Bài giảng Chí khí anh hùng ( Trích Truyện Kiều )

1. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều:

Tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện quyết tâm ra đi của Từ Hải?

Hãy giải thích nghĩa những từ: Trượng phu, Thoắt, Động lòng bốn phương, Lên đường thẳng rong .

- Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí lớn, thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục của Nguyễn Du.

- Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng.

Động lòng bốn phương: Khát vọng tạo lập công danh, sự nghiệp thỏa chí nam nhi.

- Thanh gươm yên ngựa: Một mình một ngựa lên đường.

- Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 25943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chí khí anh hùng ( Trích Truyện Kiều ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN DU Tiết 79 * Trọng tâm của bài: Hiểu được lí tưởng anh hùng của Từ Hải thông qua ngôn ngữ thơ. I. Tiểu dẫn: 1. Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 – 2230 (3254). Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh, cả hai sống hạnh phúc. Từ Hải muốn có sự nghiệp lớn nên từ biệt Kiều ra đi. 2. Bố cục: 4 câu đầu. 12 câu tiếp. - 2 câu cuối. 1. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Từ Hải ra đi khi cuộc sống gia đình như thế nào? Thời điểm Từ Hải ra đi lập nghiệp cũng là lúc cuộc sống lứa đôi đang bắt đầu và vô cùng hạnh phúc. Đó là cuộc chia tay của “trai anh hùng – gái thuyền quyên”. Họ nhận ra nhau ngay buổi đầu gặp gỡ “Cười rằng tri kỉ trước sau mấy người”. Thế nhưng không bằng lòng với cuộc sống êm đềm mà khao khát giấc mộng anh hùng nên Từ Hải quyết lòng ra đi….. 1. Cuộc chia tay giữa Từ Hải và Thuý Kiều: II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: Tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết thể hiện quyết tâm ra đi của Từ Hải? Hãy giải thích nghĩa những từ: Trượng phu, Thoắt, Động lòng bốn phương, Lên đường thẳng rong…. - Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí lớn, thể hiện thái độ trân trọng, cảm phục của Nguyễn Du. - Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng. Động lòng bốn phương: Khát vọng tạo lập công danh, sự nghiệp thỏa chí nam nhi. - Thanh gươm yên ngựa: Một mình một ngựa lên đường. - Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Cuộc chia tay giữa Thuý Kiều và Từ Hải: - Qua bốn câu thơ đầu tác giả cho ta thấy Từ Hải là con người như thế nào? Người xưa thường nói: Anh hùng không qua ải mỹ nhân Nhưng Từ Hải đã gác lại hạnh phúc riêng tư đó để quyết chí lên đường. Hoài Thanh nhận xét : Từ Hải “không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng, mà là người của trời đất, của bốn phương” Tham khảo Kiều chia tay Kim Trọng: “ Dùng dằng chưa nỡ rời tay. Vầng đông, trông đã đứng ngay nóc nhà. Ngại ngùng một bước, một xa. Một lời trân trọng châu sa mấy hàng. Buộc yên, quảy gánh vội vàng. Mối sầu sẻ nửa, bước đường chia hai. Buồn trong phong cảnh quê người. Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa. Não người cử gió tuần mưa. Một ngày nặng gánh tương tư một ngày. Kiều chia tay Thúc Sinh: Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng bụi phấn chinh an. Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh. Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi. Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm đường. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Cuộc đối thoại của Thuý Kiều và Từ Hải: Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Kiều có thái độ như thế nào? Thái độ đó thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua lời nói đó chứng tỏ Kiều là người vợ như thế nào? Nàng rằng “Phận gái chữ tòng”. Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. - “Phận gái chữ tòng”: Bổn phận người vợ là phải theo chồng. - “Một lòng xin đi”: Quyết tâm theo chồng dù có gian nan vất vả. - “Từ rằng: Tâm phúc tương tri, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Cuộc đối thoại của Thuý Kiều và Từ Hải: b. Lời Từ Hải. Trước thái độ của Kiều, Từ Hải đã trả lời như thế nào? Giaỉ thích cụm từ “Tâm phúc tương tri”? =>“ Tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc -> Kiều đừng để nữ nhi thường tình làm vướng bận Từ Hải, hãy ủng hộ để Từ Hải an tâm lên đường. “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Cuộc đối thoại của Thuý Kiều và Từ Hải: b. Lời Từ Hải. Sau khi từ chối, Từ Hải đã hứa gì trong những câu thơ tiếp theo? - “Mười vạn tinh binh”: Thế lực lớn mạnh - “Rõ mặt phi thường”: Tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào sự nghiệp bản thân. - “Rước nàng nghi gia”: hứa trở về đón Kiều cùng hưởng hạnh phúc “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 2. Cuộc đối thoại của Thuý Kiều và Từ Hải: b. Lời Từ Hải. -“Bốn bể không nhà” -> Vất vả, gian nan của buổi đầu lập nghiệp - “Một năm sau” Khẳng định bản lĩnh, sự tự tin sẽ làm nên sự nghiệp trong thời gian ngắn. Bốn câu thơ tiếp theo Từ Hải đã bày tỏ điều gì với Kiều? Từ Hải là con người như thế nào qua đoạn đối thoại với Kiều? - Hình ảnh ẩn dụ: Bản lĩnh phi thường Khát vọng xây dựng sự nghiệp lớn Chim Bằng bay lên  Miêu tả nhân vật theo hướng lí tưởng hoá  lí tưởng anh hùng với cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 3. Từ Hải quyết chí ra đi: Phân tích hai câu thơ cuối để thấy rõ ý chí quyết tâm ra đi của Từ Hải? Từ Hải của Thanh Tâm Tài Nhân: miêu tả trần trụi, có nét tướng cướp, lại từng thi hỏng, đi buôn. Bút pháp lí tưởng hoá: Miêu tả một con người anh hùng nghĩa hiệp, có tinh thần tự do, có chí khí và tài năng xuất chúng, dám nghĩ dám làm Từ Hải trong Truyện Kiều: có tinh thần tự do, nghĩa hiệp (“Kiều gặp Từ Hải”), tài năng phi thường (“Chí khí anh hùng”) Tham khảo Sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du: III. TỔNG KẾT: 1. Nghệ thuật miêu tả: Bút pháp lí tưởng hoá: Từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, ước lệ…. 2. Nội dung: Qua nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gấm ước mơ công lí. Thảo luận nhóm–Thời gian 3 phút Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích? Câu 1: Hành động nào của Từ Hải bộc lộ rõ nhất lí tưởng anh hùng? a.“Nửa năm hương lửa đương nồng Trượng phu thoắt đã, động lòng bốn phương” b. “Quyết lời dứt áo ra đi Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”. c. “ Trông vời trời bể mênh mang. Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”. d. Cả a, b và c. Câu hỏi củng cố Chọn đáp án đúng nhất! Câu 2: Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du là: a. Hoàn toàn sáng tạo, không dựa theo bất kì khuôn mẫu nào. b. Giữ lại những nét tính cách của Từ Hải trong “Kim Vân Kiều truyện”. c. Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá, dùng những hình ảnh ước lệ. d. Miêu tả theo bút pháp hiện thực, cá tính được thể hiện đậm nét. Câu hỏi trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất! DẶN DÒ - Học bài: Phần thơ và bài giảng. - Chuẩn bị bài “Văn bản văn học”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBài giảng điện tử- văn-chí khí anh hùng.ppt
Tài liệu liên quan