Bài giảng Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển

2.4. Trình tự

Người thuê tàu thông qua môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa

Người môi giới chào tàu: trên cơ sở thông tin về hàng hóa, người môi giới tìm tàu và giới thiệu cho chủ hàng tàu phù hợp.

Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, chi phí xếp dỡ, chi phí, vị trí tàu, thời gian đến cảng.

Người môi giới liên hệ với chủ hàng để chủ hàng chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu.

Kký kết hợp đồng.

Người thuê tàu đưa hàng ra cảng để xếp lên tàu.

Chủ tàu hoặc đại lý của tàu cấp vận đơn. Vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

 

ppt86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ureau Viritas, Paris - Pháp; + Norske Veritas, Oslo - Nauy; + Germanischer Lloyd, Berlin - Đức; + Korean Register of Shipping... * 2.2. Phân loại tàu buôn: Căn cứ vào công dụng: + Tàu chở hàng khô (Dry Cargo Ship) + Tàu chở hàng lỏng (Tankers): Nhóm tàu chở hàng khô: + Tàu chở hàng bách hóa (General Cargo Ship): là tàu chở các loại hàng đã qua chế biến, thường có bao bì và giá trị cao. + Tàu chở hàng khô khối lượng lớn (Bulk Carrier): Tàu thường có một boong, nhiều hầm, trọng tải lớn, có công cụ xếp dỡ chuyên dụng, tốc độ chậm. Tàu chuyến + Tàu kết hợp (Combined Ships): được cấu tạo để chở hai hay nhiều loại hàng khác nhau:Ore/Bulk/Oil Carrier (OBO), Bulk/Oil Carrier (BO), Ore/Oil Carrier (OO) * + Tàu Container (Container Ships): -Tàu chở toàn container (Full Container Ships) - Tàu bán container. + Tàu chở xà lan (Lighter Aboard Ship – LASH) + Tàu chở hàng đông lạnh (Reefer): Nhóm tàu chở hàng lỏng: + tàu chở dầu (Oil Tanker): là những tàu có một boong, có trọng tải rất lớn Tàu có nhiều hầm (Tank) riêng biệt để chứa dầu. + Tàu chở các loại hàng lỏng khác: tàu chở rượu, hóa chất lỏng..... + Tàu chở hơi đốt thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas Carrier-LNG) + Tàu chở khí dầu hóa lỏng (Liquefied Pertroleum Gas Carrier – LPG): * Theo cỡ tàu: Nhóm tàu chở dầu + Ultra Large Crude Carrier – ULCC: trên 300.000 DWT + Very Large Crude Carrier – VLCC: từ 150.000-299.999 DWT. + Suezmax: 100.000 – 149.999 DWT. + Aframax: 50.000 – 99.999 DWT Nhóm tàu chở hàng khô: + Cape-size: trọng tải trên 80.000 DWT + Panamax: 50.000 – 79.999 DWT + Handymax: 35.000 – 49.999 DWT + Hand-size: 20.000 – 34.999 DWT * Theo cờ tàu: + Tàu treo cờ bình thường + Tàu treo cờ phương tiện (Flag of Convenience) Theo phạm vi kinh doanh của tàu: + Tàu chạy vùng biển xa + Tàu chạy vùng biển gần Theo phương thức kinh doanh: + Tàu chợ (Liner): chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định, theo lịch trình đã định trước. + Tàu chạy rông (Tramp): chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng: Tàu chuyến (Voyage Charter) Tàu định hạn (Timer Charter). * 2.3. Đội tàu buôn thế giới: tính đến 1/1/2005 Tổng trọng tải: * Xu thế phát triển của đội tàu buôn thế giới: + Tăng trọng tải trung bình. + Trẻ hóa đội tàu + Chuyên môn hóa và hiện đại hóa đội tàu. Oil tankers: 547 41,85% Container ships : 387 29,61% Bulk carriers: 246 18,82% General cargo ships: 127 9,72% Đội tàu Việt Nam: Đến ngày 30/4/2005: 998 tàu và có tổng trọng tải là 3.194.911 tấn (chỉ tính các tàu trên 100 GRT). * III. CÁC PHƯƠNG