DILOXANIDE FUROATE
Diloxanide furoate là dẫn xuất dichloroacetaxide, là thuốc trực tiếp diệt amíp, những cơ chế chưa rõ.
Dược động: Tại ruột, Diloxanide furoate phân giải thành Diloxanide và acid furoic. Khoảng 90% Diloxanide nhanh chóng được hấp thụ và kết hợp thành dạng glycuronide. 1 sau thuốc bài tiết nhanh qua đường tiểu. Diloxanide không hấp thụ, là chất diệt amíp ớ ống tiêu hóa, không có tác dụng lên vi trùng đường ruột.
Lâm sàng:
Nhiễm amíp đường ruột loại nhẹ và loại không có triệu chứng :
Diloxanide furoate được chỉ định chữa bệnh amíp đường ruột không triệu chứng. Đối với bệnh nhiễm amíp đường ruột loại nhẹ, thường được phối hợp với thuốc khác.
Bệnh amíp đường ruột khác
Diloxanide furoate ít tác động lên bệnh amíp đường ruột ở mức độ nặng. Trong điều trị áp xe gan, Diloxanide thường dùng để dứt căn (eradicate) viêm nhiễm đường ruột, chứ không có tác dụng trên amíp ngoài đường ruột.
Tai biến:
Diloxanide furoate không gây hiệu ứng phụ trầm trọng.
Trường hợp thường gặp nhất là buồn nôn, co giật vùng bụng, viêm thực quản, khô môi, mửa, ỉa chảy dai dẳng, nổi mẩn, nổi mề đay, đái ra albumin và cảm giác đau mơ hồ (vague tingling sensation)
Không được sử dụng cho bà mẹ mang thai và trẻ con dưới 2 tuổi.
33 trang |
Chia sẻ: Chử Khang | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Hóa học trị liệu ký sinh trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bệnh các bệnh sau:
Ly amíp: Emetine Dehydroemetine sử dụng qua đường tiêm chích, khống chế nhanh những
triệu chứng của ly amíp. Đối với những triệu chứng nặng, thường chữa 5-7 ngày, nhưng do thuốc
rất độc, nên không kéo dài thời gian điều trị quá 7 ngày.
Bệnh ký sinh trùng khác: Emetine Dehydroemetine còn được sữ dụng chữa viêm nhiễm
balatidium coli, fasciola hepatica và paragonimus westermani. Nhưng phải đảm bảo an toàn khi
sử dụng thuốc.
Tai biến: Sau khi dùng thuốc từ 3-5 ngày, một số hiệu ứng phụ nhẹ bắt đầu xuất hiện. Những
hiệu ứng nặng thường xảy ra sau 10 ngày điều trị. Cho nên không được dùng Emetine
Dehydroemetine quá 10 ngày, đó là liều chống chỉ định.
Sử dụng liều đơn nhất, không có báo cáo xảy ra những điều bất hạnh, nhưng có một số ít
bệnh nhân tử vong do tiêm liều nhắc lại. Ơû những bệnh nhân này tổng liều điều trị bằng
emetine thường vượt quá 1200mg, cũng có bệnh nhân bị tử vong mà tổng liều điều trị chỉ giới
hạn ở mức 650mg, nhưng lại do sử dụng quá 10 ngày.
Phản ứng tại chổ: đau, yếuãn, mỏi cơ vùng tiêm chích kéo dài 24-48 giờ có khi đến 1-2 tuần.
Có khi gây áp xe vô khuẩn.
Tai biến đường tiêu hóa: buồn nôn và nôn mửa thường có, có khi bị ỉa chảy, nếu tai biến trầm
trọng, buộc phải ngừng thuốc.
Tai biến trên tim mạch: thường gây biến đổi điện tim, thuốc gây độc trầm trọng đối với tim.
Giảm dẫn truyền nội tim hiếm khi xảy ra. Một số tai biến nặng đối với tim do thuốc: thường là
loạn nhịp nhanh hoặc những loạn nhịp khác, đau vùng trước tim, suy tim ứ máu, khó thở và tụt
huyết áp. Trên 50% bệnh nhân dùng thuốc bị biến đổi điện tim ECG (goldsmith và heyneman
1988).
