Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 10: Lưới rê và lưới rùng

Lưới rê tầng đáy

Đối tượng đánh bắt: các loài ở đáy hoặc gần đáy như cá hồng, cá song, cá sạo, cua, ghẹ

Kích thước mắt lưới: vd cá lượng, cá phèn 2a = 40-70mm, đánh bắt cá mú, cá hồng dùng 2a = 150-180mm

Chiều dài 1 vàng lưới rê đáy thường từ 3.000-12.000m, chiều cao từ 3-7m

Lưới rê cố định

Cấu tạo và đối tượng đánh bắt giống như lưới rê trôi.

Tùy đối tượng đánh bắt mà khi cần người ta có thể cố định vàng lưới bằng neo hoặc vật nặng dưới giềng chì để không cho vàng lưới di chuyển trong nước

Lưới rê 3 lớp

Lưới rê 3 lớp gồm 1 tấm có kích thước mắt lưới nhỏ ở giữa và 2 tấm có kích thước mắt lưới lớn ở hai bên.

Các tấm được liên kết lại với nhau thông qua hệ thống dây giềng

 

ppt15 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 10: Lưới rê và lưới rùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNGPhần 10. Lưới rê & lưới rùngLưới rêNguyên lý lưới rê: hoạt động theo phương pháp bị động lưới trôi theo dòng chảy hoặc được thả chắn ngang đường đi của cá và một số loài thủy sản khác khi gặp lưới chúng mắc phải mắt lưới hoặc quấn vào lưới Lưới rê có thể đánh bắt được ở nhiều tầng nước khác nhau, cả gần bờ và xa bờ. Đối tượng khai thác chính của nghề lưới rê là các loại cá, cua ghẹ, mực nang, một số loài tômTùy theo đối tượng khai thác mà cấu tạo và kích thước của lưới rê khác nhau Phân loại lưới rêPhân loại theo tầng nước hoạt động: lưới rê nổi, lưới rê đáy.Phân loại theo cấu tạo: lưới rê một lớp, lưới rê nhiều lớp, lưới rê nhiều tầngPhân loại theo nguyên lý đánh bắt: lưới rê cố định, lưới rê trôi, lưới rê tự động chìm nổi.Phân loại theo đối tượng đánh bắt:lưới rê thu ngừ, lưới rê trích, lưới rê chuồn, lưới rê tôm, lưới rê mực Cấu tạo lưới rêLưới rê gồm các tấm lưới hình chữ nhật được lắp ráp giềng phao, giềng chì, phao, chì tạo thành các cheo lưới, các cheo lưới ghép lại với nhau tạo thành vàng lưới rê. Áo lưới: là những tấm lưới hình chữ nhật, kích thước mắt lưới phù hợp với đối tượng đánh bắt. Dây giềng: giềng phao và giềng chì để định hình tấm lưới trong nước Lưới rê trôi tầng mặtĐối tượng đánh bắt là các loài cá nổi như cá thu, cá ngừ, cá trích, cá chuồnLưới rê được thả nổi hoặc trôi tự do trong quá trình hoạt động trong nước Lưới rê tầng đáyĐối tượng đánh bắt: các loài ở đáy hoặc gần đáy như cá hồng, cá song, cá sạo, cua, ghẹKích thước mắt lưới: vd cá lượng, cá phèn 2a = 40-70mm, đánh bắt cá mú, cá hồng dùng 2a = 150-180mm Chiều dài 1 vàng lưới rê đáy thường từ 3.000-12.000m, chiều cao từ 3-7m Lưới rê cố địnhCấu tạo và đối tượng đánh bắt giống như lưới rê trôi. Tùy đối tượng đánh bắt mà khi cần người ta có thể cố định vàng lưới bằng neo hoặc vật nặng dưới giềng chì để không cho vàng lưới di chuyển trong nước Lưới rê 3 lớpLưới rê 3 lớp gồm 1 tấm có kích thước mắt lưới nhỏ ở giữa và 2 tấm có kích thước mắt lưới lớn ở hai bên. Các tấm được liên kết lại với nhau thông qua hệ thống dây giềng Nghề lưới rêNghề lưới rê tuy có nhiều ưu điểm như khai thác chọn lọc, khai thác được ở vùng biển có đáy biển phức tạp, ít tiêu tốn năng lượng, đối tượng khai thác có đối tượng cao. Tuy nhiên, vào