a. Hạch toán chuyển quyền sở hữu tín phiếu KBNN:
Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu của NHNN, vào ngày thanh toán với TCTD trúng thầu, Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh NHNN được chỉ định làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tín phiếu Kho bạc của TCTD bán đã đăng ký, lưu giữ trước đây và ghi:
Xuất TK 999 - Các chứng từ có giá khác đang bảo quản (tiểu khoản đã mở khi TCTD đăng ký, lưu giữ tín phiếu KBNN)
Nếu mua tín phiếu Kho bạc loại ghi sổ (chỉ thực thiện tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh NHNN được chỉ định đã mở TK 953 cho TCTD bán tín phiếu Kho bạc mới được mua lại) đồng thời phải lập phiếu nhập, phiếu xuất ngoại bảng, hạch toán:
Xuất TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản TCTD bán lại tín phiếu KBNN, theo từng kỳ hạn)
Nhập TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản Sở giao dịch, Chi nhánh NHNN mua lại tín phiếu KBNN theo từng kỳ hạn)
b. Hạch toán thanh toán tiền mua tín phiếu KBNN với TCTD trúng thầu:
Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) lập chứng từ thanh toán cho TCTD bán tín phiếu KBNN và hạch toán:
Nợ TK 221 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
Có TK Tiền gửi của TCTD
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kế toán nghiệp vụ ngân hàng nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền)
hoặc: Có TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất)
hoặc: Có TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
1.5.1.2. Về kế toán nhập điều chuyển tại Vụ Kế toán - Tài chính:
Khi nhập kho số tiền điều chuyển đến:
- Đối với tiền chưa công bố lưu hành:
Xuất TK 909: Tiền chưa công bố lưu hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
Nhập TK 9011: Tiền chưa công bố lưu hành tại Kho tiền trung ương (tiểu khoản Kho tiền nhập)
- Đối với tiền đã công bố lưu hành:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
hoặc: Nợ TK 1012: Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
hoặc: Nợ TK 1013: Tiền đình chỉ lưu hành thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền nhập, tiết khoản theo vật liệu tiền).
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản Kho tiền nhập)
1.5.2. Kế toán điều chuyển tiền giữa Kho tiền trung ương với các chi nhánh, Sở Giao dịch
1.5.2.1. Tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương:
Trong trường hợp này, thủ tục chứng từ xuất điều chuyển tiền cũng thực hiện tương tự như khi xuất điều chuyển tiền giữa các Kho tiền trung ương (đã trình bày ở trên).
Về định khoản kế toán, Vụ Kế toán - Tài chính thực hiện:
- Trường hợp chi nhánh nhận tiền trực tiếp tại Kho tiền trung ương thì căn cứ vào chứng từ xuất, có chữ ký nhận đủ tiền của chi nhánh:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc Nợ TK 5211: Liên hàng đi năm nay
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
- Trường hợp Kho tiền trung ương ủy nhiệm cán bộ chuyển tiền đến Chi nhánh:
Nợ TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận)
Có TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (tiểu khoản Kho tiền xuất, tiết khoản theo vật liệu tiền).
Khi nhận được Giấy báo Có của Chi nhánh, kiểm tra thấy đúng thì ghi:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc: Nợ TK 5212: Liên hàng đến năm nay
Có TK 1019: Quỹ dự trữ phát hành đang vận chuyển (tiểu khoản chi nhánh nhận)
1.5.2.2. Kế toán tại chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước:
Căn cứ bộ chứng từ gửi kèm theo tiền điều chuyển, chi nhánh kiểm nhận, đối chiếu và nhập kho tiền theo đúng quy định và lập Biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho.
Thủ kho (thủ quỹ) căn cứ Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền để ghi sổ quỹ, thẻ kho và gửi 1 liên Biên bản giao nhận, Phiếu nhập kho tiền cho Kho tiền trung ương xuất điều chuyển làm chứng từ hồi báo.
Kế toán căn cứ lệnh điều chuyển, Phiếu nhập kho, Biên bản giao nhận tiền do chi nhánh lập để hạch toán:
+ Trường hợp Kho tiền trung ương cử cán bộ điều chuyển tiền đến thì ghi:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền).
