Đặc điểm sinh học
Cây ngắn ngày có thuộc một số nhóm như: thân bụi (lúa, ngô,
đậu tương, sắn và bông), thân bò leo (khoai lang), thân mềm
(khoai sọ), thân gỗ khi thành thục (sắn, bông).
Hầu hết chúng thuộc nhóm thân thảo, mềm và dễ đổ gãy, do
vậy nghiên cứu chọn tạo giống chống đổ với nhóm cây ngắn
ngày là chỉ tiêu chọn lọc cứng cây rất quan trọng.
Ngoài ra độ cứng cây giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
của giống.
Hầu hết cây ngũ cốc như lúa và ngô tính trạng thấp cây có
tương quan đến năng suất, cơ giới hóa trong thu hoạch sản
phẩm.Đặc điểm lá của nhóm cây ngắn ngày rất đa dạng về dạng lá dài
như lúa, ngô, mía, lá xẻ thùy như lạc, khoai lang; kích thước lớn
như khoai sọ.
Ngoài ra chúng có màu sắc, chiều dài cuống lá rất khác nhau,
thậm chí ngay trong một loài.
Lá và bộ lá liên quan đến khả năng quang hợp, tiền đề tạo năng
suất ở nhóm ngũ cốc như lúa, ngô. Bộ lá đứng là một đặc điểm
tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất, nhóm cây có củ bộ
lá rộng, dày và xanh đậm ưu thế hơn như khoai lang, khoai tây và
khoai sọ.
16 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chọn giống cây ngắn ngày - Chương 1: Mở đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
MỞ ĐẦU
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Nhiệm vụ, tiêu chuẩn đánh giá
sinh viên của cả môn học
Nhiệm vụ
- Dự lớp
- Thực hành
- Seminar
- Tiểu luận
Tiêu chuẩn đánh giá
- Dự lớp: đầy đủ
- Kiểm tra: 0,1
- Bài tập: 0,3
- Thi cuối học kỳ: 0,6
Thang điểm : 10
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của cây trồng ngắn
ngày
a. Khái niệm
Cây trồng ngắn ngày là những cây trồng hàng năm, thời gian từ
trồng đến thu hoạch trong thời gian một năm.
Khái niệm này được coi tương tự với khái niệm “Cây trồng đồng
ruộng”, do vậy bài giảng „Cây trồng ngắn ngày‟ được xây dựng
theo chương trình của cuốn sách „Chọn giống cây trồng đồng
ruộng‟ (Field Crop Breeding) của các tác giả Sleper, David Allen/
Poehlman, John Milton năm 2006 của nhà xuất bản John Wiley &
Sons, tái bản lần thứ 5.
Tuy nhiên cuốn bài giảng chỉ trình bày tập trung vào những cây
trồng ngắn ngày chính ở Việt Nam, những cây trồng không phổ
biến ở Việt Nam như lúa mỳ, cao lương và cây thức ăn gia súc
không được đề cập trong cuốn bài giảng “Chọn giống cây trồng
ngắn ngày”
b. Vai trò quan trọng của nhóm cây trồng ngắn ngày
Đáp ứng hai nhu cầu căn bản nhất của con người là ăn và mặc,
đồng thời nó là nguồn thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và ngày nay cây cung cấp nguyên liệu để sản xuất
nhiên liệu sinh học (ethanol).
Vai trò của nhóm cây ngắn ngày đối với đời sống con người có thể
thuộc những nhóm chủ yếu như sau:
Cung cấp lương thực: lúa, ngô, khoai và sắn
Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng: đậu tương, lạc
Cung cấp thức ăn chăn nuôi: lúa, ngô, khoai, sắn, mía
Cây lấy đường: mía
Cây lấy sợi cho công nghiệp dệt may: bông
Nguyên liệu sản xuất ethanol: sắn, mía và ngô
1.2. Đặc điểm của nhóm cây ngắn ngày ở Việt Nam
Cây trồng ngắn ngày rất đa dạng, tùy theo mục đích, đặc điểm
nông sinh học, di truyền và chọn giống có thể phân thành các
nhóm khác nhau phù hợp cho nghiên cứu chọn tạo giống cây
trồng.
Dựa trên sản phẩm thu hoạch và sử dụng có thể phân thành
nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp lấy sợi,
lấy dầu.
