Khung trình độ quốc gia (NQFs)
21Quan niệm trình độ
Trình độ:
Là một chứng chỉ chính thức do một đơn vị chính thức
phát hành, để công nhận rằng một cá nhân đã được
đánh giá là đạt được kết quả học tập hoặc năng lực theo
tiêu chuẩn đã qui định cho loại trình độ đó, thường là loại
chứng chỉ sơ cấp, bằng trung cấp, CĐ hoặc ĐH.
Việc học tập và đánh giá cho một trình độ có thể được
thực hiện thông qua kinh nghiệm làm việc và/ hoặc một
chương trình học tập. Một trình độ thể hiện sự công nhận
chính thức về giá trị trên thị trường lao động và cho bậc
GDĐT cao hơn. (OECD 2005)
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 22NQFs và bảo đảm chất lượng
Một NQF có thể cung cấp một khung thích hợp
về tiêu chuẩn và thủ tục dựa vào đó để xây dựng
hệ thống BĐCL và giúp cho việc đạt được sự tin
tưởng và kết nối tốt hơn trong hệ thống trình độ
quốc gia.
Một NQF không có hệ thống BĐCL kèm theo sẽ
không có hiệu quả trong việc xây dựng chất
lượng và độ tin cậy của các trình độ quốc gia.
45 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chiến lược phát triển nhà trường và định chuẩn nghề cấp độ Asean và quốc tế - Nguyễn Quang Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7/2014
Nguyễn Quang Việt, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH CHUẨN
NGHỀ CẤP ĐỘ ASEAN VÀ QUỐC TẾ
Quan niệm, Phương pháp, Quy trình
Quan niệm chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Thuật ngữ chiến lược (strategy), có nghĩa là
cấp tướng, chỉ huy chiến dịch hoặc mặt trận;
Người Pháp sử dụng thuật ngữ Strategos từ
1810.
2
Quan niệm chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Vai trò của chiến lược nổi lên rõ rệt khi mục tiêu
cuối cùng không thể đạt được bằng một chiến dịch
đơn lẻ, mà cần phải thực hiện phối hợp giữa các
phân đoạn trên con đường hành động. Cần phải
phối hợp các chiến dịch sao cho các mục tiêu cục
bộ đạt được trong từng chiến dịch hợp thành một
con đường ngắn nhất đạt tới mục tiêu quân sự
cuối cùng.
3
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Trong quá trình xây dựng chiến lược phải quan
tâm tới cả ba mặt:
- Làm rõ mục tiêu;
- Lựa chọn cách đi (quan điểm/cách tiếp cận);
- Phương thức phân bổ nguồn lực (theo thứ tự
ưu tiên)
4
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
- Việc làm rõ mục tiêu cần đạt có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Thiếu mục tiêu hành động chung, các
phân hệ sẽ chạy theo mục tiêu cục bộ của mình,
thậm chí, nhiều khi còn chống đối nhau và không thể
có được hành động thống nhất.
- Mục tiêu thống nhất cũng sẽ quy định tiêu chuẩn
đánh giá tính hợp lý của hướng hành động lựa
chọn và đóng vai trò là thước đo hiệu quả để đạt
được và định hướng chung cho hoạt động của toàn
hệ thống.
5
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Mục tiêu xác định không đúng đắn có nghĩa là đã
theo đuổi, giải quyết một vấn đề đặt ra không
“trúng” từ đầu và điều đó sẽ dẫn tới sự phung phí
các nguồn lực, như vậy, còn nguy hiểm hơn cả
trường hợp giải quyết không có hiệu quả một vấn
đề đặt ra đúng đắn.
6
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Nếu như đối với các chiến lược, yêu cầu đặt ra là
bảo đảm tính khả thi, với chính sách là tính hợp lý,
thì đối với các kế hoạch phải là tính hiệu quả.
Các đòi hỏi này phải quán triệt cả trong việc xác
định mục tiêu, lựa chọn hướng hành động, thiết kế
cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống.
7
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Trong nhiều trường hợp, do không nắm chắc yêu
cầu này nên đã dẫn tới các kiểu chỉ đạo sai lệch
trong thực tiễn, hoặc “duy ý chí” hoặc “kỹ trị”
hoặc “lý luận suông”.
8
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
“Duy ý chí” là mong muốn nhiều, đặt ra
mục tiêu quá cao, nhưng không khả thi.
