Khai thác mủ là vi ệc cạo mủ trên vườn cây đã đạt đ ược ti êu chuẩ n. Khác với
nhiề u loại cây trồng khác việc cạo mủ kéo dài hầu hết thời gian trong năm. Nó cũng
đòi hỏi phải thực hiện nhiều động tác kỹ thuật chính xác và những hiểu biết về sinh lý
mủ sâu sắc để có thể thu đư ợc đầy đủ tiề m năng sản lư ợng vốn có của cây. Từ khâu
ch ọn cây nào nên được thu hoạch đến những kỹ thuật khai thác mủ như cạo h ình chữ S
hay kích thích m ủ đều cần có sự hiểu biết sâu sắc để có thể thu đ ư ợc tối đa lư ợng mủ
của vườn cây và duy trì việc khai thác lâ u dài trên vườn.
170 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4950 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Cây công nghiệp dài ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ cung cấp khối lượng mủ nước
thoát ra ngoài ngay sau khi lớp vỏ cạo bị cắt. Vùng huy động mủ được hình thành do
ảnh hưởng chênh lệch áp suất bên trong ống mủ ở ngay nơi bị cắt và những vùng lân
cận. Ngay sau khi có một lượng mủ đầu tiên thoát ra sau nhát cạo, áp suất thẩm thấu
của các tế bào ngay miệng cạo giảm đột ngột đã gây sự di chuyển mủ nước từ các tế
bào lân cận đang ở tình trạng trương nước đến các tế bao đang bị giảm áp suất. Vùng
huy động mủ có chiều dài 50-60cm ở bên dưới vùng vỏ cạo đối với miệng cạo xuống
và ở phía trên đường cạo đối với miệng cạo lên (ngược). Thêm vào đó Ribailler (1972)
đưa ra giả thiết là đối với miệng cạo xuống còn có một vùng huy động mủ bên trên
73
miệng cạo, ở lớp vỏ tái sinh. Mặc dù vùng này nhỏ hơn vùng huy động mủ thông
thường. ước tính vùng này đã huy động được 30% khối lượng mủ trong tổng số mủ cạo
được (Hình 5.1).
Hình 5.1. Vùng huy
động mủ cạo xuôi (A)
và cạo ngược (B).
Vùng huy động
mủ là một yếu tố quyết định số mủ tiết ra và có đặc điểm: Tỷ lệ vùng huy động mủ trên
1cm chiều dài miệng cạo ở miệng cạo ngắn nhiều hơn miệng cạo dài.
Diện tích vùng huy động mủ ở đầu miệng cạo lớn hơn ở giữa miệng cạo. Thực tế
cho thấy mủ cao su tiết ra ở hai đầu miệng cạo lớn hơn ở giữa miệng cạo. Vùng huy
động mủ bị giới hạn ở các miệng cạo xuống khi miệng cạo gần đến mặt đất, do vậy sản
lượng thu được thấp. Khi cây được cạo theo một nhịp độ đều đặn các chất đồng hoá
được trong cây sẽ được sử dụng để vừa bảo đảm mức tăng trưởng thực vật của cây, vừa
sản xuất được khối lượng mủ tiết ra
+ Có bốn đặc tính chảy mủ quan trọng cần quan tâm là:
* Việc thu mủ quá nhiều trong năm này có thể dẫn đến sản lượng kém trong
những năm sau đó, và nặng nề hơn nữa là sự xuất hiện tỉ lệ cao cây bị bệnh khô mủ
(brown bast) trong vườn.
* Mỗi dòng vô tính sẽ thích ứng với một tổ hợp nhiều chế độ khai thác riêng cho
dòng vô tính đó. Ví dụ dòng PB235 có thể có một chế độ cạo trung bình đến nặng ngay
trong gia i đoạn đầu trong khi dòng GT1 nếu khai thác như vậy sẽ không thu được
nhiều mủ hơn là khai thác với một chế độ cạo nhẹ. Thêm vào đó, dòng PB235 thường
đáp ứng với kích thích mủ tốt hơn GT1 rất nhiều.
* Mủ cao su cũng thường chảy nhiều hơn trong những tháng cuối năm. Thường
trong ba tháng đầu năm không cho mủ cao, vì cây bị rụng lá, ra hoa và ra lá mới. Sản
lượng mủ sẽ tăng dần từ tháng 4 đến tháng 12. Tại Đông Nam Bộ người ta đã thống kê
được tỉ lệ sản lượng các tháng trong năm bình quân cho một số dòng vô tính chủ yếu
như GT1, RRIM600, PB235..., với một chế độ cạo 1/2S1/2d6d/7 như được trình bày ở
bảng phụ lục.