THỨC THUÊ TÀU 1. Tàu chợ (Liner Charter): 1.1.Khái niệm về thuê tàu chợ: - Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định theo một lịch trình định trước. - Thuê tàu chợ (Booking Shipping Space) là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu yêu cầu dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. * 1.2. Đặc điểm + Là những tàu chở hàng bách hoá, tốc độ tương đối nhanh, 18-20 hải lý/giò. + Có trang thiết bị xếp dỡ riêng + Chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước. + Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi Vận đơn đường biển (Bill of Lading) + Điều kiện, điều khoản chuyên chở được in sẵn trên vận đơn + Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ, được tính theo biểu cước (Tarif) của hãng tàu. + Chủ tàu là người chuyên chở, chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. + Công hội tàu chợ (Liner Conference) - Công hội cước phí (Freight Conference) * Uu điểm: Số lượng hàng gửi không hạn chế. Thủ tục Gửi - Nhận hàng đơn giản Biểu cước ổn định Chủ động Nhược điểm: Cước cao, luôn có phần trăm cước khống, tỷ lệ trượt giá, giao động tỷ giá của đồng tiền tính cước Chủ hàng không được thỏa thuận các điều kiện chuyên chở Thời gian vận chuyển lâu * 1.3.Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ: chủ hàng tự tìm tàu hoặc thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hóa. người môi giới tìm được tàu, gửi giấy lưu cước tàu chợ (Liner booking note). người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển. người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao lên tàu. chủ tàu hay đại diện của chủ tàu cấp cho chủ hàng vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. * SHIPPER BROKER CARRIER 1 2 3 4 5 6 * 2. Thuê tàu chuyến (Voyage Chartering) 2.1. Khái niệm Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở hợp đồng thuê tàu. Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu yêu cầu thuê lại toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa theo yêu cầu của mình. * 2.2. Đặc điểm + Chạy theo yêu cầu của chủ hàng. + Thường vận chuyển đầy tàu 1 hoặc vài loại hàng có khối lượng lớn, tính chất hàng tương đối thuần nhất + Tàu thường không có trang thiết bị xếp dỡ riêng + Quan hệ của chủ hàng và chủ tàu được điều chỉnh bởi Hợp đồng thuê tàu chuyến (Voyage Charter – C/P) + Quan hệ giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn được điều chỉnh bỏi Vận đơn đường biển (B/L) + Người thuê tàu có thể thỏa thuận, mặc cả về các điều kiện chuyên chở và giá cước trong hợp đồng thuê tàu. + Giá cước có thể bao gồm chi phí xếp dỡ hoặc không do thỏa thuận của hai bên. Đơn vị tính cước có thể là: MT, Cft, GRT + Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc người thuê tàu. * Ưu điểm + Chủ hàng có thể chủ động trong việc lựa chọn thời gian và cảng xếp hàng. + Giá cước thuê tàu thấp hơn so với cước tàu chợ + Có thể thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng + Tốc độ chuyên chở hàng hóa nhanh Nhược điểm: + Không kinh tế khi chở lượng hàng nhỏ. + Kỹ thuật và nghiệp vụ thuê tàu phức tạp, + Giá cước biến động * 2.3. Các hình thuê tàu chuyến + Thuê chuyến một (Single Trip) –chủ hàng thuê tàu chở hàng từ một cảng đến cảng khác. Hợp đồng chấm dứt khi việc dỡ hàng tại cảng đến đã hoàn thành. + Thuê