9
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
“Kỹ trị” là trong quá trình xây dựng chiến
lược diễn ra quá nhiều cuộc bàn luận, tính
toán về những chỉ số chi tiết (mang tính kỹ
thuật) mà quên mất những vấn đề quan
trọng về những giải pháp.
10
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
“Lý luận suông” là tập trung quá nhiều sức
lực tâm trí vào những vấn đề về quan điểm,
tranh luận từng câu văn, cách bố trí từng cụm
từ, mà ít tranh luận vào những vấn đề mang
tính triết lý phát triển của bản chiến lược.
11
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Một bản chiến lược bao gồm các nội dung cơ bản:
Tư tưởng chủ đạo (quan điểm);
Mục tiêu cần đạt trong viễn cảnh dài hạn (có phân
đoạn theo thời gian);
Các trọng điểm ưu tiên; và
Các giải pháp mang tính chiến lược (tầm dài hạn)
12
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 13
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
S (1) Strengths: Thế mạnh biểu hiện nền tảng trên
đó chiến lược thành công có thể được xây dựng và
phát huy;
W (2) Weaknesses: Điểm yếu cần phải khắc phục
hoặc hạn chế;
O (3) Opportunities: Những cơ hội đang và sẽ đem
lại cần tận dụng;
T (4) Threats: Những nguy cơ đe dọa cần phải ngăn
ngừa.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 14
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 15
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
S (1) Strengths:
Trường có những ưu điểm nào?
Thành công của trường trong năm học trước là gì?
Trường làm những việc nào có kết quả mỹ mãn nhất?
Đặc trưng nổi trội nào so với trường khác?
Kinh nghiệm và thành tựu của trường được xây dựng
theo con đường nào mà trường khác không có?
Phòng/khoa X của trường có những điểm mạnh gì?
..
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 16
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
W (2) Weaknesses:
Trường yếu ở những điểm nào?
Yếu tố nào dẫn đến sự thất bại của tổ chức?
Bản thân trường còn có điểm tồn tại/khuyết điểm gì?
Những yếu tố nào có thể cải thiện?
.
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
O (3) Opportunities:
Chủ trương sắp tới của Nhà nước sẽ đem lại lợi thế gì
cho trường? (nghề trọng điểm, AEC 2015)
Sự quan tâm của lãnh đạo địa phương có giúp ích gì
cho nhà trường hay không?
Những xu hướng giáo dục hoặc phương pháp giảng
dạy mới nào mà nhà trường nhận thấy được?
Hình như khu đất này sắp quy hoạch?
..
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 17
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
T (4) Threats:
Sự gia tăng số lượng các trường đại học trên địa bàn
liệu có cuốn hút hết nguồn tuyển sinh của trường?
Các quán internet hoặc karaoke gần trường có ảnh
hưởng gì đến học sinh trong trường hay không?
Xu hướng bạo lực học đường có xâm nhập vào trường
ta không?
Đường xá xuống cấp và kẹt xe có ảnh hưởng đến việc
học của học sinh hay không?
.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 18
Phương pháp luận xây dựng chiến lược
Kỹ thuật xây dựng chiến lược bằng công cụ SWOT
- Phân tích, đánh giá SO, ST, WO, WT;
- Linh hoạt O – T;
- Sử dụng phương pháp Brainstorming.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 19
Khung trình độ và
Nghề cấp độ quốc tế?
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 20
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Tuck (2007): mô tả NQF như một công cụ để phát
triển, phân loại và công nhận các kỹ năng, kiến thức
và năng lực theo những mức độ được chấp thuận
liên tục. Đó là một cách cấu trúc trình độ mới và
trình độ hiện tại được định nghĩa bởi chuẩn đầu ra
(learning outcomes).
Tổ chức Đào tạo Châu Âu (ETF): năm 2011 trên 120
quốc gia đã xây dựng NQF. Bắt đầu từ các nước nói
tiếng Anh đầu 1990s.
Khung trình độ quốc gia (NQFs)
21
Quan niệm trình độ
Trình độ:
Là một chứng chỉ chính thức do một đơn vị chính thức
phát hành, để công nhận rằng một cá nhân đã được
đánh giá là đạt được kết quả học tập hoặc năng lực theo
tiêu chuẩn đã qui định cho loại trình độ đó, thường là loại
chứng chỉ sơ cấp, bằng trung cấp, CĐ hoặc ĐH.
