Nhu cầu an toàn
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể duy trì sự an
toàn và ổn định trong xã hội.
⇒ GIÀY DÉP, QUẦN ÁO;
⇒ PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI;
⇒ NHÀ Ở;
⇒ CÔNG VIỆC, THU NHẬP;
⇒ SỨC KHOẺ, AN NINH;
⇒ KIẾN THỨC NỀN TẢNG (ĐỌC, VIẾT)
Nhu cầu hội nhập
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể thuộc về một
nhóm người nhất định trong xã hội.
⇒ ĐƯỢC CHẤP NHẬN;
⇒ ĐƯỢC CHIA SẺ, YÊU THƯƠNG;
⇒ ĐƯỢC ĐÓNG GÓP.
- Con người cùng lúc có thể chọn
và tham gia vào nhiều nhóm
người (tùy đặc điểm chủng tộc,
giới tính, địa phương, ngành
nghề, tôn giáo.)
Nhu cầu tôn trọng
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể được những
người khác trong một nhóm người nhất định trong
xã hội tôn trọng.
⇒ ĐƯỢC THỪA NHẬN NĂNG LỰC;
⇒ ĐƯỢC THỪA NHẬN THÀNH QUẢ;
⇒ CÓ QUYỀN LỰC.
.
- Trong xã hội Việt Nam, nhu
cầu tôn trọng thường được
thể hiện bằng đòi hỏi được
ca ngợi, ngưỡng mộ?
48 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hiểu con người trong công việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề:
HIỂU CON NGƯỜI TRONG
CÔNG VIỆC
(Understanding People at Work)
Sau khi hoàn tất chuyên đề này bạn có thể:
- Hiểu tầm quan trọng của việc hiểu con người
trong công việc.
- Biết các yếu tố tác động đến hành vi con người
trong công việc.
Mục tiêu chuyên đề
Nội dung chuyên đề
Phần 1. Cách thức để hiểu con người trong
công việc.
Phần 2. Các yếu tố tác động đến hành vi con
người trong công việc.
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI
HIỂU NHÂN VIÊN?
Thảo luận
Ứng dụng của việc hiểu nhân viên
- Edgar Schein cho rằng cách hiểu nhân viên của
người quản lý sẽ quyết định phương pháp quản lý
nhân viên của họ.
⇒ .
..
CÁCH THỨC ĐỂ
HIỂU CON NGƯỜI
TRONG CÔNG VIỆC
PHẦN 1
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHÚNG TA
HIỂU NHÂN VIÊN?
Thảo luận
Cách tiếp cận để hiểu nhân viên
- Có hai cách tiếp cận phổ biến để hiểu nhân viên: (1)
bằng trực giác và kinh nghiệm, và (2) bằng kiến thức
khoa học.
⇒ Tiếp cận bằng trực giác và kinh nghiệm thường đưa
ra các quan điểm/giả định về con người.
⇒ Tiếp cận bằng kiến thức khoa học sử dụng kết quả
nghiên cứu của khoa học hành vi (tâm lý học, xã hội
học, tâm lý xã hội học, nhân chủng học).
- Các khoa học hành vi nghiên cứu thực nghiệm có hệ
thống về hành vi con người.
⇒ Xác định các yếu tố tác động đến hành vi con người.
⇒ Hiểu, giải thích và dự đoán hành vi con người dựa
vào quan hệ nguyên nhân-kết quả nhiều hơn dựa vào
trực giác và kinh nghiệm.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN HÀNH VI CON NGƯỜI
TRONG CÔNG VIỆC
PHAÀN 2
Hành vi con người
Theo Wikipedia “Hành vi con người là tập hợp
các hoạt động do con người thực hiện và bị ảnh
hưởng bởi văn hóa, thái độ, cảm xúc, giá trị, đạo
đức, quyền lực, giao tiếp, đối thoại, thôi miên,
niềm tin và/hoặc sự ép buộc.”
Human behavior is the collection of activities
performed by human beings and influenced by
culture, attitudes, emotions, values, ethics,
authority, rapport, hypnosis, persuasion, and/or
coercion. In sociology, behavior is considered as
having no meaning, being not directed at other
people and thus is the most basic human action.
Hành vi
nhân viên
Các yếu tố tác động đến hành vi
con người trong công việc
THUYẾT NHU CẦU CỦA
MASLOW
- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của
con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và
phát triển.