74
* Sản lượng của mủ cũng biến thiên trong các năm, từ khi bắt đầu khai thác đến
năm khai thác thứ 12 sản lượng sẽ tăng dần, gia i đoạn này được gọi giai đoạn khai thác
cao su non. Sau đó cho đến năm khai thác thứ 25 sản lượng thường cao và ổn định gọi
là gia i đoạn khai thác cao su trung niên, sau đó là giai đoạn cao su già sản lượng có
khuynh hướng giảm dần.
+ Kỹ thuật cạo mủ cao su hình chử S:
Hình 5.2: Hướng cạo
* Hướng đường miệng cạo:
Được qui định đối với cạo xuống là
từ 30-400 và cạo ngược là từ 40-450.
Với độ nghiêng này đường cạo sẽ cắt
được nhiều ống mủ nhất (chú ý rằng
hướng cạo luôn luôn ngược với
hướng ống mủ).
* Độ sâu lát cạo: Độ sâu được
tính từ mặt ngoài của vỏ cho đến
cách gỗ từ 1,1-1,5mm tùy theo tuổi cây, mùa vụ, dòng vô tính. Nếu cạo đụng đến gỗ
còn gọi là cạo phạm thì vỏ ở ngay chổ bị phạm sẽ không tái sinh được, gây trở ngại cho
thời kỳ khai thác trên vỏ tái sinh. Mặt khác nó sẽ tạo điều kiện cho bệnh loét sọc phát
triển. Cạo phạm cũng không làm cho mủ chảy ra bằng với cạo cách gỗ 1,1-1,5mm. Lớp
vỏ chừa lại này chính là tượng tầng mà nhờ nó vỏ có thể tái sinh trở lại trong những
chu kỳ khai thác sau. Ngược với cạo phạm là cạo cạn tức là cạo chưa sâu đến vị trí có
nhiều ống nhựa mủ nhất vì thế mủ sẽ không chảy hoặc chảy rất ít. Tuy nhiên cạo cạn
không gây bất kỳ một ảnh hưởng xấu nào đến quá trình sinh trưởng của cây.
* Độ hao dăm: Do nút mủ có độ dày là 1mm nên độ hao dăm cho phép là 1-
1,2mm cho cạo xuôi và 1-1,5mm cho cạo ngược.
* Chiều dài đường cạo: Thường trong khoảng từ 1/2 S đến 1S hoặc 1.1/2S. Cây
cao su khai thác càng già thì đường cạo càng dài. Chiều dài đường cạo thường tỉ lệ
thuận với sản lượng khai thác được trong lần cạo đó trong phạm vi đường cạo từ 1S-
1.1/2S. Nếu đường cạo dài thêm nữa có thể làm giảm sản lượng.
* Nhịp độ cạo: Mủ cao su có thể tái sinh lại sau 24 giờ kể từ lúc khai thác. Điều
này cho thấy nhịp độ cạo cao nhất là mỗi ngày cạo 1 lần. Tuy nhiên, hành động này có
Hướng cạo
Hướng ống mủ
300
75
thể làm giảm năng suất mủ trong những năm sau rất nhiều và ảnh hưởng mạnh đến sinh
lý bình thường của cây cao su. Thông thường thời gian giữa hai lần cạo là 2-3 ngày.
* Độ cao: Là khoảng cách từ điểm thấp của miệng cạo (miệng tiền) đến đất trong
trường hợp cây thực sinh. Đối với cây thực sinh có thân cây hình nón, càng lên cao
vanh thân càng nhỏ lạ i do đó để có miệng cạo dài hợp lý lúc mở miệng cạo lần đầu tiên
nên cạo thấp ở vị trí 0,6m cách mặt đất. Khi bắt đầu mở miệng cạo thường ở mức 1,1m
hoặc 0,65m cách mặt đất. Nếu cạo ngược thì độ cao bắt đầu cạo là 1,5m.
* Có hai loại cạo hình chữ S, một loại là cạo xuôi tức là việc cạo sẽ làm tiêu hao
vỏ theo hướng địa và ngược lại sự tiêu hao vỏ theo hướng thiên. Ở cây cao su đã khai
thác nhiều lần trên phần vỏ cạo từ 1,5m trở xuống đất người ta thường tiến hành cạo
ngược để gia tăng sản lượng trong mỗi lần cạo.
* Ngoài ra khi cạo cũng phải đảm bảo cho đường cạo không gợn sóng, vuông
tiền, vuông hậu, tránh vượt tuyến.
