- GV hướng dẫn làm tiêu bản trước, HS quan sát, sau đó tiến hành thực hiện sau
- GV quan sát HS thực hành, chỉnh sửa, nhắc nhở
- HS viết bài thu hoạch theo yêu cầu
- Chuyển mẫu vật trên vào vùng quan sát tế bào, khí khổng rõ nhất (lúc này khí khổng đóng hay mở?) vẽ khí khổng quan sát được
- Nhỏ 1 giọt nước cất cùng với việc dùng giấy thấm ở phía đối diện lá kính rồi quan sát tế bào, khí khổng và vẽ vào vở
Yêu cầu bài thực hành:
- Vẽ các tế bào đang ở trạng thái phản co nguyên sinh quan sát được dưới kính hiển vi
- Giải thích tại sao khí khổng lúc này lại mở ra trở lại?
33 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4463 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giới thiệu chung về thế giới sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................
Là hợp chất hữu cơ ...................... trong nước mà chỉ ......... trong dung môi hữu cơ.
Lipit bao gồm ................................................
( mỡ, dầu, sáp) và ............................................................................. ( photpholipit và stêrôit).
.............................................................................................................................................................................................................................................
Chức năng
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
.....................................................................
.......................................................................
..........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM ........ : Dựa vào kiến thức bài 5, 6 rồi tiến hành thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung PHT và cử đại diện lên bảng trình bày
Điểm p/b
Prôtêin
Axit nuclêic
Cấu tạo
Đơn phân là ......................................(.....loại)
Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết peptit để thành chuỗi pôl peptit
Prôtêin có ...... bậc cấu trúc: ................., ................, ....................., và .............................
Đơn phân là ....................................(.....loại)
Các đơn phân .................. với nhau.............. liên kết.................................... tạo thành chuỗi polinuclêôtit.
ADN gồm ...... chuỗi ...................... (mạch đơn); ARN gồm .... chuỗi ...........................
Chức năng
....................................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
.........................................................................
ADN: ..........................................................
mARN: .......................................................
........................................................................
tARN: ........................................................
........................................................................
rARN: .........................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
NHÓM ......... : Phân biệt ADN và ARN về cấu trúc và chức năng
Nghiên cứu nội dung bài 6 SGK, vở ghi để hoàn thành phiếu học tập sau
Điểm p/b
ADN
ARN
Cấu tạo
Đơn phân : ...................................................
Phân tử đường tham gia cấu tạo: ........................
Gồm .... chuỗi ....................... xoắn song song, các ............... đối diện trên ............................ liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung (.... liên kết với ... bằng 2 liên kết hidro, ... liên kết với ... bằng 3 liên kết hidro).
Đơn phân : ..................................................
Phân tử đường tham gia cấu tạo: ................
ARN gồm ... loại: .......... , .........., .............
mARN cấu tạo từ ... chuỗi ..................dưới dạng mạch thẳng
tARN có cấu trúc với 3 ..........., trong đó có một thuỳ mang .............................
rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các ......................liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng ................... cục bộ.
Chức năng
ADN: ..............................................................
...........................................................................
mARN: ......................................................
......................................................................
tARN: ........................................................
.......................................................................
rARN: ........................................................
.......................................................................
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM ...... : BÀI TẬP
Một phân tử ADN có chiều dài 5100A0, có hiệu số về số lượng giữa Addeenin với một loại nucleeootit khác bằng 300.
Tính tổng số nuclêôtit và khối lượng của phân tử ADN?
Tính số liên kết hiđro của phân tử ADN?
Biết rằng trên mạch thứ nhất có số nuclêôtit loại Ađenin bằng 250, trên mạch thứ hai có nuclêôtit loại Guanin bằng 360. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của phân tử ADN?
Hãy tóm tắt bài toán , tìm cách giải ngắn gọn, cử đại diện lên bảng trình bày
Tóm tắt: Giải
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
.......................................................... ...........................................................................................................
Tuần : 07
CHƯƠNG II - CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết dạy: 07 Bài 7
TẾ BÀO NHÂN SƠ
Ngày soạn: 24/09/2011
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn.
Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào
Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước nhỏ sẽ có được lợi thế về TĐC, sinh trưởng và sinh sản
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện được khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích và hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,…
2.2. Giáo viên:
2.2.1) Phương tiện dạy học: H7.1, H7.2 trang 32 SGK
2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Dẫn nhập:
Học thuyết tế bào (Cell theory) tức quan niệm cho rằng tất cả các sinh vật được cấu tạo từ các tế bào do nhà thực vật học Mathias Scheiden công bố vào năm 1838 và nhà động vật học Theodor Schwann công bố vào năm 1839 ở Đức. Năm 1858, R.Virchov (người Đức) phát triển thêm rằng tấtcả các tế bào đều bắt nguồn từ những tế bào sống trước nó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh.