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
hoặc: Có TK 5211: Liên hàng đi năm nay
+ Trường hợp chi nhánh trực tiếp nhận tiền từ Kho tiền trung ương về, ghi:
Nợ TK 1011: Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ dự trữ phát hành (chi tiết theo vật liệu tiền).
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
hoặc: Có TK 5212: Liên hàng đến năm nay
+ Trường hợp tiền nhập kho rồi nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ liên hàng thì ghi đối ứng tài khoản 1011 bút toán TK 4639 "Các khoản phải trả" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển). Khi nhận được Giấy báo Nợ liên hàng này thì ghi Nợ TK 4639 và Có TK 5112 (5212).
+ Trường hợp nhận được giấy báo Nợ liên hàng rồi, nhưng tiền đang trên đường điều chuyển thì dùng TK 3639 "Các khoản phải thu" (tiểu khoản tiền đang điều chuyển) để hạch toán đối ứng với bên Có TK 5112 (5212) và khi đã nhận được tiền thì hạch toán Có TK "Các khoản phải thu" đối ứng với TK 1011.
+ Trường hợp chi nhánh nhận được tiền chưa công bố lưu hành thì dùng tài khoản ngoại bảng số 9012 để phản ánh.
1.5.3. Kế toán tiền điều chuyển giữa các Chi nhánh và điều chuyển từ Chi nhánh về Kho tiền trung ương cũng được vận dụng tương tự như trên.
2. Kế toán nghiệp vụ đầu tư và tín dụng:
2.1. Kế toán tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
2.1.1. Tài khoản sử dụng:
Theo quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài hiện nay thì Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước là đơn vị được phân công quản lý đối tượng này với việc giao dịch mua bán ngoại tệ, can thiệp thị trường ngoại tệ, đầu tư dưới dạng tiền gửi, chuyển đổi ngoại tệ, mua bán chứng từ ngoại tệ, ủy thác đầu tư nước ngoài, bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngoại hối, sinh lời. Để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ trên, Sở giao dịch NHNN được mở các tài khoản sau tại các ngân hàng đại lý:
- Tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm gọi chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn;
- Tài khoản lưu giữ chứng khoán;
* Nội dung, mục đích sử dụng các tài khoản này là:
+ Để tiếp nhận hoặc chi phí trong thanh toán vãng lai;
+ Để giao dịch vốn;
+ Để đầu tư trực tiếp;
+ Để đầu tư vào các giấy tờ có giá;
+ Để vay, trả nợ nước ngoài;
+ Để cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.
Việc mở tài khoản ở nước nào, ngân hàng đại lý nào, cho mục đích gì đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế và phải đảm bảo an toàn tài sản tiền gửi thông qua sự lựa chọn ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế và phải được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn. Còn thủ tục mở tài khoản này thì tùy thuộc vào thông lệ quốc tế và sự ký kết thoả ước giữa ngân hàng nước ta và ngân hàng đại lý.
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sử dụng các tài khoản sau để ghi chép kế toán:
Tài khoản nội bảng
Tên tài khoản
Tính chất tài khoản
Cấp I
Cấp II
Cấp III
20
Tiền gửi, cho vay và thanh toán với Ngân hàng nước ngoài
Dư nợ, tiểu khoản mở theo đối tác
201
Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài
2011
Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
2012
Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
207
Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính quốc tế
Dư Nợ (hoặc dư Có) - mở theo đối tác
2071
Thanh toán với Ngân hàng ở nước ngoài và các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
2072
Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Dư Nợ - mở theo đối tác
* Kết cấu của các tài khoản tiền gửi ngoại tệ:
- Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN gửi ở nước ngoài
- Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN lấy ra
- Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ NHNN đang gửi tại nước ngoài
* Kết cấu tài khoản "Thanh toán với ngân hàng nước ngoài":
- Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ chi hộ NH nước ngoài; giá trị ngoại tệ NH nước ngoài thu hộ và thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải trả cho NH nước ngoài
- Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ thu hộ cho NH nước ngoài; số ngoại tệ NH nước ngoài chi hộ, thanh toán số chênh lệch ngoại tệ phải thu NH nước ngoài.
- Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ chi hộ nhiều hơn thu hộ NH nước ngoài
- Dư có: Phản ánh giá trị ngoại tệ thu hộ nhiều hơn chi hộ NH nước ngoài
* Kết cấu tài khoản "Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với tổ chức tín dụng ở nước ngoài":
- Bên Nợ: Ghi giá trị ngoại tệ NHNN nhờ TCTD ở nước ngoài trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển đổi ra ngoại tệ khác.
- Bên Có: Ghi giá trị ngoại tệ đã được TCTD ở nước ngoài trích tài khoản tiền gửi của NHNN chuyển đổi ra ngoại tệ khác.
- Dư nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ đang nhờ TCTD ở nước ngoài chuyển đổi ra ngoại tệ khác
2.1.2. Quy trình kế toán
2.1.2.1. Kế toán tiền gửi tại NH đại lý:
- Căn cứ vào giấy báo Có của ngân hàng đại lý ở nước ngoài gửi đến mà Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản thích hợp:
Nợ TK 2011: Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
hoặc: Nợ TK 2012: Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn
Có TK 2071: Thanh toán với ngân hàng ở nước ngoài và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
2.1.2.2. Kế toán đổi ngoại tệ này lấy ngoại tệ khác:
- Khi nhờ ngân hàng nước ngoài trích tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước để chuyển đổi ra ngoại tệ khác, Sở Giao dịch hạch toán:
Nợ TK 2072: Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với tổ chức tín dụng ở nước ngoài
Có TK 2011: Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn (tiểu khoản ngoại tệ đưa đi đổi)
- Khi nhận được giấy báo của ngân hàng nước ngoài đã thực hiện việc chuyển đổi ra ngoại tệ khác, Sở Giao dịch hạch toán:
Nợ TK 2011: Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn (tiểu khoản ngoại tệ nhận về)
Có TK 4811: Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Đồng thời thanh toán số ngoại tệ chi ra để chuyển đổi:
Nợ TK 4811: Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hòa ngoại tệ
Có TK 2072: Chuyển đổi ngoại tệ thanh toán với Tổ chức tín dụng ở nước ngoài
2.2. Kế toán đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài
2.2.1. Tài khoản sử dụng
Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy nhiệm việc mở tài khoản lưu giữ chứng khoán ở các ngân hàng đại lý sau:
- Ngân hàng Trung ương những nước có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ; các tổ chức tài chính quốc tế; Ngân hàng thanh toán quốc tế;
- Ngân hàng thương mại nước ngoài đạt các tiêu chuẩn đánh giá có tín nhiệm quốc tế;
- Công ty chứng khoán quốc tế có tín nhiệm thuộc các ngân hàng thương mại đạt các tiêu chuẩn trên.
Việc hạch toán đầu tư chứng khoán ở nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước hiện nay được thực hiện thông qua các tài khoản sau:
Tài khoản nội bảng
Tên tài khoản
Tính chất tài khoản
Cấp I
Cấp II
Cấp III
21
Đầu tư và các quyền đòi nợ nước ngoài
Dư Nợ
211
Đầu tư vào các chứng khoán của nước ngoài
Dư nợ (tài khoản chi tiết mở theo mệnh giá chứng khoán, nơi lưu ký và đối tác ...)
