Bài giảng Bệnh cây đại cương - Phần 2: Chuyên khoa - Bài 6: Bệnh nấm hại cây rau, hoa, CAQ, CCN

ệnh sương mai đậu tương

II. Nguyên nhân

4. Nguồn bệnh  Phát triển mạnh ở nhiệt độ khoảng 20 oC.

 Hại nặng từ tháng 3 đến tháng 5 ở vụ đậu

tương xuân (khi nhiệt độ tương đối thấp và

độ ẩm cao) vào giai đoạn cây có từ 4 -5 lá

kép. Bệnh càng phát triển mạnh ở giai đoạn

ra hoa – quả.

 Hầu như không gây hại trong vụ đậu tương

hè thu

 Các giống đậu tương hầu như nhiễm bệnh

(giống ĐT- 2000 ít nhiễm)

Bệnh sương mai đậu tương

III. Phát sinh phát triển

1. Dùng giống sạch bệnh: vì nguồn bệnh chủ

yếu là bào tử trứng trên vỏ hạt bị nhiễm

 Lấy giống ở ruộng không bị bệnh

 Thử nghiệm hạt giống

 Xử lý hạt giống (cũng để phòng trừ các

bệnh khác)

2. Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch

vì một phần nguồn bệnh là bào tử trứng

trong tàn dư

3. Biện pháp hóa học: phun thuốc phòng trừ

bằng Booc đô, Oxyclorua đồng, Aliette,

Ridomil.

