Bài giảng Địa lý kinh tế

Hiện nay, nhiều loại thủy sản đã trở thành đối tượng nuôi trồng, nhưng quan trọng hơn cả là tôm. Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he,.) và tôm càng xanh phát triển mạnh, năm 1998 có 524.500,9ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, đến 2000 tăng lên 641.874,1ha và năm 2007 là 904.900ha, riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 72% tổng diện tích nuôi trồng cả nước. Kỹ thuật nuôi tôm từ quảng canh chuyển sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh. Việc sản xuất tôm giống, chế biến thức ăn cho tôm từ nguyên liệu địa phương, phòng trị bệnh cho tôm ngày càng được phổ biến. Năm 1998, cả nước thu hoạch 285.626 tấn cá và 54.853 tấn tôm, năm 2007: 696.953 tấn cá và 368.596 tấn tôm, trong đó tỉnh có sản lượng tôm cá nuôi lớn nhất nước là Cà Mau: 27,6% sản lượng tôm cả nước và tỉnh nuôi nhiều cá nhất là An Giang: 21,6% sản lượng cá cả nước.

Các loại đặc sản cũng đang được chú trọng nuôi trồng là cua lột, ba ba, ếch, ngọc trai, sò, rong câu chỉ vàng. Ở dọc các sông suối, nghề nuôi cá lồng đang phát triển. Nhiều vũng trũng ở đồng bằng được khoanh vùng quy hoạch, cải tạo để nuôi cá và thủy đặc sản. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất cá, trong đó dẫn đầu cả nước là An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.

Nhờ phát triển nuôi trồng thủy sản mà cơ cấu sản xuất công nghiệp ở nhiều vùng đã chuyển đổi theo hướng tiến bộ, tài nguyên được sử dụng hợp lý hơn, thu nhập của người nông dân tăng lên nhiều. Thủy sản là 1 trong 5 mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam với tổng giá trị xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD (trong đó 2/3 là tôm đông lạnh) và có mặt trên thị trường của 25 nước và là 1 trong 10 nước lớn nhất thế giới về xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam mới chỉ chiếm 19,7% tổng giá trị sản lượng nông - lâm - ngư và 4% GDP (2006), chứng tỏ ngành thủy sản vẫn chưa phát triển tương xứng với quy mô lãnh hải và mặt nước nội địa.

 

doc147 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Địa lý kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00 1. Nông nghiệp 75,13 74,37 1.1 Trồng trọt 71,4 71,4 1.2 Chăn nuôi 27,1 26,9 1.3 Dịch vụ NN 1,5 1,7 2. Ngư nghiệp 22,0 22,83 3. Lâm nghiệp 2,87 2,8 Qua bảng trên, ta thấy trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp thì nông nghiệp là chính; trong nông nghiệp thì trồng trọt là chính; trong trồng trọt thì cây lương thực là chính (60% giá trị sản xuất của trồng trọt) và trong cây lương thực thì lúa là chính (hơn 91% sản lượng), chiếm khoảng 8 % GDP cả nước, lớn gần bằng toàn bộ giá trị sản lượng của các ngành lâm nghiệp, ngư nghiệp và chăn nuôi. b. Nông lâm ngư nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từ độc canh tự cấp tự túc sang đa canh sản xuất hàng hóa Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi ngày càng được đưa lên vị trí cao hơn nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ngành chăn nuôi tăng chậm, được thể hiện qua bảng 5.2. Bảng 5.2. Cơ cấu giá trị sản lượng các ngành trong nông nghiệp (% trong giá trị sản lượng nông nghiệp) Năm 1976 1990 1999 2000 2008 2009 Trồng trọt 80,7 79,3 79,5 78,2 78,04 77,06 Chăn nuôi 19,3 17,9 18,2 19,3 19,81 20,76 Dịch vụ nông nghiệp - 2,8 2,3 2,5 2,15 2,18 Trong ngành trồng trọt, cây công nghiệp đã được mở rộng thêm diện tích nhiều hơn: Năm 2001 chiếm 