chuyến khứ hồi (Round Trip) –thuê tàu chở hàng đến một cảng rồi chở hàng khác từ cảng đó về cảng khởi hành. + Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage) –thuê tàu chở hàng từ một cảng này đên cảng khác nhiều chuyến liên tiếp nhau. + Thuê chuyến khứ hồi liên tục – tức là chủ hàng thuê tàu chuyến chở hàng liên tục cả hai chiều. + Thuê khoán – chủ hàng căn cứ vào nhu cầu chuyên chở của hàng hóa để khoán cho tàu vận chuyển trong thời gian nhất định. + Thuê chuyến định hạn * 2.4. Trình tự Người thuê tàu thông qua môi giới yêu cầu thuê tàu để vận chuyển hàng hóa Người môi giới chào tàu: trên cơ sở thông tin về hàng hóa, người môi giới tìm tàu và giới thiệu cho chủ hàng tàu phù hợp. Người môi giới đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, chi phí xếp dỡ, chi phí, vị trí tàu, thời gian đến cảng... Người môi giới liên hệ với chủ hàng để chủ hàng chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu. Kký kết hợp đồng. Người thuê tàu đưa hàng ra cảng để xếp lên tàu. Chủ tàu hoặc đại lý của tàu cấp vận đơn. Vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu. * SHIPPER BROKER CARRIER * 2.5. Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter party – C/P) 2.5.1. Khái niệm Charter Party - Carta Partia - văn bản chia đôi “C/P- là hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển trong đó chủ tàu hoặc người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng và giao cho người nhận tại một hay nhiều cảng khác, người thuê tàu cam kết trả cước phí theo mức thỏa thuận của hợp đồng” Hợp đồng thuê tàu mẫu (Standard Form of Charter Party). + Nhóm tổng hợp: những mẫu hợp đồng dùng để thuê tàu chở hàng bách hóa và những mặt hàng không có mẫu riêng. “GENCON” do Công hội Hàng hải quốc tế và Bantic (BIMCO) phát hành năm 1922 và được sửa đổi 1976, 1994. + Nhóm chuyên dụng: là những hợp đồng mẫu dùng cho một mặt hàng nhất định (chở dầu, chở than, quặng, ngũ cốc, xi măng, đường....) hay trên một tuyến đường nhất định. RUSSWOOD, CUBASUGAR, SELLVOY…. * 2.5.2. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến Điều khoản về chủ thể của hợp đồng: Người cho thuê tàu: + Actual shipowner + Norminal Shipowner Người thuê tàu: + Người xuất khẩu: CIF, CFR, DES, DEQ +Người nhập khẩu: FOB, FAS Người môi giới Điều khoản về tàu: Tên tàu, Cờ tàu, Quốc tịch, Cảng đăng ký, Cấp hạng Tuổi tàu * Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của tàu như: + Mớn nước: Tối thiểu, tối đa + Trọng tải: DWC, DWCC + Dung tích đăng ký toàn phần, tịnh + Dung tích chứa hàng: BS, GS + Chiều dài, chiều rộng + Hệ số xếp hàng của tàu + Động cơ, tốc độ tối đa + Hô hiệu Trang thiết bị xếp dỡ có trên tàu Vị trí của tàu, số lượng thuyền viên Bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu Điều khoản cho phép thay thế bằng một con tàu khác * Điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng: Thời giàn tàu đến cảng xếp hàng: thời gian tàu phải có mặt ở cảng và sẵn sàng xếp, dỡ hàng hóa. + Quy định là một ngày cụ thể + Quy định một khoảng thời gian + Estimated time of arrival – ETA + Tàu vào muộn hơn thời hạn quy định: Cancelling day + Tàu vào sớm hơn thời hạn quy định. + Tàu vào đúng thời gian quy định: * + Tàu được coi đã đến cảng và sẵn sàng xếp dỡ hàng khi đáp ứng 3 điều kiện: Tàu đã cập cầu cảng