Bài giảng Giáo dục thể chất 5 - Bóng đá

Nguyên lý kĩ thuật.

Mu trong bàn chân là phần trong của mu bàn chân kéo dài từ ngón chân cái vào trong. Sử dụng nhiều phần của mu trong bàn chân kéo dài vào trong khi tiếp xúc vào bóng và cần tiếp xúc lệch tâm bóng sẽ tạo nên độ xoáy cong khi bóng bay đi. Bóng càng xoáy nhiều thì đường đi càng cong, nhưng lực lại yếu hơn.

- Dặt chân trụ xa bóng hơn so với các kĩ thuật đá bóng khác (20-25cm), mũi bàn chân hướng theo hướng đá bóng nên thường bẻ ra phía ngoài (còn do chạy đà hơi chếch hướng đá về phía chân trụ) tạo thành hình chữ V tới bàn chân đá bóng, đồng thời gối hơi khuỵu.

- Khớp cổ chân của chân đá khi tiếp xúc vào bóng cần cố định tạo độ cứng cho bàn chân.

 Những sai sót thường mắc.

- Khớp cổ chân không cố định thật chắc, mà dãn lỏng.

- Khi lăng chân để đá bóng khớp gối không bật nhanh đột ngột nên lực yếu.

- Chạy đà không đủ độ chếch hướng nên tiếp xúc xa trục dọc của bóng làm cho lực đẩy bóng đi yếu, bóng xoáy nhiều.

- Tiếp xúc quá thấp hoặc quá cao so với trục ngang tâm bóng làm bóng bay quá bổng, hoặc nẩy bật đất và yếu.

 

ppt70 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giáo dục thể chất 5 - Bóng đá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo đặc điểm sinh lý vận động, bóng đá cũng như các môn bóng khác, có sức hoạt động mạnh mẽ, biến đổi kết hợp với sự sử dụng cường độ hoạt động thay đổi một cách thường xuyên (từ cực đại đến trung bình).Trong quá trình tập luyện, các cầu thủ hình thành và củng cố được các kỹ năng vận động đa dạng và phức tạp. Tính chất hoạt động không có chu kỳ của những tác động phức tạp yêu cầu đặc biệt lớn đối với các cơ quan cảm giác của cầu thủ.Bóng đá có khả năng phát triển hoàn thiện các tố chất thể lực khác nhau, xây dựng củng cố các định hình động lực và sự phối hợp giữa chúng.Mức độ biến đổi sinh lý ở các cầu thủ trong thi đấu phụ thuộc vào sự thay đổi mức khẩn trương của trận đấu. Thí dụ khi cầu thủ chạy đột ngột tranh cướp bóng... thì thể hiện hoạt động có cường độ tối đa nhưng sau đó có những hoạt động có cường độ trung bình hay thấp khi chạy chậm; đi bộ sẽ làm cho cơ thể có khả năng phục hồi một chút trong quá trình tập luyện và thi đấu.Mức độ biến đổi sinh lý sau buổi tập hay sau thi đấu phụ thuộc vào cường độ và thời gian vận động khối lượng và mục đích tập luyện.Tuy biến đổi sinh lý trong thời gian thi đấu rất lớn nhơng sự phục hồi lại nhanh. Hiện tượng mệt mỏi sau tập mất đi trong vòng 18 – 24 giờ.* Đối với cơ quan vận độngSong song với sự phát triển các chỉ tiêu nhân chủng học. Trong quá trình tập luyện một cách hệ thống, các nhóm cơ xương, dây chằng.., cũng được củng cố.Sức mạnh cơ lưng của các cầu thủ cũng lớn. Sức kéo lưng của các cầu thủ cấp cao thường đạt tới 200 kg hay hơn nữa, rất ít người kéo đạt chỉ số thấp hơn 160 kg. Sự phát triển của cơ vai và tay thì ngược lại, thường kém các vận động viên môn khác do các cầu thủ chuẩn bị thể lực toàn diện chưa đầy đủ.