⇒ Mỗi con người có những nhu cầu khác nhau.
⇒ Nhu cầu của một con người là đa dạng và vô
tận?
- Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động?
Nhu cầu của con người
Động lực là gì?
Tháp nhu cầu của con người
Nhu cầu hoàn
thiện bản thân
Nhu cầu tôn trọng
Nhu cầu hội nhập
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
5
4
3
2
1
Nhu cầu sinh lý
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể tồn tại trong
xã hội.
⇒ ĂN, UỐNG, THỞ;
⇒ HOẠT ĐỘNG, ĐI LẠI;
⇒ NGỦ, NGHỈ NGƠI;
⇒ SUY NGHĨ.
Nhu cầu an toàn
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể duy trì sự an
toàn và ổn định trong xã hội.
⇒ GIÀY DÉP, QUẦN ÁO;
⇒ PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI;
⇒ NHÀ Ở;
⇒ CÔNG VIỆC, THU NHẬP;
⇒ SỨC KHOẺ, AN NINH;
⇒ KIẾN THỨC NỀN TẢNG (ĐỌC, VIẾT).
..
Nhu cầu hội nhập
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể thuộc về một
nhóm người nhất định trong xã hội.
⇒ ĐƯỢC CHẤP NHẬN;
⇒ ĐƯỢC CHIA SẺ, YÊU THƯƠNG;
⇒ ĐƯỢC ĐÓNG GÓP.
- Con người cùng lúc có thể chọn
và tham gia vào nhiều nhóm
người (tùy đặc điểm chủng tộc,
giới tính, địa phương, ngành
nghề, tôn giáo...).
Nhu cầu tôn trọng
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể được những
người khác trong một nhóm người nhất định trong
xã hội tôn trọng.
⇒ ĐƯỢC THỪA NHẬN NĂNG LỰC;
⇒ ĐƯỢC THỪA NHẬN THÀNH QUẢ;
⇒ CÓ QUYỀN LỰC.
.
- Trong xã hội Việt Nam, nhu
cầu tôn trọng thường được
thể hiện bằng đòi hỏi được
ca ngợi, ngưỡng mộ?
- Các đòi hỏi cần có để cá nhân có thể được công
nhận là “thành công” và có tác động mạnh mẽ đến
nhóm người nhất định trong xã hội.
⇒ ĐƯỢC KHẲNG ĐỊNH NHẬN THỨC;
⇒ ĐƯỢC SÁNG TẠO, CỐNG HIẾN;
⇒ GIÀU CÓ
- Trong xã hội Việt Nam,
nhu cầu hoàn thiện bản thân
được thể hiện bằng mong
muốn có địa vị được xã hội
tôn vinh?
Nhu cầu hoàn thiện bản thân
Thoả mãn nhu cầu của con người
- Hai mức dưới cùng của tháp nhu cầu được gọi là
NHU CẦU CƠ BẢN, ba mức trên cùng được gọi là
ĐỜI SỐNG TINH THẦN.
⇒ Thỏa mãn nhu cầu của con người phải theo
trình tự từ thấp đến cao? Con người luôn luôn đòi
hỏi được thoả mãn nhu cầu cao hơn khi nhu cầu
thấp hơn đã được thỏa mãn?
⇒ Nếu nhu cầu nào đó không được thỏa mãn, nhu
cầu đó sẽ trở nên quan trọng nhất? Chỉ có những
nhu cầu chưa được thỏa mãn mới ảnh hưởng đến
hành động của con người?
VÌ “CÁI GÌ” NHÂN VIÊN ĐI
LÀM VIỆC?
Thảo luận
Thoả mãn nhu cầu và động lực
làm việc của nhân viên
- Con người có thể chọn các phương pháp khác nhau
(làm việc, hoạt động xã hội) để thoả mãn các nhu
cầu (đặc biệt là đời sống tinh thần).
⇒ Nhân viên muốn làm việc (có động lực làm
việc) khi và chỉ khi công việc có thể thoả mãn một
số nhu cầu nào đó của nhân viên.
⇒ Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng cách
thoả mãn các nhu cầu của họ.
⇒ Tạo động lực làm việc cho các nhân viên khác
nhau bằng các cách khác nhau.
THUYẾT CÁC YẾU TỐ
NỘI TẠI
- Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến hành vi nhân viên
bao gồm: (1) Đặc điểm sinh lý, (2) Khả năng và kỹ
năng, (3) Nhận thức, (4) Giá trị và Thái độ, (5)
Tính cách và Cảm xúc, và (6) Học tập.