+ Kỹ thuật kích thích mủ: Có một số hóa chất có thể làm cho cây ra mủ nhiều
hơn, các chất đó được gọi là chất kích thích mủ (latex stimulant); ví dụ: AIA (acid
indol acetic), AIB (acid indolbutiric), 2,4D (acid diclorofenoxyacetic), 2,4,5T, CEPA
(acid cloetil phosphonic) hay còn gọi là ethepon, ethrel.
Cơ chế của tác động kích thích của các hóa chất này là hoặc chúng tự giải phóng
chất C2H4 vào mô cây hoặc là chúng kích thích mô vỏ tạo ra chất này. C2H4 đã làm cho
vỏ của hạt lutoid bền hơn và không thể bị vở khi chảy đến đường miệng cạo như thông
thường. Hệ quả là mủ cao su có chứa trong vỏ thân sẽ chảy nhiều hơn. Việc kích thích
mủ thông qua các hóa chất sẽ làm cho thời gian chảy mủ kéo dài hơn bình thường.
Chất kích thích mủ phổ biến hiện nay là Ethrel, chất này sau khi được bôi lên bề
bặt vỏ gần đường cạo thì sẽ thẩm thấu vào mô vỏ nằm gần tượng tầng. Có đến 90%
lượng thuốc được thấm vào mô vỏ sau 24 giờ bôi thuốc. Hiệu quả của thuốc được kéo
dài từ 1-2 tháng. Có đến 4 cách bôi thuốc khác nhau mà được gọi là: Ba, Pa, Ga và La.
Cũng cần lưu ý rằng: Khi sử dụng chất kích thích cần phải cân nhắc hiệu quả kinh
tế. Người ta thường kích thích cho cây đã khai thác trên 15 năm thì có hiệu quả kinh tế
cao nhất. Phản ứng của thuốc kích thích đối với các dòng vô tính khác nhau thì không
giống nhau. Thuốc kích thích không có tác động đến việc tái sinh mủ, hay bất kỳ một
sự gia tăng sản xuất mủ nào trong cây mà chỉ có tác dụng kéo dài sự bít mạch mủ tự
nhiên vốn có của cây. Vì thế, thuốc kích thích nên được xem là phương pháp giảm
công khai thác hơn là công cụ tăng năng suất.
+ Chế độ cạo: Chế độ cạo mủ là phương thức khai thác mủ đối với cao su được
áp dụng trong một thời gian nào đó. Một chế độ khai thác gồm các yếu tố sau:
S: Độ dài đường cạo; : Hướng cạo; d: Nhịp độ cạo; m, Pa/y: Chu kỳ cạo và
chế độ kích thích.
76
Chế độ cạo phổ biến cho cao su non và cao su trung niên thường là 1/2S d/3 6d/7
10m/12 không kích thich đối với giống ít đáp ứng và có kích thích đối với những giống
khởi động sớm. Chế độ cạo cho cao su già gần thanh lý: 1/2S d/3 6d/7 10m/12 .ET
5% Pa 6/y +1/2S 6d/7 4m/12.ET 5% Pa 4/y.
II. SƠ CHẾ MỦ NƯỚC.
- Thu gom và bảo vệ mủ từ vườn cây:
Mủ nước (latex) sau khi ra khỏi vườn thường được pha thêm một lượng nhỏ dung
dịch NH4OH để chống đông cho mủ trong quá trình vận chuyển về nhà máy. Bảo quản
mủ sạch, không có các chất bẩn để giữ cho chất lượng mủ được ổn định là điều cần
thiết.
Mủ đã đông ngay tại vườn cây cũng được thu gom. Tránh đất hoặc tàn dư thực
vật dính vào càng ít càng tốt. Loại mủ này sẽ được chế biến theo qui trình riêng và
thường có chất lượng thấp hơn mủ nước.
- Làm sạch:
Trước khi tách mủ cao su ra khỏi latex, mủ nước thường được lọc sạch qua các
loại lưới lọc thô và tinh để loại bỏ rác bẩn hay mủ cao su đã bị đông. Đối với mủ tạp,
phải trải qua quá trình nhai nhồi có dòng nước chảy liên tục để loại bỏ rác thải vì thế
chi phí thường cao hơn nhiều.
- Đánh đông mủ nước:
Đánh đông là công việc chỉ được tiến hành trên mủ nước, để tách cao su ra khỏi
mủ nước. Các công đoạn của đánh đông gồm việc pha loãng mủ và hoà vào mủ nước
sau khi được pha loãng một lượng acid acetic (CH3COOH) để quá trình đông được
thực hiện hoàn hảo.