2111
Chứng khoán của các Chính phủ
2112
Chứng khoán của các NHTW
2113
Chứng khoán của các NHTM
2119
Chứng khoán của các tổ chức quốc tế khác
Kết cấu của các tài khoản này như sau:
- Bên Nợ: Ghi giá trị chứng khoán NHNN mua vào
- Bên Có: Ghi - Giá trị chứng khoán NHNN bán ra
- Giá trị chứng khoán được nước ngoài thanh toán tiền
- Dư nợ: Phản ánh giá trị chứng khoán NHNN đang quản lý
Ngoài ra, trong nghiệp vụ này NHNN còn dùng các tài khoản sau:
Tài khoản nội bảng
Tên tài khoản
Tính chất tài khoản và nơi sử dụng
Cấp I
Cấp II
Cấp III
48
Hoạt động ngoại hối
481
Quỹ dự trữ ngoại hối
Phản ánh Quỹ dự trữ ng/ tệ hình thành từ nguồn phát hành tiền
4811
Quỹ dự trữ ngoại hối
Dư có, Mở 1 tiểu khoản tại SGD NHNN
4812
Thanh toán, mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối
Dư nợ, mở 1 tiểu khoản tại Vụ Kế toán Tài chính
483
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
4831
Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng
Dư có, mở 1 tiểu khoản ở SGD hoặc Chi nhánh có trung tâm giao dịch ngoại tệ
4832
Thanh toán mua bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và tỷ giá vàng
Dư nợ, mở 1 tiểu khoản ở SGD hoặc Chi nhánh có trung tâm giao dịch ngoại tệ
- Kết cấu của tài khoản 4811 và tài khoản 4831:
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ mua vào cho mỗi Quỹ ngoại tệ tương ứng
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ bán ra cho mỗi Quỹ ngoại tệ tương ứng
Dư Có: Phản ánh giá trị ngoại tệ tồn quỹ cho mỗi Quỹ ngoại tệ tương ứng
- Kết cấu tài khoản 4812 và tài khoản 4832:
Bên Nợ ghi: - Tiền VN chi ra mua ngoại tệ cho cho mỗi Quỹ ngoại tệ tương ứng
- Kết chuyển số chênh lệch tăng giá trị ngoại tệ thuộc Quỹ tương ứng khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với TK 631 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái)
Bên Có ghi: - Tiền VN thu về do bán ngoại tệ (tính theo tỷ giá thực tế bán ra của Quỹ ngoại tệ tương ứng)
- Kết chuyển số chênh lệch giảm giá trị ngoại tệ thuộc Quỹ ngoại tệ tương ứng khi đánh giá lại theo tỷ giá ngày cuối tháng (đối ứng với TK 631 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái)
Số dư nợ: Phản ánh số tiền VN đang chi ra mua ngoại tệ thuộc Quỹ ngoại tệ tương ứng (đối ứng theo cặp với số dư TK 4811 - Mua bán ngoại tệ thuộc Quỹ điều hoà ngoại tệ và số dư TK 4831 - Mua bán ngoại tệ kinh doanh)
2.2.2. Quy trình kế toán
2.2.2.1. Kế toán khi đầu tư vào chứng khoán:
Khi nhận được lệnh của Thống đốc NHNN thông qua đơn vị được uỷ quyền là Vụ Quản lý ngoại hối, Sở Giao dịch NHNN hạch toán:
Nợ TK 211 - Đầu tư vào chứng khoán của nước ngoài (tiểu khoản thích hợp với loại chứng khoán mua được)
Có TK 2011 - Tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn
Số tiền hạch toán gồm giá mua chứng khoán + (cộng với) các chi phí mua (nếu có)
2.2.2.2. Kế toán thu lãi đầu tư:
Số dư các tài khoản tiền gửi và chứng khoán đầu tư của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài được hưởng lãi theo những phương thức nhất định. Có thể được phía ngân hàng nước ngoài nhập định kỳ số lãi tiền gửi, tiền đầu tư chứng khoán của Việt Nam vào bên Có của tài khoản tiền gửi của Việt Nam và báo Có cho phía Việt Nam; có thể thanh toán cho phía Việt Nam ngay khi phát hành chứng khoán dưới hình thức chiết khấu từ mệnh giá chứng khoán, có thể thanh toán một lần cùng lúc trả nợ gốc chứng khoán. Nhận được tiền lãi này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước ghi:
Bút toán 1: Phản ánh thu lãi bằng ngoại tệ:
Nợ TK 2011: Tiền gửi không kỳ hạn (hoặc TK thích hợp khác)
Có TK 4831: Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
Bút toán 2: Phản ánh thu lãi ngoại tệ bằng VND vào TK thu nhập: (lập thủ tục bán ngoại tệ này và hạch toán):
Nợ TK 4832: Thanh toán, mua bán ngoại hối thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng.