Đây là các căn cứ để xây dựng học thuyết tế bào hiện đại. Nội dung cơ bản của học thuyết tế bào:
(1) Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
(2) Tất cả cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
(3) Tế bào có khả năng phân chia hình thành các tế bào mới.
(4) Tế bào được bao bọc bởi màng có vai trò điều hòa hoạt động trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
(5) Tất cả tế bào có sự giống nhau căn bản về thành phần hóa học và các hoạt tính trao đổi chất giữa tất cả các loại tế bào.
(6) Tế bào chứa DNA mang thông tin di truyền điều hòa hoạt động của tế bào ở một số giai đoạn trong đời sống của nó.
(7) Hoạt động của cơ thể là sự tích hợp hoạt tính của các đơn vị tế bào độc lập
(8) Có hai loại tế bào: prokaryote và eukaryote. Chúng khác nhau trong tổ chức cấu trúc tế bào, hình dạng và kích thước nhưng cũng có một số đặc điểm giống nhau, chẳng hạn như tất cả đều là những cấu trúc ở mức độ cao, thực hiện các quá trình phức tạp cần thiết để duy trì sự sống. Tất cả các loại tế bào đều gồm 3 thành phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân
Bài mới: trọng tâm của bài là cấu tạo của tế bào nhân sơ
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH1: Hãy nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ?
CH2: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?
Ngiên cứu nội dung mục I SGK và quan sát H 7.1 để trả lời
TB có kích thước nhỏ nên có tỉ lệ S/V lớn TB TĐC nhanh cóng với môi trường Sinh trưởng và sinh sản nhanh
1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
Kích thước nhỏ từ 1- 5, có tỉ lệ S/V lớn tốc độ trao đổi chất diễn ra nhanh, sinh trưởng nhanh, phân chia nhanh.
Chưa có nhân hoàn chỉnh ( không có màng nhân bao bọc), chỉ có vùng nhân chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.
Tế bào chất không có hệ thống nội màng, không có các bào quan, chỉ có ribôxôm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ
CH3: Nêu các thành phần cấu tạo nào của tế bào nhân ?
CH4: Nêu cấu tạo của màng sinh chất?
CH5:Hãy nêu các cấu trúc(có thể có) bên ngoài màng sinh chất của tế bào nhân sơ
CH6: Hãy nêu cấu tạo và chức năng của thành tế bào?
*CH7: Vì sao những bệnh do vi khuẩn khi khám cần phải xác định bằng xét nghiệm? vi khuẩn gram (+) hay (-)?
CH8: Tế bào chất của tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?
CH9: Vùng nhân có đặc điểm gì? Vai trò của vùng nhân đối với tế bào vi khuẩn?
Quan sát hình 7.2 trả lời:
Nghiên cứu nội dung mục II.1 để trả lời
Thành tế bào, vỏ nhầy, Lông và roi
Cấu tạo bằng peptiđoglican, qui định hình dạng tế bào ...
Để phát hiện chính xác là vi khuẩn gram (+) hay (-) dùng đúng thuốc điều trị.
Nghiên cứu nội dung mục II.2 để trả lời
Nghiên cứu nội dung mục II.3 để trả lời
2. Cấu tạo tế bào nhân sơ
2.1. Màng sinh chất và các thành phần bên ngoài màng sinh chất.
* Màng sinh chất:
Được cấu tạo bởi phospholipit và protein.
* Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:
Thành tế bào:
+ Được cấu tạo bởi chất peptiđôglican, có chức năng quy định hình dạng tế bào.
+ Một số loại tế bào nhân sơ bên ngoài thành tế bào còn có lớp vỏ nhầy có chức năng bảo vệ thành tế bào.
Lông và roi
+ Lông ( nhung mao) giúp vi khuẩn gây bệnh bám được vào bề mặt tế bào vật chủ.
+ Roi ( tiên mao) giúp vi khuẩn di chuyển.
Tế bào chất: bao gồm bào tương và bào quan
Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân . Gồm 2 thành phần chính là bào tương và bào quan
Bào tương : là chất keo bán lỏng chứa nhiều chất hữu cơ và vô cơ.
Bào quan: chì có ribôxôm- được cấu tạo từ proteinvà rARN, có kích thước nhỏ hơn tế bào nhân thực.
Một số vi khuẩn trong tế bào chất còn có hạt dự trữ.