pdf10 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh cây đại cương - Phần 2: Chuyên khoa - Bài 6: Bệnh nấm hại cây rau, hoa, CAQ, CCN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Bệnh nấm hại cây rau, CAQ và CCN 1. Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây 2. Bệnh sương mai đậu tương 3. Bệnh gỉ sắt đậu tương 4. Bệnh đốm mắt cua thuốc lá 5. Bệnh thối hạch cải bắp 6. Bệnh sẹo cây có múi 7. Bệnh chấm xám và chấm nâu chè 8. Bệnh phồng lá chè 9. Bệnh đốm lá lạc 10.Bệnh héo vàng fusarium (cà chua, khoai tây) Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây Phytophthora infestans Lịch sử bệnh cây ! Dịch bệnh năm 1840 đã làm 1.5 triệu người Aixơlen chết đói Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây I. Triệu chứng / dấu hiệu Trên lá Vết đốm chết hoại hình bán nguyệt hoặc tròn (phụ thuộc vị trí xâm nhiễm ban đầu). Không có ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe Có thể lan rộng phủ kín lá Vết màu nâu xám hoặc nâu đen Gây hại ở tất cả các bộ phận của cây Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây I. Triệu chứng / dấu hiệu Trên lá Mặt dưới có lớp nấm trắng như sương, nhiều ở rìa vết bệnh (khi trời ẩm, lạnh) Gây hại ở tất cả các bộ phận của cây Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây I. Triệu chứng / dấu hiệu Thân, cành, cuống lá  Vết (lúc đầu) hình bầu dục, sau lan rộng (bao quanh & kéo dài)  Vết bệnh có màu nâu đen Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây I. Triệu chứng / dấu hiệu Củ khoai tây: • Vỏ củ có màu nâu xám, nâu tía nhạt. • Mô bệnh ăn sâu vào ruột củ. Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 2 Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây I. Triệu chứng / dấu hiệu Quả cà chua: Vết bệnh màu nâu đậm đến nâu đen, bề mặt xù xì Vết bệnh rắn cứng Không có hình dạng nhất định Trời ẩm có lớp nấm trắng mọc phủ Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây II. Nguyên nhân 1. Phân loại Phytophthora infestans Lớp nấm trứng (Oomycetes) Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây II. Nguyên nhân 2. Hình thái Sinh sản vô tính:  Cành bọc bào tử phân nhiều nhánh cấp 1 so le với nhau, trên nhánh có nhiều chỗ phình to.  Bọc bào tử hình trứng hoặc quả chanh yên có núm nhỏ ở đỉnh.  Bọc bào tử có thể hình thành bào tử động có 2 lông roi Sinh sản hữu tính  Bào tử trứng hình cầu, vách rất dày Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Nấm phản ứng nghiêm ngặt với TO và RH.  Bọc bào tử có 2 hình thức nảy mầm: Trực tiếp thành ống mầm (20 – 24 OC) Gián tiếp thành 7-12 bào tử động (12 - <18 OC, thích hợp ~14 OC).  Nấm xâm nhập trực tiếp.  Thời kỳ tiềm dục trên lá khoảng 2 ngày  Bọc bào tử hình thành phụ thuộc nhiều vào TO và RH, tối thích ở 20 – 24 OC, RH 100%. Phát tán nhờ gió. Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Là nấm dị tản: sinh sản hữu tính đòi hỏi phải có 2 nguồn nấm khác nhau về “giới tính” hay là “kiểu ghép cặp” = mating type ký hiệu là A1 & A2  A1 phổ biến khắp thế giới  A2 phổ biến tại Trung Mỹ (TT khởi nguyên của khoai tây)  Hiện nay A2 đã xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới (vận chuyển củ khoai tây nhiễm bệnh).  A2 ở Việt Nam? 3 Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Sợi nấm & bào tử trứng trong tàn dư.  