- Sấy và đóng bánh:
Mủ sau khi được đánh đông hay nhai nhồi sẽ được cán mỏng hay cắt thành hạt và
sấy khô theo rất nhiều qui trình khác nhau để tạo ra những sản phẩm cao su sơ chế khác
nhau. Công đoạn sấy là công đoạn khó và quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng
của cao su thành phẩm. Vì thế, nhiệt độ sấy thường được tăng dần chứ không tiến
hành tăng đột ngột có thể gây ra hiện tượng "mủ chín không đều".
Bài 6. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC - ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY CÀ
PHÊ.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ RỄ CÀ PHÊ
Bộ rễ cây cà phê trưởng thành gồm rễ cọc, rễ trụ, rễ tơ (rễ cám).
- Rễ cọc: Là rễ có từ trong hạt phát sinh sớm, mọc thẳng, to, khỏe với chức năng
77
hút nước, dinh dưỡng ở tầng sâu và giữ cho cây vững chắc. Rễ cọc có tuổi thọ dài sinh
trưởng phát triển bền vững trong nhiều năm. Chiều dài rễ cọc từ 0,3m đến trên 1m tuỳ
thuộc rất lớn vào độ hổng đất, mạch nước ngầm và đặc tính của từng loài cà phê.
Hình 6.1: Bộ rễ của cây cà phê
- Rễ trụ chính: Là các rễ cấp 1 phát sinh trên rễ cọc, các rễ trụ phát sinh sớm
nằm gần và song song với mặt đất nên còn gọi là rễ ngang. Bán kính hoạt động của các
rễ này từ 1m - 3m, tuỳ thuộc vào độ xốp của tầng đất và đặc tính của giống. Rễ trụ của
cà phê vối có bán kính hoạt động rộng hơn cà phê chè.
Các rễ trụ phát triển sau phân bố ở phần cuối của rễ cọc, xuất hiện khi cây ở tuổi
thứ 5, thứ 6 là các rễ hỗ trợ rất lớn cho rễ cọc làm vững chắc cho cây và hút nước, dinh
dưỡng của tầng đất sâu, các rễ này có thể ăn sâu xuống từ 80cm-100cm.
- Rễ tơ (rễ cám): Các rễ này là tập hợp của các rễ từ cấp 2 trở lên. Các rễ trụ gần
mặt đất phát sinh rất nhiều rễ tơ, tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt từ 0-30cm. Số lượng
rễ nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào lý tính của tầng đất mặt. Chức năng chính của hệ rễ
tơ là hút dinh dưỡng, nước trên tầng đất mặt. Đồng thời rễ tơ lại có sức tái sinh rất
mạnh, có tính hướng nước, hướng phân rất rõ, đây là đặc điểm sinh trưởng của hệ rễ tơ.
Sự xuất hiện của rễ tơ tương đối sớm, khi cây hình thành rễ trụ khoảng 15 ngày thì rễ
tơ đã xuất hiện. Bán kính hoạt động của hệ rễ tơ khoảng từ 1m-1,5m .
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ
Ngoài yếu tố nội tại là đặc tính của giống, bộ rễ chịu nhiều ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh như đất trồng, chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kỹ thuật canh tác, chế
độ nhiệt và ẩm độ đất. Bộ rễ cà phê phát triển tốt trên đất có tầng canh tác dày, có tính
chất vật lý tốt, đặc biệt thích hợp đất có độ hổng từ 60-65%, có kết cấu hạt kết, hàm
lượng mùn cao. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trên 90% bộ rễ cà phê phân bố ở độ
sâu tầng đất mặt từ 0-30cm. Độ pH của đất thích hợp từ 4,5- 6,5.
Khi quan sát các vườn cà phê ở Tây Nguyên không có cây che bóng, không được
tủ gốc giữ ẩm thì trong những tháng mùa hè nhiệt độ trên lớp đất mặt cao đã làm cho
78
Bảng 6.1: Phân bố của bộ rễ cà phê ở Cơ tầng đất khác nhau
Tầng sâu
(cm)
Trọng lượng rễ (g) Trọng lượng rễ trong
1dm3 đất (g)
Tỷ lệ % so với
tổng số
0 - 30
30 - 60
60 - 90
90 - 120
1175,18
63,26
8,72
0,67
4,86
0,61
0,32
0,17
94,10
5,07
0,07
0,05
lớp rễ ăn nổi trên mặt đất chết gần hết. Ngược lại các vườn cà phê có cây che bóng, tủ
gốc vào thời điểm đó các rễ tơ ăn nổi vẫn phát triển mạnh.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÂN, CÀNH
1. Đặc điểm thân cà phê: Cây cà phê thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, khi còn nhỏ ở thời
kỳ đầu trong vườn ươm thân có góc cạnh gần vuông, màu xanh. Khi cây lớn do sự phát
triển của các tế bào cung tiền tượng tầng hoạt động sinh ra nhiều mạch gỗ và libe thứ
cấp làm cho thân cây có hình trụ tròn. Gỗ cây cà phê màu vàng ngà dòn dễ gãy nên
chịu gió bão kém.
