử lớn: hình trăng khuyết, thường từ 3-5 ngăn ngang. Cành bào tử phân sinh nhỏ và bào tử phân sinh nhỏ Cành bào tử phân sinh lớn và bào tử phân sinh lớn 3. Bệnh lúa von II. Nguyên nhân  Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu màu xanh đen hoặc tím đen (là các chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh)  Bào tử túi không màu, có một vách ngăn ngang, hình bầu dục.  Không tạo ra bào tử hậu. Túi và bào tử túi 3. Bệnh lúa von II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Bào tử lớn có thể tồn tại và giữ sức sống ở trong đất từ 4- 6 tháng trong điều kiện đồng ruộng  Nấm tiết ra Gibberellin làm cho cây cao vọt.  Nấm tiết độc tố axit fusarinic kìm hãm sinh trưởng, có thể làm cây lúa lụi chết 3. Bệnh lúa von II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Nấm bệnh lây nhiễm vào phôi và tồn tại ở hạt.  Bào tử phân sinh và quả thể bầu ở vết bệnh thường được mưa làm rơi xuống đất và tồn tại trong đất trở thành nguồn bệnh có khả năng xâm nhiễm trở lại trong vòng 4- 6 tháng. 3. Bệnh lúa von II. Nguyên nhân 8 1. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát sinh và phát triển từ 24- 32 oC, ẩm độ cao và ánh sáng yếu. 2. Bệnh nặng ở vụ mùa bệnh hơn ở vụ đông xuân. 3. Rễ, gốc thân dễ bị nhiễm bệnh. 3. Bệnh lúa von III. Phát sinh phát triển 1. Xử lý hạt giống: có ý nghĩa nhất ở giai đoạn mạ – Nước nóng 54 oC (15 phút ) – Thuốc hóa học: Thiram, Carbendazim, Benlate-C (Benomyl, Topsin M (Thiophanate methyl), Rovral (Iprodione). 2. Không lấy giống ở những vùng bị bệnh (thậm chí những hạt gần ruộng bị bệnh cũng có bào tử nấm dính trên bề mặt vỏ hạt ) 3. Canh tác: tránh đứt chồi mạ, tránh giập nát mạ, nhổ bỏ cây bệnh, bón phân hợp lý cho cây sinh trưởng tốt 3. Bệnh lúa von IV. Phòng trừ (Còn gọi là bệnh thối thân) 4. Bệnh tiêm hạch lúa (Sclerotium oryzae) 1. Vết bệnh xuất hiện đầu tiên ở bẹ lá dưới thấp rồi lan dần ra. 2. Vết bệnh mới hình tròn, sau thành hình bầu dục màu nâu đen, phát triển dài ra, ăn sâu vào trong phá hại nhu mô bẹ và ống rạ làm cho bộ phận bị bệnh thối nhũn. Hậu quả là cây dễ bị chết. Vết bệnh (mới) trên bẹ 4. Bệnh tiêm hạch lúa I. Triệu chứng/dấu hiệu Gốc thân bị thối 3. Vào cuối thời kỳ sinh trưởng, hạch nấm thường hình thành ở bên trong ống rạ gần mặt nước 4. Bệnh tiêm hạch lúa I. Triệu chứng/dấu hiệu 1. Phân loại: Nhiều tên (các giai đoan khác nhau)  Sclerotium oryzae (Giai đoạn hạch)  Magnaporthe salvinii (giai đoạn ss hữu tính là nấm túi)  Nakatae sigmoidea (tên cũ = Helminthosporium sigmoideum) (giai đoạn ss vô tính tạo bào tử phân sinh) 4. Bệnh tiêm hạch lúa II. Nguyên nhân 9 1. Hình thái  Sợi nấm rất mảnh không màu, đa bào, nhiều nhánh thường không hình thành vòi hút. Sợi nấm già thường có màu vàng và thắt lại ở các ngăn ngang  Nấm thường hình thành nhiều bào tử hậu hình tròn màu nâu đâm, vỏ dày.  Hạch nấm hình cầu hay bầu dục rất nhỏ (đường kính khoảng 0.4 mm).  Hạch non màu trắng, khi già chuyển sang màu vàng nâu và có vỏ hạch màu đen bóng (có sự phân hóa thành ruột hạch và vỏ hạch) 4. Bệnh tiêm hạch lúa II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Hạch thường hình thành bên trong thân, ở phần trên sát mặt nước.  