GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA
DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP
Ví dụ 1:
Nếu anh/chị gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng, lãi suất kép ngân hàng là 10%, sau 1 năm anh/chị sẽ có bao nhiêu?
Sau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?
Ví dụ 1:
Sau 1 năm anh/chị sẽ có bao nhiêu?
10 triệu đồng + 10 triệu đồng x 10% = 11 triệu đồng
10 triệu đồng x ( 1 + 10%) = 11 triệu đồng
Sau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?
11 triệu đồng + 11 triệu đồng x 10% =
11 triệu đồng x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồng, hay
10 triệu đồng x (1 + 10%) x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồng
41 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giá trị tiền tệ theo thời gian, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIANNGUYỄN QUỲNH ANHBM KINH TẾ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNGMỤC TIÊU CỦA PHẦN HỌCNêu được một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong phân tích giá trị tiền tệ theo thời gianPhân biệt được sự khác nhau giữa giá trị hiện tại và giá trị tương laiỨng dụng các công thức tính giá trị hiện tại và giá trị tương laiMỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢNDòng tiền - Cash FlowDòng tiền đơn - Single cash flowLãi suất – InterestLãi đơn, lãi képGiá trị hiện tại - Present valueGiá trị tương lai - Future valueDÒNG TIỀN – CASH FLOWDòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một đơn vị/tổ chức nhận được hoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định, hoặc trong một dự án nhất địnhVí dụ: Báo cáo thu chi tiền mặt của phòng khám AThángTháng 1Tháng 2Tháng 3Thu phí KCB15.000.00020.000.00030.000.000Chi vật tư3.000.0004.000.0006.000.000DÒNG TIỀN – CASH FLOWViệc tính toán dòng tiền có thể được sử dụng vào các mục đích:Đánh giá tình trạng kinh doanhĐánh giá vấn đề với khả năng thanh khoảnĐể tính toán tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROR). Để kiểm tra thu nhập hay tăng trưởng của một doanh nghiệpLÃI SUẤT – INTEREST RATEChúng ta hiểu lãi suất theo nghĩa "giá cả" giống như mọi loại giá cả hàng hóa khác trên thị trường. Điều khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả khác là nó chính là giá của một loại hàng hóa rất trừu tượngChúng ta cần định nghĩa chính xác các hàng hóa và trên đó lãi suất trở thành giá cả. Đó là giá phải trả cho "sự trì hoãn thanh toán." LÃI ĐƠN – Simple interestLãi đơn: là cách tính lãi suất chỉ dựa trên phần tiền gốcVí dụ: Nếu anh/chị có 10 triệu đồng gửi tiết kiệm với lãi đơn 10%/năm. Số tiền mà anh/chị có được sau 3 năm:NămTiền gốcTiền lãiTổng (gốc + lãi)200810.000.0001.000.000(10 triệu x 10%)11.000.000200911.000.0001.000.000(10 triệu x 10%)12.000.000201012.000.0001.000.000(10 triệu x 10%)13.000.000LÃI KÉP – Compounding interestLãi kép: Là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ sở số tiền lãi của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốcVí dụ: Nếu anh/chị có 10 triệu đồng gửi tiết kiệm với lãi kép 10%/năm. Số tiền