Thân cà phê có nhiều đốt, mỗi đốt mang một cặp lá. Tại mỗi nách lá có 2 loại
mầm cành: Mầm cành cấp 1 được gọi là cặp cành cơ bản vì đây là những cặp cành tạo
nên khung tán của cây. Cành cơ bản còn được gọi là cành quả vì chỉ có các cặp cành
này mới có khả năng cho hoa quả. Một mầm cành khác là mầm của cành vượt không
có khả năng cho quả, nhưng có thể trở thành một cây cà phê mới. Độ dài lóng đốt của
thân mỗi giống, mỗi đoạn trên thân cũng khác nhau. Chiều cao cây của loài cà phê vối
cao hơn cà phê chè. Trong sản xuất thường phải tạo ra độ cao kinh tế để có năng suất
cao, dễ chăm sóc, thu hoạch.
Tốc độ sinh trưởng của thân phụ thuộc vào đặc tính của từng giống và phụ thuộc
điều kiện ngoại cảnh. Thời kỳ nảy mầm thân mầm phát triển chậm, khi cây được 2 cặp
lá thật thân phát triển nhanh, khi đủ tuổi vườn ươm là 6-7 tháng chiều cao cây trên
20cm-25cm. Đồng thời đã có ít nhất là 5 cặp lá (thường có 6 cặp) và đã có khả năng
phân hoá mầm cành cấp 1 (cơ bản, cành ngang, cành quả). Ở điều kiện khí hậu tốt sau
hai năm thân có chiều cao từ 90cm-120cm và cây tăng trưởng nhanh cho đến năm thứ
4, trong giai đoạn từ 1-4 năm nếu thiếu dinh dưỡng thân tăng trưởng chậm, cành cơ bản
phát triển chậm khung tán cây phát triển kém. Sức sinh trưởng của cà phê vối mạnh
hơn cà phê chè. Tuổi thọ của thân cây cà phê biến động lớn bởi điều kiện ngoại cảnh và
luôn ngắn hơn tuổi thọ của bộ rễ. Nhưng nhờ có chồi vượt thay thế được thân nên có
thể cưa đốn phục hồi để kéo dài chu kỳ kinh tế. Ở Việt Nam tuổi thọ của thân cây cà
phê tuy không dài bằng các vùng nguyên sản, nhưng cũng đạt tới trên 50 đến 60 năm.
2. Đặc điểm của cành cà phê: Tại mỗi nách lá của thân có 2 loại mầm cành: Cành
79
ngang và cành vượt.
+ Cành ngang (cành quả): Hay là cành cơ bản, phát sinh trên đốt của thân và
mỗi nách lá chỉ có duy nhất một mầm chồi, khi chồi này bị chết thì không có mầm
khác thay thế. Cơ cặp cành đối xứng nhau qua thân, cặp cành trên vuông góc với cặp
cành dưới phân bố đều trong không gian. Khi cây được một năm đã có khoảng 6-12
cặp cành. Các giống cà phê chè thấp cây như Catura, Catuai, Catimor sau một năm
thường có từ 10-12 cặp. Cà phê vối từ 6-10 cặp.
Trên các đốt của cành tại mỗi nách lá có hai loại mầm: Mầm của cành ngang thứ
cấp và mầm hoa. Cà phê chè phát sinh cành thứ cấp nhiều, nếu để mọc tự nhiên có thể
tới 7 cấp cành, trong sản xuất thường chỉ để tới 3 cấp cành. Loài cà phê vối phát sinh ít
cấp cành, nếu để tự nhiên và trồng ở các vùng có khí hậu tốt mới phát sinh cành cấp 2.