Việc học tập và đánh giá cho một trình độ có thể được
thực hiện thông qua kinh nghiệm làm việc và/ hoặc một
chương trình học tập. Một trình độ thể hiện sự công nhận
chính thức về giá trị trên thị trường lao động và cho bậc
GDĐT cao hơn. (OECD 2005)
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 22
NQFs và bảo đảm chất lượng
Một NQF có thể cung cấp một khung thích hợp
về tiêu chuẩn và thủ tục dựa vào đó để xây dựng
hệ thống BĐCL và giúp cho việc đạt được sự tin
tưởng và kết nối tốt hơn trong hệ thống trình độ
quốc gia.
Một NQF không có hệ thống BĐCL kèm theo sẽ
không có hiệu quả trong việc xây dựng chất
lượng và độ tin cậy của các trình độ quốc gia.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 23
NQFs và bảo đảm chất lượng
Phạm vi tin cậy đối với các cấp trình độ được xây
dựng dựa trên những mối quan tâm chung, những
điều kiện để công nhận đạt được các trình độ,
việc tham gia của các bên liên quan chính trong
việc thiết kế trình độ và làm rõ giá trị gia tăng mà
trình độ đó mang lại.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 24
NQFs và bảo đảm chất lượng
Kiểm định các trình độ
- Là quá trình mà một cấp trình độ được quốc
gia công nhận;
- Hình thức, độ phức tạp, và khối lượng học tập
được xác nhận phù hợp với loại trình độ đó.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 25
Việt Nam NQFs?
- Cơ sở pháp lí xây dựng NQF
- Luật Giáo dục, Luật dạy nghề,
- TCKNNQG nên được phát triển dựa vào NQF hay
NQF cần phải bám sát vào tiêu chuẩn nghề nghiệp
hoặc TCKNNQG? hoặc chúng được phát triển riêng
rẽ, tách biệt nhau?
- Mục tiêu đào tạo?
- Kiểm định chất lượng (các điều kiện bảo đảm chất
lượng) Kiểm định độc lập trình độ đào tạo?
26Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Việt Nam NQFs?
Liên thông trong giáo dục
“Liên thông trong giáo dục là biện pháp giúp người
học có thể sử dụng kết quả học tập đã có để học
tiếp ở các cấp học, trình độ cao hơn cùng ngành
nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình
thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với
yêu cầu nội dung tương ứng.”
(Khoản 1 Điều 4 Nghị định 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/08/2006
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật GD)
27Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề
Quan điểm định chuẩn
Định chuẩn: Điều được quy định thành chuẩn để
những đối tượng nhất định theo đó mà thực hiện,
tuân theo.
Chuẩn: i) Cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu,
để hướng theo đó mà làm cho đúng;
ii) Cái được định ra thành tiêu chuẩn;
iii) Cái được công nhận là đúng theo quy định
hoặc theo thói quen phổ biến trong xã hội.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 28
Quan điểm định chuẩn
- Chất lượng quốc tế/Chất lượng cao?
- Trình độ quốc tế/Cấp độ quốc tế?
- Tiêu chuẩn quốc tế?
- “Quốc tế” = “Cao”?
Thế giới Khu vực Quốc gia Vùng
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 29
Quan điểm định chuẩn
- Xếp hạng (Ranking)
- Đối sánh (Benchmarking)
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 30
Quan điểm định chuẩn
Xếp hạng – Tiếp thị hình ảnh quốc gia
Đánh giá từng trường theo một bộ tiêu chí chung
theo cách có thể so sánh được với nhau nhằm
mục đích xác định thứ bậc cao hay thấp.
Đơn giản hóa thông qua một số tiêu chí nhất định
để đánh giá những thông tin phức hợp.
Mỗi hệ thống xếp hạng đưa ra những tiêu chí
khác nhau để xếp hạng.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 31
Quan điểm định chuẩn
Xếp hạng – Ý kiến trái chiều
1) Vì sao lại chọn tiêu chí này mà bỏ qua tiêu chí
kia, vì sao tiêu chí này lại được tính với trọng số
cao hơn tiêu chí khác,
2) Tính chất trung thực, khách quan của các số liệu
được sử dụng để xếp hạng: phần nhiều do các
trường cung cấp.
3) Bản chất là đơn giản hóa một thực thể phức tạp
nên không thể phản ánh chính xác bản chất, đặc
điểm và giá trị thực sự của một trường.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 32
Quan điểm định chuẩn
Đối sánh
Là một công cụ của quản lý, đặc biệt là quản lý chiến
lược.
