Bài giảng Bệnh Sỏi niệu

SỎI BÀNG QUANG

Triệu chứng lâm sàng

- Đau buốt vùng hạ vị: đau sau khi tiểu xong hay di chuyển mạnh, lan xuống tầng sinh môn, dương vật

- Tiểu gắt, buốt nhiều, tiểu nhiều lần

- Tiểu máu cuối bãi: thường xảy ra sau di chuyển.

- Nếu có nhiễm khuẩn thì dễ gây viêm bàng quang.

- Bí tiểu là triệu chứng nặng nề nhất, thường làm bệnh nhân phải nhập viện.

 Khám lâm sàng

- Khám trực tràng âm đạo có thể sờ thấy sỏi

- Dùng sonde sắt thăm niệu đạo -> chạm sỏi

pdf14 trang | Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh Sỏi niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỎI NIỆU Ths. Lê Quang Trung Phân môn Ngoại Niệu – Bộ môn Ngoại TQ  Sỏi thận  Sỏi niệu quản  Sỏi bàng quang  Sỏi niệu đạo  Sỏi tuyến tiền liệt SỎI THẬN  Là sỏi nằm trên thận  Tuổi mắc bệnh từ 25 – 60 tuổi  Tần suất mắc bệnh phụ thuộc : tập quán ăn uống và sinh hoạt, khí hậu và thời tiết  Tỷ lệ tái phát khá cao : với Nam khoảng 50% và với Nữ khoảng 30%.  Có 4 loại sỏi thường gặp  Sỏi Canxi  Sỏi Amoni – Magnesi – Phosphat ( Sỏi Struvit )  Sỏi Acid Uric  Sỏi Cystin SỎI THẬN Triệu chứng lâm sàng : - Bệnh cảnh đa dạng, có khi diễn biến âm thầm, có khi đau âm ỉ hông lưng, nhưng điển hình nhất là cơn đau quặn thận. - Tiểu máu vi thể hay đại thể - Tiểu đục nếu có nhiễm khuẩn kèm theo, sốt cao + đau lưng  viêm thận bể thận - Phù, ăn uống kém gặp trong Suy Thận - Vô niệu nếu gây bế tắc đường tiết niệu.  Khám lâm sàng : nghiệm pháp chạm thận – rung thận, bập bềnh thận. SỎI THẬN  Cận lâm sàng chẩn đoán - Ure, Creatinin, Nước tiểu toàn phần, cặn lắng - Chụp KUB : khảo sát 90% sỏi thận. - Siêu âm Thận : Khảo sát hình ảnh ứ nước thận, kt thận, kt sỏi và sỏi không cản quang. - Chụp Niệu đồ tĩnh mạch (UIV) : khảo sát chức năng thận bệnh lý và không bệnh lý, dị tật bẩm sinh kèm theo. - Chụp CT Scanner : phân biệt sỏi niệu, u đường niệu và sỏi không cản quang. SỎI THẬN  Điều trị Nội khoa - Sỏi nhỏ ≤ 5mm : uống nhiều nước để sỏi tự ra và theo dõi, nếu sỏi to thì điều trị ngoại khoa. - Dự phòng sỏi tái phát : + Uống nhiều nước trên 2 lít / ngày + Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. + Vận động và tập thể dục + Tuỳ theo thành phần sỏi mà có dự phòng phù hợp. SỎI THẬN  Điều trị Ngoại Khoa - Mục tiêu : + Lấy hay phá hoàn toàn viên sỏi + Phục hồi chức năng thận + Giải quyết các biến chứng do sỏi gây ra. - Các phương pháp + Tán sỏi ngoài cơ thể ( ESWL ) + Tán sỏi qua da ( PCNL ) + Phẫu thuận nội soi + Phẫu thuật mổ hở truyền thống SỎI NIỆU QUẢN  Thường là sỏi từ thận di chuyển xuống.  Nằm ở bất kỳ vị trí nào của niệu quản theo tỷ lệ trên – giữa – dưới : 10% - 20% - 70%  SL thường 1 viên, đôi khi nhiều viên hay thành chuỗi sỏi.  Đoạn NQ có sỏi thường viêm dính dày lên, đoạn NQ trên dãn to, đoạn NQ dưới teo nhỏ, chít hẹp..  Sỏi niệu quản không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời dễ gây biến chứng nặng nề và ảnh hưởng nhanh đến chức năng thận. SỎI NIỆU QUẢN  Triệu chứng lâm sàng : - Đau là tr.ch chính, dựa vào sự xuất hiện cơn đau, tính chất và hướng lan  xác định vị trí sỏi. - Cơn đau quặn thận, đau nhiều khi sỏi di chuyển. - Trong cơn đau : buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt , tiểu gắt. - Có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu đi kèm. - Tiểu máu vi thể hay đại thể. - Vô niệu hoặc biến chứng suy thận nhanh, - Đôi khi diễn biến âm thầm, phát hiện tình cờ. SỎI NIỆU QUẢN  Khám lâm sàng - Khám thận và các điểm đau niệu quản.  Cận lâm sàng - Ure, Creatinin, Nước tiểu toàn phần, cặn lắng - Chụp KUB : khảo sát 90% sỏi NQ. - Siêu âm Thận : - Chụp Niệu đồ tĩnh mạch (UIV) : - Chụp CT Scanner - Chụp Niệu quản ngược dòng (UPR) : phân biệt sỏi không cản quang – hẹp niệu quản. SỎI NIỆU QUẢN  Điều trị nội khoa - Sỏi nhỏ ≤ 5mm : uống nhiều nước > 2 lit/ngày để sỏi tự ra và theo dõi, nếu sỏi to hoặc thận ứ nước độ II trở lên thì điều trị ngoại khoa. - Điều trị cơn đau quặn thận : thuốc giảm co thắt, thuốc kháng viêm non-steroid. - Nếu có sốt thì dùng thêm kháng sinh.  