Có TK 7012: Thu lãi tiền gửi nước ngoài (hoặc 7022, 7032 - thu lãi cho vay, đầu tư chứng khoán nước ngoài)
2.3. Kế toán mua bán ngoại tệ ở trong nước
Theo quy định, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải căn cứ vào nhu cầu chi ngoại tệ của Chính phủ, kế hoạch mua ngoại tệ hàng quý, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu từng loại tiền và danh mục ngân hàng gửi tiền trong từng thời kỳ. Kế toán nghiệp vụ này ở Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thường được thực hiện trên cơ sở kết quả hoạt động từng phiên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, trong đó, Ngân hàng Nhà nước là người mua, người bán cuối cùng và thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
2.3.1. Kế toán mua ngoại tệ:
- Khi mua được ngoại tệ, Sở Giao dịch lập chứng từ hạch toán ngoại tệ đã mua:
Nợ TK Thích hợp (ví dụ TK 1211 "Ngoại tệ tại quỹ", TK 1221 "Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ")
Có TK 4811:Quỹ dự trữ ngoại hối
+ Lập chứng từ thanh toán tiền Việt Nam cho bên bán ngoại tệ và ghi:
Nợ TK 3639: Các khoản khác phải thu (ở nội bộ) (tiểu khoản thanh toán với Vụ Kế toán - Tài chính về tiền mua ngoại tệ)
Có TK Thích hợp (ví dụ TK 1021 "Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ" hoặc TK tiền gửi của bên bán ngoại tệ).
Cuối ngày, Sở Giao dịch phải chuyển số tiền VNĐ đã ứng chi mua ngoại tệ trong ngày về Vụ Kế toán - Tài chính bằng cách lập phiếu và ghi:
Nợ TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
Có TK 3639: Các khoản khác phải thu
Vụ Kế toán - Tài chính nhận điện chuyển tiền, sau khi kiểm soát thấy hợp lệ thì ghi:
Nợ TK 4812: Thanh toán, mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.
Có TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
2.3.2. Kế toán bán ngoại tệ:
Bút toán 1: Phản ánh thu VND
- Khi bán ngoại tệ xong, Sở Giao dịch lập chứng từ hạch toán số ngoại tệ đã bán:
Nợ TK thích hợp (ví dụ TK tiền gửi VNĐ của bên mua ngoại tệ, TK 1021 "Tiền VNĐ đủ tiêu chuẩn lưu thông thuộc Quỹ nghiệp vụ).
Có TK 4639 "Các khoản khác phải trả" (tiểu khoản thanh toán với Vụ Kế toán - Tài chính về tiền bán ngoại tệ)
Bút toán 2: Phản ánh xuất ngoại tệ ra
Nợ TK 4811 " Quỹ dự trữ ngoại hối".
Có TK Thích hợp (ví dụ TK 1211"Ngoại tệ tại quỹ", TK1221 "Chứng từ có giá trị ngoại tệ tại quỹ”).
Cuối ngày, Sở Giao dịch phải chuyển số tiền VNĐ thu bán ngoại tệ trong ngày về Vụ Kế toán - Tài chính bằng cách lập phiếu và ghi:
Nợ TK 4639: Các khoản khác phải trả
Có TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay
Vụ Kế toán - Tài chính nhận được điện chuyển tiền trên thì ghi:
Nợ TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay
Có TK 4812: Thanh toán,mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.
Trong nhiều trường hợp, việc mua bán ngoại tệ của Sở Giao dịch còn liên quan đến các tài khoản:
- TK 235 "Sử dụng ngoại hối theo lệnh Chính phủ”
- TK 239 "Thanh toán khác với Nhà nước”
- TK 4412 "Tiền gửi Kho bạc Nhà nước bằng ngoại tệ”
Trong trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Chi nhánh nào đó mua bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương thì ngoài các bút toán phản ánh quan hệ mua bán ngoại tệ, còn có các bút toán phản ánh quan hệ thanh toán lẫn nhau số tiền Việt Nam và ngoại tệ với Sở Giao dịch và Vụ Kế toán - Tài chính Ngân hàng Nhà nước.
