TÔI ĐI HỌC
Truyện Ngắn THANH TỊNH
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
14 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 23886 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o viªn thùc hiÖn: Doµn ThÞ Hoµi Thu Thuôû ban ñaàu, loaøi ngöôøi trao ñoåi tình caûm yù nghó vôùi nhau baèng ngoân ngöõ noùi. Khi saùng taïo ra chöõ vieát, con ngöôøi duøng chöõ vieát cuøng tieáng noùi ñeå thoâng tin vôùi nhau. Chöõ vieát ra ñôøi ñaùnh daáu moät böôùc phaùt trieån môùi trong lòch söû vaên minh nhaân loaïi, vaø töø ñoù hình thaønh hai daïng: ngoân ngöõ noùi vaø ngoân ngöõ vieát. Tieát 25 : TIEÁNG VIEÄT I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 1. Đặc điểm của ngôn ngữ nói a. Xét ngữ liệu - Theo dõi đoạn phim sau: - Theo dõi đoạn đối thoại sau: Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay : - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện : - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc... - Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó! - Theo dõi đoạn văn sau: TÔI ĐI HỌCTruyện Ngắn THANH TỊNH Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. Căn cứ vào các ngữ liệu trên, em hãy cho biết: Tổ 1: Thế nào là ngôn ngữ nói? Phương tiện thể hiện của ngôn ngữ nói là gì? Điều kiện sử dụng ngôn ngữ nói? Tổ 2: Đặc điểm của ngôn ngữ nói ( Ngữ âm, chữ viết, dùng từ, câu) Tổ 3: Thế nào là ngôn ngữ viết? Phương tiện thể hiện của ngôn ngữ viết là gì? Điều kiện sử dụng ngôn ngữ viết? Tổ 4: Đặc điểm của ngôn ngữ viết? (chữ viết, dùng từ, câu) * Lưu ý: Phân biệt : Nói và đọc viết và ghi - Nói và đọc + Giống: Đều dùng ngôn ngữ âm thanh + Khác: Nói: Phát sinh trong hoàn cảnh giao tiếp, ý tưởng, tình cảm, thái độ… nảy sinh trong quá trình giao tiếp Đọc: Có sẵn văn bản, chuyển thành lời. - Viết và ghi + Giống: Đều dùng chữ viết + Khác: Viết: Phát sinh trong hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp, ý tưởng, tình cảm… nảy sinh thành hoạt động viết Ghi: Người nói, người nghe cố gắng chuyển ngôn ngữ âm thanh thành văn bản. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, có hai trường hợp: + Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết trong văn bản + Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng => Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Bài tập 1 (tổ 1) Phân tích đặc điểm của NN viết: Ở đây phải chú ý 3 khâu: Một là phải giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta( tôi không muốn dùng chữ “ từ vựng”). Hai là nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta(tôi muốnthaychữ”ngữpháp”). Ba là giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn( văn nghệ , chính trị, khoa học, kỹ thuật…) + Tách dòng để trình bày rõ từng luận điểm + Dùng thuật ngữ khoa học + Dùng từ ngữ chỉ thứ tự + Dùng dấu câu + Vốn chữ = Từ vựng + Phép tắc của tiếng ta= Ngữ pháp Bài tập 2 (tổ 2) Phân tích đặc điểm của NN nói Chủ tâm hắn cũng chẳng có ý chòng ghẹo cô nào, nhưng mấy cô gái lại cứ đẩy vai cô ả này ra với hắn, cười như nắc nẻ: - Kìa anh ấy goi! Có muốn ăn cơm trắng mấy giò thì ra đẩy xe bò với anh ấy. Thị cong cớn: - Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy? Tràng ngoái cổ lại vuót mồ hôi trên mặt cười: - Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên! Thị vùng đứng dậy, lon ton chạy lại đẩy xe cho Tràng. - Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.- Thị liếc mắt, cười tít. Từ hô gọi- Từ tình thái- Khẩu ngữ Phối hợp lời nói- cử chỉ Bài tập 3 (tổ 3): Phân tích lỗi -> chữa lại: a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý -> Lỗi: Sai chủ ngữ, dùng từ thừa, dùng khẩu ngữ -> Chữa: Trong thơ ca Việt Nam có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp b. Còn như máy móc thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ -> Lỗi: Dùng khẩu ngữ -> Chữa: Còn như máy móc thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một cách tùy tiện Bài tập 4 (tổ 4): Cho biết các câu sau mang đặc điểm của văn bản nói hay văn bản viết: a. Sao không cưỡi lên ngựa mà chạy cho mau? b. Rõ khéo cho anh! Bốn chân lại nhanh hơn sáu chân à? -> Các câu trên chứa đặc điểm của ngôn ngữ nói - Tỉnh lược chủ ngữ vì người nghe có mặt trực tiếp - Kết cấu theo kiểu đối đáp. Hướng dẫn học sinh tự học - Xem lại lí thuyết trên lớp - Hoàn thiện bài tập trong sách giáo khoa - Viết cảm nhận của em về hình ảnh con cò trong ca dao - Chuẩn bị bài mới Chúc các thầy cô giáo và các em mạnh khỏe! Xin cảm ơn và hẹn gặp lại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài giảng điện tử- văn- Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.ppt