Bài giảng học phần Kinh tế học phát triển

Trong số các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại, A.Hirchman có cách nhìn khác hơn trường phái trên về những vấn đề của nền kinh tế và phương thức định hình, chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó đưa ra lý thuyết phát triển “Không cân đối”

Tác giả lý thuyết này, trong khi thừa nhận các đặt vấn đề của trường phái “phát triển cân đối” đã bổ sung thêm một số nội dung mới:

- Yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao, trong khi tính khan hiếm tài nguyên cũng tăng lên, thậm chí có những nguồn cạn kiệt nhanh theo thời gian. Nếu phát triển cân đối sẽ phân tán tài nguyên, đặc biệt là vốn đầu tư, nhân lực trình độ cao, tạo nên tăng trưởng nóng, kéo dài thời gian đạt quy mô kinh tế tối ưu của các ngành.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng học phần Kinh tế học phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế “hòa mạng” có hiệu quả với kinh tế thế giới. Tác giả dự đoán giai đoạn này kéo dài khoảng 60 năm. Cơ cấu ngành giai đoạn này là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Giai đoạn 4 -Tiêu dùng cao Trong giai đoạn này có hai xu hướng cơ bản: Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, dân cư ngày càng giầu có kéo theo cầu hàng hóa dịch vụ chất lượng cao tăng lên. Thứ hai, nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ cao và dân cư tăng nhanh ở khu vực thành thị. Các chính sách hướng vào tăng phúc lợi xã hội, kích thích tiêu dùng hàng lâu bền, chất lượng cao và giảm bớt bất bình đẳng. Theo tác giả, đây là giai đoạn lâu dài nhất, nước Mỹ có thể phải mất 100 năm để hoàn thành cơ bản giai đoạn này. Cơ cấu ngành có thể là dịch vụ - công nghiệp. Ngoài 5 giai đoạn trên đây, tác giả còn dự báo nhưng chưa đưa vào phân tích là có thể có giai đoạn 6 với tên gọi ”Theo đuổi chất lượng cuộc sống”. Lý thuyết này có những hạn chế như: chưa làm rõ cơ sở của sự phân chia và sự thống nhất trong việc đưa ra các đặc trưng mỗi giai đoạn; coi sự vận động là một quá trình tịnh tiến mà không có những “lổ hổng” hoặc thời cơ. Dù vậy, W.W.Rostow đã đưa ra sự suy diễn lịch sử, cung cấp một tầm nhìn và quỹ đạo vận động của nền kinh tế. Đặc biệt, trên phương diện quan hệ giữa phát triển và chuyển dịch cơ cấu thì đây là một tầm nhìn hợp lý. 3. Mô hình hai khu vực cảa Athus Levis 3.1. Đặt vấn đề Vào những năm 1950, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Levis trong cuốn “Lý thuyết về phát triển” đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng với tên gọi “Mô hình hai khu vực cổ điển”. Mô hình này được Jon Fei và Gustar Ranis chính thức hóa, áp dụng để phân tích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển những năm 1960. Do những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế, A.Lewis đã nhận được giải thưởng Nobel về kinh tế. Tác giả đã xuất phát từ cách nhìn của Ricardo: - Thứ nhất, khu vực nông nghiệp có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô (và tiến tới bằng không), do quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng đòi hỏi phải sử dụng ruộng đất ngày càng xấu hơn, làm tăng chi phí cho một đơn vị xuất lượng, đồng thời số và lượng đơn vị đất đai là có giới hạn. - Hai là, trong khi ruộng đất có xu hướng cạn kiệt thì nhân lực sử dụng (và phải sử dụng) tiếp tục tăng lên làm cho