* Đối với cơ quan hô hấp Ở cơ quan hô hấp có sự biến đổi quan trọng. Thông khí phổi khi tập luyện đạt tới 120 – 180l/ phút, nhu cầu oxy tới 3 – 5 lít.Vì thế cơ quan hô hấp của cầu thủ được rèn luyện và tăng cường: lượng thông khí phổi lúc bình thường là 10 – 18 lít/ phút, lượng khí lưu thông 0,7 – 1 lít so với 0,3 – 0,5 lít đối với không tập luyện thể thao, dung tích sống 4,6 đến 7,5 lít và lượng không khí phổi tối đa tới 110 – 150 lít/phút, có sức chịu đựng tối đa trong trạng thái thiếu oxy. * Đối với hệ thống tuần hoàn Trong lúc tập luyện và thi đấu, hệ thống tuần hoàn có nhiều biến đổi sinh lý. Tuần số mạch đập đạt tới 160 – 190 lần/phút. Huyết áp tối đa đạt tới 160 – 200 mmHg ngay khi thấy mệt mỏi. Huyết áp tối thiểu thường xuống tới 40 – 60 mmHg (đôi khi còn tới 0), còn trong những trận đấu gay go thì thường được nâng cao.Do sự rèn luyện như vậy, ở các cầu thủ cấp cao lúc bình thường mạch đập chậm (phần lớn là khoảng 42 đến 56 lần/phút, huyết áp thấp (huyết áp tối đa trong khoảng 100 – 120 mmHg, huyết áp tối thiểu 60 – 75 mmHg)Ngoài những ảnh hưởng trên, bóng đá còn rèn luyện khả năng phát triển thị giác, cơ quan tiền đình và tính linh hoạt của trung ương thần kinh, rút ngắn thời gian phản xạ.B. Nguồn gốc và sự phát triển bóng đá trên Thế giới và Việt nam.I. Nguồn gốc môn Bóng đá. II. Sự phát triển bóng đá trên Thế giới.III. Sự phát triển bóng đá ở Việt Nam.I. Nguồn gốc môn Bóng đá. Bóng đá vốn có nguồn gốc lâu đời. Mặc dù chưa xác định được nguồn gốc của môn TT này, nhưng các nhà nghiên cứu đều tìm thấy ở nhiều nơi, ở nhiều lục địa khác nhau những di tích của người cổ đại đã có những trò chơi được coi là thuỷ tổ của môn bóng đáNăm 1866 luật bóng đá ra đời và năm 1871 thì ở Anh đã có tổ chức thi đấu lấy giải(giải vô địch đầu tiên ở anh năm 1889)Năm 1904, Liên đoàn bóng đá Thế giới được thành lập gồm 7 nước: Bỉ, Pháp, Thụy sĩ, Hà lan, Thụy điển. Tổ chức này gọi là FÌFA ngày càng lớn mạnh vì có nhiều hội viên gia nhậpII. Sự phát triển bóng đá trên Thế giới.- Từ cuối TK XIX trở đi, phong trào bón đá đã phát triển nhanh chóng sang các nước trên Thế giới.- 1928 tại Hà lan, hội đồng FIFA tổ chức giải bóng đá Thế giới bao gồm các đội tuyển quốc gia của tất cả các nước hội viên của Liên đoàn Bóng đá này. Giải thưởng là là một caid cúp vàng lấy hình tượng của nữ thần chiến thắng Ni-ke có cánh, tay cầm một cốc rượu nho bằng vàng nguyên chất năng 1,8 Kg, đế bằng đá hoa cương nặng 2,2 kg. Cúp mang tính chất luân lưu 4năm một lần, nước nào đoạt giải vô địch 3 lần thì vĩnh viễn đoạt cúp. Năm 1970, đội Braxin đoạt cúp vĩnh viễn, liên đoàn bóng đá phải làm cúp mới mang tên “ Cúp thế giới FIFA” nặng 5kg bằng vàng nguyên chất, cao 36 cm. Cúp này mang tính chất luân lưu, nhưng đội nào dành được vĩnh viễn chỉ nhận được bản sao của chiếc cúp này.III. Sự phát triển bóng đá ở Việt Nam.Đầu TK XX, bóng đá vào Nam kỳ đầu tiên là Sài gòn. Sau Nam kỳ, từ năm 1911, môn Bóng đá được đưa vào Bắc kỳ. Sau chiến tranh TG thứ nhất được đưa vào miền trung, do các học sinh du học ở Bắc kỳ, Nam kỳ mang vào.Cách mạng tháng 8 thành công, phong trào bóng đá trong vùng tạm chiếm chỉ bao gồm một số viên chức, học sinh, cảnh sát tham gia. Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, phong trào bóng đá phát triển mạnh ở các cơ sở,địa phương, xí nghiệp.1954-1955, quân đội nhân dân Việt nam cho thành lập đội bóng đá Thể công. Đến Năm 1957, điều lệ giả chính thức ra đời. thời kỳ này có những đội hạng A như Thể công, Công an Hải phòng, cảng Hải phòng, Dệt Nam định....Nhì chung, sự tiến bộ về chiều sâu của phong trào bóng đá Miền bắc tương đối nhanh. Các đọi bóng tiêu biểu( hạng A, đội tuyển) đã trưởng thành nhiều về mọi