quy định (Berth charter) hoặc đã neo đậu tại khu vực thường xếp dỡ hàng hóa hoặc khu vực tàu thường chờ cập cầu (Port charter) Tàu đã sẵn sàng xếp dỡ về mọi mặt: đã hoàn tất các thủ tục hải quan, kiểm tra vệ sinh, dịch tễ, hầm chứa hàng sạch sẽ và đã sẵn sàng để xếp hàng. Thông báo sẵn sàng xếp dỡ (Notice of readiness – NOR) đã được trao cho người thuê tàu hoặc người nhận hàng một cách thích hợp. * Điều khoản về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng: quy định về cảng xếp và dỡ hàng. Trường hợp một cảng xếp và một cảng dỡ Trường hợp nhiều cảng xếp và nhiều cảng dỡ. Quy định vùng + Cầu, cảng xếp dỡ phải bảo đảm an toàn - Về mặt kỹ thuật: có độ sâu thích hợp để tàu có thể ra vào, neo đậu an toàn và luôn nổi (Always Afloat) hoặc chạm đáy nhưng vẫn an toàn (Safely Aground). - Về mặt chính trị: tức là cảng không nằm trong khu vực có chiến tranh chiến sự và nếu có thì chủ tàu không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do chiến tranh, chiến sự đó gây ra. * Điều khoản về hàng hóa: + Chi tiết về hàng hóa: tên hàng, loại bao bì, ký mã hiệu, các đặc điểm của hàng hóa, tính chất nguy hiểm (nếu có). + Nếu chở 2 loại hàng: “và/hoặc” + Số lượng hàng hóa: quy định theo trọng lượng hoặc theo thể tích có tỷ lệ xê dịch “tối thiểu 9000 MT, đối đa 10.000 MT” “khoảng 10.000 MT”, “10.000 MT ± 5% do thuyền trưởng lựa chọn” + Thuê bao tàu (Lumpsum): Cước phí được tính theo trọng tải hoặc dung tích đăng ký của tàu. Trong hợp đồng không nhất thiết phải ghi tên hàng cụ thể, nhưng chủ tàu phải cam đoan cung cấp đủ trọng tải hoặc dung tích đăng ký. * Điều khoản về cước phí và thanh toán cước phí: Cước phí là số tiền người thuê tàu phải trả cho việc vận chuyển hàng hóa hoặc người dịch vụ liên quan tới việc vận chuyển. + Đồng tiền tính cước + Đơn vị tính cước (Freight Unit): MT, LT, m3, Cft, RT, Galon, Bushel + Mức giá cước (freight Rate): số tiền tính trên mỗi đơn vị tính cước + Cước đã gồm chi phí xếp dỡ, sắp đặt, cào san hay không. + Trọng lượng, khối lượng tính cước: Trọng lượng lúc nhận hàng (Intaken Quanlity)- trọng lượng ghi trên vận đơn Trọng lượng giao hàng (Delivered Quanlity) tại cảng đến. * + Thanh toán tiền cước: Trả trước: trả tại cảng xếp hàng Cước đã trả sẽ không được hoàn lại cho dù tàu và/hoặc hàng bị mất hay không mất. Trên vận đơn được ghi: “freight prepaid” Thời điểm: đang xếp hàng, sau khi xếp hàng xong hoặc sau khi xếp xong một số ngày, sau khi nhận được vận đơn. Trả sau: trả tại cảng đến: Thời điểm: khi bắt đầu dỡ hàng, khi đang dỡ hàng, sau khi dỡ hàng xong hoặc sau khi giao hàng xong thực sự. Trả trước một phần và trả sau một phần. * Quy định về chi phí xếp, dỡ: + Liner Terms + Free in and out – FIO + Free in – FI + Free out – FO + Chi phí san hàng rời (Trimming) hoặc sắp đặt hàng bao kiện (Stowage). 