⇒ Nghiên cứu thực nghiệm xác định các yếu tố nội
tại của nhân viên ảnh hưởng đến kết quả công
việc, năng suất làm việc, sự hài lòng về công việc,
sự cam kết với tổ chức, tỷ lệ vắng mặt, và tỷ lệ bỏ
việc của nhân viên.
Các yếu tố nội tại
CAÙC YEÁU TOÁ NOÄI TAÏI TAÙC ÑOÄNG HAØNH VI NHÂN VIÊN
Ñaëc ñieåm sinh lyù
Tính caùch vaø
Caûm xuùc
Giaù trò vaø Thaùi ñoä
Khaû naêng/Kyõ
naêng
Thay ñoåi
vaø AÙp löïc
Nhaän thöùc
Ñoäng löïc
Vieäc hoïc taäp
Haønh vi vaø quyeát
ñònh
Giá trị cá nhân
- Giá trị cá nhân (tâm lý học) là sự thuyết phục bên
trong (quan điểm tự thân) đối với những cách thức
cụ thể về đạo đức hoặc cuộc sống thích hợp với cá
nhân so với cách thức đối lập.
⇒ Giá trị cá nhân có đặc tính nội dung và mức độ.
Nội dung diễn đạt cái gì là quan trọng. Mức độ qui
định mức quan trọng của nội dung.
⇒ Giá trị cá nhân: (1) thể hiện cách hiểu cái gì là
“đúng” và “sai”, (2) ám chỉ một số hành vi sẽ
được thích thể hiện hơn một số hành vi khác; (3)
tác động đến phản ứng về thế giới chung quanh.
Các loại giá trị cá nhân
- Milton Rokeach xây dựng hai nhóm giá trị cá nhân
bao gồm: (1) giá trị cuối cùng, và (2) giá trị
phương tiện.
⇒ Giá trị cuối cùng là mục đích mà con người
mong ước đạt đến trong cuộc đời.
⇒ Giá trị phương tiện là cách thức thích hợp để
đạt được giá trị cuối cùng.
- Hệ thống giá trị cá nhân là sắp xếp có thứ tự các
giá trị cá nhân theo mức độ quan trọng.
⇒ Nghiên cứu thực nghiệm xác định hệ thống giá
trị cá nhân ảnh hưởng đến thái độ và dẫn dắt/
định hướng hành vi con người.
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI CÁC
GIÁ TRỊ CÁ NHÂN CỦA
NHÂN VIÊN KHÔNG PHÙ
HỢP VỚI CÁC GIÁ TRỊ CỐT
LÕI CỦA DOANH NGHIỆP?
Thaûo luaän
Thái độ
- Thái độ là sự đánh giá về đối tượng, con người
hay sự kiện.
⇒ Thái độ thể hiện con người “cảm nhận” như thế
nào về một sự việc.
⇒ Thái độ dẫn đến ý định hành xử theo một cách
nhất định đối với sự việc.
⇒ Thái độ của con người rất đa dạng.
⇒ Thay thái độ, đổi cuộc đời?
Các thái độ liên quan đến công việc
- Thái độ liên quan đến công việc đề cập đến các
đánh giá của nhân viên đối với môi trường công
việc.
⇒ Thực hiện khảo sát thái độ để biết được đánh
giá của nhân viên đối với công việc, người quản
lý, và doanh nghiệp.
⇒ Các thái độ liên quan đến công việc phải quan
tâm bao gồm: (1) hài lòng hay không hài lòng về
công việc, và (2) cam kết hay không cam kết với
doanh nghiệp.
- Tính cách là tổng số các đặc điểm (cách nghĩ,
cách thể hiện thái độ, hành vi .) mà một cá nhân
phản ứng và tương tác với người khác.
- Các yếu tố quyết định tính cách cá nhân là: (1) sự
di truyền, (2) môi trường trưởng thành, và (3) hoàn
cảnh đang sống.
⇒ Một người có thể có nhiều tính cách.
⇒ Tính cách cá nhân có thể thay đổi?
Tính cách cá nhân
- Đặc điểm tính cách cá nhân là các tính cách được
thể hiện thường xuyên và nhất quán trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau.
