Bài giảng Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí

Ngày 3-7-1980 Hiệp định hợp tác giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam về việc thăm dò

và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được ký kết. Ngày 19-6-1981 Chính

phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ) ký kết Hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh

dầu khí Việt-Xô (viết tắt là Vietsovpetro). Ngày 7-11-1981 Vietsovpetro chính thức đi

vào hoạt động.

Khảo sát địa vật lý (từ, trọng lực, địa chấn) được tiến hành trên thềm lục địa Việt

Nam do Liên đoàn địa vật lý Viễn Đông Liên Xô thực hiện với các tàu POISK,

ISKATEL, Viện sỹ Gambuaxev, Malưgin theo các mạng lưới từ khu vực đến chi tiết.

pdf24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tái bản công trình bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 do Fromaget J., Saurin E., thành lập (1952). 4.2. Giai đoạn 1954-1975 a. Miền Bắc Việt Nam Sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng (1954), Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh hoạt động địa chất và mỏ với sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc và các nước Đông Âu. Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo chuyên gia trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Một khối lượng to lớn các công trình khảo sát địa chất, tìm kiếm, thăm dò và khai thác các khoáng sản đã được hoàn thành trong giai đoạn này. Độc giả có thể tìm hiểu trong “Thư mục địa chất Việt Nam” (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội 1998); chẳng hạn như “Địa chất miền Bắc Việt Nam” và bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam (1965) (do Dovjikov A.E. chủ biên. 1965); “Bản đồ địa chất Việt Nam phần miền Bắc tỷ lệ 1:1.000.000” (do Trần Văn Trị chủ biên. 1973)… Dưới đây chúng tôi chỉ nêu các hoạt động liên quan đến địa chất dầu khí. Năm 1956 Viện sỹ Griaznov N.K. (Liên Xô cũ) nhận định miền Bắc Việt Nam có triển vọng dầu khí. Từ 1959-1961 Kitovani S.K. cùng với các đồng nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu tài liệu của các nhà địa chất Pháp, khảo sát 11 tuyến khoảng 25.000 km lộ trình đã hoàn thành báo cáo “Địa chất và triển vọng dầu khí ở Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” [13]. Đây là công trình tổng hợp đầu tiên về địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí ở Việt Nam. Theo tác giả, miền Bắc Việt Nam có 4 vùng triển vọng (Hình 2.3): 1. Vùng trũng giữa núi tam giác châu sông Hồng. 2. Vùng được cấu tạo bởi các trầm tích lục nguyên Mesozoi trên nền Caledoni bị biến chất Paleozoi sớm. 3. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên Mesozoi trên tầng Hercyni bị lún chìm không sâu. 4. Vùng được cấu tạo bởi trầm tích lục nguyên Paleozoi giữa-trên. Ngày 27-11-1961 Đoàn Địa chất 36 trực thuộc Tổng cục Địa chất được thành lập. 18 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Ngày 9-10-1969 Chính phủ ký quyết định số 203/CP thành lập Liên đoàn Địa chất 36. Đây là đơn vị địa chất đầu tiên được tổ chức để tiến hành khảo sát, tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ đây với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam được triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ với tổ hợp các phương pháp địa chất, địa vật lý, địa hoá, khoan vẽ bản đồ, khoan cấu tạo, thông số, tìm kiếm thăm dò ở vùng trũng Hà Nội và sau này là vùng trũng An Châu. (Hình 2.4). Hình 2.3. Bản đồ sơ lược về triển vọng dầu mỏ và khí thiên nhiên miền Bắc Việt Nam 19 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí Đã tiến hành khảo sát từ hàng không tỷ lệ 1:200.000 trên toàn miền Bắc Việt Nam (Ivanhiukov I.D. 1961). Đo trọng lực tỷ lệ 1: 200.000 trên diện tích 12000 km2 vùng trũng Hà Nội (Epstêin N.V. 1961- 1963); sau đó là tỷ lệ 1: 500.000 trên toàn miền Bắc (Nguyễn Hiệp 1964-1973); tỷ lệ 1:200.000 ở vùng trũng An Châu và vùng trũng Ninh Bình, tỷ lệ 1:50.000 và 1:25.000 ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Nguyễn Hiệp, Giang Công Thịnh 1965-1973). Công tác thăm dò địa chấn bắt đầu từ năm 1962 với phương pháp phản xạ được tiến hành 2.260 km ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Macsiutova, Hồ Đắc Hoài, Trương Minh), 232 km tuyến khúc xạ (Nguyễn Trí Liễn). Công tác thăm dò điện được bắt đầu từ năm 1964 với trên 1.532 km tuyến chủ yếu tập trung ở Đông Nam vùng trũng Hà Nội (Pornhiagin M.A., Tăng Mười, Nguyễn Tấn Kích…). Công tác khoan cấu tạo được bắt đầu từ năm 1962 tập trung chủ yếu ở vùng trũng Hà Nội với chiều sâu các giếng khoan từ 150 m đến 1.200 m với tổng số khoảng 20 nghìn mét khoan. Công tác khoan sâu bắt đầu từ năm 1970 với giếng khoan thông số 100 tại Tiên Hưng (Thái Bình) đạt độ sâu kỷ lục lúc bấy giờ (1970) là 3.303 m. Cho đến năm 1975 đã khoan được 7 giếng khoan sâu với tổng 17684 m khoan. Giếng khoan 61 ở cấu tạo Tiền Hải “C” đã phát hiện dòng khí lẫn condensat công nghiệp từ cát kết thuộc hệ tầng Tiên Hưng. Có thể nói rằng kết quả khảo sát địa chất, địa vật lý và khoan trong giai đoạn này đã cho thấy bức tranh toàn cảnh cấu trúc địa chất của miền Bắc Việt Nam liên quan đến việc đánh giá triển vọng dầu khí; và đặc biệt cấu trúc địa chất sâu bên dưới lớp phủ trầm tích Đệ Tứ khá dày của vùng trũng Hà Nội lần đầu tiên được nghiên cứu; đã phát hiện được những hệ thống đứt gãy phức tạp (sông Chảy, sông Hồng, sông Lô, Vĩnh Ninh…), các dải nâng Kiến Xương-Tiền Hải, các vùng sụt lún Đông Quan, Phượng Ngãi có chiều dày trầm tích Hình 2.4. Khảo sát địa chất tại vùng An Châu (ảnh tư liệu) 20 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Đệ Tam vượt trên 3 km, cũng đã phát hiện nhiều cấu tạo đa dạng chịu tác động của các hoạt động kiến tạo mạnh mẽ… Các nghiên cứu về thạch học, trầm tích, cổ sinh (vi cổ sinh, bào tử phấn hoa…) đã được triển khai (Trầm tích và điều kiện thành tạo trầm tích Neogen-Đệ Tứ miền trũng Hà Nội. Glovênok V.K., Lê Văn Chân. 1966,..) trong đó phải kể đến công trình tổng hợp tài liệu đầu tiên là báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí của miền trũng Hà Nội” của Kisliakov V.N., Golovenok V.K. (1970). Trong giai đoạn này đã hình thành dần quan điểm triển vọng dầu khí ở vùng trũng Hà Nội tăng dần về phía biển. Ngoài vùng trũng Hà Nội, công tác khảo sát địa chất, địa vật lý (trọng lực và điện) và một vài giếng khoan cấu tạo tìm kiếm cũng được triển khai ở vùng trũng Mesozoi An Châu (Nguyễn Quang Hạp, 1965-1967; Nguyễn Hiệp, 1972; Trần Ngọc Toản, 1974), các kết quả đã được tổng hợp trong báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng chứa dầu vùng trũng An Châu” (1967-1970) do Ngô Thường San chủ biên. Song một số chuyên gia địa chất (Makarov. 