hiện tượng dư thừa nhân lực ngày càng phổ biến. (Ricardo cũng phân biệt dư thừa nhân lực ở nông thôn về hình thức khác với dư thừa nhân lực ở thành thị). Với hai vấn đề nêu trên, Ricardo kết luận rằng nông nghiệp mang tính trì trệ tuyệt đối, cần giảm dần quy mô, tỷ lệ đầu tư, chuyển nhân lực dư thừa vào công nghiệp và mở rộng quy mô, tốc độ của công nghiệp để tiếp tục duy trì tăng trưởng. Trong quá trình này, có thể thể thu hút nhân lực từ nông nghiệp mà không cần tăng đáng kể tiền lương để kích thích. Nhờ đó công nghiệp có tích lũy phụ thêm, khuyến khích tái đầu tư phát triển công nghiệp, góp phần làm cho lợi nhuận biên khu vực này tăng dần. Đây là cơ sở trong nghiên cứu của mô hình hai khu vực của Lewis. LA 1 LA 2 TPA 2 LA TPA2= f(K,T,LA2) TPM TP1=f(k1,l1) TP2=f(k2l2) TPA2=f(K,T,LA1 TPA 1 TP3=f(k3,l3) TPA 3 LA 3 L 3.2. Nội dung mô hình a - Bắt đầu từ khu vực nông nghiệp (khu vực truyền thống) Sơ đồ hàm sản xuất nông nghiệp cho thấy sản lượng phụ thuộc vào vốn, công nghệ, nhân lực. Với giả định vốn, kỹ thuật, công nghệ thay đổi không đáng kể, trong khi nhân lực sử dụng L có thay đổi. Sản lượng tăng dần tùy theo mức sử dụng nhân lực. Đến lúc nào đó sản tượng sẽ tăng chậm dần và không tăng nữa, dù có tăng nhân lực (ở mức LA3) . Điều này do giới hạn của đất đai và sức sản xuất của cây trồng quy định. b - Khu vực hiện đại (công nghiệp) Để mở rộng hoạt động, ngoài các yếu tố vốn, kỷ thuật,…khu vực công nghiệp phải thu hút thêm nhân lực từ nông nghiệp với mức tiền công cao hơn mức tiền công tối thiểu trong nông nghiệp mà họ hiện đang được hưởng. Theo tác giả, mức trả cao hơn khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu . Sơ đồ hàm sản xuất công nghiệp cho thấy, trong điều kiện dư thừa nhân lực trong nông nghiệp, khu vực công nghiệp có một khoảng thời gian và số lượng nhân lực mà ở đó khi thu nhận thêm nhân lực không phải tăng thêm mức tiền công. Ứng với mỗi mức kết hợp vốn và nhân lực sẽ có một đường biểu diễn sản lượng. Khu vực công nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất, cho đến khi nhân lực trở nên khan hiếm thì khu vực này phải tăng tiền lương lên một tỷ lệ nhất định. Đến một lúc nào đó, tính khan hiếm nhân lực chính trong nông nghiệp sẽ xuất hiện, giá cả nông phẩm tăng lên,quan hệ trao đổi có lợi cho nông nghiệp. Theo thời gian, quan hệ công nông nghiệp sẽ thích ứng, tính nhị nguyên giảm dần, cả hai khu vực đều phải đầu tư chiều sâu để duy trí tăng trưởng. IV. Mô hình hai khu vực của Harry T. Ôshima T.Ôshima là nhà kinh tế người Nhật, trong tác phẩm”Tăng trưởng kinh tế ở các nước châu Á gió mùa” đã đưa ra những quan điểm mới về phát triển và mối quan hệ công-nông nghiệp, dựa trên những khác biệt về tự nhiên, kinh tế, xã hội, thể chế,…của các nước này so với các nước Âu-Mỹ. Những khác biệt đó là: - Nền kinh tế nông nghiệp lấy cây lúa nước làm chính, có tính thời vụ cao. - Có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. - Tích lũy thấp và không ổn định. - Cơ sở hạ tầng yếu về số và chất lượng, thiếu tính hệ thống và liên kết các vùng. - Nhiều lề thói, tập tục lạc hậu đang chi phối và đè nặng lên các hoạt động kinh tế-xã hội… 1. Cách đặt vấn đề của Ôshima Trước khi đưa ra mô hình, tác giả phân tích có phê phán tính hiện thực của các mô hình đã có, đặc biệt là mô hình của A. Lewis và đưa ra các lập luận sau: - Dư