23,5 % trong tổng diện tích gieo trồng, năm 2004 tương ứng là 25%. Trong cây lương thực thì giai đoạn 1980 - 2000 lúa không giảm bớt vai trò mà còn tăng thêm vị trí cả về diện tích và sản lượng, từ 2001 đến nay giảm tỷ trọng của lúa cả về diện tích và sản lượng. Bảng 5.3. Cơ cấu giá trị sản lượng và diện tích lúa trong cây lương thực Năm 1980 1990 2001 2008 2009 % giá trị sản lượng lúa 80,8 89,5 93,8 86,63 89,4 % diện tích lúa 79,5 84,7 96,0 87,23 89,7 Những năm gần đây, lâm nghiệp tăng chậm về giá trị sản lượng nên tỷ trọng của nó có những năm giảm xuống do lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn: vốn đầu tư giảm và hạn hán kéo dài. Ngư nghiệp có tăng nhanh hơn, tỷ trọng lâm-ngư nghiệp thay đổi qua các năm như ở bảng 4.4. Bảng 5.4. Cơ cấu giá trị sản lượng lâm - ngư nghiệp (% trong tổng giá trị sản lượng nông - lâm - ngư nghiệp) Năm 1990 1995 1999 2008 2009 Lâm nghiệp 7,75 5,0 4,3 2,87 2,8 Ngư nghiệp 8,42 13,4 13,8 22,0 22,83 Do chuyển dịch cơ cấu nông - lâm- ngư nghiệp theo hướng đa canh hàng hóa nên các sản phẩm từ lĩnh vực này đã gia tăng đáng kể, khối lượng hàng hóa xuất khẩu ngày càng nhiều, mặt hàng nông - lâm - thủy sản phát triển phong phú và tỷ lệ hàng qua chế biến cũng tăng lên. Hàng nông-lâm-ngư nghiệp xuất khẩu chiếm 26% tổng giá trị hàng xuất khẩu 2004, riêng nông sản chiếm 13,3% và thủy sản chiếm 9,1% với các mặt hàng chủ yếu như: hải sản, gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su... Bảng 5.5. Các mặt hàng nông - lâm - hải sản xuất khẩu chủ yếu Mặt hàng 1990 1995 1999 2003 2007 1. Hải sản (triệu USD) 23,9 621,0 971,0 2.199,6 3.763,4 2. Gạo (1000 tấn) 1624,0 1988,0 4.508,0 3.810 4.557,5 3. Cà phê (1000 tấn) 90,0 248,0 482,0 749,4 1.229,2 4. Hạt tiêu (1000 tấn) 9,0 17,9 34,8 73,9 82,9 5. Hạt điều (1000tấn) 9,0 19,8 18,4 82,2 152,5 6. Cao su (1000 tấn) 75,9 138,1 265,0 432,3 714,9 7. Rau quả (triệu. USD) 28,0 259,0 284,0 151,5 305,6 8. Chè (1000 tấn ) 16,1 18,8 36,0 58,6 114,5 9. Lạc (1000 tấn) 71,0 111,0 56,0 82,4 36,8 Việt Nam đã vượt qua cửa ải lương thực, tạo mức an toàn và ổn định cao hơn về lương thực với bình quân lương thực từ 235 kg/người (1991) lên 370 kg (1995); 449kg (2000); 466kg (2003); 469,5kg (2007) và năm 2009 là 503,7 kg. c. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam * Các vùng chuyên canh: - Vùng rau ở đồng bằng Bắc Bộ, Đà Lạt. - Vùng mía: Thanh hóa, Tây Ninh, Cần Thơ. - Vùng Lạc: Nghệ An, Tây Ninh, Đồng Nai. - Vùng cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. - Vùng cao su: Bình phước, Tây Ninh, Đồng Nai. - Vùng nhãn, vải: Hưng Yên, Bắc Ninh. - Vùng cam, xoài: Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. * Các vùng kinh tế sinh thái nông - lâm - ngư nghiệp của Việt Nam: - Vùng đồng bằng sông Cửu Long - Đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung Bộ - Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng Đông Nam Bộ - Vùng Tây Nguyên - Vùng miền núi và trung du Bắc Bộ b. Tình hình phát triển và phân bố từng ngành nông - lâm - ngư nghiệp Việt Nam b.1. Ngành nông nghiệp - Ngành trồng trọt + Cây lương thực Những cây được xếp vào loại cây lương thực ở Việt Nam là: lúa, ngô, khoai lang, sắn, khoai tây, khoai sọ, khoai nước, dong, riềng, kê, mì, mạch, cao lương. Sản xuất lương thực là ngành cơ bản, quan trọng nhất trong nông nghiệp. Sản xuất lương thực trước hết bảo đảm nguồn thức ăn tinh bột cho toàn bộ dân cư trong nước và cung cấp thức