Một số TB vi khuẩn, trong TBC còn có nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ gọi là plasmit
Vùng nhân:
Chưa có màng nhân bao bọc,
Chứa một phân tử ADN dạng vòng là vật chất di truyền của tế bào vi khuẩn.
Hoạt động 3: Củng cố và dặn dò
Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào nhân sơ
Các câu hỏi 1 – 5 trang 34
Đọc trước các bài 8, 9, 10 qua đó hãy nêu điểm khác biệt về cấu trúc của TB nhân thực với TB nhân sơ
Tuần : 08, 09
CHƯƠNG II - CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết dạy: 08, 09 Bài 8, 9, 10
TẾ BÀO NHÂN THỰC
Ngày soạn: 02/10/2011
MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực.
Phân biệt được tế bào thực vật với tế bào động vật.
Mô tả sơ lược về cấu trúc và trình bày được chức năng của nhân tế bào, các bào quan \
Trình bày được đặc điểm của tế bào chất .
Nêu được cấu tạo và chức năng của màng sinh chất.
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện được khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợpvà hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,…
2.2. Giáo viên:
2.2.1) Phương tiện dạy học: H8.1, H8.2 ,H9.1, H9.2 10.2 SGK
2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ?
Bài mới:
Hoạt động 1: Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH1: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực?
CH2: Điểm khác nhau cơ bản về cấu tạo giữa bào nhân thực với tế bào nhân ?
Ngiên cứu nội dung mục I SGK và quan sát H 8.1 để trả lời
Nghiên cứu phần kênh chữ đầu tiên ở bài 8 trang 36 SGK.
1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Kích thước lớn và có cấu tạo phức tạp hơn tế bào nhân sơ
Nhân đã có màng bao bọc
Tế bào chất không đã có hệ thống nội màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt, chứa nhiều bào quan có màng bao bọc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân thực: Cấu trúc, chức năng của màng sinh chất và thành phần bên ngoài màng sinh chất
CH3: Màng sinh chất ở tế bào nhân thực được cấu tạo như thế nào?
CH4: Tại sao người ta nói màng sinh chất được cấu trúc theo mô hình khảm động?
CH5: Màng sinh chất có chức năng như thế nào đối với tế bào?
CH6:Hãy nêu các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất ở tế bào nhân thực
CH7: Thành tế bào có vai trò gì đối với tế bào?
Nghiên cứu nội dung phần a) mục IX Bài 10 và quan sát hình 10.2 tiến hành thảo luận nhóm để trả lời: câu hỏi 3, 4
Nghiên cứu nội dung phần b) mục IX Bài 10 để trả lời
Thành tế bào: thực vật là Xenlulôzơ, nấm là hemixelulozơ
Nghiên cứu nội dung mục phần a) mục X bài 10 SGK để trả lời
2. Cấu tạo tế bào nhân thực
2.1. Màng sinh chất và thành phần bên ngoài màng sinh chất.
* Màng sinh chất:
Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn lọc của tế bào.
Cấu tạo:
Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit, và các phân tử prôtêin (khảm trên màng), ngoài ra ở tế bào động vật và người, màng sinh chất còn có các phân tử côlestêrôn làm tăng độ ổn định của màng.
Chức năng:
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc, thu nhận các thông tin cho tế bào (nhờ thụ thể), nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (nhờ “dấu chuẩn”).
* Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất: Ở tế bào thực vật và nấm bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào
Cấu tạo: thành tế bào ở TBTV được cấu tạo bằng xenllulozơ. Còn ở tế bào nấm là hemixelulozơ.
Chức năng: có tác dụng bảo vệ tế bào, cũng như xác định hình dạng, kích thước tế bào
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân thực: Đặc điểm của tế bào chất, cấu tạo và chức năng của các bào quan
CH8: Hãy kể tên các bào quan chủ yếu trong tế bào nhân thực?
GV bổ sung bào quan trung thể
CH9: Trình bày cấu tạo và chức năng của Ribôxôm?
CH10:Trình bày cấu tạo và chức năng của ti thể?
CH11:Trình bày cấu tạo và chức năng của lục lạp?
CH12:Đặc điểm cấu tạo lưới nội chất? Chức năng của lưới nội chất
CH13: Trình bày cấu tạo và chức năng của bộ máy gôngi trong tế bào?
CH14: Trình bày cấu tạo và chức năng của Lizôxôm và không bào?