thừa nhân lực trong nông nghiệp là một thực tế nhưng khu vực nông nghiệp lúa nước châu Á không phải lúc nào cũng xẩy ra, đặc biệt là thời vụ đỉnh cao. Do vậy nếu theo Lewis, việc chuyển nhanh nhân lực vào công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sản lượng, giá cả và bảo đảm tính thời vụ của nông nghiệp. - Trong khi đồng ý với trường phái tân cổ điển về việc phải đồng thời quan tâm đầu tư ngay từ đầu cho cả hai khu vực và đồng ý với Ricardo về một mô hình phát triển phải bắt đầu từ một nền nông nghiệp có hiệu quả hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu nông phẩm. Nhưng tác giả coi đây là mô hình dài hạn, bởi vì các nước đang phát triển đang bị ràng buộc bởi mặt bằng xuất phát thấp, thiếu hụt nhiều mặt, đặc biệt là về phương diện vốn, nhân lực trình độ cao, kỹ năng quản lý, khả năng hội nhập kinh tế quốc tế,… - Từ những vấn đề trên, tác giả đã phân tích, đưa ra mô hình về mối quan hệ hai khu vực trong sự quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp chiếm ưu thế có tính độc canh sang nền kinh tế công nghiệp. 2. Nội dung mô hình Với mục tiêu, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên, hướng tới một nền kinh tế phát triển, Oshima đưa ra hướng quan tâm đầu tư (đầu tư theo nghĩa rộng) theo các giai đoạn với những mục tiêu (và nội dung ) xác định nhằm tạo ra những điều kiện có tính chất là lực nội sinh để chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng tiến bộ. a - Giai đoạn bắt đầu quá trình tăng trưởng:Tạo việc làm (và thu nhập) thời kỳ nhàn rỗi, theo hướng tăng đầu tư phát triển nông nghiệp. Ở khu vực châu Á gió mùa, nông nghiệp có tính thời vụ cao, thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng khi sản xuất mang tính độc canh, quy mô nông trại nhỏ, phân tán, tư liệu sản xuất hiện có non yếu. Do vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là gia tăng việc làm và thu nhập của khu vực nông nghiệp, đặc biệt là thời kỳ nhàn rỗi. Giải pháp hợp lý để thực hiện mục tiêu này là: - Chấp nhận tình trạng dư thừa nhân lực để đáp ứng cầu nhân lực lúc thời vụ đỉnh cao, đa dạng hóa sản xuất để khai thác lợi thế tự nhiên, gia tăng việc làm, ổn định và tăng thu nhập. - Tăng đầu tư hỗ trợ của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và các cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, để dẫn dắt lôi kéo đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn. - Xây dựng và cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Việc phối hợp các biện pháp trên đây với hình thức, liều lượng và thời gian thích hợp sẽ tạo ra đáng kể “lực nội sinh” làm cho nông nghiệp tăng trưởng và đi vào ổn định mà không cần nhiều vốn và các yếu tố khác so với đầu tư ngay từ đầu vào công nghiệp. Ở giai đoạn này, việc tập trung đầu tư vào sản xuất lương thực có ý nghĩa quan trọng, nhằm khởi đầu cho tăng trưởng. Vì nó đáp ứng cầu hàng hóa thiết yếu, giảm nhập khẩu lương thực (để tăng nhập hàng đầu tư), tạo điều kiện gây sức ép đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Dấu hiệu phản ánh sự kết thúc giai đoạn này là chủng loại và sản lượng nông phẩm ngày càng nhiều trong khi chỉ số giá cả lại ổn định; cầu các yếu tố đầu vào của nông nghiệp tăng với quy mô và tốc độ cao; nhu cầu thực sự về chế biến nông phẩm trên quy mô lớn với kỹ thuật hiện đại đã xuất hiện. Điều này cũng có nghĩa