Ở Việt Nam các tỉnh Bắc miền Trung - Nghệ An, Thanh Hoá cà phê vối hầu như không
sinh cành cấp 2 khi để phát triển tự nhiên. Do khả năng phát sinh cành cấp 2 kém vì
vậy sau 2-3 năm cho quả Cơ cành tàn lụi dần làm cho số lượng cặp cành cơ bản ít dần
từ đoạn dưới của thân. Nếu không tác động biện pháp tạo hình bổ sung sớm thúc đẩy
sự ra cành quả thứ cấp, tán cây sẽ thu hẹp chỉ còn một số rất ít cặp cành ở đoạn thân
gần đỉnh và thường gọi là "cà phê dù".
Ở cà phê năm đầu cây chỉ hình thành cành lá, năm thứ 2 trên các đoạn cành năm
trước là cành lá sẽ hình thành hoa quả, đồng thời cũng lạ i hình thành thêm 1 đoạn cành
lá mới. Và năm sau nữa đoạn cành này mới hình thành hoa quả và lại tiếp hình thành
một đoạn cành mới và cứ như vậy tiếp tới các năm sau. Tuy nhiên ở mỗi loài cà phê
cũng có sự khác nhau.
Cà phê vối và cà phê mít trên mỗi đoạn cành chỉ ra hoa, quả 1 năm. Những năm
sau không ra hoa, quả nữa và như vậy hoa, quả được hình thành ngày càng xa gốc, ở
những đoạn cành đã ra hoa, quả sẽ hình thành các cành thứ cấp.
Cà phê chè sau những năm ra hoa quả, trên các đoạn cành đã ra hoa, quả có thể
còn ra hoa, quả một số năm nữa. Các giống như Catura, Portugal, Catimor chỉ ra hoa,
quả trên đoạn cành đã ra hoa, quả 3-4 năm. Nhưng cà phê Mokka và Typica ra hoa ,
quả trên các đoạn cành đã ra hoa, quả nhiều năm hơn (có thể 6-7 năm hoặc hơn nữa).
Như vậy số đốt có quả của cà phê Mokka, Typica càng lâu càng nhiều, từ gốc ra đến
ngọn hầu như chỗ nào cũng có quả. Trong khi đó do sự ra hoa, quả của các giống
Catimor, Catura, Portugal chỉ 3-4 năm nên năng suất thấp hơn.
Sự phân cành theo chiều ngang của cà phê phụ thuộc vào khả năng sinh trưởng.
Cà phê mít có tốc độ sinh trưởng mạnh nhất nên cành phân theo chiều ngang cũng
mạnh nhất và chiếm diện tích đất lớn. Cà phê vối và cà phê chè có tốc độ sinh trưởng
theo chiều ngang thấp. Trong đó các giống Catura, Catimor, Portugal phân cành chiều
ngang mạnh hơn chiều cao và lớn hơn so với các giống Mokka,Typica. Giống
Mokka,Typica thì lại phân cành chiều cao mạnh hơn chiều ngang nên tận dụng ánh
80
sáng tốt hơn và có thể trồng dày. Sự phân cành theo chiều ngang còn phụ thuộc vào độ
dày của các đốt, cà phê mít có các đốt thưa nhất, cà phê chè ngắn nhất trong đó 2 giống
Catura, Catimor có đốt dày hơn 2 giống Mokka,Typica.
Quy luật ra cành, ra hoa, quả của các loài và giống liên quan đến các biện pháp kỹ
thuật như xác định mật độ, tỉa cành, thu hái quả.
+ Cành vượt: Mầm ngủ của cành vượt chỉ có trên các nách lá của thân cây cà
phê và nằm ở dưới mầm ngủ của cành ngang từ 1-1,5mm nên cành thường xuất hiện
sau cành ngang. Số lượng mầm ngủ tại mỗi đốt thân nhiều hơn mầm của cành ngang.
Cành vượt có hướng phát triển cùng chiều thẳng đứng như thân.
Vào thời kỳ kinh doanh cành vượt thường phát sinh nhiều, đặc biệt khi thân cây
bị gãy, hay bị cưa đốn các chồi vượt phát triển nhiều, tốc độ tăng trưởng nhanh. Vì vậy,
nếu cà phê đang ra hoa, làm quả không đánh tỉa chồi vượt sớm dinh dưỡng bị chi phối
rất lớn sẽ làm giảm năng suất
Đặc điểm của cành vượt là không có khả năng ra hoa, quả, tuy nhiên có thể dùng
đoạn cành vượt để giâm cành, dùng ngọn để ghép.
Hình 6. 2: Đoạn thân và cành cà phê
A. Đoạn cành đã cho quả ở những năm trước; B. Đoạn cành đang mang quả.
C. Đoạn cành tơ mới được hình thành
81
III. LÁ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ LÁ CÀ PHÊ
Lá cà phê là loại lá đơn có kích thước khá lớn. Chiều rộng lá cà phê chè từ 6-
7cm, chiều dài từ 10-12cm. Lá cà phê vối chiều rộng lá từ 10-15cm dài từ 20-30cm.