mặt, cáccauf thur được bòi dưỡng phẩm chất, ý chí cảu vận động viên XHCN, không ngừng nâng cao trình độ thể lực, kỹ thuật, chiến thuật.C. Kỹ thuật bóng đá.I. Nội dung.II. Sự phát triển của kỹ thuật bóng đá.III. Phân tích kỹ thuật.C. Kỹ thuật bóng đá.I. Nội dung. Kỹ thuật bóng đá bao gồm tất cả các động tác, hành động của các cầu thủ trên sân trong quá trình thi đấu. Kỹ thuật cơ bản của môn BĐá là những kỹ thuật quan trọng nhất mà cầu thủ cần nắm vững để thực hiện phối hợp chiến thuật một cách thuận lợi. Kỹ thuật bóng đá rất đa dạng. Các cầu thủ sử lý bóng lúc lăn sệt, lúc bay bổng bằng nhiều bộ phận cơ thể: đầu, vai, ngực, chân. Trong thi đấu còn phải di chuyển như: đi, chạy, nhảy, Căn cứ vào các hoạt động đó có thể chia kỹ thuật bóng đá ra làm 2 loại.+ Hoạt động không bóng.+ Hoạt động có bóng.II. Sự phát triển của kỹ thuật bóng đá.Theo thời gian kỹ thuật bóng đá luôn được cải tiến, phát triển không ngừng, đến nay nghệ thuật điều khiển bóng đã đạt tới mức độ cao. Trong những trường hợp tranh chấp giữa các cầu thủ thì hầu như những cầu thủ có bóng mang khuynh hướng phát triển tấn công thường giành thắng lợi.Quá trình phát triển kỹ thuật bóng đá không ngừng được bổ xung và hoàn thiện bởi những động tác mới đồng thời hạn chế dần những động tác lỗi thời, ít hiệu quả, chất lượng kỹ thuật mỗi năm được tăng lên. Sau khi học tập, tiếp thu động tác kỹ thuật thì phần quan trọng hơn là việc thực hiện những động tác đó với yêu cầu chính xác, nhanh và kín. Có như vậy mới tranh thủ thời gian, tiết kiệm được sức, tiến hành thi đấu với nhịp điệu nhanh, phối hợp gắn bó và thu được kết quả caoIII. Phân tích kỹ thuật.3.1. Hoạt động không có bóng.3.2. Hoạt động có bóng.3.1. Hoạt động không bóng3. Đi bộ1. Chạy2. NhảyChạy bình thườngChạy chuyển hướngChạy đường vòngChạy giật lùiChạy tăng đột ngộtNhảy có đàNhảy tại chỗ 1. Kỹ thuật chạyTrong hoạt động của cầu thủ, chạy chiếm vị trí quan trọng, là phương tiện kỹ thuật cơ bản để di chuyển trên sân bóng . Kỹ thuật chạy gồm: chạy giật lùi, di chuyển ngang, chạy đường vòngViệc vận dụng từng kiểu chạy là tuỳ thuộc tình huốmg trên sân. Trong thi đấu các cầu thủ chạy và thay đổi phương hướng nhanh, thay đổi nhịp điệu chạy một cách bất bgờ, đột ngột dừng lại, xuất phát thật nhanh, có khả năng trong bất cứ lúc nào thay đổi tư thế chân khi dẫn bóng.2. Kỹ thuật nhảy Các động tác nhảy để thực hiện tranh bóng trên không. những yếu tố sức bật, tốc độ chạy đà, lực giậm nhảy, năng lực phán đoán điểm rơi, thời gian đậm nhảy..quyết định kết quả của động tác tranh bóng trên không. Thông thường, khi di chuyển thì các cầu thủ dậm nhảy bằng một chân còn khi đứng tại chỗ thi dậm nhảy bằng hai chân.3. Kỹ thuật đi bộ Trong suốt 90 p thi đấu, thời gian đi bộ của các cầu thủ chiếm rất lớn. Nếu lúc chạy, nhảy, điều khiển bóng các cầu thủ tiêu hao nhiều sức lực vì hoạt động với cường độ lớn thì thời gian này là lúc nghỉ ngơi, thả lỏng. Những cơ hội này thường xảy ra khi bóng ở phía xa xá cầu thủ, chưa đòi hỏi sự di chuyển nhanh. Hoạt động đi bộ hay đứng tại chỗ chỉ nhằm đặt cầu thủ ở vị trí thích hợp với tình huống trên sân để kịp thời di chuyển nhanh, tham gia tích cực vào trận đấu.3.2. Hoạt động có bóngGiữ bóngDẫn bóngTranh cướp bóngĐộng tác giảNém biênKT thủ mônĐá bóng và đánh đầuGiữ bóng lăn sệtGiữ bóng nửa nẩyGiữ bóng caoDẫn bóng lăn dưới