⇒ Để xác định và phân loại đặc điểm tính cách, có
thể sử dụng mô hình “Big-Five” bao gồm: (1)
hướng ngoại hay hướng nội, (2) dễ chịu hay khó
chịu, (3) tận tâm hay không tận tâm, (4) điềm tĩnh
hay nóng nảy, và (5) cởi mở hay bảo thủ.
⇒ Kiểm tra tại
⇒ Đánh giá phù hợp giữa tính cách và công việc
để chọn và bố trí nhân viên.
Tính cách cá nhân
- Một số tính cách quan trọng và cần thiết của
người quản lý có năng lực: (1) Tự tin, (2) Điềm
tĩnh, (3) Quyết đoán, (4) Trách nhiệm, (5) Đáng tin
cậy, (6) Kiên trì, (7) Có tổ chức, (8) Chính trực, (9)
Công bằng, (10) Tốt bụng, (11) Biết lắng nghe,
(12) Sẵn sàng hợp tác, (13) Nhạy cảm, (14) Thân
mật, (15) Sáng tạo, (16) Quan tâm chân thành đến
người khác, (17) Khả năng khơi dậy sự tự tin (18)
Khả năng tự điều chỉnh.
⇒ Mức độ thể hiện và sự nhất quán sẽ khác nhau
ở các cấp quản lý khác nhau.
Tính cách của người quản lý
“Định nghĩa” cảm xúc
- Theo R.D. Woodworth (trong Tâm lý học thực
nghiệm) các nhóm cảm xúc thường gặp của con
người là: (1) Hạnh phúc, (2) Ngạc nhiên, (3) Sợ
hãi, (4) Đau khổ, (5) Giận dữ, và (6) Căm
thù/Phẫn nộ.
- Các nghiên cứu cho thấy cảm xúc con người chịu
tác động từ môi trường bên ngoài.
⇒ Cảm xúc được hiểu là trạng thái “sinh hóa”
của não bộ, tạo ra từ các phản ứng tương tác giữa
con người với môi trường bên ngoài.
Các loại cảm xúc căn bản
1. CẢM XÚC TÍCH CỰC
⇒ Tạo hưng phấn, kích thích; giúp cơ thể hoạt
động hoàn hảo, tăng cường các hoạt động trao đổi
chất, giúp trẻ hoá và phục hồi các cơ quan bị tổn
thương.
2. CẢM XÚC TIÊU CỰC
⇒ Gây rối loạn quá trình hoạt động bình thường,
ngăn chặn các hoạt động trao đổi chất cần thiết
cho sự tồn tại của cơ thể.
Một số đặc điểm của cảm xúc
1. Chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định nhưng
mức độ thể hiện khác nhau trong cùng thời gian
tồn tại.
2. Có thể tái tạo bằng cách gợi lại các sự kiện, tác
động của môi trường.
3. Có thể làm nhận thức của con người về thực tế sự
việc bị thay đổi.
4. Rất dễ lây lan từ người này sang người khác trong
cùng môi trường sống (làm việc).
⇒ Cuộc sống là chuỗi các cảm xúc nối tiếp nhau.
THÔNG MINH CẢM XÚC
LÀ GÌ?
Thảo luận
So sánh giữa thông minh nhận
thức và thông minh cảm xúc
THÔNG MINH CẢM
XÚC
- Có thể làm tăng thêm qua
giáo dục, rèn luyện.
- Do phối hợp của nhiều
khu vực não bộ quyết định.
- Có thể tiên đoán toàn bộ
thành công trong cuộc đời.
- Có thể có ảnh hưởng lớn
hơn đến người khác.
- Thích hợp cho các mối
quan hệ quản lý.
THÔNG MINH NHẬN
THỨC
- Có từ lúc sinh ra.
- Chỉ do một phần của não bộ
quyết định.
- Cho biết những thành công
trong quá trình sử dụng nhận
thức của mình.
- Có sự ảnh hưởng nhỏ lên
người khác.
- Thích hợp cho các trách
nhiệm quản lý.
- Năng lực thông minh cảm xúc đánh giá khả năng
thành công của con người khi đối đầu với các
nhu cầu và áp lực của môi trường, liên quan đến
các yếu tố: (1) Tự nhận thức, (2) Tự điều chỉnh, (3)
Tự vận động, (4) Sự nhận thức xã hội, và (5) Kỹ
năng xã hội.
⇒ Nghiên cứu cho thấy năng lực thông minh cảm
xúc cao là cơ sở để tạo thành tích cao trong các
hoạt động kinh doanh, chính trị, xã hội.