là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn đã xuất hiện, nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại với quy mô, hình thức thích ứng đã ra đời. b - Giai đoạn hai: Hướng tới toàn dụng nhân lực thông qua đầu tư phát triển đồng thời nông nghiệp và công nghiệp Xuất phát từ mục tiêu trên, theo tác giả, tiêu điểm của giai đoạn này là tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ theo chiều rộng với giải pháp cụ thể là: - Tiếp tục đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, gắn với quy mô lớn. - Phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông phẩm, hàng tiêu dùng và các sản phẩm công nghiệp là đầu vào cho nông nghiệp ( phân bón, thuốc trừ sâu,…) với loại hình và cấp độ kỹ thuật thích ứng với sức cầu. - Thiết lập mối liên hệ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cùng các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng. - Xây dựng các hình thức nông trại, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh tổng hợp. Kết quả là sự phát triển nông nghiệp đã tạo thị trường cho công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy sự ra đời và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và liên kết kinh tế tiến bộ. Gắn liền với quá trình trên là sự di dân từ nông thôn vào thành thị, hình thành các loại đô thị, tạo quy mô tới hạn về các mặt để phát triển các dịch vụ kinh tế, văn hóa, xã hội. Quá trình này diễn ra liên tục trong nhiều năm. Dấu hiệu cơ bản cho thấy sự kết thúc giai đoạn này là: hình thành nhiều ngành công nghiệp dịch vụ, tỉ trọng sản lượng, nhân lực và dân cư nông nghiệp giảm xuống, tương ứng là sự tăng lên của tỷ trọng sản lượng công nghiệp, dịch vụ, nhân lực và dân cư thành thị; tốc độ tăng việc làm lớn hơn tốc độ tăng nhân lực, dung lượng thị trường nhân lực bị thu hẹp, tiền lương thực tế tăng lên. c - Giai đoạn ba: Sau khi có việc làm đầy đủ - phát triển kinh tế theo chiều sâu. Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển diễn ra qua nhiều bước với nội dung thích hợp ở mỗi bước. Kết quả giai đoạn 2 trong mô hình Oshima như đã nói ở trên cho thấy nền kinh tế đã thiết lập được các quan hệ cân đối căn bản, đi vào tăng trưởng ổn định, thị trường đã bắt đầu vận hành có hiệu quả. Nền kinh tế sẽ vận hành theo các phương hướng: - Chuyển hướng mục tiêu phát triển các ngành từ hướng nội là chính sang hướng nội có hiệu quả và hướng ngoại. - Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường. - Mở rộng quy mô và loại hình dịch vụ, coi trọng dịch vụ cao cấp, dịch vụ hướng vào nông nghiệp, nông thôn. Những thay đổi trên đây làm cho cơ cấu kinh tế chuyển nhanh sang sử dụng các lợi thế, phát triển linh hoạt, tình trạng thiếu nhân lực đã trở nên phổ biến. Để tiếp tục phát triển, giảm cầu về nhân lực, cùng với các giải pháp trên, phải chuyển hướng phương thức phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu trên toàn bộ nền kinh tế với nội dung cụ thể là: - Tăng trang bị kỹ thuật và áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ để tăng sản lượng, giảm tương đối và tuyệt đối cầu về nhân lực trong nông nghiệp để bổ sung nhân lực cho công nghiệp, dịch vụ. - Chuyển công nghiệp hướng nhanh sang xuất khẩu, đầu tư phát triển các ngành có dung lượng vốn cao. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế phải dựa trên động lực tích lũy và đầu tư đồng thời ở hai khu vưc, trong đó lấy nông nghiệp làm điểm xuất phát. Và như vậy, việc tăng trưởng kinh tế không dẫn đến phân hóa mạnh về xã hội và bất bình đẳng quá lớn trong phân phối thu nhập. So sánh hai lý thuyết về hai khu vực Các mặt so sánh Lý thuyết của Oshima Lý thuyết của A. Lewis 1 - Mục tiêu của lý thuyết 2 - Điểm xuất phát và điều kiện -Mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. 4 - Nguồn vốn đầu tư Về liệu pháp - Thúc đẩy tăng trưởng, tăng việc làm, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên - Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ - Bắt đầu từ nông nghiệp - Phải hỗ trợ từ chính phủ trong đầu tư cơ sở hạ tầng - Phải ổn định sản xuất lương thực - Coi trọng công tạo công việc làm ngay trong nông nghiệp - Vừa khuyến khích tăng trưởng vừa coi trọng công bằng. Coi trọng tăng trưởng bắt đầu từ nông nghiệp. - Coi trọng khơi nguồn từ nông nghiệp và các nguồn khác. - Chính phủ phải hỗ trợ đầu tư cho cơ sở hạ tầng để lôi kéo dẫn dắt đầu tư toàn xã hội - Coi trọng liệu pháp tuần tự, tạo ra các điều kiện có tính nối kết,tạo ra lực nội sinh - Thúc đẩy tăng trưởng, tăng việc làm, giảm dần và xóa bỏ tính nhị nguyên - Đạt cơ cấu kinh tế tiến bộ - Bắt đầu từ công nghiệp - Chính phủ ủng hộ chế độ tiền lương tăng chậm trong công nghiệp. - Tạo những điều kiện để di chuyển nhân lực thuận lợi từ nông thôn vào thành thị - Coi trọng tăng trưởng trước. Bắt đầu từ công nghiệp - Coi trọng tích lũy và tích lũy phụ thêm do chế độ tiền lương tăng chậm. - Khuyến khích đầu tư và tái đầu tư. - Coi trọng liệu pháp tăng tốc trong công nghiệp V. Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối 1. Lý thuyết phát triển cân đối 1.1. Cách đặt vấn đề Các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại cho rằng, trong nền kịnh tế thị trường hiện đại xuất hiện nhiều vấn đề mới, tác động mạnh đến việc hình thành và vận động các cân đối lớn ở tầm vĩ mô: - Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và khả năng nhận diện sự vận động của nền kinh tế thông qua các “tín hiệu thị trường” để ra các quyết định của các tác nhân ngày càng cao. Họ có những lựa chọn và hành động để đạt tới “sự mong đợi hợp lý”.Trong điều kiện đó, những mục tiêu của chính sách nhằm vào ngắn hạn nhiều khi rất khó đạt được . - Việc hình thành quy mô và tốc độ của một ngành và giữa các ngành phụ thuộc vào các mối liên hệ về phía trước và phía sau, đồng thời đòi hỏi phải có thời gian nhất định. Do vậy, các tín hiệu thị trường là một trong những căn cứ quan trọng để Chính phủ điều chỉnh các quan hệ đó theo mục tiêu của chiến lược phát triển. - Quy mô, loại hình cầu của mỗi loại hàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải thích ứng với thu nhập, tập quán tiêu dùng, thị hiếu của các tác nhân.Trong điều kiện sự phân hóa thu nhập giữa các ngành, các nhóm dân cư còn lớn thì thị trường phải là lực chính quy định cầu về các giỏ hàng hóa cụ thể. - Nguồn tài nguyên rất đa dạng, mỗi loại tài nguyên thường đáp ứng cầu với một cấp độ nhất định. Nếu kế hoạch và các chính sách phát triển các hàng hóa dịch vụ theo hướng cô đặc vào một số nhóm nhất định, theo đó sẽ có một số tài nguyên hoặc một bộ phận của nguồn tài nguyên nào đó sẽ thiếu hoặc không có điều kiện kết chuyển có hiệu quả vào các hàng hóa dịch vụ. - Quốc tế hóa và toàn cầu hóa làm cho