Tai biến trên thần kinh cơ:
Phổ biến nhất là yếu cơ bắp, có khi kèm theo yếu cân, hoặc rung rẩy. Viêm dạ dày, viêm
thần kinh, một dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh, nhưng rất hiếm.
Những tai biến khác:
Mệt mỏi, bơ phờ, nhứt đầu, uể oải, nổi mề đay, dạng eczema hoặc bầm tím dưới da v.v
Đái ra máu cũng có khi có, emetine giảm potassium trong plasma và tăng transaminase,
nhưng vẫn không điều chỉnh được những biến đổi nói trên về lâm sàng cũng như điện tim.
Chống chỉ định và lưu ý :
Không được dùng Emetine và Dehydroemetine cho những bệnh nhân có bệnh tim và thận;
những bệnh nhân có tiền sử viêm đa dây thần kinh; các cháu và phụ nữ có thai.
Điều trị phải nằm viện, theo dõi kỹ tình trạng tim mạch, thần kinh cơ, tiêu hoá, theo dõi
mạch, huyết áp từng ngày, tốt nhất 3 lần trong mỗi ngày. Ngay từ mũi tiêm đầu tiên phải đo
điện tim ECG và 10 ngày sau đó đo lại. Sau mũi tiêm cuối cùng, mỗi tuần hoặc 2 tuần đo điện
tim theo dõi thêm.
DILOXANIDE FUROATE
Diloxanide furoate là dẫn xuât dichloroacetaxide, là thuốc trực tiếp diệt amíp, những cơ chế
chưa rõ.
Dược động : Tại ruột, Diloxanide furoate phân giải thành Diloxanide và acid furoic. Khoảng
90% Diloxanide nhanh chóng được hấp thụ và kết hợp thành dạng glycuronide. 1 sau thuốc bài
tiết nhanh qua đường tiểu. Diloxanide không hấp thụ, là chất diệt amíp ớ ống tiêu hóa, không
có tác dụng lên vi trùng đường ruột.
Lâm sàng:
Nhiễm amíp đường ruột loại nhẹ và loại không có triệu chứng :
Diloxanide furoate được chỉ định chữa bệnh amíp đường ruột không triệu chứng. Đối với
bệnh nhiễm amíp đường ruột loại nhẹ, thường được phối hợp với thuốc khác.
Bệnh amíp đường ruột khác
Diloxanide furoate ít tác động lên bệnh amíp đường ruột ở mức độ nặng. Trong điều trị áp xe
gan, Diloxanide thường dùng để dứt căn (eradicate) viêm nhiễm đường ruột, chứ không có tác
dụng trên amíp ngoài đường ruột.
Tai biến:
Diloxanide furoate không gây hiệu ứng phụ trầm trọng.
Trường hợp thường gặp nhất là buồn nôn, co giật vùng bụng, viêm thực quản, khô môi, mửa,
ỉa chảy dai dẳng, nổi mẩn, nổi mề đay, đái ra albumin và cảm giác đau mơ hồ (vague tingling
sensation)
Không được sử dụng cho bà mẹ mang thai và trẻ con dưới 2 tuổi.
IODOQUINOL
Iodoquinol (di-iodo hydroxyquine) là một hydroxy-quinoline halogene hoá, tác động lên sinh
thể lòng ruột, không có hiệu ứng trên thể nhẫn ở thành ruột và mô khác ngoài ruột.
Dược động
Iodoquinol là một thuốc hiện nay chưa hiểu biết nhiều về dược động học của nó. Thời gian
hủy của thuốc vào khoảng 11-14 giờ.
Iodoquinol có quan hệ đến một số thử nghiệm chức năng tuyến giáp, bởi làm tăng tỷ lệ gắn
kết Iode với proteine trong plasma, đưa đến giảm thu hồi Iode.
Tác động :
Iodoquinol chỉ tác động lên thể nhẫn của amíp.