Sợi nấm và bào tử trứng trong củ khoai tây bệnh Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây III. Phát sinh phát triển 1. Ảnh hưởng của thời tiết (quan trọng)  Thời tiết lạnh, mưa phùn / sương mù rất thích hợp cho bệnh. Sự sinh bào tử Hình thành bào tử động  Cây có thể tàn lụi trong vòng ~ 1 tuần  Miền Bắc: tháng 12 – tháng 3 Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây III. Phát sinh phát triển 1. Ảnh hưởng của thời tiết (quan trọng)  Thời tiết lạnh, mưa phùn / sương mù rất thích hợp cho bệnh. Hình thành bọc bào tử Hình thành bào tử động  Cây có thể tàn lụi trong vòng ~ 1 tuần  Miền Bắc: tháng 12 – tháng 3 2. Các yếu tố khác Giống, phân bón, địa thế Bệnh mốc sương cà chua, khoai tây IV. Phòng trừ  Dự tính dự báo: dựa trên yếu tố TO, RH, sương mù, mưa phùn.  Hóa học: nhiều thuốc phòng và trừ tốt: Boocdo, Rhidomil, Mancozep, Antracol, Zinep, Aliette.  Giống sạch  Giống kháng  Canh tác: phân bón, thời vụ. Bệnh sương mai đậu tương Peronospora manshurica Bệnh sương mai đậu tương I. Triệu chứng / dấu hiệu • Bệnh xuất hiện ở thời kỳ cây trưởng thành gây hại trên các bộ phận của cây như lá, thân, quả và hạt Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 4 Trên lá  Nhìn mặt trên: các vết đốm màu xanh vàng không định hình nằm rải rác.  Ở mặt dưới lá bị bệnh có lớp mốc trắng xám.  Vết bệnh sau chuyển màu nâu vàng và mô bệnh sẽ chết hoại mặt trên mặt dưới Bệnh sương mai đậu tương I. Triệu chứng / dấu hiệu Quả, hạt Bệnh nặng: nấm lan sang quả và xâm nhiễm vào hạt. Ở bề mặt hạt của quả bị nhiễm bệnh có lớp mốc trắng xám Bệnh sương mai đậu tương I. Triệu chứng / dấu hiệu  Peronospora manshurica  Bộ nấm sương mai (Peronosporales)  Lớp nấm trứng (Oomycetes). Bệnh sương mai đậu tương II. Nguyên nhân 1. Phân loại Sinh sản vô tính Cành bọc bào tử (còn được gọi là cành bào tử phân sinh): trong, phân nhánh kép (6-7 cấp); đỉnh nhánh nhọn và cong. Bọc bào tử (còn được gọi là bào tử phân sinh do bọc bào tử chỉ nảy mầm trực tiếp hình thành ống mầm): đơn bào, hình trứng. Bệnh sương mai đậu tương II. Nguyên nhân 2. Hình thái Sinh sản hữu tính tạo nhiều bào tử trứng (oospore) hình cầu có màu hơi vàng tồn tại trong quả, trên bề mặt hạt và mô lá Bào tử trứng Bệnh sương mai đậu tương II. Nguyên nhân 2. Hình thái  Là bệnh truyền qua hạt (seed-transmitted) nhờ oospore  Nấm phát triển hệ thống trong cây con  Bọc bào tử (sporangiospore) hình thành trên lá là nguồn bệnh thứ cấp chủ yếu.  Sự nhiễm bệnh & sinh sản vô tính (hình thành sporangiospore) thuận lợi khi có độ ẩm cao / nước  Lá non mẫn cảm hơn lá già Bệnh sương mai đậu tương II. Nguyên nhân 3. Sinh học 5  Bào tử trứng trên hạt nhiễm bệnh (quan trọng nhất).  Bào tử trứng trên tàn dư (thứ yếu) Bệnh sương mai đậu tương II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Phát triển mạnh ở nhiệt độ khoảng 20 oC.  Hại nặng từ tháng 3 đến tháng 5 ở vụ đậu tương xuân (khi nhiệt độ tương đối thấp và độ ẩm cao) vào giai đoạn cây có từ 4 -5 lá kép. Bệnh càng phát triển mạnh ở giai đoạn ra hoa – quả.  Hầu như không gây hại trong vụ đậu tương hè thu  Các giống đậu tương hầu như nhiễm bệnh (giống ĐT- 2000 ít nhiễm) Bệnh sương mai đậu tương III. Phát sinh phát triển 1. Dùng giống sạch bệnh: vì nguồn bệnh chủ yếu là bào tử trứng trên vỏ hạt bị nhiễm  Lấy giống ở ruộng không bị bệnh  Thử nghiệm hạt giống  Xử lý hạt giống (cũng để phòng trừ các bệnh khác) 2. Dọn sạch tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch vì một phần nguồn bệnh là bào tử trứng trong tàn dư 3. Biện pháp hóa học: phun thuốc phòng trừ bằng Booc đô, Oxyclorua đồng, Aliette, Ridomil. Bệnh sương mai đậu tương IV. Phòng trừ Bệnh gỉ sắt đậu tương Phakopsora pachyrhizi = P. sojae  Bệnh hại nặng nhất ở lá, có thể hại trên thân cành và quả.  Là những vết đốm nhỏ màu vàng nâu (bằng đầu tăm).  