dung lượng thị trường được mở rộng, cơ cấu cung cầu thay đổi linh hoạt, chu kỳ vận động của các lợi thế và bất lợi thế có xu hướng rút ngắn lại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng hình thành và vận động trên cơ sở cân bằng theo lợi thế. - Chức năng xử lý các vấn đề có tính chất hệ thống về kinh tế, xã hội trở thành chức năng chủ yếu, có tính chất trung tâm trong các chức năng quản lý của Chính phủ. 1.2. Nội dung lý thuyết Do những vấn đề mới trên đây, việc hình thành và vận động của cơ cấu ngành phải theo phương thức cân đối với nội dung: - Cần phải coi các lực thị trường là lực chính để điều tiết cơ cấu ngành . - Khuyến khích phát triển đa dạng (về sản phẩm và cấp độ kỹ thuật, chất lượng,…) - Không tạo nên sự cách biệt quá lớn (thông qua chính sách) về lợi thế tương quan giữa các ngành mà nên tạo bình đẳng về cơ hội để lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh. - Khi điều chỉnh tốc độ của một ngành cần tính đến các liên hệ về phía trước, phía sau về số lượng và cả thời gian để thị trường tạo lập các cân bằng mới (giảm bớt “cái chết bất ngờ” cho các tác nhân kinh tế). 2. Lý thuyết phát triển Không cân đối 2.1. Cách đặt vấn đề Trong số các nhà kinh tế thuộc trường phái hiện đại, A.Hirchman có cách nhìn khác hơn trường phái trên về những vấn đề của nền kinh tế và phương thức định hình, chuyển dịch cơ cấu ngành. Từ đó đưa ra lý thuyết phát triển “Không cân đối” Tác giả lý thuyết này, trong khi thừa nhận các đặt vấn đề của trường phái “phát triển cân đối” đã bổ sung thêm một số nội dung mới: - Yêu cầu tăng trưởng ngày càng cao, trong khi tính khan hiếm tài nguyên cũng tăng lên, thậm chí có những nguồn cạn kiệt nhanh theo thời gian. Nếu phát triển cân đối sẽ phân tán tài nguyên, đặc biệt là vốn đầu tư, nhân lực trình độ cao, tạo nên tăng trưởng nóng, kéo dài thời gian đạt quy mô kinh tế tối ưu của các ngành. - Vị trí của mỗi ngành (mỗi hàng hóa dịch vụ) là khác nhau trong việc đáp ứng các mục tiêu của từng thời kỳ và giai đoạn kinh tế. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra các hàng hóa, dịch vụ có tính chất điều kiện, tính tới hạn, có tính gây sức ép phát triển, hoặc kéo theo sự liên kết giữa các ngành, vùng và thời kỳ kinh tế. - Hợp tác quốc tế trở thành nhân tố tăng trưởng và phát triển có tính bắt buộc và sống còn, đòi hỏi có những “điều kiện chung” và phải tôn trọng “luật chơi chung”.Trong khi đó điểm xuất phát và hoàn cảnh kinh tế xã hội từng quốc gia lại khác nhau. Vì vậy cần phải đầu tư tập trung để tạo ra và hoàn thiện những điều kiện trên, làm cho đất nước đi ra nhanh với thế giới. - Xã hội hiện đại đặt ra những yêu cầu mới, thị trường với các cơ chế của nó không còn đủ sức điều tiết có hiệu quả các cân đối lớn ở tầm vĩ mô, đòi hỏi Chính phủ phải có những hiệu chỉnh cần thiết để chuyển dịch nhanh cấu trúc kinh tế, xã hội; hạn chế tác động bất lợi của thị trường,… - Có nhiều phương thức thực hiện cân bằng kinh tế. Chúng tác động lẫn nhau, lồng vào nhau cùng giải bài toán về các cân đối vĩ mô, ngoài phương thức giữ vai trò chính, có vị trí trung tâm là thông qua trao đổi trên thị trường, còn có các phương thức cân bằng theo lợi thế, cân bằng bên trong với cân bằng bên ngoài, cân bằng theo tương quan lực lượng. Do vậy chính phủ phải có những ưu tiên để phối hợp các phương thức, tối đa hóa những tích