Lâm sàng
Amíp đường ruột: Iodoquinol dùng để điều trị bệnh amíp đường ruột ở mức vừa và không có
triệu chứng. Thuốc không có hiệu ứng ở những trường hợp nhiễm amíp ở mức độ nặng, chỉ dùng
Iodoquinol, chỉ để cắt viêm nhiễm. Mặc dù Iodoquinol không có tác dụng lên bệnh nhiễm amíp
ngoài ruột (amebomas), những hiệu ứng thuốc cũng cắt được triệu chứng viêm nhiễm do amíp
trong bệnh áp xe gan.
Bệnh ký sinh trùng đường ruột khác: Iodoquinol (650mg x 3lần/ngày x10 ngày) phối hợp với
tetracyline (250mg x 4 lần/ngày x 7 ngày) để chữa bệnh ký sinh trùng ruột do
dientamoebafragilis. Iodoquinol cũng có hiệu quả trong một số trường hợp viêm nhiễm do
giardia lambia và B.coli.
Tai biến:
Iodoquinol và một hydroxyquine halogene hóa, nên dễ gây độc thần kinh, nếu sử dụng liều
cao và kéo dài, tai biến xảy ra làm teo thần kinh thị giác, diện nhìn bị giảm, và gây bệnh thần
kinh ngoại biên, tuy đã được ngừng thuốc, nhưng cũng khó hồi phục trở lại. Trong thực nghiệm
thấy rằng: tai biến do Iodoquinol trên thần kinh số II là không hồi phục, nên phải cẩn thận.
Liều gây độc xảy ra khi dùng 65mg x 3 lần/ngày x 12 ngày: dây thần kinh sẽ bị thương tổn.
Ngoài ra những hiệu ứng phụ cũng xảy ra ở liều điều trị: ỉa chảy, buồn nôn và mửa, viêm dạ
dày, táo bón, nổi mẩn, nhứt đầu.
Đặc biệt thuốc còn gây giảm bạch cầu hạt, biến màu tóc, móng, rụng tóc và một số phản ứng
da bì.
Độc tính của Iodoquinol dễ xảy ra ở nhi đồng và thiếu nhi hơn người lớn.
Chống chỉ định và lưu ý:
Iodoquinol không được dùng để dự phòng hoặc điều trị cho người không nằm viện, đi du lịch,
hoặc chữa bệnh ỉa chảy không đặc hiệu.
Toa thuốc phải chi cẩn thận liều dùng và thời gian điều trị, yêu cầu chấp hành đúng y lệnh.
Khi bệnh nhân bị ỉa chảy dai dẳng phải ngưng thuốc ngay,bở vì ỉa chảy do phản ứng của
Iodine. Cấm không được dùng cho những người bị dung nhận iode hoặc đang bị bệnh thận, bệnh
tuyến giáp, cũng như các bệnh gan không phải do amíp.
Nếu dùng thuốc cho trẻ em, theo dõi thật sát sao nhãn khoa, nhất là thần kinh thị giác.
METHONIDAZOLE
Methonidazole là hợp chất nitroimidazole. Có tác động chấm dứt viêm nhiễm ở những bệnh
nhiễm amíp (áp xe gan, viêm nhiễm amíp ở thành ruột và ngoài ruột).
Methonidazole chỉ diệt được thể nhẫn, chứ không diệt được kén E.histolytica.
PAROMOMYCINE SULFATE
Paromomycine sulfate là một kháng sinh phổ rộng, trong nhóm aminoglycosides dẫn suất từ
nấm streptomyces nên có quan hệ chặt chẽ với neomycine, kanamycine và streptomycine.
Paromomycine vừa trực tiếp vừa gián tiếp diệt amíp, đồng thời qua đó, gián tiếp ức chế
những vi khuẩn bình thường khác.
Do rất ít hấp thu từ ống tiêu hóa, cho nên Paromomycine chỉ diệt được amít ở lòng ruột và
không diệt được amíp ở ngoài ruột. Một số ít thuốc được hấp thu, lại bài tiết rất chậm và không
thay đổi cấu trúc lọc của cầu thận. Một số thuốc lại bài thải qua một trong ống ruột có ổ loét và
khi cường lực ống tiêu hóa bị tổn thương, ở đó Paromomycine có thể được hấp thu nhiều hơn.