Căn cứ vào phương thức sinh sản và nhân giống phân thành
nhóm cây sinh sản hữu tính và nhân giống hữu tính, nhóm cây
sinh sản hữu tính nhân giống vô tính, hoặc phân theo nhóm cây
tự thụ phấn và nhóm cây giao phấn.
Mỗi nhóm cây có đặc điểm sinh học, di truyền, khả năng thích
ứng và canh tác khác nhau.
Nhà chọn giống cần hiểu biết những đặc điểm cơ bản của nhóm
cây này làm cơ sở cho nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống
mới
Sinh trưởng phát triển của cây được tính từ khi gieo đến thu hoạch
và phân thành 2 giai đoạn chính là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực.
Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng được xác định từ gieo đến ra
hoa và giai đoạn sinh trưởng sinh thực từ ra hoa đến thu hoạch.
Riêng cây bông không tuân theo quy luật này, nó phát triển thân,
lá, ra hoa, đậu quả và hạt có thể cùng trong một thời điểm.
Nhóm cây có củ chia các giai đoạn: hình thành, phát triển, đến thu
hoạch củ thương phẩm và thu hoạch củ để nhân giống.
Thời gian chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh
thực phụ thuộc vào kiểu gen nhưng chịu tác động của các yếu tố
môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng.
1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển
Ánh sáng ảnh hưởng đến ra hoa của cây trồng nói chung và cây
ngắn ngày nói riêng, một số cây yêu cầu ánh sáng ngày ngắn để ra
hoa, một số cây khác yêu cầu ánh sáng ngày dài.
Phản ứng với độ dài chiếu sáng trong tài liệu này gọi là phản ứng
với quang chu kỳ.
Phản ứng quang chu kỳ rất khác nhau giữa các loài và giữa các
kiểu gen trong cùng một loài.
Ví dụ đối với lúa là cây ngày ngắn và mẫn cảm với ánh sáng ngày
dài.
a. Ảnh hưởng của ánh sáng
Hình 1.2 : Đường cong phản ứng quang chu kỳ của 3 giống lúa đại diện
Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa ở lúa trên 20°C đến 29°C, thấp hơn
12oC và cao hơn 40oC kìm hãm ra hoa.
Phát triển hoa và hạt phấn hữu dục ở mía yêu cầu nhiệt độ ngày
đêm phù hợp ~28oC /23oC (Clements & Awada, 1967).
Cây sắn ra hoa trong điều kiện khí hậu mát 24°C.
Những chứng minh phân tử gần đây về gen phản ứng với độ dài
ngày kích thích ra hoa ở lúa, gene FT, phản ứng với tăng độ dài
ngày, tương phản với ngắn ngày gen điều khiển hóc môn Hd3a.
b. Ảnh hưởng của nhiệt độ
1.2.2. Đặc điểm sinh học
Cây ngắn ngày có thuộc một số nhóm như: thân bụi (lúa, ngô,
đậu tương, sắn và bông), thân bò leo (khoai lang), thân mềm
(khoai sọ), thân gỗ khi thành thục (sắn, bông).
Hầu hết chúng thuộc nhóm thân thảo, mềm và dễ đổ gãy, do
vậy nghiên cứu chọn tạo giống chống đổ với nhóm cây ngắn
ngày là chỉ tiêu chọn lọc cứng cây rất quan trọng.
Ngoài ra độ cứng cây giúp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh
của giống.
Hầu hết cây ngũ cốc như lúa và ngô tính trạng thấp cây có
tương quan đến năng suất, cơ giới hóa trong thu hoạch sản
phẩm.
Đặc điểm lá của nhóm cây ngắn ngày rất đa dạng về dạng lá dài
như lúa, ngô, mía, lá xẻ thùy như lạc, khoai lang; kích thước lớn
như khoai sọ.
Ngoài ra chúng có màu sắc, chiều dài cuống lá rất khác nhau,
thậm chí ngay trong một loài.
Lá và bộ lá liên quan đến khả năng quang hợp, tiền đề tạo năng
suất ở nhóm ngũ cốc như lúa, ngô. Bộ lá đứng là một đặc điểm
tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất, nhóm cây có củ bộ
lá rộng, dày và xanh đậm ưu thế hơn như khoai lang, khoai tây và
khoai sọ.
Đặc điểm của bộ rễ gồm rễ chùm, rễ củ ăn nông như lúa, ngô, mía.