cực, tối thiểu hóa những tiêu cực của cân bằng kinh tế. -Do mặt bằng kinh tế chuyển dịch nhanh, kéo theo “mạng” các quan hệ kinh tế vận động và thoát nhanh ra khỏi các quan hệ và quan niệm truyền thống. Thời cơ, nguy cơ của phát triển xuất hiện nhanh và đòi hỏi tiếp nhận hoặc loại bỏ nhanh mới ổn định được quỹ đạo phát triển. Do vậy Chính phủ phải có những lựa chọn và ưu tiên trong quá trình định hình và chuyển dịch cơ cấu 2.2. Nội dung lí thuyết phát triển “không cân đối” Với những thừa nhận và phát triển các quan điểm trên đây, A.Hirchman đề nghị nên phát triển theo phương thức không cân đối với nội dung là: - Trên cơ sở phân tích vị trí thứ bậc của các sức cầu và xu hướng cầu cùng các lợi thế về sản xuất các hàng hóa, dịch vụ; tập trung đầu tư vào một số ngành có nhiều lợi thế nhất. - Phối hợp các công cụ và phương pháp quản để đẩy nhanh tốc độ các ngành ưu tiên đó. - Đầu tư tập trung và khuyến khích tăng trưởng các ngành có sức cầu lớn ở bên ngoài và có lợi thế ở trong nước - Chính phủ thông qua các biện pháp kinh tế và phi kinh tế, đầu tư và hỗ trợ đầu tư vào các khu vực giữ vai trò “cực phát triển” hoặc góp phần lấp “lỗ trống chậm phát triển”. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với các nước đang phát triển ở thời kỳ ổn định hóa, hoặc thời kỳ điều chỉnh lớn về cơ cấu. Cần chú ý rằng, vấn đề thuộc về khoa học, nghệ thuật của quản lý khi vận dụng lý thuyết này là ở chỗ chọn đúng cực phát triển hoặc lỗ trống chậm phát triển, xác định “thời gian sống” và hình thức đầu tư tạo ra chúng. Bởi vì trong trường hợp ngược lại, các luồng tài nguyên sẽ vận động lãng phí và quan trọng nhất là đất nước trễ hẹn, lỡ bước với thời gian. Về mặt phương pháp luận, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn (hay là căn cứ) để chọn ngành giữ vai trò cực phát triển: - Là ngành đang có sức cầu và xu hướng cầu lớn (ở bên trong và bên ngoài). - Là ngành có khả năng đáp ứng có hiệu quả các sức cầu cơ bản, có tính cấp thiết. - Là ngành có tác dụng gây sức ép hoặc kéo theo sự phát triển của nhiều ngành. - Là ngành có tác dụng liên kết, kích thích, lôi kéo đầu tư. - Là ngành có khả năng tạo nhanh và nhiều thu nhập và thu nhập cho ngân sách. CHƯƠNG BA: CÁC NHÂN TỐ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tăng trưởng và phát triển kinh tế do nhiều nhân tố quy định. Các nhân tố tác động lẫn nhau và lồng vào nhau. Do yêu cầu phát triển, giới hạn tự nhiên và đặc điểm của chúng mà vị trí, tác động của từng nhân tố đến tăng trưởng và phát triển sẽ khác nhau giữa các nước và các thời kỳ. Có nhiều cách phân chia các nhân tố trong nghiên cứu và quản lý. Trong đó cách phân chia có tính phổ biến là phân chia theo nội dung. Theo cách phân chia này, các nhân tố được phân thành ba nhóm cơ bản: Các nhân tố kinh tế, các nhân tố phi kinh tế, các nhân tố có tính hỗn hợp. - Các nhân tố kinh tế là những nhân tố biểu hiện bằng vật chất hoặc có thể chuyển hóa thành của cải vật chất (ví dụ tiền vốn …), tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải và có thể trực tiếp xác định được mức đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế. Các nhân tố kinh tế chủ yếu là: vốn, kỹ thuật – công nghệ, nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên,… - Các nhân tố phi kinh tế là những nhân tố không biểu hiện bằng vật thể, hoặc chỉ thông qua, lồng