Xử trí bong gân đơn thuần
• ngay sau khi chấn thương:
- Băng thun để băng ép vùng bong gân, giữ băng ít nhất 48 giờ.
- Chườm lạnh ngoài băng trong suốt 4 giờ đầu tiên theo mức độ cứ cách 20-30 phút chườm một lần, sau đó chườm thưa hơn trong 72h đầu
- Kê cao chi
- Thuốc giảm đau, kháng viêm
- Nếu có dịch khớp nhiều thì hút dịch
25 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 31/03/2025 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Bong gân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BONG GÂN
BS. Nguyễn Phúc Quảng
Bộ môn Ngoại YHHĐ - VATM
Các câu hỏi cần trả lời
1. Phân độ bong gân?
2. Cơ sở sinh lý học điều trị bong gân?
3. Chẩn đoán bong gân?
4. Các vị trí chọc hút dịch gối, cổ chân hay dùng?
5. Điều trị bảo tồn bong gân?
6. Những việc không nên làm khi bong gân
7. Cách khám một sô dấu hiệu tổn thương vùng
gối?
Khái niệm.
• Là tổn thương do chấn thương gây nên
• Bộ phận tổ thương:
• Hậu quả: khớp lỏng lẻo, tràn dịch, sưng đau
-bao hoạt dịch: rách, dãn
-Dây chằng: căng dãn, đứt, rách, bong vị trí bám
-Bao khớp: rách, dãn
Các giai đoạn bệnh học.
• Giai đoạn viêm tấy: 72 giờ sau chấn thương
-nước hoạt dịch và máu tụ do các
tổn thương mạch máu ngấm vào các
mô bị tổn thương, có khi tràn cả vào
trong khe khớp
-Giãn mạch làm thoát máu ngoài
mạch, làm tăng thêm phù nề và gây
đau nhức
Các giai đoạn bệnh học
• Giai đoạn hồi phục: 6-8 tuần
- Các nguyên bào sợi xuất hiện, hình thành sợi
collagen non và cuối giai đoạn sẽ có độ bền
gần như chưa bị đứt.
- Tập luyện hợp lý trong giai đoạn này sẽ đem
lại kết quả tốt: tránh để dây chằng co rút,
dính mô xung quanh và định hướng các sợi
colagen
Các giai đoạn bệnh học
• Giai đoạn tạo hình lại: 12-18 tháng
- Vào tuần lễ thứ 6 sợi collagen non đã đủ sức
chịu đựng được sức kéo căng sinh lý song phải
mất 12-18 tháng các sợi collagen này mới thực
sự trưởng thành và chịu được mọi sự kéo căng
của vận động bình thường
- Đối với bong gân độ 3, khi dây chằng bị đứt
hẳn và di lệch xa nhau, diễn biến của hai giai
đoạn phục hồi và tạo hình tuỳ thuộc cách xử trí
tổn thương khác nhau
Triệu chứng cơ năng
• Cơ chế chấn thương
• Đau: đau chóitê bì, hết đaunhức nhối
• Sưng nề
• Giảm hoặc mất cơ năng
• Có thể nghe tiếng “rắc” khi chấn thương
(thường độ III)
Triệu chứng thực thể
• Sưng nề, tím
• Đau chói khi ấn vào dây chằng chấn
thương
• Dấu hiệu lỏng lẻo khớp(độ III)
• Dấu hiệu tràn dịch khớp.
• Khám các tổn thương kèm theo
X quang
• Thường không thấy gì bất thường
• Độ III có thể thấy: Hình ảnh khe khớp rộng,
bong điểm bám gân
• Tổn thương xương phối hợp
Mức độ tổn thương
• Bong gân nhẹ (độ I): đau vừa, sưng tại chỗ,
vẫn cử động được. Thời gian lành hoàn toàn
khoảng 4-6 tuần
• Bong gân trung bình (độ II): có thể nghe
tiếng “rách” nhỏ khi bị chấn thương. Khớp
sưng to và đau nhiều làm vận động khó khăn.
Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da.
Bệnh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khỏang 4-8
tuần.
• Bong gân nặng (độ III): dây chằng bị đứt
hoàn toàn, khớp sưng và rất đau, “lỏng lẻo ”
rất rõ và cử động hết sức khó khăn và rất đau.
Mức độ này cần được điều trị tích cực mới
mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12
tuần.
Xử trí bong gân đơn thuần
• ngay sau khi chấn thương:
- Băng thun để băng ép vùng bong gân, giữ
băng ít nhất 48 giờ.
- Chườm lạnh ngoài băng trong suốt 4 giờ đầu
tiên theo mức độ cứ cách 20-30 phút chườm
một lần, sau đó chườm thưa hơn trong 72h đầu
- Kê cao chi
- Thuốc giảm đau, kháng viêm
- Nếu có dịch khớp nhiều thì hút dịch
Vị trí chọc hút dịch
Xử trí bong gân đơn thuần
Điều trị bảo tồn.
• Độ 1: chỉ cần bất động khớp như trên trong 2-3
ngày.
• Độ 2-3
-Quan trọng nhất là cố định khớp trong khoảng 4-6
tuần
- Tập lên gân các cơ bị bất động và tập vận động
các khớp không bị cố định.
- Sau thời gian băng bột: cho bệnh nhân tập vận
động khớp nhẹ nhàng không gây đau, tập tăng dần
từ nhẹ đến mạnh
Điều trị phẫu thuật.
• Cách điều trị tốt nhất đối với bong gân độ 3
• phẫu thuật khâu áp khít hai đầu đứt rồi bất
động vùng tổn thương 4-6 tuần
• chỉ định phổ biến đối với bệnh nhân là vận
động viên thể thao dưới 40 tuổi và thường
được tiến hành vào tuần lễ thứ 3 sau chấn
thương, khi máu tụ và phù nề đã hết sẽ cho kết
quả tốt.
Không nên làm
• Bóp, kéo nắn hoặc chườm nóng (kể cả dầu
nóng),ít nhất trong vòng 48-72 giờ đầu tiên.
• Uống rượu trong thời gian này.
• Không tiêm bất kỳ thuốc gì tại chỗ, kể cả
thuốc tê.
• Đắp thuốc nam-bắc
• Vận động không đúng
Bong gân gối
• Khám khớp gối
- Dấu hiệu tổn thương dây chằng bên
- Dấu hiệu tổn thương dây chằng chéo
- Dấu hiệu tổn thương sụn chêm
- Dấu hiệu tràn dịch
• Điều trị:
- Bất động bằng nẹp hoặc bột đùi-cẳng-bàn chân
- Phẫu thuật
XIN CẢM ÅN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_bong_gan.pdf