Dạng lá bầu hoặc mũi mác, mép lá gợn sóng nên mặt phiến lá không phẳng, có nhiều
vùng lõm sẽ là vùng tụ lạnh khi có sương giá. Diện tích lá cà phê lớn, có số lượng khí
khổng khá lớn từ 240-260 cái/mm2 ở mặt dưới phiến lá, từ 158-204 cái ở mặt trên
phiến lá. Cà phê có tán lá xanh quanh năm với tổng diện tích lá lớn từ 22-45m2, có hệ
số che phủ (chỉ số diện tích lá) đạt 4-6 lần (Franco 1974). Vì vậy, cây cà phê có sự phát
tán nước lớn. Chỉ số bốc hơi của cà phê 2-3 tuổi là 6,29g/dm2 /ngày. Sự phát tán nước
của cây 3 tuổi đã là 7.273 lít/cây/năm. Cường độ thoát hơi nước từ 0,4-1,6mg/dm2 /h.
Đời sống của lá hay gọi cách khác là tuổi thọ của lá có liên quan rất mật thiết đến
sức sinh trưởng và năng suất của cây. Boyer nghiên cứu lá cà phê có tuổi thọ từ 7-10
tháng và chia làm 4 gia i đoạn phát triển: Giai đoạn sinh trưởng từ 3-4 tuần, giai đoạn
Cutin hoá 4-5 tuần, gia i đoạn sinh trưởng từ 16-24 tuần, gia i đoạn già cỗi 3-6 tuần. Một
số nghiên cứu khác xác định tuổi thọ của lá cà phê từ 10-12 tháng.
Tại Việt Nam Nguyễn Sĩ Nghị cho thấy cây cà phê chè trong điều kiện vùng sinh
thái thuận lợi, chăm sóc tốt tuổi thọ của lá tới 12 tháng. Ở Tây Nguyên (Hoàng Thanh
Tiệm, 1999) thì đời sống của lá từ 8-12 tháng. Các vùng có gió thổi mạnh trong mùa
khô thiếu nước, lá cà phê vối rụng nhiều và sớm trước khi hoa nở, tuổi thọ lá chỉ còn 5-
6 tháng. Vì vậy, việc trồng cây che bóng và trồng đai rừng chắn gió là yêu cầu cần thiết
không thể thiếu nhằm hạn chế tác hại của gió.
Là cây có độ che phủ lớn, đặc biệt là những giống cà phê thấp cây, tán khít. So
với nhiều cây trồng quang hợp theo chu trình C3 thì hiệu suất quang hợp của cà phê đạt
thấp hơn. Do hiệu suất quang hợp thấp nên để nuôi được 1 quả cà phê phải cần tới
20cm2 lá, trong khi đó diện tích của 1 cặp lá/đốt của cà phê chè khoảng từ 60-80cm2 , cà
phê vối là 200-240cm2, mỗi đốt cành có thể cho từ 12-20 quả ở cà phê chè và từ 15 -
30 quả/đốt với cà phê vối. Vì vậy, lá của cây dù có đạt hiệu suất quang hợp cao nhất
cũng không thể nuôi đủ số lượng quả lớn trên cây nên có hiện tượng rụng quả hàng loạt
vào giai đoạn quả phát triển nhanh, có trường hợp cây bị kiệt sức, khô cành do sự huy
động quá nhiều chất dinh dưỡng vào nuôi quả. Đây là hiện tượng thường xảy ra, đặc
biệt là những vườn cà phê không có cây che bóng và cho năng suất quá tải.
Các nghiên cứu về khả năng quang hợp của cây cà phê đã xác định quả cà phê
xanh cũng có khả năng quang hợp. Kết quả nghiên cứu của Cannell (1971) tại Kenya
cho thấy hoạt động quang hợp của quả tích luỹ được khoảng 30% trọng lượng chất khô
và đã hỗ trợ, bù đắp sự thiếu hụt hợp chất khô tích luỹ được nhờ quang hợp ở lá khi cây
phát triển quả.