vào các nhân tố khác để phát huy tác dụng, hoặc là “dung môi”, “điều kiện” để cho các nhân tố kinh tế hoạt động và tăng hiệu quả. Người ta không thể trực tiếp xác định tác động và đóng góp của chúng trong quá trình hoạt động kinh tế. Các nhân tố phi kinh tế chủ yếu là: diễn biến của thời, các truyền thống tập quán, các thể chế của Chính phủ và các cộng đồng, các hình thái ý thức xã hội, môi trường văn hóa- xã hội,… - Các nhân tố có tính hỗn hợp là những nhân tố mà bản thân chúng có sự lồng ghép của cả nhân tố kinh tế và phi kinh tế.Chẳng hạn nhu cầu tiêu dùng cuối cùng, hợp tác kinh tế quốc tế,… Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu một số nhân tố chủ yếu mà không đi vào toàn bộ các nhân tố. I. Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế Nhu cầu tiêu dùng là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ (ứng với giá cả ,thu nhập và các điều kiện khác) mà một nền kinh tế đã và sẽ tái sản xuất đáp ứng cho tiêu dùng cá nhân, bù đắp và tích lũy tư liệu sản xuất, dự trữ tư liệu tiêu dùng và xuất khẩu. Y1 Y2 . . Y3 X1 X2 . . Xn  Ma trận X phản ánh cơ cấu ngành sản xuất. Ma trận Y phản ánh cơ cấu nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Nhu cầu tiêu dùng cuối cùng bao gồm sức cầu và xu hướng cầu. 1.1. Sức cầu: là toàn bộ các hàng hóa dịch vụ (ứng với giá cả, thu nhập và các điều kiện khác) mà nền kinh tế phải tái sản xuất (gồm sản xuất trong nước và nhập khẩu) để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định. Sức cầu (của từng hàng hóa và toàn bộ ) có thể được xác định qua thu nhập của dân cư, tích lũy của các doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ, đơn đặt hàng từ nước ngoài và nhiều khoản thu nhập khác. Sức cầu thường được nghiên cứu, quản lý trong ngắn hạn hoặc trung hạn nhằm ổn định hóa và liên tục hóa sự tăng trưởng và phát triển theo định hướng của chiến lược phát triển. Sức cầu thực tế có thể dao động so với sức cầu lý thuyết một đại lượng nào đó bởi biến động của giá cả, tác động của chính sách và nhiều nhân tố bất định khác. Sức cầu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của sản lượng và giá cả cân bằng. Tính ổn định kinh tế vĩ mô và cơ cấu kinh tế cũng có thể thay đổi ít nhiều tùy theo biên độ và thời gian của những thay đổi trên. Q1 Q0 Q2 p2 p0 p1 E2 E0 E1 AD2 AD1 ADo Hình: Thay đổi sức cầu với sản lượng và giá cả AS Hình trên cho thấy: khi sức cầu chuyển dịch về bên phải (từ AD0 sang AD2) kéo theo giá cả và sản lượng tăng lên từ p0 lên p2 ;Q0 lên Q2. Ngược lại khi sức cầu giảm, đường cầu chuyển dịch về phía trái, giá cả và sản lượng chuyển dịch theo hướng giảm xuống. 1.2. Xu hướng cầu: là sự thay đổi quy mô và tốc độ của sức cầu theo thời gian. Trong nghiên cứu và quản lý, người ta thường xem xét sự thay đổi của sức cầu theo các trung hạn và dài hạn nhằm thấy được những tiêu điểm mà mặt bằng kinh tế đã và phải đạt được để điều chỉnh bổ sung chiến lược phát triển. Xu hướng cầu và mức độ chuyển dịch của nó chịu tác động, lồng ghép của nhiều nhân tố: - Đặc trưng cơ cấu hiện tại. - Mức đạt được của các giá trị được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng thời kỳ kinh tế đó (thu nhập bình quân, mức sản xuất và tiêu dùng bình quân về các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_giang_hoc_phan_kinh_te_hoc_phat_trien_8335.doc
Tài liệu liên quan