Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Những khái niệm cơ bản - Lê Thị Ngọc Diệp

THÔNG TIN VÀ
HỆ THỐNG THÔNG TIN

Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tế

 Lịch sử phát triển của quá trình xử lý thông tin đã phát triển qua 6 giai đoạn tương ứng với việc ứng dụng CNTT từ thấp đến cao.

 Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu (Initiation)

 Giai đoạn II: Giai đoạn lan rộng (Contagion)

 Giai đoạn III: Giai đoạn kiểm soát ứng dụng (Control)

 Giai đoạn IV: Giai đoạn tích hợp (Integration)

 Giai đoạn V: Giai đoạn Quản trị dữ liệu (Data Administration)

 Giai đoạn VI: Giai đoạn chín muồi (Maturity)

Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tế

Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu (Initiation)

 - Máy tính được đưa vào tổ chức

 - Công việc xử lý dữ liệu (XLDL) được thực hiện bởi cán bộ trông coi máy tính, cán bộ lập trình và nhân viên nhập dữ liệu.

 - Lao động giản đơn, đơn điệu với các quy tắc nhất định.

 Đây là tiền đề cho tự động hoá và những bài toán trong kế toán tài chính thường được áp dụng máy tính đầu tiên.

 

ppt47 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Những khái niệm cơ bản - Lê Thị Ngọc Diệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp1 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔNHỆ THỐNG THÔNG TINQUẢN LÝGiảng viên: ThS. Lê Thị Ngọc DiệpĐiện thoại/E-mail: 0912171969/ ngocdiepvphv@yahoo.comBộ môn: Kinh tế - Khoa QTKD1Thời gian biên soạn: Học kỳ I Năm học 2009- 201012/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp2Nội dung chính Chương 1. Những khái niệm cơ bản Chương 2. Phân tích HTTT Chương 3. Thiết kế HTTT quản lý Chương 4. Cài đặt và khai thác HTTT quản lý Chương 5. Các HTTT quản lý chức năng Chương 6. Các HTTT quản lý tích hợp12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp3Chương 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Hệ thống và tổ chức - Thông tin và hệ thống thông tin (HTTT) - Hệ thống thông tin quản lý12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp4I. HỆ THỐNG VÀ TỔ CHỨC1. Hệ thống: Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức. Ba thành phần cơ bản: - Các yếu tố đầu vào (Inputs) - Xử lý, chế biến (Processing) - Các yếu tố đầu ra (Outputs)12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp51. Hệ thống Cấu trúc của hệ thống, hệ thống thông tin:12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp61. Hệ thống Một số khái niệm khác liên quan đến hệ thống như: - Môi trường mà hệ thống tồn tại (bao gồm môi trường bên ngoài và bên trong) - Hệ thống con của hệ thống - Hệ thống mở, nếu có quan hệ với môi trường12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp7I. HỆ THỐNG VÀ TỔ CHỨC2. Tổ chức: Tổ chức là một hệ thống được tạo ra từ các cá thể nhằm đạt mục đích của nó bằng hợp tác và phân công lao động. Một tổ chức bao gồm một nhóm các nguồn lực được thiết lập cho các hoạt động vì mục đích cụ thể: + Nhân lực + Vật lực + Tài lực12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp82. Tổ chức Môi trường hoạt động của tổ chức: - Môi trường bên ngoài: các cơ quan NN, cơ quan tài chính trung gian, các nhà cung cấp, nhà thầu, các đại lý, các khách hàng trực tiếp - Môi trường bên trong: ban lãnh đạo, các phòng/ban, bộ phận, các đơn vị trực thuộc với các mối quan hệ này liên quan đến dòng thông tin, dòng vật chất, dòng tiền tệ và dòng dịch vụ.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp92. Tổ chức12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp10Ba mức quản lý của tổ chức, nhu cầu thông tin theo cấp quản lý và cấu trúc của quyết định 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp112. Tổ chứcBa mức quyết định của tổ chức:- Quyết định chiến lược là những quyết định xác định mục tiêu và những quyết định xây dựng nguồn lực cho tổ chức.- Quyết định chiến thuật là những quyết định cụ thể hoá mục tiêu thành nhiệm vụ, những quyết định kiểm soát và khai thác tối ưu nguồn lực.- Quyết định tác nghiệp là những quyết định nhằm thực thi nhiệm vụ.