mà anh/chị có được sau 3 năm:NămTiền gốcTiền lãiTổng (gốc + lãi)200810.000.0001.000.000(10 triệu x 10%)11.000.000200911.000.0001.100.000(11 triệu x 10%)12.100.000201012.100.0001.210.000(12.1 triệu x 10%)13.310.000GIÁ TRỊ TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN TIME VALUE OF MONEYVí dụ: Anh/chị nhận được 2 lời đề nghị:1. Nhận ngay 10.000.000 (Mười triệu đồng)2. Nhận 10.000.000 (Mười triệu đồng) trong vòng 3 năm - Anh/chị sẽ lựa chọn lời đề nghị nào? - Tại sao?Tại sao?1- Lạm phát (inflation)2- Chi phí cơ hội (opportunity cost) 3 - Tính không chắc chắn (uncertainty)LẠM PHÁTLạm phát: là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là việc phải dùng số lượng nội tệ nhiều hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.LẠM PHÁTVí dụ: Nếu có 10.000 vnđ, Năm 2000 có thể mua được 20 kim tiêm, Năm 2008 chỉ có thể mua được 10 kim tiêm, Kết luận: lượng tiền như nhau nhưng vì sức mua của đồng tiền giảm theo thời gian do lạm phát, do vậy mà lượng hàng hóa mua được cũng giảm đi.CHI PHÍ CƠ HỘIChi phí Kinh tế (chi phí cơ hội) là những gì chúng ta phải chấp nhận hi sinh để đạt được mục tiêu đề ra, hay giá trị của “phần lợi ích tốt nhất” trong các lợi ích bị “bỏ qua” để thực hiện theo phương án mình lựa chọn Nếu lựa chọn làm theo phương án A, không thể làm theo phương án B Chi phí của việc thực hiện phương án A chính là giá trị lợi ích bị “bỏ qua” của phương án BCHI PHÍ CƠ HỘIChi phí cơ hội: cơ hội để làm tăng giá trị của khoản tiền trong tương lai bằng cách đầu tư kiếm lời hoặc ít nhất là cũng có thể gửi ngân hàng để hưởng lãi.Ví dụ: Năm 1: 10 triệu gửi ngân hàng, r = 10%/năm, cuối năm có 10tr x 1.1 = 11 triệuNăm 2: 11 triệu gửi ngân hàng, r = 10%/năm, cuối năm 2 có 11tr x 1.1 = 12.1 triệuNăm 3: 12.1 triệu gửi ngân hàng, r = 15%/năm, cuối năm 3 có 12.1 x 1.15 = 13.915triệu >>> 10triệuTÍNH KHÔNG CHẮC CHẮNYếu tố chủ quan: thay đổi ý địnhYếu tố khách quan: thiên tai, chiến tranhKẾT LUẬN: Lượng tiền mà chúng ta nắm giữ trong hiện tại sẽ có giá trị hơn so với lượng tiền tương tự mà ta nắm giữ trong tương lai vì tiền có khả năng sinh lợiGIÁ TRỊ HIỆN TẠI – PRESENT VALUEGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI – FUTURE VALUENếu anh/chị đầu tư 10 triệu đồng ngày hôm nay, và có khả năng thu được 12 triệu đồng sau 1 năm.10 triệu đồng: là giá trị hiện tại12 triệu đồng: là giá trị tương laiGiá trị hiện tại và giá trị tương lai có mối quan hệ toán họcGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI, GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI ĐƠNFVn = PV (1 + r x n) Giá trị tương lai của 10 triệu đồng gửi tiết kiệm với lãi suất đơn 10%/năm sau 3 năm là: FV3 = 10 triệu đồng x (1 + 10% x 3) FV3 = 13 triệu đồngGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉPVí dụ 1:Nếu anh/chị gửi vào ngân hàng 10 triệu đồng, lãi suất kép ngân hàng là 10%, sau 1 năm anh/chị sẽ có bao nhiêu?Sau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?Ví dụ 1:Sau 1 năm anh/chị sẽ có bao nhiêu?10 triệu đồng + 10 triệu đồng x 10% = 11 triệu đồng10 triệu đồng x ( 1 + 10%) = 