đấtDẫn bóng trên khôngTranh cướp bóng trước mặtTranh cướp bóng bên cạnhTranh cướp bóng sau lưngĐộng tác giả có bóngĐộng tác giả không bóngKT phòng thủKT hỗ trợ tấn côngNém biên tại chỗNém biên có đàĐánh đầu trán giữa, trán bên, đỉnh đầu, sau gáyĐá bóng bằng mu trong,mu ngoài, mu giữa, lòng, gót, cạnh gót trong, cạnh gót ngoàiI. CÁC KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG CƠ BẢN II. CÁC KỸ THUẬT DẪN BÓNG III. KỸ THUẬT NÉM BIÊNPHẦN II- THỰC HÀNHThực hành2. KT dẫn bóng3. KT ném biên1.KT đá bóng Dẫn bóng lăn dưới đấtDẫn bóng trên khôngNém biên tại chỗNém biên có đàĐá bóng bằng mu trong bàn chânĐá bóng bằng mu ngoài bàn chân Đá bóng mu giữa bàn chânĐá bóng bằng lòng bàn chân.I.Các kỹ thuật đá bóng1.1. Kĩ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân1.2. Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân1.3. Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân1.4. Kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân1.1. Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa bàn chân Đặc điểm.Đá bóng bằng mu giữa bàn chân còn gọi là đá bóng bằng mu chính diện, là loại kĩ thuật thông dụng, tạo được đường bóng đi mạnh. Đá bóng bằng mu giữa bàn chân có hoạt động tương đối tự nhiên, khi thực hiện không ảnh hưởng nhiều tới kĩ thuật chạy thẳng hướng. Đá bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng để sút cầu môn, để chuyền bóng đi xa.vị trí tiếp xúc bóng Nguyên lý kĩ thuật.Mu giữa bàn chân là phần buộc dây giầy. Khi đá bóng phần này sẽ tiếp xúc vào bóng. Muốn được như thế cần thực hiện: duỗi khớp cổ chân để mũi chân chỉ thẳng xuống dưới, gót chân nâng cao và cố định cứng cổ chân. Khi đá bóng hai tay nâng ngang và mở rộng để giữ thăng bằng, mắt hướng theo bóng. Phát lực từ khớp hông để lăng đùi ra phía trước và kết thúc bằng duỗi hết khớp gối nhanh, đột ngột. Đướng bóng sẽ đi thẳng và mạnh khi chân đá tiếp xúc vào đường trục ngang qua tâm bóng. Nếu tiếp xúc sâu xuống dưới bóng sẽ lên cao; tiếp xúc lên trên bóng sẽ bật nảy và mất lực.Khi kết thúc, do kĩ thuật này có thể sử dụng tốc độ chạy đà cao nên quán tính lao về trước lớn, cần phải có bước kết thúc để duy trì thăng bằng: sau khi đá bóng đi, chân lăng về trước và hạ nhanh xuống thành chân trụ. Những sai sót thường mắt.- Lỏng khớp cổ chân khi chạm bóng. Đồng thời không duỗi hết khớp cổ chân (do sợ chạm đất).- Không duỗi cẳng chân một cách nhanh, đột ngột.- Chân trụ đặt sai (quá xa hoặc quá gần bóng).Ngửa người về sau do khi đá ngước nhìn lên, bóng sẽ lên cao. Tổ chức tập luyện.- Một người đứng đối diện, dùng gan bàn chân đè chặt bóng để người tập chạy một vài bước chậm thực hiện đá bóng nhằm tạo cảm giác chính xác.- Tập đá bóng vào tường: chạy 3-4 bước đà để đá bóng đặt cách tường 9-10m. Sau đó đẩy bóng lăn nhẹ về trước, chạy theo để đá vào tường.- Đặt bóng tại chỗ, chạy 3-4 bước đà, đá cho người ở cách xa 15-20m.Tập sút cầu môn: Bóng đặt trên đường 16m50, cầu thủ lần lượt thực hiện sút bóng vào cầu môn bằng mu giữa bàn chân. Cố gắng nâng dần khả năng đá bóng đi thấp và mạnh.Tập sút cầu môn với bóng lăn: Cầu thủ lần lượt thực hiện sút bóng vào cầu môn bằng mu giữa bàn chân.1.2. Kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân Đặc điểm.