Trong chọn tạo giống chống chịu điều kiện bất thuận như hạn cần
quan tâm nghiên cứu chiều dài rễ, độ xuyên sâu của rễ. Chiều dài
và độ xuyên sâu của rễ rất khác nhau, rễ sắn có thể xuyên sâu đến
260 cm (Connor và cs. 1981), rễ mía có thể xuyên sâu 5 - 7 m để
hút nước khi gặp điều kiện bất thuận.
Nhóm cây có củ, rễ là cơ quan tích lũy dinh dưỡng và trong quá
trình tích lũy vẫn có khả năng hút nước và dinh dưỡng.
Hình dạng và cấu trúc rễ khác nhau về chiều dài, đường kính, màu
sắc và khối lượng rễ thậm chí ngay trong cùng một loài sự sai
khác cũng rất lớn.
Thành phần các hợp chất hữu cơ tích lũy vào rễ củ chủ yếu là
carbohydrate trong đó tinh bột chiếm tỷ lệ cao nhất như khoai
lang, khoai tây, sắn, khoai sọ ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác
như protein, lipid, vi ta min và các nguyên tố vi lượng khác.
1.2.3. Đặc điểm sinh sản
Nhóm cây ngắn ngày ở nước ta đa số có phương thức sinh sản
hữu tính, trong đó có cây sinh sản hữu tính nhưng nhân giống
vô tính như sắn, khoai tây, khoai lang, khoai sọ.
Sinh sản hữu tính của các cây ngắn ngày thuộc 2 nhóm: nhóm
cây tự thụ phấn: lúa, đậu tương, lạc, bông và nhóm cây giao
phấn: ngô.
Tuy nhiên phân nhóm tự thụ phấn và giao phấn chỉ tương đối vì
cây tự thụ phấn nhưng có khả năng nhận phấn ngoài cao như
bông, cây tự thụ phấn điển hình như đậu tương, lạc và lúa có tỷ
lệ nhận phấn ngoài thấp hơn.
Tự thụ phấn hay giao phấn còn phụ thuộc vào kiểu gen, điều
kiện môi trường và cấu tạo hoa, nhóm cây tự thụ phấn có cấu
tạo hoa lưỡng tính như lúa, lạc, đậu tương, mía. Cây có hoa đơn
tính cùng gốc như cây ngô, sắn. Mía hoa lưỡng tính, nhưng tỷ lệ
hạt phấn hữu dục rất thấp và thụ phấn nhờ gió cho nên tỷ lệ
nhận phấn ngoài
Bất dục đực được ứng dụng trong chọn tạo giống ưu thế lai ở
nhiều loài cây trồng trong đó cây ngắn ngày có lúa, ngô, bông
đang sử dụng hiện tượng này tạo giống ưu thế lai.
Các dạng bất dục đực gồm:
Bất dục đực di truyền nhân (MS);
Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng môi trường (EGMS);
Bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS);
Bất dục đực di truyền nhân cam ứng ánh sáng (PGMS);
Bất dục đực nhân đột biến (Transgenic Male Sterility);
Bất dục đực tế bào chất (CMS);
Bất dục đực tế bào chất nhân (CGMS)
Bất dục đực bằng hóa chất (Chemically induced Male Sterility).
1.2.4. Đặc điểm canh tác
Cây ngắn ngày có khả năng thích ứng rộng nên trồng được ở
nhiều vùng sinh thái khác nhau
Ở nước ta, cây lúa được trồng ở các vùng sinh thái miền núi: lúa
cạn và lúa chịu hạn, vùng đồng bằng lúa có tưới, vùng ngập lúa
nổi, lúa chịu nước sâu.
Ngô và đậu tương được trồng vùng núi, vùng đất ven sông và
đồng bằng và đặc biệt là cây có thể trồng xen canh, gối vụ rất
hiệu quả.
Khoai tây, khoai lang trồng chủ yếu trong vụ Đông miền Bắc và
trồng nhân giống trong vụ Xuân,
Cây khoai sọ trồng trên đất miền núi, đồng bằng và có thể trồng
dưới tán cây lâu năm,
Cây mía trồng vùng núi nơi có độ dốc thấp và đất bãi ven sông,
Cây bông chủ yếu trồng trong vùng sinh thái khô nóng miền
Trung và Tây Nguyên.
Cây sắn trồng chủ yếu vùng đồi núi, nơi đất có độ phì không cao
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_chon_giong_cay_ngan_ngay_chuong_1_mo_dau.pdf