ăn cho gia súc để chuyển hóa thành thịt, trứng, sữa và các sản phẩm của sữa là những chất dinh dưỡng tối cần thiết cho cơ thể. Cây lương thực còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến rượu bia, xay xát, bánh kẹo và ảnh hưởng tới sự phân bố các xí nghiệp đó. Sản xuất lương thực còn có tác dụng thúc đẩy việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính, hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô rộng lớn, góp phần quan trọng để ổn định kinh tế, quốc phòng và xuất khẩu. Bảng 5.6. Sản lượng lương thực (quy thóc) qua các năm (ĐVT: triệu tấn) 1976 1986 1990 1995 2000 2003 2007 2009 11,4 18,3 21,5 27,5 34,5 37,5 40,2 43,3 Diện tích gieo trồng cây lương thực đã tăng lên không ngừng nhờ thâm canh tăng vụ và khai hoang mở rộng diện tích. Bảng 5.7. Diện tích cây lương thực qua các năm (triệu ha) 1990 1995 1999 2003 2008 2009 7,0 7,9 8,8 8,37 8,54 8,52 Diện tích gieo trồng cây lương thực ở nước ta hiện nay được phân bố như sau: - Các tỉnh có diện tích gieo trồng cây lương thực lớn nhất (trên 300.000 ha/tỉnh): Thanh hóa, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng. - Các tỉnh có diện tích cây lương thực ít (dưới 70 nghìn ha) là các tỉnh nằm ở miền núi Bắc Bộ (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh); Hà Nội, ở Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẳng, Phú Yên, Khánh Hòa, Kontum, Đắc Nông, Lâm Đồng) và các tỉnh Đông Nam Bộ. - Các tỉnh còn lại có diện tích cây lương thực trung bình (từ 70.000ha đến 300.000ha). Nhưng do điều kiện tự nhiên, trình độ thâm canh, kỹ thuật gieo trồng khác nhau mà sản lượng thu hoạch được có khác nhau: ĐBSCL chiếm 52% sản lượng lúa cả nước và ĐBSH chiếm 18,7%. - Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng lương thực năm 2009 (trên l triệu tấn/năm) là: Thanh Hóa, Thái Bình và 9 tỉnh ở ĐBSCL (Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang, Long An, Trà Vinh và Hậu Giang). - Các tỉnh nghèo lương thực nhất (dưới 200 ngàn tấn/năm) là 9 tỉnh ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Đà Nẳng, Kontum, Đắc Nông, Lâm Đồng; Ninh Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TPHCM. - Các tỉnh có sản lượng lương thực lớn, bình quân sản lượng lương thực theo đầu người cao trên 600 kg/người/năm (trong đó thóc chiếm trên 80%, còn lại là hoa màu quy thóc) đều là vùng chuyên môn hóa loại sản phẩm này: Thái Bình và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (trừ Bến Tre, Cà Mau), trong đó An Giang cao nhất: 3.072kg/người. - Các tỉnh và thành phố nhập nhiều lương thực hàng năm là: TPHCM (90% nhu cầu); Hà Nội, Đà Nẳng, Quảng Ninh (70% nhu cầu); Bà Rịa - Vũng Tàu (hơn 50% nhu cầu). Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng hàng năm cũng phải nhập 30% nhu cầu lương thực. Lúa là loại cây lương thực hàng đầu, chiếm 88,2% diện tích (2004) và 91,2% giá trị sản lượng cây lương thực ở nước ta. Năng suất lúa năm 2007 là 44,6 triệu tấn, tăng hơn 1,0 tấn so với năm 2007. + Các cây hoa màu Ở Việt Nam, cây hoa màu có diện tích tổng cộng là 1,5 triệu ha. Các tỉnh có nhiều diện tích hoa màu (trên 50 nghìn ha) là các tỉnh nằm ở miền núi Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ và Đồng Nai. Các tỉnh có ít diện tích hoa màu nhất (dưới 10 ngàn ha) là: Hải Phòng, TPHCM và 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các loại cây hoa màu chiếm nhiều diện tích ở nước ta là ngô, khoai lang, sắn và khoai tây. Ngô