11 triệu đồngSau 2 năm, anh/chị sẽ có bao nhiêu?11 triệu đồng + 11 triệu đồng x 10% = 11 triệu đồng x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồng, hay10 triệu đồng x (1 + 10%) x (1 + 10%) = 12,1 triệu đồngGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉP12,1 triệu đồng = 10 x (1.1) x (1.1) = 10 (1.1)^2 FVn = PV (1 + r)^nTrong đó: FVn : Giá trị tương lai tại năm/tháng thứ n PV : Giá trị hiện tại r : lãi suất kép (lãi suất gộp)GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉPVí dụ 2: Giả sử anh/chị có 30 triệu đồng và quyết định gửi tiết kiệm, lãi suất ngân hàng (lãi kép) = 15%/năm, sau 20 năm, anh/chị có bao nhiêu tiền?GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉPGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN (Single cash flow)Ví dụ 2: FVn = PV (1 + r)^n FV20 = 30 triệu đồng (1 + 0.15)^20Ví dụ 3 Giả sử anh/chị cần 1 khoản tiền 100 triệu đồng sau 5 năm nữa để lấy vợ hay chồng cho con, vậy số tiền anh/chị cần gửi tiết kiệm ngay hôm nay là bao nhiêu? (lãi suất kép gửi dài hạn là 10%/năm) GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN ĐƠN, LÃI KÉPTÓM TẮTGIÁ TRỊ HIỆN TẠI PVGIÁ TRỊ TƯƠNG LAIFVLÃI SUẤT ĐƠN FVPV = -------------- (1 + r x n)FV = PV (1 + r x n)LÃI SUẤT KÉP FVPV = ---------------- (1 + r)^nFV = PV (1 + r)^nBÀI TẬP THỰC HÀNHThực hành 1:Anh XZY hiện đang có 100 triệu đồng và định gửi tiết kiệm 3 năm. Anh đến ngân hàng A và biết, họ tính lãi theo phương pháp lãi đơn 15%/năm, trong khi ngân hàng B thì tính lãi theo phương pháp lãi kép 14%/năm, cả 2 ngân hàng đều yêu cầu rút gốc và lãi cuối kỳ gửi.Theo anh/chị, anh XYZ nên gửi tiền ở ngân hàng nào?BÀI TẬP THỰC HÀNHThực hành 2: 12/2010, Bệnh viện A ký kết với đơn vị B hợp đồng khám sức khoẻ định kỳ cho toàn bộ nhân viên của đơn vị B. Giả sử tổng giá trị của bản hợp đồng là 450 triệu đồng nếu như đơn vị B thanh toán ngay. Tuy nhiên, bên B muốn thanh toán hợp đồng đó vào cuối năm 2012, vậy, bệnh viện A nên điều chỉnh giá trị bản hợp đồng là bao nhiêu, giả sử lãi suất kép của ngân hàng là 10%/năm?BÀI TẬP THỰC HÀNHThực hành 3: Bác sỹ A đang làm việc cho bệnh viện XYZ và được trả lương 5 triệu đồng/tháng vào cuối mỗi tháng. Bác sỹ B cũng làm việc cho bệnh viện XYZ và được trả lương như sau: 3 triệu đồng nhận ngay vào ngày đầu tiên của 1 quý và nhận tiếp 12 triệu vào cuối quý. Cả 2 bác sỹ đều được trả 15 triệu đồng/quý, tuy nhiên, theo anh/chị thì cách trả lương cho bác sỹ A hay cho bác sỹ B sẽ có lợi hơn cho bác sỹ. Giả sử lãi suất kép là 3%/thángDÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀU - NIÊN KIMLà chuỗi các khoản tiền có giá trị bằng nhau trả thường kỳ theo các giai đoạn bằng nhauVí dụ:Hàng tuần tiết kiệm 100 nghìn đồngNhận khoản tiền 1triệu đồng/tháng trong 36 thángGIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUVí dụ 1: Đúng 1 năm nữa kể từ ngày hôm nay, anh/chị bắt đầu gửi vào ngân hàng $500.Anh/chị tiếp tục gửi vào ngân hàng $500/năm trong 5 năm tiếp theoNếu lãi suất kép r = 10%/năm, khoản tiền anh/chị nhận được sau 6 năm là bao