⇒ Theo quan điểm hiện đại, con người thông minh
được đánh giá qua bốn yếu tố: nhận thức, cảm xúc,
xã hội và văn hoá.
Năng lực thông minh cảm xúc
Thể hiện cảm xúc của nhân viên
- Thông thường nhân viên có hai tình huống thể hiện
cảm xúc.
1. Nhân viên có cảm xúc thật sự đúng như cảm
xúc yêu cầu của công việc.
⇒ Sự hoà hợp về cảm xúc có thể dẫn đến các hành
vi nhân viên như mong đợi của doanh nghiệp.
2. Nhân viên buộc phải thể hiện cảm xúc yêu cầu
của công việc trong khi cảm xúc thật sự hoàn
toàn khác.
⇒ Sự đối kháng về cảm xúc có thể dẫn đến các
hành vi bất thường của nhân viên.
Thể hiện cảm xúc của nhân viên
- Cùng tác động hay sự kiện, mức độ và thời gian
thể hiện cảm xúc của nhân viên có thể khác nhau
do: (1) Giới tính, (2) Tuổi tác, (3) Tính cách, (4)
Giáo dục, (5) Văn hóa.
- Thuyết sự kiện tác động cho rằng môi trường làm
việc tạo nên phản ứng cảm xúc của nhân viên.
⇒ Ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc và
thành tích công việc của nhân viên.
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định cảm xúc tác
động đến hoạt động của doanh nghiệp gồm:
1. Ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng đối với tiến
trình ra quyết định.
2. Liên quan chặt chẽ với động lực làm việc của nhân
viên và việc nhân viên tuân thủ các chuẩn mực/qui
định của doanh nghiệp.
3. Đóng vai trò quan trọng trong việc nhân viên chấp
nhận các ý kiến của người quản lý.
4. Gắn liền một cách chặt chẽ với các xung đột, mâu
thuẫn của nhân viên trong công việc.
5. Ảnh hưởng chất lượng quan hệ với khách hàng.
Tác động của cảm xúc đối với
hoạt động của doanh nghiệp
NHÓM LÀM VIỆC VÀ
MÔI TRƯỜNG
DOANH NGHIỆP
Các yếu tố tác động ở
cấp độ nhóm làm việc
- Các yếu tố tác động ở cấp độ nhóm làm việc bao
gồm: (1) Lãnh đạo và Niềm tin, (2) Cơ cấu nhóm,
(3) Năng lực làm việc nhóm, (4) Quyết định của
nhóm, (5) Giao tiếp, và (6) Mâu thuẫn và Xung đột.
⇒ Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và xây dựng
nhóm làm việc.
⇒ Lãnh đạo và tạo dựng niềm tin trong nhóm làm
việc.
⇒ Thúc đẩy giao tiếp (đối thoại) trong và giữa các
nhóm làm việc.
⇒ Giải quyết kịp thời và hợp lý các mâu thuẫn,
xung đột trong nhóm làm việc.
- Các yếu tố tác động ở cấp độ môi trường doanh
nghiệp bao gồm: (1) Hệ thống quản lý doanh
nghiệp, và (2) Văn hoá doanh nghiệp.
⇒ Phối hợp cả công cụ “khoa học” (hệ thống
quản lý doanh nghiệp) lẫn công cụ “nghệ thuật”
(văn hoá doanh nghiệp) trong quá trình tác động
hành vi nhân viên.
⇒ Xây dựng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý
doanh nghiệp và văn hoá doanh nghiệp phù hợp và
tương thích lẫn nhau để tăng hiệu quả tác động
đến hành vi nhân viên.
Các yếu tố tác động ở
cấp độ môi trường doanh nghiệp
- Các ý tưởng quan trọng của chuyên đề?
⇒ Hiểu nhân viên để quản lý nhân viên và điều
chỉnh bản thân.
⇒ Hiểu nhân viên bằng cả trực giác và kinh
nghiệm lẫn kiến thức khoa học.
⇒ Hành vi nhân viên chịu tác động bởi các yếu tố
nội tại, công việc, nhóm làm việc và môi trường
doanh nghiệp.
⇒ Tác động đến hành vi nhân viên bằng cách thỏa
mãn hợp lý nhu cầu nhân viên và xây dựng môi
trường làm việc phù hợp.
- Các vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu?
Kết thúc chuyên đề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_hieu_con_nguoi_trong_cong_viec.pdf