20USD/MT FIOS + Các điều kiện cơ sở giao hàng bằng đường biển. FOB – FI, FIO * Quy định về thời gian làm hàng: Là thời gian hai bên thỏa thuận để dành cho việc xếp dỡ hàng hóa + Ngày: Cho xếp, dỡ riêng hoặc cho cả xếp+dỡ Running day Working day Working day of 24 hours Working day of 24 consecutive hours Weather Working day (WWD) WWDSH Inc. (Sunday, Holiday included) WWDSHEX (Sunday, Holiday Excepted) WWDSHEXUU (S, H Excepted Unless Used) WWDSHEXEU (S,H Excepted Even if Used) * + Quy định theo định mức: Mức xếp dỡ 1 ngày: 2000MT/Tàu/Ngày Số máng làm việc một ngày + Quy định theo tập quán của cảng Mốc tính thời gian làm hàng: NOR được trao và chấp nhận Sau 12h hoặc 24 h kể từ khi NOR được trao và chấp nhận “GENCON” quy định: NOR trao trước 12h ngày làm việc: tính từ 13h NOR trao giờ làm việc buổi chiều: tính từ 6 h sáng ngày hôm sau hoặc làm việc đầu tiên sau ngày NOR được trao và chấp nhận. * + Whether in Port or Not – WIPON + Whether in Berth or Not – WIBON + Whether in Free Practique or Not – WIFON + Whether in Customs Cleared or Not – WICCON + Time lost in waiting for berth to count as Laytime). Điều khoản về thưởng, phạt xếp dỡ: + Phạt xếp dỡ (demurrage) Mức phạt quy định bằng một số tiền cho một ngày bị phạt tùy thuộc vào tàu to hay nhỏ. Đã bị phạt thì luôn bị phạt (Once on Demurrage, Always on Demurrage) + Thưởng xếp dỡ (despatch): Thông thường tiền thưởng bằng 1/2 tiền phạt. Cho toàn bộ thời gian tiết kiệm được (For All Time Saved) Cho thời gian làm việc tiết kiệm được (For Working Time Saved) * + Thoả thuận thời điểm thanh toán tiền thưởng, phạt + Tính thưởng phạt xếp dỡ: Nghiên cứu C/P để xem thời gian xếp, dỡ, hay mức xếp, dỡ được quy định là bao nhiêu, mốc tính thời gian làm hàng, thời gian nào được tính, thời gian nào không tính vào thời gian làm hàng. Căn cứ vào bản Statement of Facts để tính thời gian xếp dỡ thực tế. Tính xem bao nhiêu ngày bị phạt hay bao nhiêu ngày được thưởng. Nhân số ngày với mức thưởng hay mức phạt quy định để biết bị phạt/thưởng bao nhiêu tiền. * Luật lệ và trọng tài + Là nguồn luật quốc gia – do các bên thoả thuận + GENCON quy định 3 trường hợp: Theo Luật Anh tại Trọng tài Hàng hải London Theo Luật Mỹ tại Trọng tài New York Luật và trọng tài do 2 bên thoả thuận. Nếu các bên không thoả thuận thì theo phương án 1 Các điều khoản khác: + Điều khoản về đình công + Điều khoản về bất khả kháng + Quy định về trách nhiệm đại lý, môi giới + Điều khoản về tổn thất chung + Trách nhiệm của chủ hàng + Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi * Điều khoản về tổn thất chung: + Tổn thất chung do hành động cố ý, tự nguyện và hợp lý của thuyền trưởng và thủy thủ gây ra + Hành động tổn thất chung phải xảy ra trên biển + Nguy cơ đe doạ hành trình phải nghiêm rọng và thực tế + Tổn thất phải vì an toàn chung + Tổn thất chung có hai phần: Hy sinh tổn thất chung Chi phí tổn thất chung * Điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi: + Quy định trường hợp áp dụng điều khoản này + Khi xảy ra rủi ro đâm va, bên nào thanh toán chi phí liên quan + Chi phí liên quan được thanh toán tại đâu, khi nào, bằng đồng tiền nào? + “Khi một tàu chuyên chở đâm và vào một tàu biển khác do sơ suất của tàu khác và do bất kỳ hành vi, sơ suất hoặc lỗi lầm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người làm công của người chuyên chở trong việc điều khiển và quản trị tàu thì chủ của hàng hoá chuyên chở trên tàu sẽ bồi thường cho người chuyên chở tất cả những mất mát, trách nhiệm đối với tàu khác, hoặc tàu không chuyên chở hoặc chủ của nó, với điều kiện những mất mát hoặc trách nhiệm đó là những mất mát hoặc thiệt hại hay bất kỳ khiếu nại nào của chủ hàng đã được tàu không chuyên chở hoặc chủ tàu của nó bồi thường cho chủ hàng, sau đó đòi lại, khiếu nại ở tàu