Trên những bệnh nhân bị suy thận có thể gây độc do tích lũy.
Hiệu ứng phụ về tiêu hóa của thuốc không nhiều, có khoảng 16% bệnh nhân dùng thuốc bị ỉa
chảy. Trong khi dùng thuốc, bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, hoặc bị nôn mửa, đau vùng thượng
vị, co giật vùng bụng và nổi nẩm, kèm theo nhứt đầu, uể oải và đau nhứt mình mẩy.
Paromomycine thuộc nhóm aminoglycosides cho nên có thể gây độc cho thính giác và gây
độc cho thận.
KHÁNG SINH KHÁC
Paromomycine rất ít tác động diệt amíp, nhưng nó tác động tốt trên đám khuẩn ở đường ruột,
tetracylines nhất là oxytetracyline được dùng để dứt căn những bệnh đường ruột nặng, và nhiễm
amíp ở lòng ruột.
Tetracyline có nhiều độc tính, không nên dùng cho bà mẹ mang thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi.
Erythromycine tuy rất ít tác động lên amíp, nhưng cũng có thể dùng được .
CÁC THUỐC CHỮA VIÊM NHIỄM PROTOZOIRES KHÁC
Nguyên nhân gây bệnh Thuốc được chọn Thuốc thay thế
Trypanosoma gambiense
vàTrypanosoma rhodesiense
(Hemolymphaathic stage)
Sumarine Pentamidine
Bệnh đã lâu có dấu hiệu
TKTU
Melaroprol Tryparsamide + Sumarine
Trypanosoma cruzi
Nifurtimox Benznidazole
Babesia species Clindamycine + quinine Không có
Balantidium coli
Tetracycline Lodoquinol hoặc
Metronidazole
Blastocystis hominis Lodoquinol Metronidazole
Cryptosporidiumspecies Không có Không có
Dientamoeba fragilis Lodoquinol Metronidazole
Giardia lamblia Quinacrine Metronidazole hoặc
furazole idon
Isospora belli Bactrim Không có
Leishmania brazilliensis Stibogluconate sodium Amphotericine B
Leishnania mexicana Nt Amphotericine B
Leishmania donovani Nt Pentamidine
Leishmania tropia Nt Dùng thuốc tại chồ
Penumocystis carinii Bactrim Pentamidine
Toxoplasma gondii Pyrimethamine +
Trisulfapyridines
Spiramycine
CÁC THUỐC CHỮA BỆNH LEISHMANIASIS
MỞ ĐẦU
Leishmaniasis là bệnh do leishmania chung trypanosomidale gây ra. Các chủng leishmania
khác nhau gây những thương tổn khác nhau, nên cách điều trị cũng có khác biệt.
LÂM SÀNG
BỆNH KALA-AZAR: (visceral leishmaniasis)
Sodium stibogluconate là thuốc được lựa chọn chữa bệnh kala-azar. Dùng 20mg/kg/ngày.
Tối đa không được quá 800mg, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, trong 20 ngày.
Ơû phi châu, bệnh kala-azar điều trị 30 ngày, nếu cần lập lại.
Thuốc thay thế, nên chọn pentamidine isethionate.
BỆNH LEISHMANIASIS AMERICAN: ở da và niêm mạc – da.
Sodium stibogluconate là thuốc được chọn, liều dùng và cách dùng giống kala-azar.
Thuốc thaythế nên chọn amphotericine B: 0,25 – 1 mg/kg truyền dịch chậm.
BỆNH LEISHMANIASIS DA BÌ :
Sodium stibogluconate là thuốc được chọn, liều dùng: 10mg/kg/ngày, liều tối đa 600mg/ngày.
Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch có thể lập lại đợt điều trị khi cần.
Điều trị tại chổ bằng thuốc thay thế.
CÁC THUỐC CHỮA SÁN PHỔI DO PNEUMOCYSTIS CARINII VÀ BỆNH
TRYPANOSOMIASIS
ĐIỀU TRỊ SÁN PHỔI (pneumocystosis):
Trimethoprime – sulfamethoxazole (bactrim) là thuốc được lựa chọn.