nhiêu?GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUFVn = PV (1 + r)^nFV6 = 500 (1+0,1)^5 + 500 (1+0,1)^4 + 500 (1+0,1)^3 + 500 (1+0,1)^2 + 500 (1+0,1)^1 + 500 (1+0,1)0 = $3.857,81GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUCông thức tính giá trị tương lai của dòng tiền phân phối đềuGhi chú: Công thức trên cho ta giá trị tại thời điểm cuối cùng có dòng tiền (n: số lần phát sinh các khoản tiền)GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUÁp dụng công thức:FV = A {(1+r)^n - 1}/rFV = 500 {(1+0,1)^6 - 1}/0,1 = $3.857,81GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀU Sử dụng bảng tính ExcelCông thức = FV(rate,nper,pmt,pv,type)rate : lãi suất képnper : số lần phát sinh các khoản tiềnpmt : số tiền thanh toán cố định mỗi kỳ (lãi + gốc)pv : số tiền nhận được ở hiện tại (PV = 0)type : = 1 nếu số tiền phát sinh vào đầu mỗi kỳ = 0 nếu số tiền phát sinh vào cuối mỗi kỳGIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUPV = FV/(1+r)^n và FV = A {(1+r)^n - 1}/rDo đó,Ghi chú, công thức trên cho ta giá trị hiện tại vào thời điểm 1 kỳ trước khi dòng tiền bắt đầuGIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUVí dụ 2: Giả sử có 1 hợp đồng với phương thức thanh toán như sau: Bắt đầu từ tháng sau, kéo dài trong 3 tháng, anh/chị sẽ nhận được khoản tiền 10 triệu đồng/tháng, (lãi kép r = 1%/tháng), anh/chị hãy tính giá trị hiện tại của hợp đồng trênGIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀUPV = 10 trđ {1 - (1+0.01)^(-3)}/0.01PV = 29,41 triệu đồngGIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA DÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀU Sử dụng bảng tính ExcelCông thức = PV(rate,nper,pmt,fv,type)rate : lãi suất képnper : số lần phát sinh các khoản tiềnpmt : số tiền thanh toán cố định mỗi kỳ (lãi + gốc)fv : số tiền nhận được trong tương lai (FV = 0)type : = 1 nếu số tiền phát sinh vào đầu mỗi kỳ = 0 nếu số tiền phát sinh vào cuối mỗi kỳTÓM TẮTGIÁ TRỊ HIỆN TẠI PVGIÁ TRỊ TƯƠNG LAIFVDÒNG TIỀN ĐƠN FVPV = ---------------- (1 + r)^nFV = PV (1 + r)^nDÒNG TIỀN PHÂN PHỐI ĐỀU/NIÊN KIM BÀI TẬP THỰC HÀNHThực hành 4: Bộ Lao động thương binh xã hội đang lấy ý kiến của Bệnh viện về 2 chế độ trả lương hưu cho nhân viên của bệnh viện như sau:1. Nhận ngay khoản tiền 350 triệu đồng2. Bắt đầu nhận khoản lương đầu tiên vào năm sau, mỗi năm nhận 50 triệu đồng. Giả sử trung bình 1 nhân viên nghỉ hưu sẽ nhận lương hưu liên tiếp trong vòng 10 năm và lãi suất kép r = 10%/nămTheo anh/chị chế độ trả lương hưu nào có lợi hơn cho nhân viên của bệnh viện?BÀI TẬP THỰC HÀNHThực hành 5: 1/1/2010,bệnh viện A mua máy chụp X - quang. Nếu mua của công ty B sẽ trả tiền sau 3 năm (31/12/2012), với giá 915 triệu đồng. Nếu mua của công ty C sẽ bắt đầu trả tiền vào 1/1/2011, liên tiếp trong vòng 3 năm (đến 1/1/2013), mỗi năm 300 triệu đồng. Giả sử lãi suất kép r = 10%/nămAnh/chị hãy đưa ra quyết định nên mua máy của công ty nào (giả sử chất lượng máy và dịch vụ hậu mãi là như nhau ở hai công ty)XIN CÁM ƠN!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_gia_tri_tien_te_theo_thoi_gian.ppt