chuyên chở hoặc người chuyên chở” * 3. Phương thức thuê tàu định hạn (Time Chartering) 3.1. Khái niệm và đặc điểm: Thuê tàu định hạn –chủ tàu cho người thuê toàn bộ con tàu có thể gồm cả thuyền bộ hoặc không để kinh doanh chuyên chở hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định. Đặc điểm + Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng tàu trong thời gian thuê tàu – Norminal Shipowmer. + Người thuê tàu sẽ đóng vai trò là người chuyên chở trong hoạt động kinh doanh vận tải của mình + Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa hai bên là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter)- Hợp đồng thuê tài sản + Người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu (Hire) cho chủ tàu chứ không phải tiền cước (freight). + Chủ tàu không phải là người chuyên chở. Người chuyên chở sẽ là người thuê tàu. + Áp dụng khi chủ hàng có nguồn hàng ổn định, lâu dài và khi giá cước vận chuyển trên thị trường có xu hướng tăng nhanh. * 3.3. Các hình thức thuê tàu định hạn + Thuê toàn bộ: thuê toàn bộ tàu cùng thuyền bộ gồm thuyền trưởng, sĩ quan, thủy thủ. Thuê theo thời gian (Period Time Charter) –thuê tàu trong một thời gian mà không quan tâm đến số chuyến tàu sẽ thực hiện. Thuê định hạn chuyến (Trip Time Charter) – thuê định hạn nhưng chỉ một chuyến. Ví dụ, có thể ký hợp đồng thuê tàu trong vòng hai tháng và tàu chỉ chạy 1 chuyến. + Thuê tàu định hạn trơn (Bare Boat Charter) – thuê tàu không, không có thuyền bộ. 3.4. Hợp đồng thuê tàu định hạn. + Hợp đồng mẫu “TIME CHARTER 1902-TIMON” do Phòng Hàng Hải Anh soạn thảo và ban hành năm 1902 + “UNIFORM TIME CHARTER – BALTIME” – do Công hội Hàng hải Quốc tế và Baltic (BIMCO) soạn thảo và ban hành năm 1909. + “OIL TANKER” do Anh soạn thảo ban hành để sử dụng trong nghiệp vụ thuê tàu định hạn chuyên chở dầu mỏ. * Điều khoản hợp đồng: Chủ thể của hợp đồng + Người cho thuê tàu: thường là chủ tàu + Người thuê tàu: có thể là chủ hàng, có thể là người thuê tàu để kinh doanh khai thác con tàu thu tiền cước vận chuyển Điều khoản về tàu: +Tên tàu, năm đóng, cấp hạng, đăng ký + Đặc trưng kinh tế kỹ thuật của tàu + Tình trạng kỹ thuật của tàu khi giao và trả tàu + Địa điểm tàu đang neo đậu, Địa điểm giao - trả tàu Điều khoản về thời gian thuê Điều khoản về tiền thuê: + đơn vị tính: GRT, hoặc DWT/ngày hoặc tháng 30 ngày + Đồng tiền, phương thức, địa điểm và thời điểm thanh toán * Điều khoản về phân chia chi phí khai thác tàu: quy định những chi phí nào do chủ tàu chịu, những chi phí nào do người thuê tàu chịu. + Chủ tàu chịu những chi phí sau: Lương và các khoản phụ cấp của sỹ quan, thủy thủ làm việc trên tàu (trừ trường hợp tàu được thuê trơn) Cung cấp lương thực, thực phẩm Duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ tàu trong thời gian cho thuê Cung ứng phụ tùng, vật tư, thiết bị cho tàu Khấu hao tàu, chi phí kiểm tra tàu Bảo hiểm tàu trong thời gian cho thuê Chi phí văn phòng, hoa hồng môi giới…. + Người thuê chịu những chi phí sau: Dầu, xăng nhiên liệu chạy tàu chạy Cảng phí, chi phí xếp dỡ Chi phí quét dọn hầm tàu, vật liệu chèn lót..... * IV. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L) 1. Khái niệm và chức năng của B/L Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Master Bill of Lading - chứng từ chuyên chở hàng hóa đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi hàng đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp. + Người cấp vận đơn: Carrier: ship owner, charterer Shipmaster Agent for Carrier + Thời điểm cấp phát vận đơn: Sau khi hàng được xếp lên tàu (Shipped on Board) Sau khi hàng được nhận để xếp lên tàu (Received for Shipment) + Người được cấp vận đơn: người xuất khẩu hoặc người được người xuất khẩu ủy thác. * Có 3 chức năng: + Biên lai nhận hàng để chở + Bằng chứng của hợp đồng vận tải + Chứng từ sở hữu Sử dụng vào mục đích: + Lập chứng từ thanh toán. + Làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã hoàn thành trách nhiệm đã cam kết. + Là chứng từ để nhận hàng. + Là chứng từ để kiểm soát số lượng, tình trạng hàng hóa mà người bán đã gửi cho người mua, trên cơ sở đó để theo dõi việc thực hiện hợp đồng. + Là một chứng từ lưu thông được nên có thể dùng để mua bán, chuyển nhượng hoặc thế chấp cho ngân hàng. + Là chứng từ để làm các thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan.... + Là cơ sở cho việc khiếu nại, kiện tụng, tính toán mức bồi thường đối với những bên liên quan. * 2. Phân loại vận đơn Căn cứ vào việc đã xếp hàng hay chưa: + Vận đơn đã xếp: “On Board” “Shipped”, “Shipped on Board” + Nhận để xếp: “Received for Shipment” Căn cứ vào khả năng lưu thông: + Vận đơn vô danh + Vận đơn đích danh + Vận đơn theo lệnh: Nhận hàng Ký hậu: bỏ trống, đích danh, theo lệnh, miễn truy đòi Người khống chế hàng: Ngân hàng, người bán, ngưòi mua To order: Luật hàng hải VN 2005: Theo lệnh người gửi hàng (Điều 86) * Căn cứ vào nhận xét, ghi chú trên vận đơn: + Vận đơn hoàn hảo hay vận đơn sạch (Clean B/L): + Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) + Lưu ý: Hàng giao vận chuyển bằng phương pháp thông thường: vận đơn sạch xác nhận tình trạng hàng khi giao lên tàu. Hàng nguyên container: vận đơn sạch xác nhận tình trạng container khi giao lên tàu Căn cứ vào giá trị sử dụng: + Vận đơn gốc: Original + Vận đơn copy: Copy – non negotiable Căn cứ vào việc gom hàng: + Vận đơn gom hàng: House B/L + Vận đơn chủ: Master B/L * Căn cứ vào hành trình chuyên chở: + Vận đơn đi thẳng (Direct B/L) + Vận đơn đi suốt (Throught B/L): + Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Transport B/L) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined Transport B/L) Ghi rõ nơi nhận hàng và nơi giao hàng, Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia, nơi chuyên tải, Người cấp B/L phải là người chuyên chở hoặc MTO (Multimodal Transport Operator), Người cấp vận đơn chịu trách nhiệm về hàng hóa từ nơi nhận để chở đến nơi giao hàng * Một số vận đơn khác: + Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L): Vận đơn này có thể được ký hậu và được Ngân hàng chấp thuận thanh toán nếu L/C cho phép. + Vận đơn xuất trình tại cảng gửi (B/L Surrendered + Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill): là chứng từ vận tải điện tử. + Vận đơn có thể thay đổi được (Switch B/L) + Vận đơn bên thứ 3: Third party B/L + FBL * 3. Nội dung của vận đơn đường biển: Mặt trước: + Người phát hành vận đơn + Số vận đơn (number of B/L) + Người gửi hàng (shipper) + Người nhận hàng (Consignee) + Địa chỉ thông báo (Notify Address) + Thông tin về tàu: tên, quốc tịch, số hiệu chuyến đi + Cảng xếp