Bài giảng Địa lý 6 - Vườn quốc gia Cát Tiên

Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,. Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

 

ppt26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý 6 - Vườn quốc gia Cát Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vườn quốc gia Cát Tiên IUCN II (Vườn quốc gia) Vị trí tại Việt Nam Vị trí Đông Nam Bộ, Việt Nam Tọa độ 11°34′30″B 107°22′00″ĐTọa độ: 11°34′30″B 107°22′00″Đ Diện tích 719,20 km² (Đồng Nai: 392,67 km², Lâm Đồng: 278,50 km², Bình Phước: 44,43 km²) Thành lập 1992 Cơ quan quản lý BNNPTNT Việt Nam Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên. Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới. Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.[1] Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptBài giảng điện tử- địa lý- giới thiệu vường quốc gia cát tiên.ppt