Trimethoprime TMP 20mg/kg/ngày.
Sulfamethoxazole SMZ 100mg/kg/ngày uống, hoặc tiêm tĩnh mạch, chia 4 liều cho 4 ngày.
Thuốc thay thế nên chọn pentamidine isethionate.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRYPANOSOMIASIS:
Nifurtimox là thuốc được lựa chọn, các thuốc khác như suramine, pentamidine và
melarsoprole cũng được sử dụng để điều trị trypanosomiasis.
PENTAMIDINE
Pentamidine là một diamidine vòng thơm, dạng muối Pentamidine isethionate và
methanesulfonate được sử dụng trên lâm sàng.
Dược động :
Pentamidine thường dùng để tiêm bắp bởi vì thuốc ít hấp thu qua đường tiêu hóa. Sau khi
tiêm, thuốc nhanh chóng vào tuần hoàn, gắn kết rất chặt ở các mô đặt biệt là mô gan, lách và
thận. Pentamidine phóng thích rất chậm, kéo dài đến vài tuần, phần lớn bài thải qua thận và ít
hơn qua phân dưới dạng nguyên.
Pentamidine không qua được hàng rào máu – não nhưng băng qua được nhau-thai. Chỉ có vết
Pentamidine thấy có ở hệ thần kinh trung ương.
Tác động :
Chống ký sinh trùng: những ký sinh trùng hấp thu thuốc nhiều hơn các mô của động vật có
vú, nhất là bệnh trypanosomiasis phi châu, độ hấp thu của ký sinh trùng gấp 1400 lần so với
các mô xung quanh.
Hiệu ứng dược lý
Pentamidine là cho tế bào mast phóng thích histamine và gây liệt giao cảm ngoại biên
(peripheral sympathoplegia) đưa đến đáp ứng tụt huyết áp, khi tiêm Pentamidine vào tĩnh mạch.
Pentamidine còn gây độc chọn lọc tế bào β của đảo tụy tạng, phóng thích insuline một cách
không thỏa đáng và không khống chế được, đưa đến hạ đường huyết.
Pentamidine còn làm vơi cạn insuline, tăng đường huyết và gây độc cho thận.
Lâm sàng
Tiêm bắp Pentamidine dễ gây áp xe vô trùng ở vùng tiêm chích, còn tiêm mạch dễ gây tụt
huyết áp.
Pentamidine dùng để:
Chữa bệnh kala-azar: Pentamidine và chuẩn bị tiêm thêm một thuốc thay thế như Sodium
stibogluconate để chữa bệnh kala-azar. Liều dùng: tiêm bắp 2-4mg/kg/ngày x 15 ngày.
Chữa bệnh ngủ (trypanosomiasis): Pentamidine và chuẩn bị thêm một thuốc thay thế là
sumarine, để chữa bệnh ngủ trypanosomiasis do trypanosoma gambiense, hoặc trypanosoma
brucei rhodesience. Do thuốc không qua được hàng rào máu nào, nên nó không được chữa bệnh
trypanosomiasis ở giai đoạn có triệu chứng thần kinh trung ương.
Đôi khi người ta dùng Pentamidine để chữa bệnh trypanosomiasis do trypanosoma brucei
gambiense.
Chữa bệnh pneumocytosis: Pentamidine là thuốc thay thế chọn dùng chữa bệnh
pneumocytosis. Liều dùng: Pentamidine 4mg/kg/ngày x 14 ngày tiêm bắp. Có thể dùng dạng
thuốc khí dung (Aerosol) cho những bệnh nhân có hội chứng thiếu miễn nhiễm mắc phải
(acquired imunno deficiency symdrome).
Chữa bệnh blastomycosis: đôi khi người ta dùng Pentamidine để chữa bệnh blastomycosis
bắc mỹ.
Tai biến:
Thường gặp nhất là vùng tiêm chích có khi bị áp xe vô khuẩn, đưa đến ổ loét.
Những phản ứng khác như nổi mẩn, thử nghiệm chức năng gan không bình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
bai_giang_hoa_hoc_tri_lieu_ky_sinh_trung.pdf