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp12II. THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN1. Thông tin và vai trò của thông tin Thông tin phản ánh các tri thức, hiểu biết của chúng ta về một đối tượng nào đó. Thông tin được hiểu như các thông báo nhằm mang lại một sự hiểu biết nào đó cho đối tượng nhận tin. Thông tin là một loại nguồn lực đặc biệt quan trọng trong tổ chức; người quản lý cần thông tin để hoạch định và điều khiển tất cả các tiến trình trong tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại và phát triển trong môi trường hoạt động của nó. 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp13II. THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN2. Thông tin kinh tế và HTTT kinh tế Thông tin kinh tế là thông tin vận động trong các thiết chế kinh tế, các tổ chức và doanh nghiệp nhằm phản ánh tình trạng kinh tế của các chủ thể đó. Thông tin quản lý là thông tin mà có ít nhất một cán bộ quản lý cần hoặc có ý muốn dùng vào việc ra quyết định quản lý của mình. Hệ thống thông tin kinh tế là hệ thống có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin kinh tế trợ giúp các hoạt động ra quyết định trong tổ chức, doanh nghiệp. 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp14Các dòng thông tin xuất hiện trong tổ chức 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp15II. THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN3. Quy trình xử lý thông tin kinh tế Xử lý thông tin kinh tế là sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng thông tin nguyên liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả. 4 công đoạn chính: - Thu thập thông tin kinh tế - Xử lý thông tin kinh tế - Lưu trữ thông tin kinh tế - Truyền đạt thông tin kinh tế.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp16a/ Thu thập thông tin kinh tế - Có vai trò quan trọng: có thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết cho ta những số liệu chính xác, phản ánh toàn diện các mặt hoạt động của tổ chức. - Liên kết trực tiếp với nguồn phát sinh dữ liệu (“source”) như: khách hàng (đơn đặt hàng, tiền thanh toán hoá đơn), quầy bán hàng (số lượng giao dịch, tiền thu mỗi ngày) - Mục tiêu thu thập thông tin phải được đặt ra rõ ràng và cụ thể (chỉ tiêu cần thu thập, chỉ tiêu cần xử lý) → nên thu thập các loại thông tin nào, khối lượng bao nhiêu, thời gian thu thập, các phương pháp thu thập 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp17b/ Xử lý thông tin kinh tế - Là công đoạn trung tâm, có vai trò quyết định - Các nhiệm vụ chính: sắp xếp thông tin, tập hợp hoặc phân chia thông tin thành nhóm, tính toán theo các chỉ tiêu - Kết quả: bảng số liệu, biểu đồ, các con số đánh giá hiện trạng và quá trình phát triển kinh tế của tổ chức. - 2 bộ phận: + Kết xuất thông tin: liên kết với nơi sử dụng thông tin. Các thông tin kết xuất từ hệ thống mang ý nghĩa thiết thực giúp cho người quản lý ra quyết định đúng. + Xử lý: có thể là con người, máy tính. Các hoạt động xử lý đều dựa trên các quy trình và quy tắc quản lý chuẩn12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp18c/ Lưu trữ thông tin kinh tế: - Kết quả của quá trình xử lý thông tin kinh tế được lưu trữ để sử dụng lâu dài - Nơi lưu trữ thông tin: + dạng soft copy: dùng đĩa từ, băng từ, trống từ, đĩa CD. + dạng hard – copy: lưu tại các tủ chứa hồ sơ, công văn12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp19d/ Truyền đạt thông tin kinh tế: - Các kết quả xử lý thông tin được truyền đạt đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. - Các đối tượng đó bao gồm: + ở phạm vi trong nội bộ tổ chức (để triển khai thực hiện) + bên ngoài (thường để báo cáo cấp trên hoặc thông báo).12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp20II. THÔNG TIN VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN4. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tế Lịch sử phát triển của quá trình xử lý thông tin đã phát triển qua 6 giai đoạn tương ứng với việc ứng dụng CNTT từ thấp đến cao. Giai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu (Initiation) Giai đoạn II: Giai đoạn lan rộng (Contagion) Giai đoạn III: Giai đoạn kiểm soát ứng dụng (Control) Giai đoạn IV: Giai đoạn tích hợp (Integration) Giai đoạn V: Giai đoạn Quản trị dữ liệu (Data Administration) Giai đoạn VI: Giai đoạn chín muồi (Maturity)12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp214. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn I: Giai đoạn khởi đầu (Initiation) - Máy tính được đưa vào tổ chức - Công việc xử lý dữ liệu (XLDL) được thực hiện bởi cán bộ trông coi máy tính, cán bộ lập trình và nhân viên nhập dữ liệu. - Lao động giản đơn, đơn điệu với các quy tắc nhất định. Đây là tiền đề cho tự động hoá và những bài toán trong kế toán tài chính thường được áp dụng máy tính đầu tiên.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp224. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn II: Giai đoạn lan rộng (Contagion) - Các thao tác để XLDL đã dễ dàng hơn và dễ tiếp cận hơn, - Yêu cầu ứng dụng của máy tính tăng nhanh. - Cán bộ XLDL tự động đánh giá các khả năng của máy tính. Các nhà quản lý chấp nhận sự phát triển chung của ứng dụng CNTT trong quản lý. - Tuy nhiên, nhiều người sử dụng ngộ nhận tính năng ưu việt tuyệt đối của hệ thống dẫn tới thời kỳ tăng trưởng không có kiểm soát những ứng dụng trong xử lý dữ liệu tự động.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp234. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn III: Giai đoạn kiểm soát ứng dụng (Control) - Các nhà quản lý dữ liệu tự động bắt đầu xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu về tự động hoá XLDL và bắt đầu suy nghĩ theo nghĩa kinh doanh. - Cán bộ XLDL và người yêu cầu phải tiến hành phân tích Chi phí/ Lợi nhuận cho các ứng dụng - Cán bộ XLDL phải học về kinh doanh còn người sử dụng phải học thêm về CNTT. Điều này có ảnh hưởng rất mạnh tới các hoạt động kinh doanh và các dự án mà họ đề xuất.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp244. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn IV: Giai đoạn tích hợp (Integration) - Trong những năm 90: + Công nghệ phần mềm mới đã cho phép tạo ra sự tích hợp chức năng QLKD và XLDL tự động + Giá cả của máy tính và phần mềm giảm xuống thấp. - Người sử dụng tự làm những công việc của chính họ trên máy tính. - Bộ phận chuyên trách về XLDL tự động tập trung vào những công việc dịch vụ, cung cấp các tiện ích và trợ giúp kỹ thuật cho những người sử dụng.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp254. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn V: Giai đoạn Quản trị dữ liệu (Data Administration) - Đây là giai đoạn hiện nay của các HTTT. - Thông tin là nguồn lực và mọi người phải được sử dụng nguồn lực ấy dễ dàng. Dữ liệu phải được lưu trữ và duy trì như một tài nguyên dùng chung. - Mô hình dữ liệu phải được xây dựng độc lập với các ứng dụng. - Môi trường Client/Server đang phát triển mạnh. Server lưu trữ dữ liệu còn Client tra cứu, xem xét và xin các báo cáo.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp264. Các giai đoạn phát triển của quá trình xử lý thông tin kinh tếGiai đoạn VI: Giai đoạn chín muồi (Maturity) - Có sự đan kết hoàn toàn nguồn lực thông tin vào toàn bộ các hoạt động của tổ chức từ cấp chiến lược trở xuống. - Các bộ thông tin cấp cao (Chief information officier) là thành viên của đội ngũ quản lý cao cấp, đóng góp phần chính cho các quyết định kinh doanh và khai thác CNTT cho việc dành lợi thế cạnh tranh.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp27III. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ1. Khái niệm HTTT quản lý HTTT quản lý là HTTT tin học hóa có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng trong bộ máy quản lý để hỗ trợ ra quyết định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức. HTTT quản lý gồm 3 khối: - Hệ ra quyết định (những người quản lý tổ chức) - Hệ tác nghiệp (thực hiện trên dây chuyền sản xuất) - Hệ thông tin (liên lạc giữa hệ ra quyết định và hệ tác nghiệp).12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp281. Khái niệm HTTT quản lýHệ thông tin quản lýHệ tác nghiệpHệ ra quyết địnhMôi trường(2)(1)Hệ tác nghiệpHệ ra quyết địnhMôi trường(2)(1)Cơ chế vận hành của HTTT theo chu kỳ đóng (a) và chu kỳ mở (b)(a)(b)Hệ thông tin quản lý12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp29III. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ2. Các thành phần của HTTT quản lý HTTT quản lý gồm có 4 thành phần chính mà người ta gọi là các tài nguyên của hệ thống, đó là: - Tài nguyên về phần mềm - Tài nguyên về phần cứng - Tài nguyên về nhân lực - Tài nguyên về dữ liệu 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp30a/ Tài nguyên về phần mềm Tài nguyên về phần mềm là tổng thể các chương trình hệ thống, chương trình ứng dụng của HTTT quản lý. - Các phần mềm hệ thống: các hệ điều hành (DOS, WINDOWS, UNIX); các chương trình dịch - Các phần mền ứng dụng: + PM đa năng: Hệ soạn thảo văn bản (cho phép thực hiện các chức năng như soạn thảo văn bản, chèn biểu tượng, kẻ bảng biểu); Bảng tính Excel, Lotus (thiết lập bảng tính, vẽ đồ thị, xử lý dữ liệu rất tiện lợi); các Hệ quản trị CSDL như FOXPRO, ACCESS + PM chuyên dụng: PM ngân hàng, PM kế toán, PM q.trị DN12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp31b/ Tài nguyên về phần cứng Tài nguyên về phần cứng của một HTTT quản lý là toàn bộ các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin, bao gồm máy tính điện tử và mạng máy tính. - Máy tính điện tử: là công cụ xử lý thông tin chủ yếu với các bộ phận là: bộ nhớ (Memory), Bộ số học và logic (Arithmetic Logic Unit), Bộ điều khiển (Control Unit), Bộ vào (Input Device) và Bộ ra (Output Device). Cấu hình chuẩn của một máy vi tính bao gồm: màn hình, bàn phím, bộ vi xử lý (Microproceser), máy in (Printer), chuột (Mouse), ổ đĩa mềm (Driver), ổ đĩa CD và ổ USB.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp32b/ Tài nguyên về phần cứng - Mạng máy tính: là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau bằng các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó. Mạng máy tính cho phép: + chia sẻ các tài nguyên của mạng như CSDL, máy in → tiết kiệm chi phí + làm tăng độ tin cậy của hệ thống + cung cấp các dịch vụ thông tin phong phú. Các loại: + mạng cục bộ (LAN) + mạng diện rộng (WAN) + mạng INTERNET.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp33c/ Tài nguyên về nhân lực Tài nguyên về nhân lực là chủ thể điều hành và sử dụng HTTT quản lý. Bao gồm 2 nhóm: - Những người sử dụng HTTT trong công việc hàng ngày như các nhà quản lý, kế toán, nhân viên các phòng ban. - Những người xây dựng và bảo trì HTTT quản lý như các phân tích viên hệ thống, lập trình viên, kỹ sư bảo hành máy Tài nguyên về nhân lực là thành phần quan trọng của HTTT quản lý do chính họ là người thiết kế, cài đặt, bảo trì và sử dụng hệ thống.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp34d/ Tài nguyên về dữ liệu Tài nguyên về dữ liệu gồm các CSDL quản lý, các mô hình thông qua các quyết định quản lý. CSDL (Database) là tổng thể các dữ liệu đã được thu thập, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học theo một mô hình có cấu trúc xác định, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể truy cập một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các CSDL trong quản lý: CSDL quản trị nhân lực, CSDL tài chính, CSDL kế toán, CSDL công nghệ, CSDL kinh doanh. Các hệ quản trị CSDL: FOXPRO, ACCESS, SQL, ORACLE.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp35III. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ3. Phân loại HTTT quản lý - Theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: + Hệ thống xử lý giao dịch + Hệ thống thông tin quản lý + Hệ thống trợ giúp ra quyết định + Hệ thống chuyên gia + Hệ thống tăng cường khả năng cạnh tranh. - Theo nghiệp vụ mà HTTTQL phục vụ: tài chính, nhân lực, marketing, sản xuất kinh doanh, văn phòng12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp36Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu raa/ Hệ xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems, TPS) - Xử lý các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, nhà cung cấp hoặc với nhân viên của nó. - Trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp như: trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hoá đơn, theo dõi khách hàng - Các công việc chính: nhận dữ liệu, nhập dữ liệu, lưu dữ liệu vào CSDL, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu và phát sinh các báo cáo thống kê. - Các đặc tính chung: liên kết chặt chẽ với các chuẩn và quy trình chuẩn, thao tác trên dữ liệu chi tiết, diễn tả đúng những gì đã xảy ra, cung cấp một vài thông tin quản lý đơn giản. 