Đá bóng bằng mu trong bàn cân có thể đưa bóng bay xa, hoặc đường bóng xoáy làm bóng bay vòng cung. Kĩ thuật này được sử dụng để chuyền bóng xa (bóng bay bổng xa nhưng tốc độ chậm), hoặc đưa bóng đi vòng qua đối phương, đá phạt để bóng bay vòng qua hàng rào chắn của đối phươngvị trí tiếp xúc bóng Nguyên lý kĩ thuật.Mu trong bàn chân là phần trong của mu bàn chân kéo dài từ ngón chân cái vào trong. Sử dụng nhiều phần của mu trong bàn chân kéo dài vào trong khi tiếp xúc vào bóng và cần tiếp xúc lệch tâm bóng sẽ tạo nên độ xoáy cong khi bóng bay đi. Bóng càng xoáy nhiều thì đường đi càng cong, nhưng lực lại yếu hơn. - Dặt chân trụ xa bóng hơn so với các kĩ thuật đá bóng khác (20-25cm), mũi bàn chân hướng theo hướng đá bóng nên thường bẻ ra phía ngoài (còn do chạy đà hơi chếch hướng đá về phía chân trụ) tạo thành hình chữ V tới bàn chân đá bóng, đồng thời gối hơi khuỵu.- Khớp cổ chân của chân đá khi tiếp xúc vào bóng cần cố định tạo độ cứng cho bàn chân. Những sai sót thường mắc.- Khớp cổ chân không cố định thật chắc, mà dãn lỏng.- Khi lăng chân để đá bóng khớp gối không bật nhanh đột ngột nên lực yếu.- Chạy đà không đủ độ chếch hướng nên tiếp xúc xa trục dọc của bóng làm cho lực đẩy bóng đi yếu, bóng xoáy nhiều.- Tiếp xúc quá thấp hoặc quá cao so với trục ngang tâm bóng làm bóng bay quá bổng, hoặc nẩy bật đất và yếu.Tổ chức tập luyện.- Đứng tại chỗ tập mô phỏng động tác không có bóng. Đặt bóng tại chỗ, cách tường 8 - 10m, thực hiện chạy chậm 1,2 bước đà để đá bóng vào tường ở tốc độ cao 1-2m.- Hai người đứng cách nhau 14-15m đá bóng cho nhau: đầu tiên đướng bóng đi thấp, sau cố gắng đá cho đường bóng bổng cầu vồng (bóng đặt tại chỗ).- Tập đá bóng đi cong về phía bên (bóng xoáy ngang): sau khi đá thực hiện tốt kĩ thuật đá bóng mu trong bàn chân với đường bóng cầu vồng, những cầu thủ giỏi có thể tập đá bóng xoáy bay vòng sang phía bên:- Bóng được đặt trên các đường kẻ sân (biên dọc, biên ngang, đường giữa sân), cách bóng khoảng 10-12m cắm một cọc cao. Đá bóng vòng qua cọc và rơi vào phía bên của đường kẻ.1.3. Kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân Đặc điểm.Đá bóng bằng mu ngoài bàn chân có thể đưa bóng đi mạnh, hoặc lượn cong về phía bên. Một ưu điểm của kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân là cầu thủ có thể vừa chạy vừa đá mà không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ chạy và có thể che dấu được ý đồ đá bóng. Kĩ thuật này thường được sử dụng để sút cầu môn, hoặc chuyền bóng cho đồng đội vòng qua đối phương trước mặt.vị trí tiếp xúc bóng Nguyên lý kĩ thuật.Mu ngoài bàn chân là phần phía ngoài mu bàn chân từ ngón út vào trong. Cũng giống như ở kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân, việc sử dụng nhiều ít phần mu ngoài bàn chân là do ý đồ cân đối giữa sử dụng lực và độ xoáy bóng khi đá đi.Bước cuối cùng của chạy đà là đặt chân trụ. Chân trụ cần đặt cách bóng về phía bên từ 15-20cm, mũi bàn chân đá bóng sẽ hướng chếch vào phía trong (ngược lại với hướng ở kĩ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân).Chân đá xoay vào trong từ hông xuống dưới. Khớp cổ chân duỗi và xoay để mũi chân quay vào trong và chúc xuống dưới. Cố định khớp cổ chân làm cứng bàn chân khi chạm bóng. Cầu thủ đá xiên góc vào mặt bên trong trục dọc bóng. Phần chạm càng xa trục dọc, bóng càng đi xoáy và yếu.Khi đá bóng mắt nhìn vào bóng lúc chạm bóng, hai tay nâng lên cao, đưa ngang để giữ thăng bằng.