2.3.3. Kế toán việc đánh giá lại ngoại tệ vào ngày cuối tháng:
Việc mua bán ngoại tệ thực hiện tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được hạch toán vào tài khoản mua bán ngoại tệ có quy ra tiền Việt Nam theo tỷ giá thực tế ở ngày mua bán. Vụ Kế toán - Tài chính thanh toán số tiền Việt Nam thực sự thu chi và ghi vào tài khoản thanh toán mua bán ngoại tệ. Vào ngày cuối tháng, Vụ Kế toán - Tài chính phải đối chiếu số dư Nợ tiền Việt Nam trên tài khoản 4812 "Thanh toán mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối" với số dư Có tài khoản 4811 "Quỹ dự trữ ngoại hối" (sau khi đã đánh giá lại theo tỷ giá mua thực tế ngày cuối tháng) để xác định số chênh lệch bằng VNĐ và lập chứng từ ghi:
(1) Nợ TK 6310: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 4812: Thanh toán, mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối (nếu số chênh lệch giảm)
(2) Nợ TK 4812: Thanh toán mua bán ngoại hối thuộc Quỹ dự trữ ngoại hối.
Có TK 6310: Chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu số chênh lệch tăng).
Số chênh lệch ngoại tệ thể hiện ở số dư tài khoản 6310 không hạch toán vào thu nhập hay chi phí mà để nguyên và kế toán Ngân hàng Nhà nước dùng số liệu này để ghi vào Báo cáo tài chính.
2.4. Kế toán nghiệp vụ thị trường mở
Thực chất của nghiệp vụ thị trường mở là việc bơm tiền TW vào lưu thông hoặc ngược lại thông qua việc NHNNTW mua hoặc bán giấy tờ có giá được quy định. Vì vậy việc kiểm tra và hạch toán ở đây cần lưu ý để loại trừ giấy tờ có giá và TCTD không đủ điều kiện tham gia, đồng thời việc ghi chép sổ sách phải theo đúng quy định về giá mua bán, tỷ lệ chiết khấu, mệnh giá của giấy tờ có giá - tức đối tượng mua bán. Các yếu tố đó phải đảm bảo thống nhất giữa Sở giao dịch, Chi nhánh NHNN được chỉ định với Vụ Kế toán Tài chính NHTW.
Căn cứ vào thông báo của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ra hoặc cần mua vào những loại giấy tờ có giá ngắn hạn nào, thời điểm mua bán, khối lượng hoặc lãi suất chỉ đạo cho đấu thầu... , các tổ chức tín dụng được phép tham gia thị trường mở thực hiện đăng ký mua (hoặc bán) giấy tờ có giá ngắn hạn.
Ngân hàng Nhà nước nhận giấy tờ có giá:
Căn cứ giấy nộp giấy tờ có giá ngắn hạn kèm theo các giấy tờ có giá loại chứng chỉ hoặc giấy xác nhận TCTD đã mua giấy tờ có giá loại ghi sổ do TCTD nộp vào, bộ phận đăng ký, lưu giữ giấy tờ có giá của NHNN làm thủ tục tiếp nhận và thanh toán:
Nhập TK 999: Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản (mở tiểu khoản theo loại giấy tờ có giá theo từng TCTD đăng ký).