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp37Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu rab/ HTTT quản lý (Management Information Systems, MIS) - Trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. - Tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu - Nguồn thông tin: các CSDL được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch, các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. MIS hướng đến hỗ trợ thông tin toàn diện cho tất cả những ai cần và được phép sử dụng thông tin của tổ chức.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp38Mô hình cấu trúc HTTT quản lýHệ TPSbán hàngHệ TPSkho vật tưHệ TPS thu chiHồ sơyêu cầuHồ sơsản phẩmHồ sơ chứng từDữ liệu bán hàngDữ liệu sản phẩmDữ liệu thu chiPhân tích, tổng hợp th.tinBáo cáoCác hệ thống TPSHệ thống MISTruy vấn12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp39Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu rac/ Hệ thống trợ giúp ra quyết định (Decision Support Systems, DSS) - trợ giúp các hoạt động ra quyết định - là một quy trình được tạo thành từ ba giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án. - là hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều CSDL và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình.12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp40Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu rad/ Hệ thống chuyên gia (Expert Support Systems, ESS) - Nhằm biểu diễn bằng các công cụ tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. - Dùng để phân tích thông tin quan trọng dưới dạng tổng quát : + hiệu quả và năng lực của tổ chức + thị hiếu của khách hàng + các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh + năng lực của các nhà cung cấp - Cung cấp các phương tiện hỗ trợ ra quyết định chiến lược cho những nhà điều hành cấp cao nhất (CEO) 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp41Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu rad/ HTTT tăng cường khả năng cạnh tranh (Information System for Competitive Advantage, ISCA) - Được sử dụng như một trợ giúp chiến lược, cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu với các lực lượng cạnh tranh - Được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức: khách hàng, một nhà cung cấp, tổ chức khác của cùng ngành... 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp42Phân loại HTTTQL theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp43Phân loại HTTTQL theo bộ phận nghiệp vụ Tài chínhChiến lượcMarketingChiến lượcNhân lựcChiến lượcSản xuất và chế tạoChiến lượcHTTTVănPhòngTài chínhChiến thuậtMarketingChiến thuậtNhân lựcChiến thuậtSản xuất và chế tạoChiến thuậtTµi chÝnhTác nghiệpMarketingTác nghiệpNhân lựcTác nghiệpSản xuất và chế tạoTác nghiệp12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp44III. HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ4. Lợi ích của HTTT quản lý - Làm giảm bớt các cấp quản lý trung gian - Tách rời công việc với vị trí làm việc - Tổ chức lại các luồng công việc - Gia tăng tính linh hoạt cho tổ chức - Cải tiến các hoạt động kinh doanh 12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp45CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11. Hãy cho biết sự hình thành HTTTQL trong tổ chức.2. Phân biệt sự khác nhau giữa cách hệ thống vận hành theo cơ chế đóng và cơ chế mở. Nêu ví dụ phù hợp.3. Vai trò và đặc điểm của hệ thống xử lý giao dịch (TPS) đối với tổ chức là gì?4. Vai trò và đặc điểm của hệ thống thông tin quản lý (MIS) đối với tổ chức là gì? 5. Vai trò và đặc điểm của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) đối với tổ chức là gì? Hãy cho biết các thành phần cơ bản của DSS. Thành phần nào có vai trò quan trọng nhất?12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp46CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 16. MIS khác với TPS và DSS ở những điểm nào ?7. DSS khác với ESS ở những điểm nào?8. Mô tả mối quan hệ giữa TPS, MIS, DSS và ESS.9. Ích lợi cơ bản của các hệ thống thông tin quản lý đối với tổ chức là gì? Để giảm bớt các cấp quản lý trung gian nhưng vẫn thỏa mãn cho yêu cầu quản lý, tổ chức cần phải làm những việc gì ?12/8/2009Giảng viên Lê Thị Ngọc Diệp47KẾT THÚC CHƯƠNG I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_he_thong_thong_tin_quan_ly_chuong_1_nhung_khai_nie.ppt
Tài liệu liên quan