năm 1995, Liên hợp Quốc đã thông qua Công ước cấm hẳn nghề khai thác bằng lưới rê có kích thước lớn (vàng lưới có chiều dài lớn) trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều nước và vùng lãnh thổ có nghề lưới rê đại dương rất phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đã chuyển đổi các hạm đội tàu lưới rê sang nghề khác. EU mặc dù có nghề lưới rê phát triển và có đóng góp quan trọng cũng tuyên bố sẽ chấm dứt khai thác bằng nghề lưới rê vào năm 2006. Như vậy, nghề lưới rê thực tế là không có tương lai. Rồi đây các nước nhập khẩu nhiều như Mỹ, Nhật Bản, EU sẽ phải gắn chính sách nhập khẩu với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên hoang dã và sẽ đề cập đến Công ước về việc cấm lưới rê của Liên Hiệp Quốc. Vì vậy, khi đề cập đến khai thác hải sản bằng lưới rê, trong đó các đối tượng xuất khẩu như cá ngừ, mực, tôm cần phải lưu ý đến vấn đề này Lưới rùngLưới rùng là ngư cụ khai thác thuỷ sản theo phương pháp lọc nước lấy cá. Ngư trường khai thác chính của lưới rùng chủ yếu ở vùng ven bờ biển, sông, hồ, đầmLưới có cấu tạo dạng tường lưới, chiều cao tường lưới phải lớn hơn độ sâu nước, sao cho giềng chì luôn sát đáy và giềng phao luôn nổi trên mặt nước. Lưới bao vây một vùng nước và kéo lưới lên bờ hoặc lên thuyền để thu cá Phân loại lưới rùngDựa vào cấu tạo: Lưới rùng có túiLưới rùng không có túi Dựa vào hình dáng: Lưới rùng đối xứngLưới rùng không đối xứng            Dựa vào khu vực hoạt động: Lưới rùng hồ, aoLưới rùng sôngLưới rùng biển Cấu tạo lưới rùngLưới rùng gồm 3 bộ phận chính: cánh lưới, thân lưới và túi lưới. Ngoài ra, còn có bộ phận phụ như hệ thống dây kéo, que ngáng, cọc ngắn, lưới chắn Cánh lưới có tác dụng bao vây hướng đàn cá vào phần thân và túi lưới. Kích thước mắt lưới (a) bằng hoặc nhỏ hơn kích thước mắt lưới rê khai thác cùng đối tượng.Thân lưới có tác dụng bao vây, hướng cá vào túi lưới. Chiều dài thân lưới bé hơn nhiều so với chiều dài cánh lưới. Kích thước mắt lưới bằng 0,7-0,9 kích thước mắt lưới rê đánh bắt cùng đối tượng. Lưới rùng đối xứng có túiKỹ thuật khai thác lưới rùngChuẩn bị và kiểm tra lại ngư cụ Thả lưới: Khi tàu đến ngư trường, thả lưới theo thứ tự: cánh lưới 1 -> thân lưới 1 -> túi lưới -> thân lưới 2 -> cánh lưới 2, sau đó thả tiếp các dây đầu lưới cho tới bờ Quá trình thả lưới phải đảm bảo các yêu cầu là thả lưới nhanh để bao vây đàn cá Thu lưới: gồm hai giai đoạn: thu dây kéo đầu cánh và thu lưới, lưới thu từ 2 đầu cánh dồn cá vào thân và túi lưới Thu cá: tiến hành thu cá trong túi lướiNghề lưới rùng có thể hoạt động quanh năm. Nhưng do đánh bắt ven bờ nên thường gây tác hại cho cá con và các nguồn lợi khác. Tài liệu tham khảoChính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010.Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 ppFriman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp.Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC.Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang.Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt NamHà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_khai_thac_thuy_san_dai_cuong_phan_10_luoi_re_va_lu.ppt
Tài liệu liên quan