chiếm 62% diện tích hoa màu, trong đó có hơn 1/3 là nằm ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 2007 tỷ trọng ngô trong lương thực chiếm 8,8%, sản lượng đạt 4,43 triệu tấn và diện tích 1.086.800 ha. Đồng Nai là tỉnh dẫn đầu về sản lượng ngô hàng năm (trên 315.000 tấn/năm). Ngô trồng ở các tỉnh trung du và miền núi có năng suất không cao (trên dưới 31,5 tạ/ha), trong khi trồng ở các tỉnh đồng bằng (ngô bãi, ngô ruộng) thì năng suất khá cao (trên 55,7 tạ/ha), ví dụ An Giang: 64 tạ/ha (2009), tuy nhiên diện tích trồng ngô ở các tỉnh đồng bằng lại không lớn lắm. Khoai lang là loại cây hoa màu được trồng ở cả miền Bắc lẫn miền Nam, chiếm 13,0% diện tích cây hoa màu. Hơn 46% diện tích khoai lang nằm ở các tỉnh phía Bắc. Các tỉnh có nhiều diện tích khoai lang nhất (trên 20 nghìn/ha) là Đồng Nai và Nghệ An. Riêng 3 tỉnh phía Bắc của Bắc Trung Bộ đã chiếm 26% diện tích khoai lang cả nước, nhưng vì năng suất khoai lang ở các tỉnh này đều dưới mức trung bình (dưới 55 tạ/ha) nên chỉ chiếm khoảng 22% sản lượng khoai cả nước. Các tỉnh Cần Thơ, An Giang có năng suất cao (trên 100 tạ/ha) nhưng diện tích trồng khoai không lớn (trên dưới 500 ha) nên sản lượng cũng không nhiều. Sản lượng khoai lang cả nước đạt trên 1,5 triệu tấn (củ tươi), với tổng diện tích trên 200 ngàn ha. Sắn có diện tích gần 383 ngàn ha, được phân bố đều giữa hai miền Nam - Bắc. Các tỉnh Trung du, Bắc Bộ, các tỉnh Trung Bộ, các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Phước) đều là những tỉnh có nhiều diện tích trồng sắn (trên 2.000 ha). Trong số đó, Quảng Ngãi và Tây Ninh là 2 tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng sắn (trên 500 nghìn tấn/năm). Sản lượng sắn cả nước đạt gần 8,55 triệu tấn vào năm 2009. + Ngành trồng cây công nghiệp (cây kỹ thuật) và cây ăn quả Cây công nghiệp là một nhóm cây nhiều chủng loại, cung cấp những nông phẩm có giá trị như đường, dầu thực vật, nguyên liệu kỹ thuật (tơ sợi, nhựa, dầu kỹ thuật), các chất hương vị và dược liệu. Cây công nghiệp ở Việt Nam còn cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao trên thế giới. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cũng ảnh hưởng tới sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp chế biến và tới sự hình thành cơ cấu cây trồng và vật nuôi trong vùng. Cây công nghiêp hàng năm ở Việt Nam có các cây chủ yếu như: bông, đay, gai, cói, thầu dầu, dâu tằm, mía, lạc, đậu tương, vừng, thuốc lá, thuốc lào). Trong số các cây này thì lạc, mía và đậu tương là những cây dẫn đầu về diện tích cây công nghiệp hàng năm hiện nay, chiếm 8,6 % tổng diện tích các loại cây công nghiệp hàng năm. Lạc là loại cây có giá trị đặc biệt, cung cấp thức ăn giàu đạm và chất béo thực vật, sinh tố và có giá trị xuất khẩu, tăng thêm lượng phân bón, cải tạo đất, thêm nguồn thức ăn cho gia súc. Thời vụ lạc ngắn (từ 3 - 6 tháng) dễ trồng, không kén đất, có thể xen canh, gối vụ với các loại cây ngắn ngày khác. Ở Việt Nam lạc được trồng ở hầu khắp nơi, tổng diện tích đã trên 25,4 vạn ha và năng suất trung bình trên 17 tạ/ha, sản lượng hàng năm trên 50 vạn tấn. Những tỉnh có diện tích lạc lớn (từ 10 nghìn ha trở lên) là: Thanh Hóa, Nghệ An, Đắc Lắc, Hà Tĩnh, Tây Ninh. Trong số đó, Nghệ An và Hà Tĩnh là hai tỉnh dẫn đầu cả nước (mỗi tỉnh trên 20 nghìn ha). Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ có năng suất lạc cao hơn nhưng diện tích dành cho cây lạc chưa nhiều: Tổng diện tích lạc của tất cả 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (kể cả Long An) chỉ bằng gần 1/2 diện tích lạc của Nghệ An (24.100 ha). Mía là cây công nghiệp hàng năm đứng hàng thứ hai về diện tích (28,7 vạn ha). Mía là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành chế biến đường, giấy, rượu, tơ sợi... Mía ở nước ta có thể trồng quanh năm ở nhiều nơi, nhưng thời vụ chính của mía (ở các tỉnh phía Bắc) là vào tháng X - XI. Các tỉnh có diện tích lớn (trên 10.000 ha) là: Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Long An (chiếm 68% diện tích mía cả nước năm 2004). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã chiếm 23,1% diện tích và 30,4% sản lượng mía cả nước năm 2009. Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có các loại cây chủ yếu như cao su, dừa, chè, cà phê, trẩu, sở, sơn, hồ tiêu. Trong số các cây này thì cao su, cà phê và điều chiếm 80% diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước. Cao su là loại cây cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành cơ khí, hóa chất và chế biến hàng tiêu dùng xuất khẩu có giá trị cao. Cây cao su đã được phát triển mạnh từ trước Cách mạng tháng Tám, năm 1944 đã chiếm một diện tích lớn nhất trong các loại cây công nghiệp ở nước ta với 108 nghìn ha. Trong những năm 60 ở miền Bắc có phát triển cây cao su nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp với loại cây này. Cũng trong thời gian đó, ở miền Nam, cây cao su đã được mở rộng diện tích, có năm lên tới trên 120 nghìn ha. Nhưng qua những năm 70 thì diện tích cao su ở cả hai miền có giảm đi, đến năm 1975, diện tích cao su ở miền Bắc là 4,5 nghìn ha và miền Nam 70,5 nghìn ha. Đến 2004 chúng ta đang tăng cường đầu tư mở rộng diện tích cao su, chủ yếu là ở miền Đông Nam Bộ với diện tích 450.000ha. Và hiện nay theo số liệu thống kê năm 2009 thì diện tích trồng cây cao su cả nước vào khoảng 549.600ha. Chè là loại cây thích hợp với khí hậu và đất đai ở các miền đồi núi và cao nguyên. Chè là sản phẩm thường dùng hàng ngày trong nhân dân và có giá trị xuất khẩu. Chè được chú trọng phát triển mạnh ở miền Bắc từ những năm 70. Diện tích chè năm 1999 đạt 84 nghìn ha, năm 2004: 116.300ha, năm 2007: 125.700ha. Các vùng chè tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, Nghệ An và Lâm Đồng. Dừa là một loại cây cung cấp dầu ăn và dầu công nghiệp có giá trị cao, cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Dừa ở nước ta hiện nay là cây đứng thứ 3 (sau cao su và cà phê) về diện tích gieo trồng (trên 133 nghìn ha). Hơn 90% diện tích dừa được phân bố ở các tỉnh phía Nam mà chủ yếu là các vùng dọc duyên hải Nam Trung Bộ và ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre). Diện tích và sản lượng dừa còn có thể tăng lên nhiều nếu có quy hoạch và cải tạo giống. Cà phê cũng là một loại cây đặc sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao. Dưới thời Pháp thuộc, cà phê cũng đã được phát triển với diện tích khá lớn, có năm lên tới gần 10 nghìn ha. Ở miền Bắc trong những năm 60 có diện tích cây cà phê hơn 10 nghìn ha, nhưng qua những năm 70 thì diện tích cây này giảm xuống chỉ còn dưới 5.000 ha. Hiện nay cả nước có hơn 600 nghìn ha cà phê, trong đó 80% diện tích là ở miền Nam (các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). Cây ăn quả chủ yếu ở nước ta là cam, chanh, dứa, chuối với diện tích lớn, trồng tương đối tập trung, có giá trị chế biến và xuất khẩu. Các vùng hoa