Quan sát H 8.1 và đọc các đề mục II, III, IV, bài 8 và V, VI VII bài 9 rồi tiến hành thảo luận nhóm để trả lời:
Nghiên cứu nội dung mục III Bài 8 để trả lời
Nghiên cứu nội dung mục V và quan sát H 9.1 Bài 9 để trả lời
Nghiên cứu nội dung mục VI và quan sát H 9.2. bài 10 SGK để trả lời
Nghiên cứu nội dung mục II bài 8 SGK để trả lời
Nghiên cứu mục IV bài 8 và quan sát H8.2 để trả lời.
Nghiên cứu mục VII bài 9 để trả lời.
2.2.Tế bào chất: bao gồm bào tương và các bào quan
Là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân. Bên trong TBC có hệ thống nội màng chia tế bào thành các xoang riêng biệt. TBC gồm 2 thành phần chính là bào tương và bào quan(đa số các bào quan đã có màng bao bọc).
2.2.1. Ribôxôm
Cấu tạo: là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc, được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin
Chức năng: Ribôxôm tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin cho tế bào.
2.2.2. Trung thể
Cấu tạo: không có cấu trúc màng, được cấu tạo từ 2 trung tử xếp thẳng góc với nhau theo trục dọc.
Chức năng: trung thể có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào.
2.2.3. Ti thể
Cấu tạo: có cấu trúc màng kép, màng trong gấp nếp thành các mào trên đó chứa nhiều enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
Chức năng: Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào.
2.2.4. Lục lạp
Cấu tạo: có cấu trúc màng kép có trong tế bào quang hợp.
Chức năng: Lục lạp là nơi diễn ra quá trình quang hợp (chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ).
2.2.5. Lưới nội chất
Cấu tạo: là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau chia tế bào chất ra thành nhiều xoang chức năng. Lưới nội chất có hai loại: lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.
Chức năng:
Lưới nội chất hạt: trên màng có nhiều hạt ribôxôm, tham gia quá trình tổng hợp prôtêin.
Lưới nội chất trơn: trên màng không có đính các hạt ribôxôm., có vai trò tổng hợp lipit, chuyển hoá đường...
2.2.6. Bộ máy Gôngi
Cấu tạo: là bào quan có màng đơn, gồm hệ thống các túi màng dẹp xếp chồng lên nhau, nhưng tách biệt nhau theo hình vòng cung.
Chức năng: Bộ máy gôngi có chức năng thu gom, đóng gói , biến đổi và phân phối sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.
2.2.7. Lizôxôm
Cấu tạo: là bào quan dạng túi, có màng đơn có chứa nhiều enzim thuỷ phân làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
Chức năng: Lizôxôm tham gia phân huỷ các tế bào, các tế bào già các tế bào bị tổn thương, các bào quan hết thời hạn sử dụng.
2.2.8. Không bào
Cấu tạo: là bào quan được bao bọc bởi màng đơn, bên trong là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất thẩm thấu.
Chức năng: phụ thuộc vào từng loại tế bào và tuỳ theo từng loài sinh vật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của nhân tế bào
CH15: Thực hiện lệnh 1 trang 37 SGK?
CH16: Cấu trúc và chức năng của nhân ở tế bào nhân thực?
Giải thích vai trò của nhân chứa TTDT,...
Nghiên cứu nd mục I bài 8 SGK để trả lời
2.3.Nhân tế bào
Cấu tạo: được bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con
Chức năng: Mang thông tin di truyền và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò
Câu hỏi tự luận:
So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật?
Các câu hỏi trang 38, 43, 46
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc . cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây ?
A. Thực vật và động vật B. Động vật và nấm C. Nấm và thực vật D. Vi khuẩn, nấm, thực vật
Câu 2: Cấu trúc trong tế bào bao gồm các ống và xoang dẹt thông với nhau được gọi là :
A. Lưới nội chất B. Chất nhiễm sắc C. Khung tế bào D. Màng sinh chất
Câu 3: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất ?
A. Một lớp photphorit và các phân tử prôtêin B . Hai lớp photpholipit và các phân tử prôtêin
C. Một lớp photphorit và không có prôtêin D. Hai lớp photphorit và không có prôtêin
Câu 4: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là :
A. Có chứa sắc tố quang hợp B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp
C. Được bao bọc bởi lớp màng kép D. Có chứa nhiều phân tử ATP
Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa tế bào thực vật với tế bào động vật là:
A. Tế bào thực vật có chứa lục lạp, còn tế bào động vật thì không
B. Tế bào thực vật có chứa lục lạp, còn tế bào động vật thì không
C. Tế bào thực vật có ti thể, còn tế bào động vật thì không
D. Tế bào thực vật có lưới nội chất , còn tế bào động vật thì không.
Đọc trước các bài 11 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Tuần : 10
CHƯƠNG II - CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
Tiết dạy: 10 Bài 11
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Ngày soạn: 15/10/2011
1.MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này học sinh phải:
1.1. Kiến thức:
Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất.
Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.
Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch ( ưu trương, nhược trương và đẳng trương).
1.2. Kỹ năng:
Rèn luyện được khả năng quan sát hình, so sánh, phân tích, tổng hợpvà hoạt động nhóm.
1.3. Thái độ: Thấy rõ tính thống nhất của tế bào.
2.CHUẨN BỊ:
2.1. Học sinh: Sách: SGK, vở ghi lí thuyết, vở bài tập, bút,…
2.2. Giáo viên:
2.2.1) Phương tiện dạy học: H11.1, H11.2 và 11.3 SGK
2.2.2) Thiết kế hoạt động dạy – học
Kiểm tra bài cũ: Trình bày cấu tạo và chức năng của màng sinh chất?
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ chế vận chuyển thụ động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CH1: Nhận xét nồng độ các chất ở 2 bên màng tế bào(giả sử bên trái là ngoài , bên phải là bên trong tế bào)?
CH2: Các chất ở H11.1 a, b được vận chuyển qua màng sinh chất thông qua con đường nào? điều kiện để các chất đi qua mỗi con đường?
CH3: Kiểu vận chuyển đó tuân theo nguyên lí nào? Có tiêu tốn năng lượng không?
Kiểu vận chuyển các chất như vậy được gọi là vận chuyển thụ động. Để củng cố lại cơ chế GV đưa ra:
CH4: Các chất được vận chuyển qua màng như thế nào khi môi trường ngoài là: ưu trương, nhược trương hay đẳng trương?
Quan sát H 11.1 a và b: Chất tan bên ngoài có nồng độ cao hơn bên trong?
Các chất không phân cực thì đilớp photpholipit kép còn các chất phân cực thì đi qua kênh prôtêin. Riêng nước đi qua kênh aquaporin
Nghiên cứu phần kênh chữ mục I: nguyên lí khuếch tán và không tiêu tốn năng lượng.
Vận dụng nguyên lí khuếch tán để trả lời
1. Vận chuyển thụ động
1.1. Đặc điểm
Các chất được được khuếch tán qua màng là nhờ sự chênh lệch về nồng độ giữa bên ngoài và bên trong tế bào
Có 2 cách khuếch tán các chất qua màng: khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipit và qua kênh prôtêin.
1.2. Cơ chế:
Các chất tan được vận chuyển qua màng theo nguyên lí khuếch tán: đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấpvà không tiêu tốn năng lượng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ chế vận chuyển chủ động
Thông thường các chất tan được vận chuyển qua màng theo nguyên lí khuếch tán: đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. không tiêu tốn năng lượng. Vậy trong trường hợp nồng độ một loại chất tan nào đó mặc dù bên trong tế bào cao hơn bên ngoài môi trường nhưng tế bào lại có nhu cầu lớn hơn, màng sinh chất làm thế nào để đưa các chất đó vào bên trong để đảm bảo cho mọi hoạt động sống của TB ?
CH5: Phân biệt cơ chế vận chuyển thụ động với cơ chế vận chuyển thụ động?
CH6: Ý nghĩa của phương thức vận chuyển chủ động đối với hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
Tế bào sẽ vận chuyển các chất đó nhờ phương thức chủ động và cần tiêu tốn năng lượng
Vận dụng kiến thức vừa học và nghiên cứu nội dung mục II SGK để trả lời
Vận dụng kiến thức vừa học để trả lời
2. Vận chuyển thụ động
2.1. Đặc điểm
Khi tế bào có nhu cầu nhưng các chất tan bên ngoài môi trường lại có nồng độ cao hơn bên trong tế bào.
2.2. Cơ chế:
Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Cần chất vận chuyển (chất mang) và tiêu tốn năng lượng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương thức đưa các chất qua màng bằng xuất và nhập bào
CH7: Ngoài 2 cơ chế vận chuyển trên còn có cơ chế vận chuyển các chất qua màng tế bào không? Khi nào thì trế bào sử dụng cơ chế v/c đó?
CH8: Phân biệt phương thức nhập bào và xuất bào?
Quan sát H 11.2 nghiên cứu III để trả lời:
Quan sát H 11.2 nghiên cứu III để trả lời:
3. Xuất và nhập bào
3.1. Đặc điểm
Các chất được vận chuyể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo án Sinh 10 tuần 01 -15.doc