Đánh giá một số nhân tố trong quá trình hoạt động
của một đối tượng trong tương quan so sánh với
những đối tượng tốt nhất cùng loại.
Cho phép các tổ chức xây dựng kế hoạch chiến lược
để đạt đến mức độ tốt nhất như cái đã được coi là
chuẩn mực để đối sánh, thông qua việc tăng cường
những nhân tố được phát hiện là yếu hơn so với vật
chuẩn.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 33
Quan điểm định chuẩn
Đối sánh là quá trình so sánh một
đối tượng với một vật chuẩn nhằm
cải thiện hoạt động để đạt đến chất
lượng giống như vật chuẩn.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 34
Xếp hạng – Đối sánh
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 35
Tiến trình đối sánh
1) Xác định đối tượng
2) Xác định nội dung đối sánh
3) Lựa chọn các tiêu chí (criteria), chỉ báo (indicators)
4) Phân tích thông tin và dữ liệu
5) Thông báo kết quả phân tích và xác định nguyên
nhân
6) Xây dựng mục tiêu và chiến lược
7) Xác định nguồn lực
8) Xây dựng lộ trình và kế hoạch thực hiện
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 36
Tiến trình đối sánh
1) Xác định đối tượng:
Chọn trường nào trong nước để thực hiện đối
sánh, vì sao lại chọn trường ấy, và đối sánh với
ai? Singapore, Malaysia, Trung Quốc, hay Hàn
Quốc, trường nào trong các quốc gia ấy, và tại
sao lại chọn đối tượng ấy?
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 37
Tiến trình đối sánh
2) Xác định nội dung đối sánh:
Đối sánh toàn bộ mọi đặc điểm và hoạt động của
nhà trường hay chỉ một vài khía cạnh? Và khía
cạnh nào? Nguồn lực? Giá trị? Giáo viên? Cơ chế
tổ chức quản lý? Trang thiết bị? Quá trình hoạt
động? Chương trình và kết quả đào tạo?
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 38
Tiến trình đối sánh
3) Lựa chọn các tiêu chí và chỉ báo:
- Lựa chọn tiêu chí nhằm tạo ra một khung thông
tin (information framework) cần thu thập;
- Lựa chọn chỉ báo nhằm xác định phương pháp đo
lường các tiêu chí đã xác định.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 39
Tiến trình đối sánh
4) Phân tích thông tin và dữ liệu:
Các nguồn thông tin cần được tổng hợp, phân tích
và diễn giải nhằm mục đích xác định rõ khoảng
cách giữa đối tượng với chuẩn đối sánh.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 40
Tiến trình đối sánh
5) Thông báo kết quả phân tích và xác định
nguyên nhân:
Các kết quả phân tích phải được thông báo đến
các bên có liên quan, những người thực hiện các
hoạt động, sử dụng và quản lý các nguồn lực, và
tạo ra các kết quả đã được đem đối sánh, và tìm
hiểu nguyên nhân của khoảng cách.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 41
Tiến trình đối sánh
6) Xây dựng mục tiêu và chiến lược:
Trên cơ sở những thông tin đã được kết luận về
mặt mạnh, mặt yếu của đối tượng (so với chuẩn
đối sánh) và nguyên nhân của nó, có thể xác định
được các mục tiêu và kế hoạch chiến lược nhằm
đạt được mức độ như vật chuẩn.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 42
Tiến trình đối sánh
7) Xác định nguồn lực:
Thông qua đối sánh có thể tính toán được những
nguồn lực cần có (tiền bạc, nhân lực, thời gian)
để đạt được mục tiêu.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 43
Tiến trình đối sánh
8) Xây dựng lộ trình và kế hoạch thực hiện:
Chỉ sau khi đã xác định được khoảng cách,
nguyên nhân của sự cách biệt, xây dựng được
mục tiêu và chiến lược rút ngắn khoảng cách, và
nguồn lực cần có (hoặc có thể có) để thực hiện
mục tiêu đã vạch ra, thì mới có thể xây dựng
được lộ trình và kế hoạch thực hiện mang tính
khả thi.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 44
Bài tập nhóm
Phân tích SWOT và lập đề cương chiến
lược phát triển nhà trường chất lượng cao
đến năm 2020.
Nguyễn Quang Việt - Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề 45
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_chien_luoc_phat_trien_nha_truong_va_dinh_chuan_ngh.pdf