* Những sai sót thường mắc.- Thường thả lỏng khớp cổ chân với nỗ lực tăng độ xoáy cho bóng.- Bàn chân không duỗi thẳng xuống để gót nâng cao, tiếp xúc ra cạnh ngoài bàn chân.- Tiếp xúc bóng qua xa trục dọc làm cho đường bóng xoáy nhiều và yếu.- Chân trụ đặt sát bóng quá nên khó đá vào bóng theo góc xiên.* Tổ chức tập luyện.- Tập mô phỏng động tác không bóng để sửa tư thế thực hiện kỹ thuật.- Tập đá mô phỏng vào bóng do một người dùng chân đè lên bóng giữ chắc.- Đặt bóng trên đất, với 3,4 bước chạy đà, đá cho đồng đội ở trước mặt với khoảng cách 8-10m, sau đó tăng dần khoảng cách đá.Tập đá tường: Đá bóng bằng cạnh trong bàn chân vào tường, bóng lăn ra sẽ đá tiếp bằng mu ngoài bàn chân. Cự ly 6-8m, sau tăng dần.Tập đá bóng xoáy lượn cong về phía bên: sau khi đã thực hiện tốt kĩ thuật đá bóng bằng mu ngoài bàn chân với đường bóng đi thẳng hoặc hơi cầu vồng, cầu thủ giỏi có thể tập đá các đường bóng xoáy lượn cong về phía bên.1.4. Kĩ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân Đặc điểm.Đá bóng bằng lòng bàn chân là kĩ thuật dễ thực hiện chính xác do diện tiếp xúc bóng lớn, vì thế thường được sử dụng trong chuyền bóng hoặc sút cầu môn cự ly gần. Tuy nhiên do đặc điểm của động tác đá là bẻ bàn chân ra ngoài nên đối phương dễ phán đoán hướng đi của bóng và đường bóng đi không mạnh.vị trí tiếp xúc bóng Nguyên lý kĩ thuật.Do mục đích sử dụng kĩ thuật này không phải là đá bóng mạnh mà là chính xác nên tốc độ chạy đà không cần cao (chỉ cần 2,3 bước đà). Chân trụ đặt về phía bên, cách bóng khoảng 15cm, mũi chân hướng theo hướng đá, hơi khuỵu gối.Chân đá bóng có biên độ tăng không lớn. Khi lăng chân về trước chân xoay ra phía ngoài tạo thành góc 900 so với chân trụ. Co khớp gối để bàn chân song song và cách mặt đất khoảng 4-5cm trước khi chạm vào bóng. Cổ chân cố định làm cứng bàn chân. Nếu muốn đá bóng đi xoáy cần xoay nahnh bàn chân vào phía trong khi vừa chạm bóng. Hai tay nâng lên và đưa ngang để duy trì thăng bằng. Tiếp tục vào trục qua tâm phía sau bóng sẽ làm bóng đi thẳng và không cao. Sau khi đẩy bóng đi, chân lăng tiếp về phía trước thành một bước để giữ thăng bằng. Những sai sót thường mắc.- Chân trụ đặt quá xa sẽ bị đá với, lực đá yếu.- Không giữ chặt cứng khớp cổ chân, khớp gối làm giảm lực tác động vào bóng.- Thân người quá thẳng, chân trụ không chùng xuống.- Bàn chân không xoay ra ngoài đủ cần thiết. Tổ chức tập luyện.- Đứng tại chỗ thực hiện động tác mô phỏng lăng chân từ sau ra trước với bàn chân xoay ra ngoài 900, cố định khớp cổ chân- Đá bóng đặt tại chỗ cho đồng đội ở cách 5-6m (tập đôi) với 1,2 bước chạy đà chậm. Sau tăng dần tốc độ và bước chạy.- Đá bóng đặt tại chỗ cho nhau ở cự ly 10 – 15m. Sau tăng cự ly lên 20m và đặt ở giữa một khung giới hạn (có thể là rào điền kinh), cần đá bóng qua khung giới hạn đó.- Đứng cách tường 5 – 6m, đá bóng vào tường và đá trực tiếp vào quả bóng nảy trở ra.II.Các kỹ thuật dẫn bóng2.1. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân2.2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân Đặc điểm.Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng để dẫn bóng tốc độ cao. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân dễ sử dụng vì khi thực hiện, các bộ phận của cơ thể (chủ yếu là chân) được sử dụng một cách tự nhiên nhất. Cầu thủ có thể dẫn bóng trong khi các bước chạy ít bị ảnh hưởng. Nguyên lý kĩ thuật.Phần buộc dây giầy là vùng tiếp xúc bóng khi dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân cầu thủ chạy thẳng. Chân dẫn bóng duỗi thẳng, bàn chân, vùng mu chân tiếp xúc với bóng ở dưới đường trục ngang của bóng. Khi sử dụng kĩ thuật này cầu thủ tạo nên một độ xoáy ngược nhẹ trên bóng, do đó làm cho bóng không lăn xa quá tầm kiểm soát.Cầu thủ thực hiện kĩ thuật này hơi giống với kĩ thuật đá bóng, nhưng không làm cứng mà thả lỏng bàn chân. Nếu tiếp xúc quá thấp hoặc quá cao hơn so với đường trục ngang của bóng sẽ làm cho hoặc nẩy lên cao, hoặc bị mất thăng bằng. Khi thực hiện kĩ thuật, cầu thủ cần ngẩng đầu để có thể quan sát được xung quanh. 2.1. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân Những sai sót thường mắc.- Không duỗi hết mu bàn chân để mũi chân, chúc xuống, gót nâng cao, do đó tiếp xúc bóng sai.- Khi tiếp xúc bóng, cổ chân và bàn chân căng cứng (như đá bóng) làm cho bóng bị đẩy đi xa.- Đẩy bóng đi quá mạnh so với nhịp chạy nên không kiểm soát được bóng.- Quá chú trọng nhìn bóng nên cúi đầu, không để quan sát được phía trước.- Sục mnũi chân vào đất do tiếp xúc quá sâu.- Góc độ của cơ thể không nghiêng về trước mà thẳng đứng.Tổ chức tập luyện.- Dẫn bóng chậm bằng cả hai chân xen lẫn (mỗi chân đẩy 2,3 nhịp, sau đó chuyển sang chân kia).- Dẫn bóng chậm bằng cách dẩy bóng bằng cả hai chân theo nhịp chạy. Dẫn bóng và kiểm soát bóng theo hiệu lệnh “dừng” : Tất cả cùng dẫn bóng trên quãng đường khoảng 20m và liên tục dừng được bóng sau mỗi hiệu lệnh.- Dẫn bóng từ 2 hướng ngược chiều nhau, khi tới sát, cả hai cùng dừng bóng và chuyển sang dẫn bóng của người kia về cuối hàng.- Dẫn bóng và chuyền bóng: Cầu thủ dẫn bóng lên (6-8m), chuyền bóng cho hàng phía trước sau đó chạy về cuối hàng đó.- Dẫn bóng và sút cầu môn: Cầu thủ dẫn bóng thẳng lên và sút vào cầu môn A, sau đó nhận lại bóng và dẫn ngược trở lại để sút vào cầu môn B. Nhận lại bóng và trở về cuối hàng.2.2. Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân Đặc điểm.Kĩ thuật dẫn bóng bằng mua ngoài bàn chân thường được sử dụng để dẫn bóng nhanh và thay đổi hướng khi cần thiết làm động tác giả. Nguyên lý kĩ thuật.Khi dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân, bàn chân dẫn bóng xoay vào trong, gót chân nâng cao lên và mũi chân chúc xuống đất. Xoay bàn chân vào trong để diện tiếp xúc bóng mở rộng hơn, tạo điều kiện kiểm soát bóng có hiệu quả. Bóng được đẩy đi ở dưới đường trục ngang của bóng tạo nên hiệu ứng xoáy nhẹ ngược trở lại, sẽ làm cho bóng không lăn xa khỏi tầm khống chế.Khi bàn chân chạm bóng, khớp cổ chân thả lỏng để giảm nhẹ lực đẩy vào bóng, do đó bóng không bị đẩy quá xa, cầu thủ dễ điều khiển bóng theo ý định của mình. Mắt chỉ nhìn bóng khi chuẩn bị tiếp xúc bóng, sau đó nhanh chóng quan sát rộng ra phía trước và xung quanh. Thân người ngả về trước, tay nâng lên ngang thân để giữ thăng bằng.Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân thường được sử dụng kết hợp giữa dẫn bóng và động tác giả đổi hướng bóng. Khi thực hiện, cầu thủ luôn chiếm vị trí giữa bóng và đối phương để có thể “che” bóng an toàn. Những sai sót thường mắc.- Mũi chân không chúc xuống, bàn chân không duỗi và xoay vào trong làm cho phần tiếp xúc bóng sai, khó điều khiển bóng.