Điều trị ngoại khoa - Tán sỏi ngoài cơ thể - Tán sỏi ngược dòng - Phẫu thuật nội soi – mổ hở SỎI BÀNG QUANG  Là sỏi di chuyển từ thận – NQ xuống, hoặc hình thành tại chỗ : - Sỏi địa phương : do chế độ ăn uống - Sỏi thứ phát : do bế tắc hay nhiễm khuẩn, dị vật.  Thường gặp ở nam > nữ  Dựa vào hình dạng sỏi ta có thể đoán : - Sỏi xù xì, góc cạnh thường trên thận xuống. - Sỏi tròn, trơn láng thường do hẹp cổ bàng quang.  Sỏi nằm trong bàng thường gây tổn thương bàng quang, viêm bàng quang. SỎI BÀNG QUANG  Triệu chứng lâm sàng - Đau buốt vùng hạ vị : đau sau khi tiểu xong hay di chuyển mạnh, lan xuống tầng sinh môn, dương vật - Tiểu gắt, buốt nhiều, tiểu nhiều lần - Tiểu máu cuối bãi : thường xảy ra sau di chuyển. - Nếu có nhiễm khuẩn thì dễ gây viêm bàng quang. - Bí tiểu là triệu chứng nặng nề nhất, thường làm bệnh nhân phải nhập viện.  Khám lâm sàng - Khám trực tràng âm đạo có thể sờ thấy sỏi - Dùng sonde sắt thăm niệu đạo  chạm sỏi SỎI BÀNG QUANG  Cận lâm sàng chẩn đoán - Nước tiểu toàn phần, cặn lắng - Chụp KUB : khảo sát sỏi bàng quang trong khung chậu (90%). - Siêu âm Thận : Khảo sát tình trạng bàng quang : viêm bàng quang, sỏi bàng quang. - Soi bàng quang : là phương pháp chắc chắn xác định sỏi bàng quang, ngoài ra đánh giá TTL, niệu đạo. SỎI BÀNG QUANG  Điều trị - Điều trị dễ dàng và đơn giản nếu phát hiện sớm. - Có 2 phương pháp điều trị + Bóp và gắp sỏi qua nội soi : sỏi không quá to, quá rắn, niệu đạo không chít hẹp. + Mổ bàng quang lấy sỏi : sỏi to, nhiễm khuẩn. ĐIỀU TRỊ SỎI NIỆU  Tán sỏi ngoài cơ thể  Tán sỏi qua da  Tán sỏi ngược dòng  Phẫu thuật nội soi  Mổ hở TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ  Chỉ định - Sỏi đài thận, sỏi bể thận, sỏi niệu quản trên có đường kính < 2cm. - Không nhiễm khuẩn niệu, nếu có phải điều trị triệt để trước khi phẫu thuật. - Không có bệnh lý rối loạn đông máu. - Niệu quản phải rộng, không hẹp để các mảnh sỏi có thể ra ngoài sau khi được tán nhỏ. TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ  Chống Chỉ định - Sỏi có đk quá lớn > 2cm, sỏi san hô. - Sỏi quá cứng rắn như sỏi cystin, sỏi acid uric. - Nhiễm khuẩn niệu nặng. - Bệnh lý có rối loạn đông máu, hẹp niệu quản, hẹp bể thận. - Có bệnh lý tim mạch. - Có bệnh lý về thận : u thận, lao thận, viêm thận .. - BN có thành bụng hoặc thành lưng quá dày. TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ  Biến chứng - Nhiễm khuẩn huyết - Tắc nghẽn sỏi niệu quản hoặc tạo thành chuỗi sỏi - Cơn đau quặn thận - Máu tụ ở thận – chấn thương thận. - Xơ hoá như mô, giảm chức năng ( đang nghiên cứu ) TÁN SỎI QUA DA TÁN SỎI QUA DA  Chỉ định - Các loại sỏi cang thiệp lần đầu + Sỏi đơn giản, sỏi bể thận (90%). + Sỏi to, sỏi san hô. - Sỏi sót hay tái phát sau phẫu thuật. - Sỏi ở bệnh nhân mổ nhiều lần. - Sỏi khúc nối – bể thận niệu quản.  Chống Chỉ định - Nhiễm khuẩn niệu, bệnh lý rối loạn đông máu - Dị dạng về thận, bể thận TÁN SỎI QUA DA  Biến chứng - Chảy máu : do phá huỷ nhu mô thận, chọc vào mạch máu cổ đài thận - Nhiễm khuẩn huyết do nhiễm khuẩn niệu hay thủ thuật gây ra. - Sai đường + Tràn khí màng phổi + Tổn thương đại tràng + Chảy máu do ĐM cuống thận. - Tắc nghẽn niệu quản do sỏi. TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG  Chỉ định - Sỏi niệu quản 1/3 giữa và dưới, nội thành bàng quang - Ngoài ra ống soi niệu quản còn sử dụng + Nong và xẻ niệu quản qua chỗ hẹp + Cắt đốt u niệu quản + Đặt thông JJ TÁN SỎI NGƯỢC DÒNG  Chống Chỉ định - Nhiễm khuẩn niệu - Đường tiết niệu bất thường + Hẹp niệu quản + Hẹp niệu đạo, bướu TTL. - Một số bệnh lý + U niệu quản, u bàng quang, u niệu đạo + Lao bàng quang, lao niệu quản. + Viêm bàng quang, niệu quản, niệu đạo. TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ  Biến chứng - Thủng niệu quản - Chảy máu niệu quản - Nhiễm khuẩn huyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_benh_soi_nieu.pdf
Tài liệu liên quan