1972) lại cho rằng vùng này không có triển vọng dầu khí vì cấu trúc địa chất vùng này không thuận lợi cho khả năng sinh, chứa, chắn dầu khí. b. Miền Nam Việt Nam Trong khi ở miền Bắc Việt Nam hoạt động địa chất nói chung và tìm kiếm thăm dò dầu khí nói riêng được đẩy mạnh thì ở Hình 2.6. Giếng khoan thăm dò phát hiện khí đầu tiên ở Tiền Hải C Miền Võng Hà Nội (ảnh tư liệu) Hình 2.5. Giếng khoan thăm dò ở châu thổ sông Hồng (ảnh tư liệu) 21 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí miền Nam Việt Nam chính quyền Sài Gòn không tiến hành gì nhiều hoạt động địa chất trên đất liền, ngoài việc một số nhà địa chất Pháp như Saurin E., Fontaine H. và một số nhà địa chất Việt Nam như Tạ Trần Tấn, Nguyễn Lan Tú, Hoàng Thị Thân, Trần Kim Thạch, Nguyễn An Cư… hoặc chỉnh lý các nghiên cứu trước đây hoặc nghiên cứu về kiến tạo, địa tầng, hoá đá, suối nước nóng… ở một số vùng trên đất liền và một số hòn đảo. Cũng đã xuất bản một số tờ bản đồ địa chất tỷ lệ nhỏ 1:500.000 (các tờ Nha Trang, Vĩnh Long, Sài Gòn…), đáng kể nhất là công trình của Fontaine H., tái bản lần thứ ba bản đồ địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 do Fromaget J. và Saurin E. thành lập, có hiệu đính phần Nam vĩ tuyến 17 (1971) và Từ điển địa tầng Đông Dương của Saurin E., 1956 [23]. Năm 1967, Sở Hải dương Hoa Kỳ đo từ hàng không trên toàn miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:250.000. Năm 1968 Bộ Phát triển hải ngoại Anh tiến hành khảo sát địa chấn khúc xạ (khoảng 290 km tuyến) và phản xạ (370 km tuyến) ngoài khơi khu vực đảo Thổ Chu, kết quả cho biết chiều dày trầm tích Mesozoi ở đây có thể tới 3-4 km [2]. Cùng năm công ty Alpine Geophysical Corporation đo 19.500 km tuyến địa chấn và lấy mẫu ở Biển Đông. Năm 1969-1970 công ty Ray Geophysical Mandrel khảo sát 12.121 km tuyến địa chấn, từ và trọng lực ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Năm 1969 Hồ Mạnh Trung dựa trên tài liệu từ hàng không công bố “Khảo lược cấu trúc đồng bằng sông Cửu Long và thảo luận về vấn đề dầu mỏ” [11]. Sau đó (1971) Bosum W.E., Kind E.G., Hồ Mạnh Trung nghiên cứu cấu trúc châu thổ Mêkông dựa trên tài liệu từ hàng không cho rằng ở các bồn trầm tích Cần Thơ, Cà Mau trầm tích dày từ 3-5 km. Các trầm tích Lias, Trias và có thể trẻ hơn cùng với đá vôi Permi có thể có giá trị tìm kiếm dầu khí [1]. Ngày 1-12-1970 chính quyền Sài Gòn ban hành đạo luật số 011/70 ấn định việc tìm kiếm khai thác dầu mỏ cùng điều kiện thuế khoá và hối đoái. Tháng 1-1971 Uỷ ban Quốc gia dầu mỏ được thành lập theo sắc lệnh số 003-SLKT ngày 7-1-1971. Sau đó thành lập Tổng cuộc dầu hỏa và khoáng sản. Tháng 6-1971 Bộ Kinh tế công bố Nghị định số 249/BKT/UBQGDH ngày 9-6-1971 về cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm thăm dò dầu mỏ tại thềm lục địa Việt Nam Cộng hoà và quy định cho đấu thầu đặc nhượng. Tổng cộng có 61 lô được đưa ra đấu thầu. Năm 1972 công ty GSI (Geological Service Inc.) khảo sát 5.000 km địa chấn 2D khu vực miền Trung và quần đảo Hoàng Sa. Tháng 6-1973 công ty Robertson Research International Limited (Anh) và BEICIP (Bureau d’Etudes Industrielles et de Cooperation de l’Institut Francais du Pétrole - Pháp) phối hợp làm báo cáo “Địa chất và khai thác hydrocarbon ở ngoài khơi Nam Việt Nam” tập trung đánh giá khả năng sinh, chứa, chắn, bẫy ở bể Cửu Long, vịnh Thái Lan và bể Sài Gòn [22]. Cùng thời gian này chính quyền Sài Gòn tổ chức đấu thầu đợt 1 trên 8 lô cho 4 nhóm công ty: Pecten Việt Nam (lô 06, 07, 08. TLĐ); công ty Mobil Oil (lô 03, 04 TLĐ); công ty Sunningdale (lô 01, 02.TLĐ) 22 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam và công ty ESSO (lô 05 TLĐ) với tổng diện tích 57.223 km2, trong đó 4 lô ở bể Cửu Long, 4 lô ở bể Nam Côn Sơn (Hình 2.7). Hình 2.7. Dự định đặc nhượng tìm kiếm khai thác dầu khí (dùng trong nghị định gọi thầu ngày 19/2/1974) Tháng 4-1974 đấu thầu đợt 2 với 9 lô cho 5 nhóm công ty: công ty Mobil-Keiyo (lô 12A, 12B TLĐ); Pecten BHP (lô 09 TLĐ); IOL (lô 10 TLĐ) Marathon (lô 11 TLĐ), OMO (lô 10, 14, 19, 23 TLĐ) với diện tích mỗi lô là 4.500 km2 (Hình 2.8). Hình 2.8. Khu vực hợp đồng giai đoạn 1973-1975 Sau khi trúng thầu các công ty đã tiến hành đo địa chấn với mạng lưới 8x8 km, 4x4 km trên toàn lô và 2x2 km trên các diện tích có triển vọng. Tổng chiều dài đo địa chấn trong thời gian này lên tới 87.908 km. Cuối năm 1974 đầu 1975 công ty Pecten và Mobil đã khoan 6 giếng tìm kiếm trên 5 cấu tạo, trong đó có 4 giếng khoan và 1 giếng chưa kết thúc ở bể Nam Côn Sơn, 1 giếng khoan ở bể Cửu Long. Giếng Hồng-1X (lô 8 TLĐ) đạt chiều sâu 1640 m, phát hiện dầu trong lớp cát kết nhưng không có giá trị thương mại. Giếng Dừa-1X (lô 8 TLĐ) sâu 4.039 m gặp dầu ở độ sâu 3.048-3.352 m thử vỉa cho lưu lượng 1.514 barel (240 m3) dầu/ngày và 164.000 m3 khí/ngày. Giếng Bạch Hổ-1X (lô 04 TLĐ) sâu 3.026 m gặp nhiều lớp cát kết chứa dầu ở độ sâu 2.750-2.860 m. Thử vỉa cho lưu lượng 2.400 barel (380 m3) dầu/ngày và 25.000 m3 khí/ngày. Giếng Dừa-2X (lô 08 TLĐ) với độ sâu 3.652 m ngày 1-4-1975, bỏ dở khoan. Giếng Mía-1X (lô 06 TLĐ) sâu 3.353 m gặp áp suất cao không thử vỉa được. Giếng Đại Hùng-1X khoan đến độ sâu 1.829 m (tháng 4/1975) thì bỏ dở khoan. 4.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền Nam Bắc (30-4-1975), Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh công tác địa chất, tìm kiếm thăm dò khoáng sản nói chung và đặc biệt là tìm kiếm thăm dò dầu khí trên cả nước. Ngày 3-9-1975 Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập trực thuộc Chính phủ. Tháng 8-1977 Công ty Dầu khí quốc gia Việt Nam gọi tắt là Petrovietnam được thành lập trực thuộc Tổng cục Dầu khí. Tháng 4-1990 Tổng cục Dầu khí nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. Tháng 7-1990 23 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam. Tháng 4-1992, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định số 330/TTG ngày 29-5-1995 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là Tổng công ty Nhà nước có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation viết tắt là Petrovietnam, có các chức năng nhiệm vụ: nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, chế biến, tàng trữ, vận chuyển, dịch vụ dầu khí, xuất nhập vật tư thiết bị dầu khí, dầu thô và sản phẩm dầu khí; phân phối sản phẩm dầu khí và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với