- Cứng khớp cổ chân, bóng sẽ bị đẩy đi quá xa.Mắt quá chú ý vào bóng làm giảm cảm giác của chân khi chạm bóng.Tiếp xúc quá lệch vào phía sau bóng nên khó kiểm soát bóng.Thân người thẳng đứng, thường phải với theo bóng.Tổ chức tập luyện.- Dẫn bóng chậm theo thứ tự từng chân một (mỗi chân thực hiện một số lần đẩy bóng, sau đó đổi sang chân kia).- Dẫn bóng chậm bằng cả 2 chân theo nhịp chạy.- Tăng dần tốc độ dẫn bóng.- Dẫn bóng theo hình vòng tròn: chỉ dùng kĩ thuật dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân.- Dẫn bóng vòng qua các cọc dẫn bóng theo cách: khi qua cọc ở bên phải dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân phải, qua cọc bên trái thì dẫn bóng bằng mu ngoài bàn chân trái.- Dẫn bóng và sút cầu môn: Hàng A chuyền bóng để cầu thủ hàng B tiến lên nhận bóng và dẫn nhanh bằng mu ngoài bàn chân, sau đó chuyền cho A và nhận lại bóng, dẫn tiếp một số nhịp và thực hiện sút cầu môn. Kết thúc: B về hàng A và A sang hàng B.III. Kỹ thuật ném biên Đặc điểm.Kỹ thuật ném biên là kỹ thuật duy nhất cầu thủ (trừ thủ môn) được phép sử dụng đôi tay điều khiển bóng. Dùng tay điều khiển trái bóng bao giờ cũng dễ dàng hơn là dùng chân, nhưng ở kĩ thuật ném biên, mục đích chính là đưa bóng đi xa, nên tận dụng sự khéo léo của đôi tay ở đây thấp hơn so với yêu cầu dùng sức mạnh của đôi tay và toàn thân.Lợi thế của ném biên là có thể đưa bóng đi xa (ngưòi khoẻ có thể ném xa tới trên 30m). Nếu ném biên ở gần cầu môn đối phương thì đường bóng có khi cũng có lợi thế như quả đá phạt góc. Hơn nữa, ở ném biên không có việt vị nên phạm vi hoạt động của bên tấn công rất rộng, có nhiều khả năng gây nguy hiểm cho cầu môn đối phương.* Nguyên lý kĩ thuật.- Cầu thủ đứng chân trước sau khoảng 1 bước, chân hơi khuỵu. Cầm bóng bằng 2 tay đưa thẳng ra phía trước, đầu hơi ngẩng để quan sát phía trước. Đó là tư thế chuẩn bị ném biên.- Khi ném, cầu thủ ngửa căng người ra phía sau, hai tay đưa bóng lên cao qua đầu về phía sau, khuỷu tay hơi co, chân chùng thấp, trọng tâm rơi vào chân phía sau. Toàn thân căng như cánh cung. Dùng sức toàn thân gập người về trước, chân sau đẩy mạnh, chuyển trọng tâm về chân trước đồng thời hai tay duỗi căng ném bóng qua đầu về trước. Khi bóng rời khỏi tay được cộng thêm cả lực vút cổ tay. Động tác phải tiến hành nhanh và liên tục.- Khi ném mạnh, thân sẽ lao về trước do quán tính, có thể khắc phục bằng cách kéo chân sau lên sát chân trước (chân phải rê trên sân). Để “phanh” người trong giây lát, chờ cho bóng dời khỏi tay bay đi, cầu thủ có thể bước chân bình thường lền giữ thăng bằng.- Kĩ thuật ném biên có thể thực hiện bằng chạy lấy đà một số bước trước khi ném bóng đi để tăng lực ném. Cách ném này sẽ khó hơn do quán tính lao về trước của cầu thủ rất lớn. Do đó, lỗi hay mắc ở đây là cầu thủ sẽ nhấc chân sau theo thói quen tự nhiên để không bị ngã. Những sai sót thường mắc.- Khi ném không tận dụng được lực toàn thân mà chỉ sử dụng lực ném bóng đi của hai tay.- Ném bóng không đúng luật quy định: bóng không được ném đi một cách “liên tục bằng 2 tay từ sau, qua đầu ra trước” mà động tác đứt quãng và bóng ném đi qua một bên vai. Sai luật nhiều nhất là nhấc chân lên khỏi mặt đất. Tổ chức tập luyện.- Tập đứng đúng tư thế và thực hiện động tác không có bóng.- Để có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_giao_duc_the_chat_5_bong_da.ppt
Tài liệu liên quan