Hạch hình thành thuận lợi ở 25 – 30 0C  Hạch có khả năng chịu đựng rất cao: sống từ 2–3 năm trong điều kiện khô. Trong điều kiện ngập nước, hạch có thể sống 3 năm ở 5 0C, 2 năm ở 20 0C và 4 tháng ở 35 0C.  Dạng sinh sản hữu tính ở Việt Nam rất ít gặp. 4. Bệnh tiêm hạch lúa II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Hạch nấm, sợi nấm và bào tử trong tàn dư 4. Bệnh tiêm hạch lúa II. Nguyên nhân 1. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ngập nước, nước tù và ở ruộng yếm khí. 2. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào nhưng gây hại mạnh từ giai đoạn lúa có đòng trở đi. 3. Bệnh nặng khi bón quá lượng N hoặc cấy quá dày không thông khí và ánh sáng. 4. Ở vụ mùa, bệnh thường phát sinh mạnh từ tháng 9-10. Ở vụ xuân, bệnh phát sinh mạnh từ tháng 5. 4. Bệnh tiêm hạch lúa III. Phát sinh phát triển 1. Dọn sạch rơm rạ, gốc rạ bị bệnh 2. Cày úp gốc rạ để tiêu diệt nguồn bệnh là hạch nấm trên tàn dư và trên đất. 3. Chọn giống lúa chống bệnh. Nhóm giống lúa Japonica có khả năng chống bệnh cao hơn nhóm Indica. 4. Hóa học (diệt ổ bệnh): New Hinosan (Ediphenphos), Rovral (Iprodione), kết hợp với thay đổi mức nước trong ruộng 4. Bệnh tiêm hạch lúa IV. Phòng trừ 5,6. Bệnh đốm lá ngô (Đốm lá nhỏ: Bipolaris maydis) (Đốm lá lớn: Exserohilum turcicum) 10 1. Bệnh đốm lá nhỏ: có vết bệnh điển hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, kích thước cỡ hạt vừng, màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng I. Triệu chứng/dấu hiệu 5,6. Bệnh đốm lá ngô 2. Bệnh đốm lá lớn:  Vết bệnh điển hình dài dạng sọc hình lớn (có thể dài 5-10 cm), không có quầng vàng. Nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp với nhau làm cho lá dễ khô táp  Trên vết bệnh có lớp mốc đen khi trời ẩm (là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm) I. Triệu chứng/dấu hiệu 5,6. Bệnh đốm lá ngô II. Nguyên nhân 5,6. Bệnh đốm lá ngô 1. Phân loại Đốm lá nhỏ:  Tên vô tính: Bipolaris maydis (syn. Helminthosporium maydis)  Tên hữu tính: Cochliobolus heterostrophus (nấm túi) Đốm lá lớn: Giai đoạn vô tính: Exserohilum turcicum (syn. Helminthosporium turcicum)  Tên hữu tính: Setosphaeria turcica (nấm túi) Đốm lá nhỏ: Bào tử phân sinh hình thoi hơi cong đa bào có 2 – 15 ngăn ngang, thường là 5 – 8 ngăn, màu vàng nâu nhạt. II. Nguyên nhân 5,6. Bệnh đốm lá ngô 2. Hình thái Đốm lá lớn: Bào tử phân sinh hình thoi tương đối thẳng, ít khi cong, 2 – 9 ngăn ngang, phần lớn 4 – 5 ngăn màu nâu vàng. Đốm lá nhỏ:  Bào tử phân sinh hình thành: 20 – 30 0C  Bảo tử nảy mầm: rộng, thích hợp ở 26 – 32 0C.  Bào tử phân sinh có sức chịu đựng khá với điều kiện khô (bám trên hạt giống có thể bảo tồn được hàng năm)  Sợi nấm sinh trưởng: ở 28 – 30 0C, II. Nguyên nhân 5,6. Bệnh đốm lá ngô 3. Sinh học Đốm lá lớn:  Nấm sinh trưởng thích hợp nhất ở 28 – 300C.  Bào tử phân sinh trên hạt giống  Sợi nấm trong tàn dư cây II. Nguyên nhân 5,6. Bệnh đốm lá ngô 4. Nguồn bệnh 11 1. Bệnh đốm lá nói chung: nặng khi trời ấm áp, mưa ẩm nhiều (ở giai đoạn cây đã lớn). 