Bài giảng Cách vẽ biểu đồ

.DẠNG BIỂU ĐỒ KẾT HỢP

* Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan.

* Những lưu ý khi vẽ biểu đồ kết hợp:

- Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung với

hai đơn vị khác nhau. Vẽ lần lượt theo từng đại lượng.

- Nếu biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ tọa độ.

- Chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí đã thể hiện trên biểu đồ.

*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)

Bước 1 : Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ ,xác định tỉ

lệ thích hợp trên các trục )

Bước 2 : Vẽ biểu đồ hình cột

Bước 3: Vẽ đường biểu diễn

Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ )

* Các dạng biểu đồ kết hợp:

Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.

Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ tròn và cột.

pdf11 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 11817 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Cách vẽ biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ I. DẠNG BIỂU ĐỒ TRÒN Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địalí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm),Chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tínhcủa các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng100%.Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối, thì phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ biểu đồ. Ví dụ : Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam ..*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình tròn :Bước 1 : Xử lí số liệu ( Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô ví dụ như tỉ đồng ,triệu người thì ta phải đổi sang số liệu tinh qui về dang % Bước 2 : Xác định bán kính của hình trònLưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trựcquan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hìnhtròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của cácthành phần có trong đề bài choLưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn +Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận vớichiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giốngnhau để tiện cho việc so sánh Bước 4 : Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ ,tiếp ta sẽ chọnkí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bant chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) Các dạng biểu đồ tròn:• Biểu đồ tròn đơn.• Biểu đồ tròn có các bán kính khác nhau.• Biểu đồ bán tròn (hai nửa hình tròn thường thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhậpkhẩu. II. DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT * Là dạng biểu đồ thường thể hiện động thái của sự phát triển, hoặc so sánh qui mô(độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể biểu hiện cơ cấu thànhphần của một tổng thể (biểu đồ cột chồng). * Những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột:• Biểu đồ được thể hiện trên một trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị các đạilượng (đơn vị). Trục hoành thường thể hiện thời gian (năm).• Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các giá trị của các đại lượng.• Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trụchoành.• Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.• Chân cột ghi thời gian (năm).• Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cách nhất định để đảm bảo tínhtrực quan cao của biểu đồ.• Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó. Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽbiểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...)của 1 số địa phương qua 1 sốnăm *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột : Bước 1 : Chọn tỉ lệ thích hợp Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trụcngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ) Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kíhiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) Hình minh họa : Biểu đồ cột kề Biểu đồ cột chồng Biểu đồ cột đơn Lưu ý : Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằngnhau .Tùy theo yêu cầu cụ thểmà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cáchnhau theo đúng tỉ lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độcao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì quimô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cáchcác năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thểvẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ củabiểu đồ . *Các dạng biểu đồ cột:• Biểu đồ cột đơn.• Biểu đồ cột ghép. Có hai loại: biểu đồ ghép có cùng đơn vị, biểu đồ cột ghép có đơn vị khác nhau.• Biểu đồ cột chồng. • Biểu đồ thanh ngang. III. DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ (ĐƯỜNG) * Là loại biểu đồ thường dùng để vẽ sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số nămnhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay đơn vị khác nhau. * Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ đường: • Biểu đồ được vẽ trên một hệ tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng (đơnvị theo giá trị tuyệt đối), hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trịtương đối %). Trục hoành là năm.• Có khoảng cách năm rõ ràng.• Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100.• Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung.• Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ phânbiệt.• Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng, phải đổira cùng đơn vị. *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ đường _đồ thị: Bước 1 : Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượngnhư số người , sản lượng , tỉ lệ%.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian ) Bước 2 : Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao củatrục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trựcquan và mĩ thuật ) Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánhgiá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên trục ngangcần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trêntrục đứng Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần cóbản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ ) Các loại biểu đồ dạng đường: • Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối.• Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối. IV.DẠNG BIỂU ĐỒ KẾT HỢP * Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan. * Những lưu ý khi vẽ biểu đồ kết hợp: - Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung vớihai đơn vị khác nhau. Vẽ lần lượt theo từng đại lượng. - Nếu biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ tọa độ.- Chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí đã thể hiện trên biểu đồ. *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn)Bước 1 : Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ ,xác định tỉlệ thích hợp trên các trục )Bước 2 : Vẽ biểu đồ hình cộtBước 3: Vẽ đường biểu diễnBước 4 : Hoàn thiện bản đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ ) * Các dạng biểu đồ kết hợp:Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường.Biểu đồ kết hợp giữa biểu đồ tròn và cột. V. DẠNG BIỂU ĐỒMIỀN * Biểu đồmiền thực chất là biểu đồ cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được thunhỏ thành một đường thẳng đứng. Biều đồmiền thường dùng để thể hiện cả độngthái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm nhiều. * Những lưu ý khi vẽ biểu đồmiền: - Khung biểu đồmiễn vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đốitượng địa lí cụ thể.- Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được năm trên 2cạnh bên trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ.- Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồthường thể hiện thời gian (năm).- Biều đồmiền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái, nên dựng hai trục – một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối (dạng này ít, thông thường chỉsử dụng biểu đồmiền thể hiện giá trị tương đối). Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản lượng của các ngành nông nghiệpnhóm A và nhóm B (thời kì 1998 _2007)*Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồmiềnBước 1 : Vẽ khung biểu đồBước 2: Vẽ ranh giới của miềnBước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (tương tự như các cách vẽ trên ^^) Hình biểu diễn : Lưu ý : Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từngmiền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý saocho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuậtcủa biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểmnăm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . Nếu số liệu của đề bài cholà số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệutheo tỉ lệ%) * Các dạng biểu đồmiền:Biểu đồmiền thể hiện cơ cấu.Biểu đồmiền thể hiện giá trị tuyệt đối. Dựa vào chức năng và tính chất của biểu đồ để nhận dạng và vẽ biểu đồ chính xác 1. BIỂU ĐỒ ĐỘNG THÁI (sự biến đổi): Là loại biểu đồ thể hiện phát triển của một hiện tượng địa lí, mối tương quan về độlớn giữa các đối tượng địa lí… * Đây là dạng biểu đồ cơ bản để phản ánh sự phát triển của các hiện tượng, sự vật địa lí kinh tế - xã hội. Chỉ căn cứ vào yêu cầu của câu hỏi có thể dễ dàng xác định được dạng biểu đồ này. * Để thể hiện sự phát triển, có thể sử dụng biểu đồ đường, hoặc biểu đồ cột. Thôngthường bảng số liệu ít năm thì vẽ biểu đồ cột. Còn bảng số liệu của nhiều năm thìvẽ biểu đồ đường. Tuy nhiên đối với mỗi dạng thì cần có sự chú ý sau: >>> Đối với biểu đồ đường phải chú ý đến khoảng cách năm trên trục hoành.Trong bảng số liệu cho trước, người ta thường cung cấp số liệu nhiều năm. Khi vẽbiểu đồ phải lấy tỉ lệ năm trên trục hoành tương ứng với tỉ lệ các năm trong bảngsố liệu, bởi khoảng cách các năm không chính xác thì đường biểu diễn sẽ khôngphản ánh đúng được tình hình phát triển. >>> Đường biểu diễn bắt đầu trên trục tung, tương ứng với giá trị của năm đầutiên trên bảng số liệu. Nhiều học sinh vẽ điểm bắt đầu tiên cách trục tung mộtkhoảng cách nào đó hoặc chọn bất cứ điểm nào trên trục hoành làm năm đầu tiênnhư vậy là không đúng. * Đối với biểu đồ hình cột thì đơn giản hơn, và một số điểm cần lưu ý trên khôngcần quan tâm nữa. Khi vẽ biểu đồ cột thì khoảng cách chiều cao là quan trọng vàcần phải vẽ chính xác vì có biểu thị độ lớn, quy mô của đối tượng. Còn khoảng cáchnăm trên trục hoành thường ít có ý nghĩa. 2. Biểu đồ cơ cấu * Là dạng thể hiện tỉ lệ% của các đối tượng địa lí trong một tổng thể nhất định. Dạng biểu đồ cơ cấu nhìn chung không phức tạp. Đối với câu hỏi yêu cầu thể hiệncơ cấu, dạng thông thường là vẽ biểu đồ hình tròn. Khi vẽ biểu đồ hình tròn, cần lưu ý một số điểm sau: - Trước hết phải xem số liệu, Số liệu có thể để ở hai dạng: số liệu tuyệt đối và sốliệu tương đối. Nếu bảng số liệu thống kê cho số liệu tuyệt đối (VD: triệu tấn, nghìncon…) bắt buộc ta phải xử lí ra % và chỉ cần đưa kết quả thành bảng số liệu mớisau khi xử lí mà không cần trình bày cách tính. - Nếu trường hợp đầu bài yêu cầu vừa thể hiện quy mô và cơ cấu thì phải vẽ haibiểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau. Trong trường hợp phải tính bán kính thìcách đơn giản nhất. - Cũng như việc xử lí số liệu, học sinh không cần phải viết vào bài thi cách tính bánkính mà chỉ cần đưa kết quả sau khi tính bán kính (phải đưa công thức cuối cùngvà kết quả tính). - Nếu bảng số liệu cho số liệu tương đối thì không cần phải xử lí số liệu mà dùng vẽbiểu đồ luôn. - Bên cạnh biểu đồ hình tròn, để thể hiện cơ cấu có thể dùng biểu đồ hình vuông.Sau khi xử lí số liệu % thì cần chia hình vuông ra làm 100 ô bằng nhau, mỗi ôtương ứng 1%. Căn cứ số liệu cụ thể tiến hành vẽ các đối tượng trên biều đồ hìnhvuông. Nhưng dạng này ít được sử dụng, vì tính trực quan không bằng biểu đồ tròn. I.1. Quan niệm:Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tảmột cách dễ dàng, trực quancác số liệu thống kê phản ánh tiến trình của một hiện tượng, mối tương quan về độlớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể,... của các sự vật,hiện tượng và quá trình địa lí .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_ve_bieu_do_1_3899[1].pdf
  • pdfcach_ve_bieu_do_2_6901[1].pdf
  • pdfcach_ve_bieu_do_3_8347[1].pdf
  • pdfcach_ve_bieu_do_4_1687[1].pdf
Tài liệu liên quan