quả lớn ở nước ta là Lào Cai, Vĩnh Phúc (dọc sông Hồng), Bắc Giang (Bố Hạ), Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài các loại quả trên, nhãn, vải, xoài cũng là những cây có giá trị chế biến công nghiệp và xuất khẩu cao. Trong 10 năm từ 1990 - 1999, diện tích cây ăn quả đã tăng 2 lần, đạt gần 500 ngàn ha, năm 2004 có gần 748.000ha. Nhìn chung lại, về phân bố các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có nét đáng chú ý là vừa tập trung cao, chuyên canh lớn (mía, bông, đay, cao su, cà phê, chè...), vừa phân tán trong các khu dân cư, tận dụng đất đai, bờ bãi nhỏ hẹp (rau, đậu, dừa, trẩu, sở, cây ăn quả...) ; có loại cây chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía Bắc (bông, đay, gai; cói, chè, sơn, trẩu, sở, rau...), ngược lại có những loại cây chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía Nam (cà phê, cao su, dừa, mía, lạc...), lại có những loại cây phân bố đều trên cả hai miền (đậu tương và các loại đậu, thuốc lá, hồ tiêu...), có những cây chỉ tập trung lớn ở một vài vùng (cao su, bông, đay, rau, cói, cà phê, thuốc lá...), lại có những cây phân bố rộng khắp trên cả nước (đậu, lạc...). Điều đó ảnh hưởng tới sự hình thành những nét đặc thù về chuyên môn hóa sản xuất giữa các vùng. b.2. Ngành chăn nuôi Qua một thời gian phát triển chậm chạp, chăn nuôi đã và đang mở ra từng bước để phát triển thành một nghề chính. Về giá trị sản lượng chăn nuôi hàng năm đều tăng lên. Về đầu con: những vật nuôi có giá trị trên thị trường thì tăng nhanh như gia cầm; bò; riêng lợn tăng không nhanh nhưng đều. Sự chuyển đổi chăn nuôi: theo cao trào chuyển đổi cơ cấu chung của nền nông nghiệp, giá trị sản xuất chăn nuôi đã tăng, mặc dù vậy tỷ trọng của chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp vẫn còn thấp và tăng không đều thể hiện qua bảng 5.8. Bảng 5.8. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong nông nghiệp (%) 1990 1993 1998 2000 2008 2009 17,9 21,4 17,8 19,3 27,1 26,9 Giá trị sản lượng chăn nuôi trong những năm gần đây tăng lên và được thể hiện qua bảng 5.9. Bảng 5.9. Giá trị sản lượng chăn nuôi giai đoạn 1998 - 2009 (ĐVT: tỷ đồng theo giá so sánh 1994) Năm Gia súc Gia cầm Sản phẩm không qua giết thịt Tổng 1998 10.467 2.385 2.438,4 16.204,2 1999 11.181,9 3.092,2 2.589,1 17.337,0 2008 21.866,5 4.695,5 4.187,6 31.316,3 2009 23.017,9 5.299,8 4.630,3 33.547,1 Gia súc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong chăn nuôi, gia cầm có sản phẩm không qua giết thịt (như trứng, sữa) những năm gần đây giảm do dịch cúm gia cầm. Trong chăn nuôi gia súc: trâu đang giảm dần vị trí, bò tăng dần và ngày càng có ý nghĩa đối với thị trường mở cửa. Rõ ràng, nhu cầu thị trường đang có vai trò điều chỉnh cơ cấu sản xuất, nhất là trong các ngành sản xuất có ý nghĩa hàng hóa cao. Sự phân bố: Địa bàn phân bố chăn nuôi lại ít biến đổi. Đó là việc chậm điều chỉnh chiến lược phát triển chăn nuôi trong nền kinh tế thị trường. Trâu phân bố chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ (3/4 tổng số trâu cả nước), nhiều nhất là ở Lạng Sơn, Thanh Hóa và Nghệ An. Bò: ở Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ chiếm ưu thế về số lượng bò trên 900.000 con/vùng; các tỉnh có trên 200.000 con: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai. Lợn: Việc tiêu thụ lợn ở miền Đông Bắc cũng là vấn đề đặt ra vì đây có số đầu lợn lớn gần nhất nước 16,8% đàn lợn cả nước (chỉ sau đồng bằng