2. Bệnh đốm lá lớn phát sinh muộn hơn: 7 – 8 lá trở đi, xuất hiện trước hết ở các lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên, vào cả áo bắp. III. Phát sinh phát triển 5,6. Bệnh đốm lá ngô 4. Bệnh nặng khi cây sinh trưởng kém (thời tiết, chăm sóc) 5. Bệnh lây lan nhanh bằng bào tử phân sinh. 6. Các giống ngô nhập nội và các giống ngô lai bị bệnh khá nhiều. III. Phát sinh phát triển (tiếp) 5,6. Bệnh đốm lá ngô 1. Canh tác (chọn đất, diệt nguồn bệnh trong tàn dư, thời vụ, phân bón) nhằm tăng cường sinh trưởng phát triển của cây ngô. 2. Hóa học (phun vào thời kỳ cây nhỏ 3 – 4 lá, 7 - 8 lá và trước trổ cờ): Boocđo, Tilt, Benlat C, Dithane M45. 3. Xử lý hạt giống bằng Thiram (TMTD) IV. Phòng trừ 5,6. Bệnh đốm lá ngô 7. Bệnh gỉ sắt ngô Puccinia sorghi • Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, có khi ở bẹ và áo bắp. • Trên bề mặt lá có các ổ nổi (khoảng 1mm) chứa một khối bột màu nâu đỏ, vàng gạch non (là các ổ bào tử hạ). Đến cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô, trên lá hình thành các ổ nổi màu đen là ổ bào tử đông. 7. Bệnh gỉ sắt ngô I. Triệu chứng/dấu hiệu 1. Phân loại Puccinia sorghi (= P. Maydis) thuộc bộ nấm gỉ sắt (Uredinales), lớp Nấm Đảm. 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 12 2. Hình thái:  Bào tử quan sát thấy trên cây ngô là bào tử hạ và bào tử đông  Bào tử hạ đơn bào, hình cầu hoặc bầu dục, màu vàng nâu, có vỏ dày gợn gai nhỏ  Bào tử đông thon dài, 2 tế bào, hình nậm, vỏ dày có màu nâu, có cuống dài Hạ bào tử Đông bào tử 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Là nấm gỉ sắt chu trình lớn (vòng đời đầy đủ hình thành tới 5 loại bào tử: Bào tử đảm – bào tử giống- bào tử xuân- bào tử hạ - và bào tử đông)  Là nấm gỉ sắt dị chủ: hoàn thành vòng đời đầy đủ trên 2 cây ký chủ là ngô và chua me đất 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 3. Sinh học (tiếp) 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân Ổ bào tử hạ trên cây ngô Ổ bào tử xuân trên cây chua me đất (Oxalis sp.) Ký chủ phụ Ký chủ chính (1)Bào tử đông (2n) trên cây ngô (2) bào tử đảm (1n) • hình thành từ bào tử đông • xâm nhiễm cây chua me đất (3) bào tử giống (1n) trên cây chua me đất (4) bào tử xuân (2n) trên cây chua me đất (5) bào tử hạ (2n) trên cây ngô liên tục tạo ra các đợt xâm nhiễm thứ cấp mới trên ngô và tạo nhiều vết bệnh Chua me đất Ngô 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 3. Sinh học (tiếp) Xâm nhiễm cây ngô Xâm nhiễm cây chua me đất 3. Sinh học (tiếp)  Nấm không phải là tác nhân truyền qua hạt giống mà là bằng bào tử phát tán qua không khí.  Trên cây ngô, nấm chỉ có thể bắt đầu quá trình xâm nhiễm bằng bào tử xuân hoặc bào tử hạ. Sự xâm nhiễm thứ cấp chỉ bằng bào tử hạ  Ở nhiều vùng, giai đoạn phát triển trên cây chua me đất có thể thiếu. 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 3. Sinh học (tiếp)  Bào tử hạ nảy mầm: 17 – 18 0C trong điều kiện có ẩm độ bão hoà. Ánh sáng cũng thúc đẩy sự nảy mầm bào tử hạ.  