Cây cà phê là cây ưa ánh sáng tán xạ vì vậy quá trình quang hợp sẽ thực hiện tốt
trong điều kiện cây được che bóng ở mức độ nhất định. Theo nghiên cứu của Almann
82
và Dittmer (1968) trên cây cà phê chè cho thấy 1m2 lá ngoài nắng ở nhiệt độ 200C
trong một giây chỉ quang hợp được 7 µmol CO2, cây che bóng là 14 µmol CO2 . Đối
với Cơ lá hoàn toàn không bị che khuất ở ngoài ánh sáng điểm bão hoà là 500-600
µE/m2 /s. Trong khi đó Cơ nước nhiệt đới cường độ chiếu sáng vào buổi trưa những
ngày có nắng thường đạt tới 2.500 µE/m2 /s lớn gấp 5 lần so với điểm bão hoà của lá cà
phê ở ngoài ánh sáng. Vì vậy, những nghiên cứu của Nutman (1937), Yamaguch và
Friend (1979), Kumar và Tressen (1980) cho thấy hoạt động quang hợp của lá cà phê
mạnh nhất vào lúc 7-10h sáng và từ 3 - 6h chiều trong ngày, vào buổi trưa thì là hầu
như ngừng quang hợp. Cường độ ánh sáng mạnh ở những lá không được che bóng
không những làm cho lá không thực hiện được chức năng quang hợp mà còn làm tổn
thương đến hệ thống diệp lục của lá, đặc biệt là hệ thống tiếp nhận ánh sáng II
(Photosystem). Những kết quả này nhằm minh chứng cho việc phải sử dụng cây che
bóng cho các vườn cà phê.
Việc sử dụng cây che bóng hay không sử dụng cây che bóng còn có ý kiến trái
ngược nhau, song trong thực tế cho thấy rằng việc có sử dụng cây che bóng hay không,
trước hết căn cứ vào điều kiện khí hậu cụ thể của từng vùng sinh thái, từng giống cà
phê cũng như các biện pháp kỹ thuật khác như chế độ phân bón, mật độ trồng v.v.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới bộ lá cà phê
+ Ánh sáng: Qua các nghiên cứu ở phần trên thì để cho bộ lá hoạt động quang
hợp tốt, ta phải có chế độ điều chỉnh ánh sáng để có cường độ ánh sáng thích hợp cho
cây cà phê nhằm đảm bảo năng suất cao và ổn định lâu dài trong suốt chu kỳ kinh tế,
đồng thời kéo dài chu kỳ kinh tế. Vì vậy, các biện pháp kỹ thuật như định ra mật độ
trồng thích hợp cho từng giống, trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió và đánh tỉa
chồi, tỉa cành sẽ ảnh hưởng trực tiếp điều chỉnh thích hợp chế độ chiếu sáng.
+ Nhiệt độ: Quá trình quang hợp nhiệt độ thích hợp là 20-25OC, nếu trên 250C
hoạt động sẽ giảm dần và ngừng quang hợp ở nhiệt độ 350C. Khi nhiệt độ cao sẽ kéo
theo sự thiếu hụt nước trong cây do khí khổng đóng lạ i, làm giảm khả năng trao đổi
không khí môi trường bên ngoài, làm tăng hàm lượng khí CO2 trong tế bào làm ức chế
hoạt động quang hợp. Nhiệt độ tăng cao sẽ làm cho các hệ thống tiếp nhận ánh sáng
của diệp lục bị phá huỷ và sẽ gây ra những vết cháy trên lá cà phê. Để giảm bớt sự tăng
nhiệt độ trong vườn cà phê thì các biện pháp tưới nước, tủ gốc có vị trí hết sức quan
trọng.
IV. HOA VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOA CÀ PHÊ
- Cấu tạo của hoa: Cà phê là loại hoa lưỡng tính, hoa mọc thành xim tại nách lá
của các cành ngang. Mỗi xim có từ 2-4 cụm, mỗi cụm có từ 2-5 hoa tạo thành vòng
trên một mắt đốt. Hoa có cuống ngắn, trên cuống đính một bầu hoa (thuộc loại bầu hạ)
có hai ngăn, có một nhụy gồm ống và núm nhụy. Nhị gồm 5 cái có bao phấn và hạt
83
phấn, nằm sát 5 cánh hoa. Cánh hoa (tràng) phần dưới hợp thành ống nằm trong lá đài,
phần trên phân thành 5 cánh. Hoa có hương thơm dịu.
- Sự phát triển và nở hoa: Mỗi giống cà phê khác nhau có thời gian ra hoa sớm
muộn khác nhau.
Các giống cà phê chè (Coffea arabica) thuộc giống thấp cây như Catura, Catuai,
sau 24 tháng trồng sẽ nở hoa quả lần đầu (quả bói).
Giống Catimor nếu chăm s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_695.pdf