hàng (port of loading) + Cảng dỡ hàng (port of dischaged) + Cảng chuyển tải (via or transhipment port) + Nơi giao hàng (place of delivery) * + Thông tin về hàng hoá: Tên hàng (name of goods) Ký mã hiệu (marks and number) Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (kind of packages and discription of goods) Số kiện (number of packages) Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement) + Cước phí và chi phí (freight and charges) + Số bản vận đơn gốc (numbers of original bill of lading) + Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (date and place of issue) + Chữ ký của người ký phát vận đơn: Sign by Mr…….. as Captain of Ship….. Sign by Mr……. as Carrier Sign by Mr. ……. as Agent for …… + Cước do người nhận trả, hàng hóa sẽ hoặc có thể chở trên boong, + Ngày hoặc thời gian giao hàng tại cảng dỡ (nếu có), tăng thêm giới hạn trách nhiệm (nếu có). * Mặt sau vận đơn: Mặt sau: các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở.... 4. Quy tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển. + Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển. Ký kết tại Brussels ngày 25/08/1924 gọi tắt là Công ước Brussels hay Quy tắc Hague 1924. Có hiệu lực từ năm 1931 + Nghị định thư Visby sửa đổi công ước Hague 1924, được thông qua ngày 23/02/1968 tại Visby (Thuỵ Điển). Cùng với Quy tác Hague tạo thành Quy tắc Hague-Visby và có hiệu lực từ 23/06/1977. + Công ước của Liên Hiệp Quốc về chuyên chở bằng đường biển, được ký kết ngày 31/03/1978 gọi tắt là Công ước Hamburg. Có hiệu lực từ ngày 01/11/1992 * Phạm vi áp dụng: Hague 1924: áp dụng cho tất cả vận đơn phát hành ở một nước tham gia Công ước Brussels 1924 (điều 10). Quy tắc Hague-Visby: 3 trường hợp áp dụng(điều 5): + Cho mọi vận đơn phát hành ở một nước tham gia Quy tắc này, + Áp dụng cho hàng hóa được chuyên chở từ 1 cảng của nước tham gia Công ước + Vận đơn quy định rằng Quy tắc này là nguồn luật điều chỉnh. Quy tắc Hamburg: áp dụng cho tất cả các hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa hai nước nếu (điều 2): + Cảng xếp hoặc dỡ nằm ở nước tham gia Công ước + Vận đơn đường biển được phát hành ở nước tham gia Công ước, + Vận đơn đường biển hoặc chứng từ chứng minh cho 1 hợp đồng vận tải đường biển quy định Quy tắc này là nguồn luật điều chỉnh. * Đối tượng hàng hoá điều chỉnh: + Hague, Hague-Visby: áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá trừ súc vật sống và hàng hoá chở trên bong. + Hamburg: Cho tất cả hàng hoá kể cả súc vật sống Các dụng cụ sử dụng trong chuyên chở không phải do người chuyên chở cung cấp (như container, pallet….) + Luật hàng hải Việt Nam 2005 Cho tất cả hàng hóa kể cả súc vật sống Dụng cụ vận chuyển (container, pallet… ) không phải do người chuyên chở cung cấp * V. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ ĐƯỜNG BIỂN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN THEO VẬN ĐƠN. 1. Khái niệm về trách nhiệm của người chuyên chở đường biển: + Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility) trách nhiệm đối với hàng hóa về mặt không gian và thời gian: thời hạn trách nhiệm + Cơ sở trách nhiệm (Basic of Liability): Trách nhiệm về mất mát, hư hỏng của hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuyen_cho_hang_hoa_xnk_bang_d_bien_t_2897.ppt
Tài liệu liên quan