Ngân hàng Nhà nước cho rút giấy tờ có giá:
Căn cứ vào giấy xin rút giấy tờ có giá của TCTD, bộ phận đăng ký, lưu giữ giấy tờ có giá của NHNN làm thủ tục rút giấy tờ có giá theo quy định và hạch toán:
Xuất TK 999: Các chứng từ có giá trị khác đang bảo quản (tiểu khoản theo loại giấy tờ có giá của TCTD xin rút)
2.4.1. Kế toán việc mua bán hẳn chứng khoán Chính phủ (Tín phiếu KBNN)
2.4.1.1. Ngân hàng Nhà nước mua hẳn tín phiếu KBNN của TCTD:
a. Hạch toán chuyển quyền sở hữu tín phiếu KBNN:
Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu của NHNN, vào ngày thanh toán với TCTD trúng thầu, Sở Giao dịch hoặc Chi nhánh NHNN được chỉ định làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tín phiếu Kho bạc của TCTD bán đã đăng ký, lưu giữ trước đây và ghi:
Xuất TK 999 - Các chứng từ có giá khác đang bảo quản (tiểu khoản đã mở khi TCTD đăng ký, lưu giữ tín phiếu KBNN)
Nếu mua tín phiếu Kho bạc loại ghi sổ (chỉ thực thiện tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh NHNN được chỉ định đã mở TK 953 cho TCTD bán tín phiếu Kho bạc mới được mua lại) đồng thời phải lập phiếu nhập, phiếu xuất ngoại bảng, hạch toán:
Xuất TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản TCTD bán lại tín phiếu KBNN, theo từng kỳ hạn)
Nhập TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản Sở giao dịch, Chi nhánh NHNN mua lại tín phiếu KBNN theo từng kỳ hạn)
b. Hạch toán thanh toán tiền mua tín phiếu KBNN với TCTD trúng thầu:
Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) lập chứng từ thanh toán cho TCTD bán tín phiếu KBNN và hạch toán:
Nợ TK 221 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
Có TK Tiền gửi của TCTD
Nếu mua tín phiếu Kho bạc loại chứng chỉ thì sau khi TCTD giao trực tiếp tín phiếu Kho bạc cho Sở Giao dịch (hoặc Chi nhánh NHNN được chỉ định), kế toán phải mở sổ chi tiết theo loại, mệnh giá, thời hạn... theo dõi chặt chẽ thời hạn để thanh toán khi tín phiếu Kho bạc đến hạn, các tờ chứng chỉ tín phiếu Kho bạc được bảo quản tại bộ phận quỹ.
c. Ngân hàng Nhà nước mua hẳn tín phiếu Kho bạc đã được mua bán lại:
Căn cứ vào chứng từ trả tiền mua tín phiếu Kho bạc do TCTD thanh toán, Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) hạch toán:
Nợ TK tiền gửi TCTD
Có TK 221 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
2.4.1.2. Ngân hàng Nhà nước bán tín phiếu KBNN cho TCTD:
a. Nếu NHNN bán tín phiếu Kho bạc loại chứng chỉ thì sau khi giao trực tiếp các tờ tín phiếu Kho bạc cho TCTD mua, phải ghi sổ theo dõi.
b. Trường hợp bán tín phiếu Kho bạc loại ghi sổ, thì phải lập phiếu nhập, xuất ngoại bảng để chuyển quyền sở hữu cho TCTD mua, hạch toán:
Xuất TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản thích hợp của đơn vị mình)
Nhập TK 953 - Chứng khoán Chính phủ đã phát hành (tiểu khoản thích hợp - TCTD mua)
2.4.1.3. Xử lý chênh lệch giá mua vào, bán ra do mua bán TPKB ở NHNN
a. Trường hợp giá mua lớn hơn giá bán thì hạch toán:
Nợ TK 8039 - Chi khác về nghiệp vụ thị trường mở
Có TK 2211 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
b. Trường hợp giá bán lớn hơn giá mua thì hạch toán:
Nợ TK 2211 - Mua bán chứng khoán Chính phủ
Có TK 719 - Thu khác về nghiệp vụ thị trường mở
2.4.2. Kế toán việc mua bán hẳn tín phiếu NHNN:
2.4.2.1. Hạch toán chuyển quyền sở hữu tín phiếu NHNN:
Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu của NHNN, vào ngày thanh toán với TCTD trúng thầu, Sở giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) làm thủ tục nhận quyền sở hữu tín phiếu NHNN của TCTD bán đã đăng ký, lưu giữ trước đây và ghi:
Xuất TK 999 - Các chứng từ có giá ngắn hạn khác đang bảo quản (tiểu khoản loại giấy tờ có giá đã mở khi TCTD đăng ký, lưu giữ tín phiếu)
2.4.2.2. Hạch toán thanh toán tiền mua tín phiếu NHNN với TCTD trúng thầu:
Căn cứ vào các tờ tín phiếu NHNN (hoặc "giấy xác nhận TCTD đã mua tín phiếu NHNN loại ghi sổ") của TCTD đang lưu giữ tại NHNN, kế toán Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) lập chứng từ trả tiền cho TCTD bán tín phiếu NHNN theo giá mua và hạch toán:
Nợ TK 222 - Mua bán tín phiếu NHNN
Có TK tiền gửi TCTD
Mở tài khoản chi tiết theo loại, mệnh giá, thời hạn... theo dõi chặt chẽ thời hạn để thanh toán khi tín phiếu NHNN đến hạn. Đồng thời mở sổ sách riêng theo dõi số lượng tín phiếu NHNN mua hẳn hiện đang bảo quản tại đơn vị. Các tờ tín phiếu NHNN, "giấy xác nhận TCTD đã mua tín phiếu NHNN loại ghi sổ", và "giấy xác nhận quyền sở hữu tín phiếu NHNN" được lưu vào tập Nhật ký chứng từ.
2.4.2.3. Ngân hàng Nhà nước bán hẳn tín phiếu NHNN cho TCTD:
a. Trường hợp bán tín phiếu NHNN phát hành lần đầu tiên:
Căn cứ thông báo kết quả trúng thầu của NHNN, vào ngày thanh toán với TCTD trúng thầu, Sở giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) xử lý như sau:
Dựa vào chứng từ trả tiền mua tín phiếu NHNN do TCTD thanh toán, kế toán làm thủ tục hạch toán số tiền bằng giá bán tín phiếu NHNN:
Nợ TK tiền gửi TCTD
Có TK 4639 - Các khoản khác phải trả (tiểu khoản "Tiền bán tín phiếu NHNN chưa nộp NHNNTW”)
Sau đó, tính và làm thủ tục trả lãi trước đối với số tín phiếu NHNN trên cho TCTD mua và hạch toán số lãi tính được:
Nợ TK 8021 - Trả lãi tín phiếu NHNN phát hành
Có TK 4639 - Các khoản khác phải trả (tiểu khoản trên)
Đối với tín phiếu NHNN loại chứng chỉ: Ghi xuất TK 922 - Tín phiếu NHNN (tiểu khoản người nhận tín phiếu NHNN để chuẩn bị bán - tiểu khoản trước đây đã ghi nhập). Ghi đầy đủ các yếu tố đã quy định trên tờ tín phiếu NHNN (kể cả phần cuống); kiểm tra giấy tờ của người đại diện TCTD đến nhận tín phiếu NHNN trước khi giao tín phiếu để giao đúng người được uỷ quyền; lưu giữ lại phần cuống của tờ tín phiếu NHNN nhằm theo dõi đối chiếu khi cần thiết.
Ghi vào sổ theo dõi các TCTD mua tín phiếu NHNN gồm các yếu tố: Xê ri, số, mệnh giá, TCTD mua tín phiếu lần đầu, họ tên người nhận tín phiếu, ký nhận...
Đối với tín phiếu NHNN loại ghi sổ: Lập 2 bản "Giấy xác nhận TCTD đã mua tín phiếu NHNN loại ghi sổ" gửi cho TCTD mua tín phiếu 1 liên để làm căn cứ thanh toán tín phiếu NHNN khi đến hạn hoặc khi các TCTD có nhu cầu bán lại chúng; còn 1 bản gửi NHNNTW (Vụ Kế toán Tài chính) để theo dõi.
- Kết thúc phiên đấu thầu tín phiếu NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở, Sở Giao dịch (hoặc chi nhánh NHNN được chỉ định) phải lập lệnh chuyển có (giấy báo có liên hàng đi) để chuyển giao toàn bộ số tiền bán tín phiếu NHNN (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_9_ke_toan_nghiep_vu_nhnn_225.doc