luật pháp Việt Nam và các nhiệm vụ được giao khác. Ở miền Bắc Việt Nam Tổng cục Dầu khí tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai khảo sát trọng lực chi tiết (tỷ lệ 1:50.000; 1:25.000) ở vùng Đông Nam trũng Hà Nội và vùng nước nông ven biển Thái Bình, Nam Định (Giang Công Thịnh, Phan Quang Quyết 1976-1982); khảo sát địa chấn phương pháp điểm sâu chung tỷ lệ 1:50.000 với 3.197 km tuyến ở Đông Nam và Bắc trũng Đông Quan, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hoàng… và 223 km ở vùng nước nông vịnh Bắc Bộ (Đỗ Văn Lưu, Đào Quang An, Phạm Dương, Đỗ Văn Hậu… 1975 - 1981). Cuối năm 1981 tiến hành 2.555 km tuyến địa chấn mật độ quan sát 5x5 km trên diện tích 6.500 km2 ở vịnh Bắc Bộ bằng tàu địa chấn Bình Minh (Đỗ Văn Hậu, 1981) (Hình 2.9). Trong giai đoạn này đã tiến hành 32 giếng khoan với 78.842 m khoan. Đã phát hiện được mỏ khí Tiền Hải “C” (Hình 2.10). Năm 1977, Sevostianov K.M., Lê Trọng Cán và nnk. hoàn thành báo cáo “Cấu trúc địa chất, triển vọng dầu khí và phương hướng công tác tiếp theo ở miền trũng Hà Nội“ [20], năm 1983 Skorduli Hình 2.9. Tàu địa chấn Bình Minh (ảnh tư liệu) 24 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam V.D., Khuduk M.N., Nguyễn Ngọc Cư hoàn thành báo cáo “Tổng kết nghiên cứu thăm dò địa chất dầu khí miền trũng Hà Nội từ 1962-1982“ [21]. Năm 1987 Nguyễn Văn Đắc và nnk. hoàn thành báo cáo “Kết quả công tác thăm dò địa chất dầu khí miền võng Hà Nội giai đọan 1980-1985“ [16]. Năm 1981 bắt đầu khai thác thử công nghiệp mỏ khí Tiền Hải “C” phục vụ cho phát điện (12MW) và công nghiệp địa phương tỉnh Thái Bình. Tháng 11-1975 Tổng cục Dầu khí thành lập Công ty Dầu khí Nam Việt Nam (sau đó 1978 chuyển thành Công ty Dầu khí 2) để tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí ở miền Nam Việt Nam. Dựa trên kết quả thu thập các tài liệu đã thành lập báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí thềm lục địa Việt Nam” (Hồ Đắc Hoài, Ngô Thường San. 1975) [10] và báo cáo “Cấu trúc địa chất trũng Cửu Long và rìa kế cận, triển vọng dầu mỏ và khí thiên nhiên” (Đoàn Thiện Tích. 1977) [6]. Đã tiến hành khảo sát trọng lực tỷ lệ 1:200.000 vùng châu thổ sông Cửu Long; địa chấn phản xạ khu vực Long Toàn và vùng biển Bạc Liêu. Thuê công ty CGG (Pháp. 1975) khảo sát 12.109 km tuyến địa chấn theo các sông ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu Côn Đảo. Thuê công ty GECO (Na Uy. 1978) khảo sát địa chấn gần 12 nghìn km tuyến trên các lô 09, 16, 19, 20, 21 với mạng lưới tuyến 8x8 km; 4x4 km; 2x2 km và 1x1 km. Năm 1978 tiến hành khoan giếng Cửu Long 1 (CL-1) đạt độ sâu 2.120 m và tiếp sau là giếng Hậu Giang 1 với độ sâu 813 m, các giếng khoan này đều khô (Nguyễn Giao,1984) [15]. Cũng trong thời gian này Petrovietnam đã ký hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty Deminex (Đức) lô 15, AGIP (Ý) lô 4 và 12, Bow Valley (Canada) lô 28 và 29. từ 1978-1980 các công ty trên đã tiến hành khảo sát 11087 km tuyến địa chấn, khoan 12 giếng trong đó 2 giếng phát hiện dầu (15A.1X, 15B.1X), 3 giếng phát hiện khí (12B-1X, 12C-1X, 04A-1X), 2 giếng gặp sự cố kỹ thuật, 5 giếng khô (Hình 2.11). Hình 2.11. Khu vực hợp đồng giai đoạn 1975-1980 Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu Ngô Thường San chủ biên báo cáo “Cấu trúc địa chất và triển vọng dầu khí thềm lục địa phía Nam Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Hình 2.10. Mỏ khí Tiền Hải (ảnh tư liệu) 25 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí Nam” (1975-1980) [14]. Ngày 3-7-1980 Hiệp định hợp tác giữa Liên Xô (cũ) và Việt Nam về việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam được ký kết. Ngày 19-6-1981 Chính phủ Việt Nam và Liên Xô (cũ) ký kết Hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt-Xô (viết tắt là Vietsovpetro). Ngày 7-11-1981 Vietsovpetro chính thức đi vào hoạt động. Khảo sát địa vật lý (từ, trọng lực, địa chấn) được tiến hành trên thềm lục địa Việt Nam do Liên đoàn địa vật lý Viễn Đông Liên Xô thực hiện với các tàu POISK, ISKATEL, Viện sỹ Gambuaxev, Malưgin theo các mạng lưới từ khu vực đến chi tiết. Trên cơ sở tài liệu địa vật lý, đã phát hiện được nhiều cấu tạo có triển vọng dầu khí. Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro bắt đầu tiến hành khoan tìm kiếm trên các cấu tạo Bạch Hổ, Rồng (Hình 2.12). Hình 2.12. Tàu khoan Mikhain Mirchin phát hiện thấy dầu trong tầng Miocen tại giếng số 5 mỏ Bạch Hổ (tháng 5-1984) (ảnh tư liệu) Giếng BH-5 khoan ngày 31-12-1983 bằng tàu khoan Mikhain Mirchin ở phần đỉnh vòm Nam cấu tạo có độ sâu 3.001 m, thử vỉa 2.782-2.826 m trong trầm tích Miocen dưới cho lưu lượng 26,3 m3 dầu/ ngày qua đường kính ống xả 7,9 mm (tháng 5 - 1984). Giếng BH-4 khoan ở phần Đông Bắc của đỉnh vòm phía Bắc cấu tạo, dừng ở độ sâu 3.501 m, thử vỉa khoảng 2.519-2.845 m trong trầm tích Miocen dưới cho lưu lượng 206,3m3 dầu/ngày; thử 7 vỉa trong trầm tích Oligocen khoảng 3.100-3.470,5 m cho lưu lượng từ 90 đến 338 m3 dầu/ngày. Giếng Rồng-1X được khoan ở đỉnh cấu tạo Rồng đã gặp móng biến chất ở độ sâu 2501 m, phát hiện 1 vỉa dầu với lưu lượng 53m3 dầu/ngày. Ngày 6-11-1984 chân đế giàn khoan cố định đầu tiên của ngành dầu khí Việt Nam được hạ thuỷ và sau đó giàn khoan cố định (MSP-1) được hoàn thành xây lắp. Ngày 26-6-1986 từ giàn khoan này khai thác tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ (Hình 2.13). Hình 2.13. Xây lắp giàn khoan đầu tiên (ảnh tư liệu) Nếu năm 1981 đánh dấu bằng sự kiện khai thác mét khối khí thiên nhiên đầu tiên ở Việt Nam từ mỏ khí Tiền Hải “C” (Thái Bình) trên đất liền, thì năm 1986 đánh dấu mốc khai thác tấn dầu thô đầu tiên của mỏ Bạch Hổ ngoài khơi Việt Nam (Hình 2.14). Tại giếng khoan BH-6 ngày 11-5-1987 đã phát hiện tầng dầu trong đá móng có tuổi trước Kainozoi và sau đó tại giếng khoan 26 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam N0-1(MSP-1) đã khẳng định điều này với lưu lượng trên 1.000 tấn dầu/ngày. Ngày 6-9-1988 bắt đầu khai thác dầu từ tầng móng mỏ Bạch Hổ mở ra một triển vọng mới không những tăng đáng kể sản lượng khai thác ở mỏ Bạch Hổ mà còn thay đổi rất lớn về đối tượng tìm kiếm và khai thác dầu khí truyền thống ở bể Cửu Long nói Hình 2.14. Tàu chở dầu mỏ Bạch Hổ (ảnh tư liệu) Hình 2.15. Giàn công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ (ảnh tư liệu) 27 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí riêng, ở thềm lục địa Việt Nam nói chung (Hình 2.15). Ngoài phát hiện mỏ Bạch Hổ và Rồng, ngày 18-7-1988 giếng khoan ĐH-1 tại cấu tạo Đại Hùng cũng đã phát hiện thấy dầu, và ngày 14-10-1994 barel dầu đầu tiên đã được khai thác tại đây. Từ năm 1988 Chính phủ Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới. Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được ban hành (1987), sau đó là Luật Dầu khí (1993) được bổ sung và sửa đổi vào năm 2000 và nhất là khi có Nghị quyết 15 (1988) của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về phương hướng Hình 2.16a. Số lượng hợp đồng và tổng chi phí 28 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam và nhiệm vụ phát triển ngành dầu khí thì hoạt động dầu khí được triển khai một cách mạnh mẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực từ thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Lần đầu tiên ở Việt Nam hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí dưới dạng Hợp đồng chia sản phẩm (PSC- Production Sharing Contract) được ký kết Hình 2.16b. Hoạt động dầu khí ở Việt Nam 29 Chương 2. Hoạt động điều tra địa chất, thăm dò và khai thác dầu khí giữa Petrovietnam và công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC vào ngày 18-5-1988 ở lô 06 và 12E thuộc bể Nam Côn Sơn; sau đó có sự tham gia của công ty dầu khí Anh BP và công ty dầu khí Nauy Statoil. Ngày 15-6-1988 ký hợp đồng với công ty Shell tại lô 112, 114 ở bể sông Hồng… Sau này Petrovietnam càng ngày càng tham gia tích cực trong việc triển khai các hợp đồng cho nên ngoài các hợp đồng dạng PSC, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC – Business cooperation contract) còn ký các hợp đồng thành lập các công ty cùng điều hành (JOC- Joint Operating Company). Từ 1988 đến nay Petrovietnam đã ký trên 50 hợp đồng PSC, BCC và JOC đã tiến hành trên 250 nghìn km địa chấn 2D, gần 12 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan 419 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác có tổng chiều dài trên 1,5 triệu km (Hình 2.16a, 2.16b). Kết quả đã phát hiện hàng trăm cấu tạo có triển vọng và hàng chục mỏ dầu khí đã và đang chuẩn bị đưa vào khai thác. Năm 2002 Vũ Văn Kính, Nguyễn Văn Đắc và nnk hoàn thành báo cáo “Tổng hợp đánh giá kết quả tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam giai đoạn 1988-2000 và phương hướng tìm kiếm thăm dò tiếp theo “. Đây là một công trình tổng hợp có tác dụng quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành dầu khí Việt Nam. [25]. Hình 2.18. Nhà máy khí hóa lỏng LPG Dinh Cố (ảnh tư liệu) Năm 1993 Petrovietnam bắt đầu triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho nhà máy điện Bà Rịa- Vũng Tàu và Phú Mỹ. Hệ thống gồm giàn nén khí trung tâm, đường ống 16 inches (40,64 cm) dài trên 110 km ngoài biển và trên 50 km trên bờ (đến Phú Mỹ) có công suất 5,5 triệu m3/ngày. Tháng 1 năm 1999 nhà máy khí hoá lỏng LPG Dinh Cố bắt đầu hoạt động cung cấp mỗi ngày gồm 4 triệu m3 khí khô, 400 tấn condensat, 530 tấn butan và 410 tấn propan đáp ứng 1/2 Hình 2.17. Giàn nén khí trung tâm mỏ Bạch Hổ (ảnh tư liệu) 30 Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam nhu cầu LPG hiện nay của cả nước (Hình 2.17, 2.18, 2.19). Sản lượng khai thác dầu thô và khí thiên nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia_chat_va_tai_nguyen_dau_khi_viet_nam_chuong_2_7531.pdf
Tài liệu liên quan