sông Hồng - 26% tổng số đầu lợn cả nước) tương đương với 2/3 số đầu lợn phân bố ở các tỉnh phía Bắc, còn ở ĐBSCL gần 15%. Gia cầm phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn là ĐBSH và ĐBSCL. Dê: tận dụng những đồng cỏ cằn cỗi, rải rác: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Cừu: chăn nuôi để lấy thịt với quy mô nhỏ ở vùng khô hạn như Ninh Thuận, Bình Thuận. Hươu: chăn nuôi để lấy nhung, chủ yếu ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) và Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng vài chục nghìn con. Các hoạt động chăn nuôi khác như: ong mật (800.000 tấn/năm); tằm: 3.000tấn kén/năm ở Lâm Đồng; khỉ: nuôi ở các đảo Bắc Bộ hoặc Khánh Hòa... b.3. Lâm nghiệp Các hoạt động lâm nghiệp chủ yếu của Việt Nam gồm: + Trồng và nuôi rừng + Khai thác gỗ và lâm sản các loại + Hái lượm, săn bắn + Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, công viên quốc gia. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực gió mùa Đông Nam Á nên phổ biến là rừng nhiệt đới với hệ sinh thái nhiều tầng, có sinh khối cao và có giá trị kinh tế lớn với nhiều loài gỗ quý nhiệt đới, bên cạnh đó pha tạp thêm rừng cận nhiệt đới và ôn đới trên núi cao và các khu rừng ven biển. Tổng diện tích rừng Việt Nam tính sơ bộ vào năm 2007 là 12,73 triệu ha (chiếm 37% diện tích lãnh thổ cả nước), trong đó Tây Nguyên là vùng lâm nghiệp lớn nhất nước chiếm 24,6% diện tích rừng cả nước. Ở Bắc Trung Bộ và Đông Bắc diện tích rừng và trữ lượng gỗ còn nhiều nhưng không lớn bằng Tây Nguyên. Ở đồng bằng sông Hồng chủ yếu là rừng trồng phân tán nên trữ lượng không lớn, ĐBSCL thì chủ yếu là rừng sú, vẹt, tràm, đước... Bảng 5.10. Tình tình hình khai thác gỗ Vùng Sản lượng (1000m3) % so cả nước 2008 2009 2008 2009 1. ĐBSH 188,4 202,9 5,22 5,38 2. Trung du và miền núi phía Bắc. 1.208,7 1.262,2 33,48 33,51 3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.070,8 1.093,9 29,66 29,04 4. Tây Nguyên 375,7 354,7 10,40 9,41 5. Đông Nam Bộ 149,1 214,3 4,13 5,69 6. ĐBSCL 611,7 641,0 16,94 17,01 Tổng 3.610,4 3.766,7 100.0 100.0 Các đặc sản rừng nước ta gồm quế, hồi, thông nhựa, mun, cẩm lai... Gỗ quý nước ta trữ lượng không nhiều, phân bố lẻ tẻ, rải rác trong rừng gỗ và những nơi có độ dốc cao. Nói đến đặc sản rừng còn nói đến các loại chim thú rừng (công, trĩ, đại bàng, gà lôi, hổ, báo, gấu, voi...). Qua bảng 5.10 cho thấy các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ có sản lượng gỗ thấp: ở ĐBSH chủ yếu là rừng trồng phân tán trên các diện tích hẹp để lấy gỗ, trữ lượng không lớn. Ở Đông Nam bộ có diện tích rừng không lớn và sản lượng gỗ khai thác ít nhưng tre nứa khá phong phú. Trung bộ có vùng rừng rộng lớn nhất nhưng chỉ chiếm 9,9% sản lượng gỗ cả nước 2009. Trong thập niên 90, rừng Việt Nam đã bị khai thác quá mức và sản lượng gỗ khai thác giảm dần: Trong 5 năm 1995 - 1999, lượng gỗ khai thác giảm gần 30% từ 2.793.100m3 xuống 2.122.500m3 và đến những năm gần đây lại có xu thế tăng lên, năm 2004 đạt 2,4 triệu m3, năm 2005 đạt 3,2 triệu m3 và năm 2009 đạt 3,76 triệu m3. Lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với quy mô lãnh thổ rừng và hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Chất lượng gỗ khai thác hiện nay không cao: Các loại gỗ quý hiếm chỉ chiếm dưới 10%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp hàng năm thấp, chỉ khoảng 6.500 tỷ thấp so với giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp (2007) do sản lượng gỗ khai thác giảm dần, diện tích rừng bị cháy hoặc bị phá lớn. Năm 2007 diện tích rừng bị phá lên tới 1.211,9ha, diện tích rừng bị cháy lên tới 4.249,1ha. Nhà nước ta lại đang thực hiện chính sách “đóng cửa rừng” và tăng cường trồng rừng, diện tích rừng trồng năm 2000 là 196.400ha nhưng đến năm 2004 chỉ trồng được 184.200ha và năm 2007 là 193.400ha. Về giá trị sản xuất lâm nghiệp: 2 vùng chiếm tỷ lệ cao nhất là Đông Bắc và Bắc Trung bộ. Riêng 3 vùng đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc bị giảm sút do khai thác quá mức và nạn phá rừng trầm trọng xảy ra ở nhiều nơi trong vùng. Bảng 5.11. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo vùng. ĐVT: Tỷ đồng Vùng 1995 2000 2007 2009 1. Đồng bằng Sông Hồng 301,6 259,0 291,8 365,3 2. Trung du và miền núi phía Bắc 1.238,2 1.761,1 1.995,6 2.687,6 3. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 1.133,7 1.112,3 1.272,1 1.986,0 4. Tây nguyên 419,0 404,5 446,2 480,5 5. Đông Nam Bộ 350,0 345,6 399,4 408,5 6. Đồng bằng sông Cửu Long 666,6 882,6 1.005,2 1.115,4 Độ che phủ rừng đạt 37% (2004) nên ngành lâm nghiệp đang có kế hoạch phát triển nghề rừng, tăng cường sử dụng đất trống, đồi trọc, bãi bồi ven biển, mở rộng diện tích che phủ lên 40% sau 2007 và năm 2009 tỷ lệ che phủ rừng đạt 39,1%. b.4. Thủy sản Ngành thủy sản Việt Nam bao gồm chăn nuôi, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu. - Những điều kiện phát triển ngành thủy sản + Nguồn lợi thủy sản của nước ta khá phong phú: Nước ta có bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Các dòng biển ven bờ, các dòng hải lưu, các vùng nước trôi mang theo các phiêu du sinh vật tới làm thức ăn cho các loài tôm, cá... Dọc bờ biển có nhiều cửa sông đổ phù sa ra biển, đó cũng là những khu vực tập trung nhiều tôm, cá. Vùng biển Việt Nam có tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,0 - 3,5 triệu tấn, cho phép khai thác cá hàng năm 1,2 - 1,4 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế như: trích, thu, ngừ, bạc má, hồng... Có đủ các loại cá nổi, cá tầng giữa, cá đáy, nhưng nhiều hơn cả là cá nổi, chiếm tới 63% tổng trữ lượng cá biển. Biển nước ta có tới 70 loài tôm, những loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng... Rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò,... Các nguồn lợi cá, tôm, mực... tập trung ở những vùng biển nhất định gọi là ngư trường. Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Minh Hải (cũ) - Kiên Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giá trị kinh tế như cá song, cá hồng, mực nang, tôm hùm. Ven bờ có nhiều đảo và vũng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cá đẻ. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng với các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta gặp không ít khó khăn. Hàng năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và 30 - 35 đợt gió mùa Đông - Bắc. Chúng chủ yếu ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nhiều khi gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. Mùa mưa tập trung cũng đòi hỏi phải làm tốt công tác thủy lợi mới có thể nuôi thủy sản nước ngọt có hiệu quả. Sự biến động lớn của thời tiết về mùa đông ở miền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung_dlkt.doc
  • pptCHUONG I.ppt
  • pptCHƯƠNG II new.ppt
  • pptCHƯƠNG III.ppt
  • pptCHƯƠNG IV2.ppt
  • pptCHƯƠNG V.2.ppt
  • pptCHƯƠNG VI.ppt
Tài liệu liên quan