Mặt dưới vết đốm có nhiều ổ bào tử nổi rõ  Ổ bào tử màu vàng là ổ bào tử hạ  Ổ bào tử màu đen là ổ bào tử đông (hình thành vào cuối vụ) Bệnh gỉ sắt đậu tương I. Triệu chứng / dấu hiệu Ổ bào tử hạ Ổ bào tử đông  Lá và cây bệnh bị biến vàng nếu bệnh nặng Bệnh gỉ sắt đậu tương I. Triệu chứng / dấu hiệu 6  Phakopsora pachyrhizi  Bộ nấm gỉ sắt (Uredinales)  Lớp nấm đảm (Basidiomycetes) Bệnh gỉ sắt đậu tương II. Nguyên nhân 1. Phân loại  Bào tử hạ đơn bào, hình trứng hoặc tròn, có gai, thường màu vàng nhạt  Baò tử đông đơn bào, hình trứng hoặc elip không đều, màu đậm hơn Bệnh gỉ sắt đậu tương II. Nguyên nhân Bào tử hạ Bào tử đông 2. Hình thái  Là nấm gỉ sắt chu trình nhỏ: chỉ phát hiện thấy giai đoạn bào tử hạ và bào tử đông  Có phổ ký chủ rộng (chủ yếu cây họ đậu)  Bào tử hạ nảy mầm cần nước/RH cao.  Bào tử đông hình thành khi TO <20OC  Thời kỳ tiềm dục trên dưới 10 ngày  Nhiệt độ thích hợp: >20OC Bệnh gỉ sắt đậu tương II. Nguyên nhân 3. Sinh học  Ở điều kiện nhiệt đới, nguồn bệnh là nấm trên ký chủ phụ hoặc cây trồng họ đậu (trồng quanh năm) Bệnh gỉ sắt đậu tương II. Nguyên nhân 3. Nguồn bệnh  Vụ đậu tương xuân bị nặng (tháng 3 & 4)  Bệnh nặng dần theo giai đoạn sinh trưởng của cây (xâm nhiễm lặp lại, thay đổi tính chất sinh hóa của mô)  Hiện chưa có giống kháng trên thị trường Việt Nam Bệnh gỉ sắt đậu tương III. Phát sinh phát triển  Sử dụng giống kháng và chịu bệnh  Luân canh với cây không phải họ đậu  Điều chỉnh thời vụ  Hóa học: một số thuốc trừ gỉ sắt rất tốt: Baycor, bayleton, anvil hoặc tilt super Bệnh gỉ sắt đậu tương IV. Phòng trừ 7 BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ (Cercospora nicotianae) BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ  Phá hại trước tiên ở những lá già, lá phía dưới  Vết bệnh lúc đàu là chấm nhỏ, sau to dần (5 đến 10 mm) Lá dưới gốc bị nhiễm trước I. Triệu chứng/dấu hiệu BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ  Vết bệnh điển hình có tâm màu xám nhạt, rìa (viền) màu nâu, có quầng xanh vàng.  Khi trời ẩm ướt, ở giữa vết bệnh có lớp nấm mốc màu trắng xám  Khi trời khô hanh vết bệnh cũ thường rách thủng I. Triệu chứng/dấu hiệu  Cercospora nicotianae (nấm bất toàn)  Cành bào tử phân sinh đa bào, màu nâu nhạt. Đỉnh cành (nơi sinh bào tử phân sinh) gấp khúc  Bào tử phân sinh dài, mảnh, phía gốc phình to, phía trên thon nhỏ, hơi cong, không màu, có 5 – 10 vách ngăn ngang. Có 1 núm nhỏ ở gốc bào tử Cành bảo tử phân sinh Bào tử phân sinh BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ II. Nguyên nhân 1. Phân loại & hình thái  TO phù hợp cho nấm là 23-27OC  TO thích hợp cho sinh bào tử là khoảng 18OC.  Bào tử nảy mầm cần nước/RH cao, xâm nhập qua khí khổng  Thời kỳ tiềm dục khoảng 1 tuần  Nấm tạo độc tố cercosporin gây độc tế bào  Lá già hoặc kém dinh dưỡng mẫn cảm với nấm hơn  Bào tử phân sinh truyền lan nhờ gió, mưa. BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ II. Nguyên nhân 2. Sinh học  Sợi nấm và bào tử phân sinh tồn tại trên hạt giống và tàn dư cây bệnh. BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ II. Nguyên nhân 3. Nguồn bệnh 8  Phát sinh mọi đoạn trồng.  Vụ thuốc lá xuân bị nặng, đặc biệt ở giai đoạn đầu thu hoạch.  Bệnh nặng nếu cây sinh trưởng kém BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ III. Phát sinh phát triển  Cây khỏe (chăm sóc, kỹ thuật)  Hạn chế nguồn bệnh: luân canh với cây họ hoà thảo, thay đất vườn ươm, tiêu diệt tàn dư cây bệnh ở ruộng sản xuất và vườn ươm ngay sau khi thu hoạch.  