Thời kỳ tiềm dục: khoảng một tuần. 7. Bệnh gỉ sắt ngô II. Nguyên nhân 13  Trong điều kiện cây ngô được trồng quanh năm, nguồn bệnh chủ yếu là bào tử hạ từ cây ngô vụ trước.  Trong điều kiện cây ngô không được trồng quanh năm, nguồn bệnh chủ yếu là bào tử xuân hình thành trên cây chua me đất  Ở nước ta, sự lây lan và bảo tồn nguồn bệnh chủ yếu bằng bào tử hạ trên tàn dư cây vụ trước.  Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ôn hoà, nhiệt độ trung bình, có mưa. 7. Bệnh gỉ sắt ngô III. Phát sinh phát triển  Dọn sạch tàn dư  Canh tác (thâm canh) để tăng sức chống chịu của cây  Hóa học (bệnh mới xuất hiện/ 5-6 lá thật): Bayphidan, Tilt, Score, Bayleton 7. Bệnh gỉ sắt ngô IV. Phòng trừ 8. Bệnh ung thư ngô Ustilago zeae 8. Bệnh ung thư ngô I. Triệu chứng/dấu hiệu Hại tất cả các bộ phận trên mặt đất. Vết bệnh điển hình là các u sưng (ung thư) U sưng có màng trắng, bên trong là khối bột đen – khối đông bào tử (= hậu bào tử) Bắp Thân Lá 8. Bệnh ung thư ngô I. Nguyên nhân 1. Phân loại  Ustilago zeae (syn. U. maydis)  Bộ nấm than đen  Lớp nấm đảm Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 14 8. Bệnh ung thư ngô I. Nguyên nhân 2. Hình thái  Khối bột đen bên trong u sưng là khối đông bào tử (= hậu bào tử do hình thành từ sợi nấm)  Bào tử hậu hình cầu, màu hơi vàng, có gai, vỏ dày, đường kính khoảng 8 – 13 µm.  Bào tử hậu nảy mầm thành đảm đa bào và hình thành 4 bào tử đảm đơn bào hình elip 8. Bệnh ung thư ngô I. Nguyên nhân 3. Sinh học  Bào tử hậu nảy mầm thành đảm trong giọt nước ở nhiệt độ thích hợp nhất là 23 – 250C, nảy mầm chậm ở nhiệt độ 15 – 180C.  Bào tử đảm (1n) nảy mầm thành ống mầm xâm nhập qua biểu bì mô non tạo ra sợi nấm sơ sinh (1n) không có khả năng gây bệnh. Trong mô, sợi nấm sơ sinh kết hợp với nhau thành sợi thứ sinh hai nhân (2n) phát triển gây bệnh. Các tế bào của sợi thứ sinh (2n) biến đổi thành bào tử hậu hai nhân (2n).  Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, có thể xảy ra 3 – 4 hoặc nhiều hơn chu kỳ xâm nhiễm. . 8. Bệnh ung thư ngô I. Nguyên nhân 3. Sinh học 8. Bệnh ung thư ngô I. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Bào tử hậu: có thể sống được rất lâu trong điều kiện tự nhiên, thông thường 3 – 4 năm, thậm chí tới 6 – 7 năm trong tàn dư cây bệnh, hoăc trong các u vết bệnh rơi trên đất ruộng. Bào tử hậu cũng tồn tại trên hạt giống. 8. Bệnh ung thư ngô III. Phát sinh phát triển  Bào tử đảm lan truyền nhờ gió, nước tưới, nước mưa  Bào tử có thể nảy mầm xâm nhập qua vết thương  Do đó bệnh nặng vào thời kỳ mưa gió, hoặc khi cây bị tổn thương do vun xới hoặc sâu hại.  Bệnh nhẹ khi độ ẩm đất 60% (thích hợp cho ngô). Bệnh nặng khi đất quá khô (<10%) hoặc quá ẩm (>80%).  Bệnh nặng ở những ruộng ngô trồng dày, bón nhiều đạm vô cơ. 8. Bệnh ung thư ngô III. Phòng trừ 1. Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất:  Dọn sạch tàn dư  Ngâm nước để diệt bào tử hậu 2. Luân canh 3. Dùng giống sạch bệnh:  Chọn từ ruộng sạch bệnh  Xử lý hạt giống (Bayphidan, Thiram) 4. Kiểm dịch Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_benh_cay_dai_cuong_phan_2_chuyen_khoa_bai_5_benh_n.pdf
Tài liệu liên quan