Dùng giống chống bệnh  Hóa học: – Ở vườn ươm và vườn trồng, kết hợp ngắt tỉa lá già, lá bệnh trước khi phun. – Các thuốc: Boocđô, Carbendazim, Tilt Super BỆNH ĐỐM MẮT CUA THUỐC LÁ IV. Phòng trừ BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI (Sclerotinia sclerotiorum)  Phần sát mặt đất bị nhiễm trước  Bệnh lan rộng làm bắp cải thối từ ngoài vào trong; cầy dần chết khô.  Trên bề mặt bắp có lớp nấm màu trắng xen lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều. Bắp bị bệnh Thân Rễ Phóng to bắp bệnh Hạch nấm BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI I. Triệu chứng / dấu hiệu  Phần sát mặt đất bị nhiễm trước  Bệnh lan rộng làm bắp cải thối từ ngoài vào trong; cầy dần chết khô.  Trên bề mặt bắp có lớp nấm màu trắng xen lẫn nhiều hạch nấm màu đen nâu hình dạng không đều. Bắp bị bệnh Thân Rễ Phóng to bắp bệnh Hạch nấm BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI I. Triệu chứng / dấu hiệu  Sclerotinia sclerotiorum  Lớp nấm túi (Ascomycetes) BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI II. Nguyên nhân 1. Phân loại 9  Hạch nấm màu đen, không hình dạng, kích thước lớn.  Quả thể đĩa hình loa kèn / phễu dẹt (2-8 mm), có cuống dài. Quả thể màu nâu hồng / hồng nhạt. BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI II. Nguyên nhân 2. Hình thái  Túi hình trụ dài, không màu  Bào tử túi hình bầu dục, đơn bào, không màu Các túi xếp sít nhau trên bề mặt (phần lõm) của quả thể đĩa Túi và 8 bào tử túi bên trong BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI II. Nguyên nhân 2. Hình thái  Hạch là giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ phát triển  Nấm ưa nhiệt độ ôn hòa (khoảng 15-25 OC)  Nấm tấn công cây bằng hạch hoặc bào tử túi.  Hạch nấm nảy mầm thành sợi nấm tấn công lá giá sát mặt đất  Bào tử túi phát tán nhờ gió, xâm nhập trực tiếp vào lá già BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI II. Nguyên nhân 3. Sinh học 1. Hạch nấm rơi rụng trên đất sau thu hoạch (tồn tại nhiều năm, 1 năm nếu vùi sâu 6-7cm) 2. Hạch nấm và sợi nấm trên tàn dư. BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI II. Nguyên nhân 4. Nguồn bệnh  Phá hại từ tháng 11 đến tháng 4  Giai đoạn cuốn đến thu hoach bị nặng BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI III. Phát sinh phát triển  Diệt / hạn chế nguồn bệnh:  Tiêu hủy tàn dư.  Cày lật sâu đất để vùi lấp hạch nấm. Ở độ sâu 20cm hạch nấm dễ chết và khó nảy mầm.  Luân canh với cây trồng nước (lúa nước): cách ly ký chủ do nấm có phổ ký chủ rộng (hạch cũng dễ bị thối chết khi đất ruộng bị ngập nước một thời gian dài).  Trồng cây khỏe  Hóa học: Topsin M BỆNH THỐI HẠCH BẮP CẢI IV. Phòng trừ Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ 10 Bệnh ghẻ (sẹo) cây có múi (Elsinoe fawcetti) Vết bệnh nổi thành chóp lồi xuống mặt dưới lá. Lá bị biến dạng Tác hại: nhỏ (hại lá già) Phân biệt:  Triệu chứng: chấm xám có vân đồng tâm, còn chấm nâu thì không  Hình thái bào tử Bệnh chấm xám hại chè (Pestalozzia theae) Bệnh chấm nâu hại chè (Colletotrichum camelliae) Bệnh chấm xám và chấm nâu trên cùng lá bệnh Chấm xám Chấm nâu Bệnh phồng lá chè (Exobasidium vexans) • Nguy hiểm (hại búp, lá non) • T/C: Lá bị biến dạng có nhiều nốt phồng. Mặt trong nốt phồng là tầng sinh đảm Bệnh đốm nâu lạc (Cercospora arachidicola) Bệnh đốm đen lạc (Phaeoisariopsis personatum) Đốm nâu • Màu nâu • Quần vàng rộng • Xuất hiện sớm • Bào tử hình thành ở mặt trên Đốm đen • Màu đen • Quần vàng rất hẹp • Xuất hiện muộn • Bào tử hình thành chủ yếu ở mặt dưới Bệnh héo vàng cà chua (Fusarium oxysporum) • Cây bị héo vàng (chậm) • Thường biến vàng nửa thân hoặc nửa lá trước • Mạch dẫn thâm nâu Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_benh_cay_dai_cuong_phan_2_chuyen_khoa_bai_6_benh_n.pdf